VĂn phòng quốc hộI


III. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN



tải về 1.07 Mb.
trang3/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

III. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN


Các tổ chức liên nghị viện thường có một số đặc điểm sau đây:

3.1. Tính chất liên nghị viện


Các tổ chức liên nghị viện là một loại hình tổ chức đặc thù riêng cho đại diện của các nghị viện quốc gia với tư cách là thành viên. Số đại biểu của mỗi đoàn tại các Hội nghị liên nghị viện tùy theo quy định của từng tổ chức. Thông thường là từ 5 đến 15 nghị sĩ, đương nhiên do nghị viện của từng nước chỉ định, phản ánh được các xu hướng chính trị, đảng phái và giới của nghị viện nước ấy.

3.2. Tính chất tư vấn


Thông thường, nghị viện quốc gia là cơ quan quyền lực quan trọng, có chức năng lập hiến, lập pháp, tham gia việc hoạch định những chính sách lớn, thông qua ngân sách và bổ nhiệm chính phủ, giám sát hoạt động của chính phủ v.v... Trái lại, các tổ chức liên nghị viện không phải là cơ quan quyền lực quốc tế hoặc khu vực.

Trừ Nghị viện châu Âu (EP) là tổ chức nghị viện do cử tri các nước thành viên trực tiếp bầu, có quyền lực trong việc thông qua ngân sách của Liên minh châu Âu và thực thi một phần quyền lực lập pháp, hầu hết các tổ chức liên nghị viện trên thế giới và khu vực không phải là cơ quan quyền lực quốc tế, không do cử tri toàn thế giới hoặc khu vực trực tiếp bầu ra mà chỉ là tổ chức tư vấn, đưa ra các khuyến nghị với các tổ chức liên chính phủ, với nghị viện và chính phủ các nước về các vấn đề quan tâm. Thông qua tiếng nói và ảnh hưởng của mình, các đoàn nghị viện quốc gia và các tổ chức liên nghị viện tác động đến tiến trình giải quyết công việc quốc tế.


3.3. Tính linh hoạt về tổ chức và hoạt động


Riêng Nghị viện châu Âu có trụ sở và làm việc thường xuyên ở Strasbourg, Bruxelles, Luxemburg với đông đảo nghị sĩ được bầu từ các quốc gia thành viên và hàng ngàn nhân viên giúp việc. Còn lại hầu hết các tổ chức liên nghị viện các khu vực không có trụ sở riêng, cố định mà thường luân phiên ở các nước thành viên, bộ phận giúp việc gọn nhẹ, thậm chí không có mà dựa vào bộ máy giúp việc của nghị viện đăng cai Hội nghị. Hình thức hoạt động chính của các tổ chức liên nghị viện là Đại hội đồng thường kỳ (thông thường mỗi năm họp 1 hoặc 2 kỳ, mỗi kỳ khoảng 5 - 6 ngày). Tại Đại hội đồng, diễn ra hàng loạt các cuộc họp toàn thể, từng ủy ban, từng nhóm chính trị và các cuộc tiếp xúc song phương, đa phương giữa các đoàn nghị sĩ quốc gia và giữa các nghị sĩ với tư cách cá nhân hoặc nhóm chính trị.

Tại các cuộc họp của Đại hội đồng, mọi đoàn đại biểu đều có quyền phát biểu ý kiến về mọi vấn đề mà họ quan tâm, phản ánh tính đại diện của dân chủ đại nghị, tính đa dạng của diễn đàn nghị sĩ. Những ý kiến của họ không bị gò bó theo chỉ thị của chính phủ như diễn đàn liên chính phủ. Trong một số tổ chức liên nghị viện, ví dụ như IPU, việc bỏ phiếu thông qua các nghị quyết của đại hội, các đại biểu trong đoàn nghị viện quốc gia có thể bỏ phiếu khác nhau tuỳ theo quan điểm riêng của người bỏ phiếu (xem Điều 15, Điều lệ Liên minh Nghị viện Thế giới).

Phần lớn nguyên tắc làm việc của tổ chức liên nghị viện là đồng thuận (Consensus), mọi vấn đề quan trọng phải được sự đồng ý của mọi thành viên, nếu không vấn đề đó được gác lại.

Một nét đặc thù của các diễn đàn liên nghị viện là có sự liên kết về xu hướng chính trị để tạo thành những nhóm quan điểm trong diễn đàn. Điều này đặc biệt được thể hiện rõ trong Nghị viện châu Âu, Nghị viện Mỹ Latinh, nơi các nhóm nghị sĩ thường quy tụ theo xu hướng Đảng chính trị (như cánh tả, cánh hữu, bảo thủ...). Các nghị sĩ tìm cách tập hợp lực lượng để bảo vệ quan điểm, lập trường và lợi ích của một nhóm liên kết, nhất là khi họ có chính phủ với đảng cầm quyền cùng thiên hướng. Việc tập hợp đó có thể dựa trên cơ sở ý thức hệ, đảng phái hay khuynh hướng chính trị, song quan trọng hơn cả vẫn là tập hợp để bảo vệ lợi ích của một nước hoặc nhóm nước, trong đó có lợi ích của dân tộc, của quốc gia.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tại các hội nghị quốc tế cũng như tại các diễn đàn liên nghị viện, tập hợp của các quốc gia thường được chia làm ba nhóm lớn: các nước TBCN phương Tây mà đứng đầu là Mỹ, các nước XHCN do Liên Xô đứng đầu và các nước thế giới thứ ba, các nước theo phong trào không liên kết. Phong trào không liên kết cố gắng tránh những ràng buộc với phương Tây và không quá gần gũi với xu thế xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn giữ được cân bằng quan hệ. Việt Nam cũng là một thành viên sớm tham gia phong trào Không liên kết và nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của một lực lượng tương đối đông đảo các nước này. Đây cũng thể hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm mở rộng mặt trận đoàn kết tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng trong các hoạt động ngoại giao nghị viện là: bên cạnh những hoạt động chính thức tại các hội nghị, diễn đàn, các nghị sĩ cũng tận dụng các cơ hội có thể để thiết lập các mối quan hệ song phương giữa các nghị viện và quan hệ cá nhân. Họ tiến hành các hoạt động vận động hành lang (lobbying) để thăm dò, tranh thủ ý kiến, sự ủng hộ của nghị sĩ các nước đối với lập trường của Đoàn mình. Vận động hành lang là hoạt động bình thường tại các diễn đàn đa phương cũng như trong quan hệ đa phương. Tuy nhiên vận động hành lang nghị viện có đặc thù riêng là mềm dẻo, đôi khi bình dị, trực tiếp giữa các nghị sĩ - những người có vai trò quan trọng trong những quyết sách quốc gia, không phải qua các kênh trung gian là các chuyên viên, chuyên gia.

Ở một số tổ chức liên nghị viện như IPU chẳng hạn, việc bầu các chức danh lãnh đạo của tổ chức phải bỏ phiếu kín. Còn phần lớn việc biểu quyết thông qua các nghị quyết đều theo hình thức công khai theo nguyên tắc quá bán, trừ trường hợp đặc biệt cần 3/4 số phiếu.

Cơ cấu tổ chức của tổ chức liên nghị viện thông thường gồm:

- Đại hội, hay còn gọi là Đại hội đồng là hội nghị toàn thể bao gồm các đoàn đại biểu nghị viện quốc gia. Đó là diễn đàn quan trọng nhất của tổ chức liên nghị viện, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của liên nghị viện của khu vực và quốc tế.

- Chủ tịch kỳ họp Đại hội đồng thường là Chủ tịch nghị viện của nước chủ nhà đăng cai Đại hội. Các Phó chủ tịch kỳ họp bao gồm tất cả trưởng đoàn nghị viện quốc gia.

- Hội đồng hoặc Ban chấp hành, là cơ quan do Đại hội đồng bầu ra hay chỉ định để đảm nhiệm việc điều hành và chuẩn bị công việc cho Đại hội đồng.

- Ban thư ký: Là cơ quan đảm nhiệm công việc hành chính, xử lý những công việc hàng ngày của Đại hội, chuẩn bị cho cuộc họp của Hội đồng, Đại hội đồng hoặc Ban Chấp hành.

Tổ chức liên nghị viện có thể tổ chức hội thảo chuyên đề hay cử đoàn đi thăm ở một số nước thành viên để tìm hiểu tình hình và tăng cường quan hệ hợp tác nghị viện. Ví dụ: Đoàn đại biểu AIPO đi thăm Việt Nam năm 1992. Sau đó, vào năm 1995, trước khi Quốc hội Việt Nam trở thành thành viên của AIPO, Chủ tịch AIPO đã sang thăm Việt Nam chuyển thư chính thức mời Quốc hội nước ta gia nhập AIPO. Hội nghị chuyên đề của AIPO họp tại Hà Nội tháng 4/1998 về vai trò của nghị viện trong việc khắc phục khủng hoảng kinh tế, Hội nghị chuyên đề của AIPO về chống ma túy tại Hà Nội tháng 1/2002...

Bên cạnh tổ chức liên nghị viện khu vực, có vài tổ chức chuyên môn thuộc cơ chế liên nghị viện, mang tính độc lập, nhưng hỗ trợ cho tổ chức liên nghị viện tương ứng. Ví dụ: Hiệp hội các Tổng thư ký nghị viện - ASGP làm việc bên cạnh IPU, hỗ trợ IPU trong việc nghiên cứu, trao đổi thông tin về hoạt động nghị viện các nước. Kỳ họp của ASGP trùng hợp với kỳ họp của IPU.

Trung tâm phát triển kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APDC) và Trung tâm văn hóa châu Á - Thái Bình Dương (APCC) là hai trung tâm hỗ trợ cho hoạt động của Liên minh các nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương APPU về kinh tế và văn hóa.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương