VĂn phòng quốc hộI



tải về 1.07 Mb.
trang4/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

3.4. Những mặt còn hạn chế


Ra đời trong bối cảnh lịch sử khác nhau, ngoài những mặt tích cực, các tổ chức liên nghị viện cũng còn những hạn chế nhất định. Từ buổi đầu được thành lập, IPU với nòng cốt là các nghị sĩ - chính khách phương Tây theo mô hình dân chủ đại nghị, suốt một thời gian dài các nghị viện thành viên phương Tây và thân phương Tây gây ảnh hưởng không nhỏ tới IPU. Các vấn đề dân chủ, nhân quyền áp đặt theo mô hình phương Tây không được các nước thuộc thế giới thứ ba và các nước XHCN hoan nghênh. Tuy nhiên, sau này với sự lớn mạnh của các nước đang phát triển và xu thế cánh tả ngay trong các nước phương Tây ngày càng được củng cố thêm thì những vấn đề trên được xử lý hài hòa hơn.

AIPO ra đời trong bối cảnh chiến tranh lạnh với sự tồn tại của hai khối XHCN và TBCN. Từ mục tiêu ban đầu là tập hợp lực lượng của các nước ASEAN đối đầu với khối các nước XHCN, sau này AIPO đã chuyển hoá nhiều và thực sự trở thành một cơ chế đối thoại rộng mở với tinh thần hòa giải, hòa hợp, một tổ chức với phương thức hoạt động có phần uyển chuyển hơn với sự tham gia của các thể chế chính trị đa dạng hơn.

Cũng tương tự như vậy đối với APF: ban đầu chủ yếu là liên minh của các nghị sĩ Cộng đồng Pháp ngữ, sau đó mục tiêu và diện hợp tác được mở rộng, đa dạng hơn nhằm thúc đẩy mạnh hơn quá trình hợp tác vì sự phát triển vững bền.

Một điều đáng lưu ý nữa là có tổ chức liên nghị viện lại bao gồm các nghị viện thành viên khác nhau với vị trí vai trò tại quốc gia mình cũng khác nhau nên bản thân các tổ chức này không thể đáp ứng được mọi yêu cầu của các tổ chức thành viên, mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Mặt khác, các tổ chức liên nghị viện cũng có những hoạt động còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Có ý kiến cho rằng đã tới lúc phải xem lại số lượng các văn kiện, nghị quyết của các tổ chức này và giám sát thực thi các nghị quyết như thế nào cho hiệu quả ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế.

IV. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN


Như đã nêu trên, các tổ chức liên nghị viện chỉ là cơ chế hợp tác, tư vấn, nhưng có vị trí quan trọng, không thể thiếu trong nền chính trị đương đại. Bởi vì các tổ chức này tập hợp đại diện của nhân dân của nhiều quốc gia, dân tộc, của nhiều xu hướng chính trị, mà phần lớn họ lại là những nhân vật quan trọng (VIP) ở các quốc gia, tham gia trực tiếp đến việc hoạch định chính sách, lập pháp ở các nước, phê chuẩn và giám sát việc thực thi các điều ước quốc tế. Tiếng nói của họ không chỉ phản ánh ý kiến của cử tri mà còn có tính định hướng về chính sách, tác động trực tiếp đến Chính phủ ở quốc gia của họ mà còn có ảnh hưởng đến hành xử của Liên hợp quốc và các tổ chức liên Chính phủ. Có thể nói, tổ chức liên nghị viện là cầu nối giữa nhân dân và Chính phủ các nước trên thế giới.

Vì vậy, ngày nay bên cạnh phần lớn các tổ chức liên Chính phủ quan trọng như Liên minh châu Âu (EU), ASEAN, Liên minh Tây Âu (WEU)... đều hình thành các tổ chức liên nghị viện tương ứng như Nghị viện châu Âu (EP), AIPO, Liên minh Nghị viện Tây Âu (PAWEU)... hỗ trợ và giám sát hoạt động của các tổ chức liên chính phủ.

Với tinh thần đó, một số tổ chức liên nghị viện và tổ chức liên chính phủ đã thiết lập cơ chế hợp tác. Năm 1996, Liên hợp quốc và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) đã ký văn kiện hợp tác. Cuộc họp thượng đỉnh nghị viện toàn cầu tháng 9/2000 tại Trụ sở Liên hợp quốc với bản tuyên bố “Tầm nhìn nghị viện về hợp tác quốc tế trước thềm Thiên niên kỷ thứ ba” đánh dấu vị thế quan trọng của Liên minh Nghị viện thế giới nói riêng và các cơ chế hợp tác liên nghị viện nói chung.

Thông qua tuyên bố này các nhà lập pháp các nước gửi một thông điệp cho toàn thế giới, cam kết tăng cường các hoạt động lập pháp, hợp tác chặt chẽ hơn với Liên hợp quốc để Liên hợp quốc ngày càng mạnh hơn, các quốc gia thành viên sẽ đóng góp to lớn hơn cho sự nghiệp hoà bình, hợp tác toàn cầu vì sự phát triển vững bền, đồng thời thể hiện được tinh thần dân chủ hơn, có tiếng nói của nhân dân trong việc giải quyết những vấn đề trọng đại của toàn nhân loại. Một khuôn khổ hợp tác mới đã hình thành và đang được tăng cường mạnh mẽ là hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh nghị viện thế giới. Ý tưởng về sự phối hợp hoạt động giữa hai tổ chức liên chính phủ và liên nghị viện lớn nhất hành tinh đã xuất hiện những năm gần đây.

Liên hiệp quốc là cơ chế Liên chính phủ toàn cầu đang được cải tổ và dân chủ hóa để tổ chức này hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Trong bối cảnh đó, IPU cũng phải xem xét lại chính mình để nâng lên một tầm mới, đủ sức bao quát các vấn đề lớn mà cả nhân loại quan tâm. Một xu thế mới đã xuất hiện và cho rằng ở từng quốc gia thì nghị viện là cơ quan quyết định ngân sách, cơ quan giám sát hoạt động của chính phủ và vì thế ở bình diện quốc tế IPU phải đóng vai trò tích cực hơn và có ảnh hưởng lớn hơn đối với Liên hợp quốc. Thực tế những năm gần đây đã có nhiều hoạt động phối hợp tương đối chặt chẽ giữa Liên hợp quốc và IPU, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế xã hội, các vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Có thể nói là quan hệ giữa Liên hợp quốc và Liên minh nghị viện thế giới có bước ngoặt lớn trong nỗ lực tăng cường hơn nữa tiếng nói của nhân dân. Nhân dân sẽ biểu thị sự ủng hộ của mình đối với Liên hợp quốc thông qua những người đại diện do mình bầu ra, xác định những phương thức giúp cho các nghị quyết và kiến nghị của Liên hiệp quốc trở nên có hiệu lực trong mọi cấp độ của chính sách quốc gia nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, kiến nghị này.

Liên minh nghị viện thế giới có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện, tăng cường và khuyến khích nền ngoại giao nghị viện. Ngoại giao nghị viện là một thực tế sống động trong những năm cuối của thế kỷ 20, hoàn toàn thích hợp với định nghĩa và chức năng chính của nghị viện là xây dựng pháp luật, giám sát cơ quan hành pháp và cổ vũ những tiến bộ xã hội. Chính sách đối ngoại sẽ không thể hiện được đầy đủ những thực tế chính trị, kinh tế, xã hội của một quốc gia nếu như bản thân chính sách đó loại bỏ sự đóng góp của những người đại diện được nhân dân bầu ra tại đất nước đó. Sự đóng góp của các nghị sĩ mang tính chất đặc biệt và tính tiên phong, nó không thay thế chính phủ mà đúng hơn là bổ sung và tăng cường chính sách đối ngoại do chính phủ thực hiện.

Ông Kofi Annan, Tổng thư ký Liên hợp quốc tại phiên họp đặc biệt thảo luận về sự hợp tác giữa Liên hợp quốc và IPU đã nói: “Quan hệ giữa Liên minh Nghị viện thế giới và Đại hội đồng Liên hợp quốc là một con đường lý tưởng để nối kết các nghị viện quốc gia với Liên hợp quốc và hơn thế nữa gắn phạm vi hoạt động của nghị viện với công việc của Liên hợp quốc”.

Ông cũng khẳng định ý nghĩa hết sức quan trọng của các nghị sĩ quốc hội với vai trò giúp đỡ Liên hợp quốc trước những thách thức hiện nay “Các vị là chiếc cầu thể chế giữa Nhà nước với xã hội dân sự. Các vị là sợi dây nối giữa từng khu vực và toàn cầu. Các vị là những đối tác cần thiết để xây dựng hoà bình ngay trong ý thức hệ bao la của thế giới”.

Nhiệm vụ thì nặng nề, mong muốn lại nhiều, tuy vậy về nhiều mặt, các tổ chức liên nghị viện còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với sự mong đợi của cộng đồng quốc tế. Điều đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: cơ chế tổ chức còn nhiều vấn đề bất cập, bộ phận chuyên trách còn ít, thiếu kinh nghiệm, ngân sách hạn hẹp, sự quảng bá các nghị quyết, thông tin còn yếu. Đã có thời gian dài, nguyên nhân chủ yếu là sự thao túng của các nước lớn và sự thao túng của các tổ chức liên chính phủ nhằm chia rẽ, giảm uy tín và hạn chế ảnh hưởng và quyền hạn của các tổ chức liên nghị viện.

Quá trình phát huy những ưu thế và khắc phục những vấn đề bất cập của các tổ chức liên nghị viện cũng gắn liền với quá trình đấu tranh đòi dân chủ hoá, cải cách Liên hợp quốc cùng với nhiều tổ chức liên chính phủ. Đó là vấn đề được bàn luận nhiều trong chương trình nghị sự IPU và nhiều tổ chức liên nghị viện và liên chính phủ.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương