VĂn phòng quốc hộI


V. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN VÀ VỀ NỀN NGOẠI GIAO NGHỊ VIỆN



tải về 1.07 Mb.
trang5/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

V. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN VÀ VỀ NỀN NGOẠI GIAO NGHỊ VIỆN


Ngay khi mới ra đời, nghị viện và các nghị sĩ đã có nhu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác. Chính vì thế mà ý tưởng thiết lập một cơ chế liên nghị viện - diễn đàn quốc tế chính thức của các vị đại diện cho dân xuất hiện rất sớm và được các nhà lập pháp của Anh, Pháp và một số chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình nhiệt thành thúc đẩy với sự ủng hộ rộng rãi của đông đảo các nghị sĩ các nước khác. Trong bối cảnh đó, Liên minh nghị viện thế giới đã được thành lập rất sớm (vào năm 1889). Cơ chế ngoại giao đa phương này đã góp phần đặt nền móng cho việc thành lập Hội Quốc liên (năm 1920) và sau đó Liên hợp quốc (năm 1945). Như vậy là Liên minh nghị viện thế giới đã được thành lập trước Liên hợp quốc hơn nửa thế kỷ.

Hoạt động đối ngoại của nghị viện các nước được mở ra rất sớm nhưng ngoại giao nghị viện mới thực sự phát huy và có hiệu quả từ những thập kỷ gần đây. Ban đầu hoạt động ngoại giao nghị viện được thực hiện chủ yếu trên quan hệ song phương.

Ngoại giao nghị viện được triển khai những phương thức và nội dung rất phong phú, đa dạng, đáp ứng đòi hỏi và trách nhiệm của các vị nghị sĩ Quốc hội - đại biểu của dân và do dân trực tiếp bầu ra. Chính vì lẽ đó mà nghị viện không trực tiếp ký kết các hiệp định, công ước quốc tế đa phương cũng như song phương, nhưng nghị viện là cơ quan quyền lực nhà nước, là cơ quan quyết định về ngân sách quốc gia, nên ngoại giao nghị viện có vai trò rất quan trọng đối với việc ký kết các hiệp định, công ước. Các văn kiện này sẽ chỉ có giá trị sau khi được phê chuẩn - mà việc này phần lớn là do nghị viện thực hiện.

Hoạt động ngoại giao nghị viện được tiến hành khá mạnh mẽ cả bề rộng cũng như chiều sâu. Tại các diễn đàn của liên minh nghị viện thế giới, các nghị sĩ - đại biểu từ khắp các châu lục thông qua đối thoại, tiếp xúc trực tiếp cùng phấn đấu cho hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, vì sự lớn mạnh của các cơ quan lập pháp - cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan đại diện cao nhất cho nhân dân ở mỗi quốc gia.

Tình hình chính trị, kinh tế xã hội trên thế giới là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với diễn đàn liên nghị viện. Nội dung của hoạt động ngoại giao nghị viện bao trùm mọi vấn đề có tính chất toàn cầu cũng như khu vực. Qua đó các nghị sĩ bày tỏ quan điểm chung, kêu gọi nghị viện, chính phủ và dư luận toàn thế giới cùng phối hợp hành động vì lý tưởng chung của IPU. Chính diễn đàn IPU đã góp phần trực tiếp vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế hợp tác liên nghị viện, liên chính phủ và đặc biệt là các cơ quan, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc. Thông qua hoạt động của các diễn đàn liên nghị viện mà các tổ chức phi chính phủ cũng có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận và đóng góp ý kiến vào việc giải quyết những vấn đề liên quan tới cộng đồng và xã hội.

Những thành quả của hoạt động ngoại giao nghị viện có tính chất toàn cầu mà Liên minh nghị viện thế giới là cơ chế chủ yếu thực hiện đã tác động tới việc thiết lập hàng loạt các cơ chế hợp tác liên nghị viện khu vực như: Nghị viện châu Âu (EP), Nghị viện của Liên minh Tây Âu (WEU), Liên minh Nghị viện các nước vùng Bantích (BA), Liên minh nghị viện khối liên hiệp Anh (CPA), Liên minh nghị viện các nước châu Phi (UAP), Liên minh nghị viện các nước Ả-rập (AIPU), Liên minh nghị viện các nước Mỹ Latinh (LAP), Liên minh nghị viện Trung Mỹ (AP), Liên minh nghị viện cộng đồng Pháp ngữ (APF), Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPO), Liên minh nghị sỹ châu Á - Thái Bình Dương (APPU), Diễn đàn nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF). Ngoài ra còn có các diễn đàn liên nghị viện chuyên ngành như Hiệp hội các nghị sĩ thầy thuốc quốc tế (IMPO), Diễn đàn nghị sĩ châu Á về dân số và phát triển (AFPPD), Diễn đàn Nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương về môi trường và phát triển (APPCED).

Ngoại giao nghị viện được phát triển khá mạnh mẽ song song với ngoại giao Nhà nước. Quan hệ ngoại giao song phương giữa nghị viện các nước đã được tiến hành từ khi các nghị viện quốc gia được thiết lập. Cho tới nay các quan hệ song phương này không ngừng được củng cố và phát triển mạnh mẽ. Nhiều trường hợp ngoại giao nghị viện đi tiên phong đặt nền móng cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhà nước với Nhà nước. Trước khi CHXHCN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã diễn ra nhiều cuộc tiếp xúc tay đôi, các chuyến viếng thăm, đối thoại trực tiếp giữa các vị đại biểu Quốc hội Việt Nam với các nghị sĩ Hoa Kỳ. Các nghị sĩ Quốc hội Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch đã đi đầu trong việc tăng cường viện trợ phát triển chính thức (ODA) và quan hệ kinh tế thương mại khác với Việt Nam. Thông qua đối thoại trực tiếp với Quốc hội Việt Nam, Nghị viện châu Âu đã góp phần thúc đẩy sớm việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định khung về kinh tế, thương mại giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.

Trong khuôn khổ các Hội nghị của Liên minh nghị viện thế giới, liên minh nghị viện khu vực hoặc các diễn đàn nghị viện khác, ngoại giao nghị viện song phương và đa phương được triển khai sôi động. Mọi cuộc gặp gỡ đối thoại tay đôi giữa các nghị viện của trên 140 quốc gia thành viên với nhau và giữa các nghị viện quốc gia với 23 tổ chức liên nghị viện được tiến hành khá nhộn nhịp. Chính các diễn đàn này đã tạo cơ hội cho các chính trị gia, các nhà lập pháp, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực từ các quốc gia khác nhau thiết lập các quan hệ hữu nghị, tăng cường hiểu biết lẫn nhau vì lợi ích của dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập ngày càng được tăng cường. Tại nơi đây đại diện của nhân dân Palestine và các nước Ả-rập có thể trực tiếp gặp gỡ đối thoại với các đại diện các chính đảng khác nhau của Israel để cùng bàn bạc một cách xây dựng, đấu tranh cho quyền tự quyết dân tộc của nhân dân Palestine, tìm giải pháp cho cuộc xung đột tại Trung Đông; các nghị sĩ Quốc hội Nam Tư có thể trao đổi thẳng với các nghị sĩ thuộc Liên minh châu Âu về cuộc xung đột tại bán đảo Ban - Căng; các nghị sĩ Irắc có thể gặp gỡ với nghị sĩ thuộc mọi châu lục trên thế giới và đại diện Liên hợp quốc để thảo luận về vấn đề của I-rắc.

Ngoại giao phòng ngừa giờ đây là một hướng hoạt động được hết sức quan tâm. Thông qua các biện pháp ngoại giao nghị viện cần thiết, nghị sĩ quốc hội các nước đã kịp thời tìm cách xử lý, góp phần ngăn chặn những nguy cơ xung đột ở nhiều cấp độ khác nhau thuộc nhiều địa bàn khác nhau trên thế giới.

Ngoại giao nghị viện ảnh hưởng trực tiếp và rộng rãi tới mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là vấn đề giới. Vai trò của phụ nữ ngày càng được đề cao trong đời sống chính trị xã hội - đó cũng là một xu thế không thể đảo ngược của thời đại. Theo thống kê của Liên minh nghị viện thế giới, cho tới năm 2002 có 135/144 quốc gia thành viên có phụ nữ đại diện tại nghị viện; khu vực Bắc Âu có tỷ lệ khoảng 40% số nghị sĩ là nữ. Với cơ chế nghị viện, một nửa nhân loại đã phản ánh được trực tiếp tiếng nói và nguyện vọng của mình thông qua người đại diện của chính giới mình - các nữ nghị sĩ. Các nữ nghị sĩ là những người phấn đấu không mệt mỏi nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử bất bình đẳng nam nữ để vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao, đúng yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển xã hội (cho tới năm 2002 còn 9 Nghị viện quốc gia thành viên IPU không có nữ nghị sĩ).

Một điều đáng lưu ý là trong hoạt động ngoại giao nghị viện, ý chí và nguyện vọng của nhân dân được phản ánh trực tiếp qua đại biểu của mình không qua bất kỳ một cơ chế trung gian nào. Theo quy định tại các diễn đàn liên nghị viện thì chỉ có các nghị sĩ quốc hội mới được quyền phát biểu. Đó cũng là một yêu cầu đòi hỏi các vị nghị sĩ phải có trách nhiệm đối với nhân dân mình, chủ động và trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết mọi vấn đề. Như vậy, với sự đóng góp trực tiếp bởi các vị đại biểu của chính mình thì ý chí và nguyện vọng của nhân dân sẽ được phản ánh đúng đắn, kịp thời hơn.

Đặc điểm nổi bật của ngoại giao nghị viện là sự hợp tác và phối hợp giữa Liên minh nghị viện thế giới với Liên hợp quốc, tạo cơ sở cho sự phối hợp gắn bó giữa ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nghị viện.

Ý tưởng về sự phối hợp giữa Liên minh Nghị viện thế giới với Liên hợp quốc được các vị lãnh đạo Liên minh Nghị viện Thế giới đưa ra vào những năm 90 của thế kỷ XX, xuất phát từ nhu cầu của quá trình toàn cầu hóa với xu thế tham gia ngày càng tích cực hơn của các quốc gia độc lập trong quá trình giải quyết những vấn đề chung của nhân loại. Ban đầu, các vị đại diện cho Liên minh nghị viện thế giới đã tiến hành một số cuộc gặp gỡ với Tổng thư ký và đại diện Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Hai bên đã nhất trí về sự cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa hai cơ chế liên quốc gia và liên nghị viện lớn nhất toàn cầu trong việc giải quyết những vấn đề của thời đại. Với tinh thần đó, cuộc họp lịch sử giữa các vị lãnh đạo Quốc hội các nước trên thế giới và đại diện Liên hợp quốc đã được tiến hành từ 30/8 - 01/9/2000 tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ. Hội nghị đã thông qua tuyên bố của những người đứng đầu cơ quan lập pháp các quốc gia với nhan đề “Tầm nhìn nghị viện về hợp tác quốc tế trước thềm thiên niên kỷ thứ ba”.

Qua tuyên bố lịch sử này các vị nghị sĩ các nước đã gửi một thông điệp cho toàn thế giới, cam kết tăng cường các hoạt động lập pháp, hợp tác chặt chẽ hơn với Liên hợp quốc để Liên hợp quốc ngày càng mạnh hơn. Như vậy một khuôn khổ hợp tác mới đã hình thành và đang được tăng cường mạnh mẽ. Đó là sự hợp tác giữa Liên hợp quốc (cơ chế liên chính phủ) với Liên minh nghị viện thế giới (cơ chế liên nghị viện). Chúng ta có thể dự báo trước những hoạt động hết sức sôi động của ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nghị viện - một xu hướng không thể đảo ngược của thế kỷ XXI.

Từ nhận thức về ý nghĩa lớn lao và thực chất hoạt động của nền ngoại giao nghị viện, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò quan trọng, không thể thiếu được của sự tồn tại và phát triển của các tổ chức liên nghị viện. Có thể nói sự liên kết giữa các tổ chức liên nghị viện và hoạt động ngoại giao nghị viện chặt chẽ như hình với bóng, đó là sự gắn kết giữa hình thức và nội dung của sự vật. Các tổ chức liên nghị viện là diễn đàn lý tưởng cho các hoạt động sôi động và phong phú của nền ngoại giao nghị viện. Không thể hình dung có sự tồn tại của nền ngoại giao nghị viện ngoài sự tồn tại của tổ chức liên nghị viện. Ngược lại cũng không còn ý nghĩa nếu như các tổ chức liên nghị viện tồn tại mà không có hoạt động của nền ngoại giao nghị viện. Chính mối quan hệ hữu cơ đó đặt ra vấn đề phải thường xuyên củng cố và tăng cường các tổ chức liên nghị viện về mặt cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của chúng sao cho thích ứng với đòi hỏi của mối quan hệ quốc tế đương đại.

Như vậy, với việc thành lập Liên minh nghị viện Thế giới - IPU, vào cuối thế kỷ XVIII, nhu cầu mở rộng đối thoại giữa nhân dân các nước thông qua các nghị sỹ đại diện cho mình vì sự nghiệp hoà bình, sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau để cùng hợp tác trở nên hết sức quan trọng.

Chính cơ chế hợp tác liên nghị viện đã đặt nền móng cho sự hình thành và những bước phát triển tiếp theo của nền ngoại giao nghị viện.

Các tổ chức liên nghị viện có cơ cấu tổ chức khá đặc thù, mang tính đại diện rộng rãi cho nhân dân, đại diện cho các xu hướng chính trị khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm này mà phương thức hợp tác liên nghị viện cũng khá linh hoạt, vừa mang tính tư vấn, giám sát lại thể hiện bản chất quyền lực của cơ quan lập pháp, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Với nhận thức ngày càng cao của từng người dân, sự phát triển không ngừng của cơ cấu chính trị, xã hội, với nhu cầu đổi mới và dân chủ hoá mạnh mẽ các thể chế quốc tế, vai trò của các tổ chức liên nghị viện ngày càng được đề cao.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương