VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc điều chỉnh QH 694



tải về 5.51 Mb.
trang11/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21

4.2. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc điều chỉnh QH 694

4.2.1. Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch


- Do sự thay đổi về nhu cầu sản phẩm so với dự báo trước đây;

- Điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng trong nước đã và đang được cải thiện;

- Các quy hoạch kinh tế - xã hội đã có những điều chỉnh thay đổi nhất định;

- Xu thế hội nhập, mở cửa có nhiều ràng buộc và thách thức mới;

- Cần điều chỉnh (thay đổi) lại sự bất hợp lý của cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện;

4.2.2. Cơ sở pháp lý để điều chỉnh quy hoạch


Việc điều chỉnh Quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 dựa trên những cơ sở pháp lý sau:

- Những định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết số 55/ NQ-CP ngày 3 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XIII (Khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Theo đó, đề nghị nêu rõ nhiệm vụ rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung QH phát triển ngành, sản phẩm thép đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng;

- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 1615/QĐ-TTg ngày 17/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch;

- Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT, ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương về Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

- Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1388/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 13847QĐ-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2015 về việc Điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;

- Hợp đồng giữa Bộ Công Thương và Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim ký ngày 20 tháng 5 năm 2016 về việc thực hiện đề án “Điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035”;

- Niên giám thống kê 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 các số liệu điều tra doanh nghiệp từ năm 2010-2014 của Tổng cục Thống kê.

- Các báo cáo tổng kết phát triển ngành của Bộ Công Thương, báo cáo thực hiện quy hoạch của các doanh nghiệp trong ngành và của các Sở Công Thương, báo cáo tháng, quý, năm của Hiệp hội Thép Việt Nam;



- Các báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan từ 2010-2015;

- Các số liệu thu thập được của đoàn khảo sát trong tháng 6 và 7 năm 2016.

4.2.3. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh quy hoạch


- Đối tượng điều chỉnh: Ngành công nghiệp sản xuất thép và hệ thống phân phối mặt hàng thép.

- Đối tượng áp dụng:

+ Các cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản;

+ Các cơ quan quản lý Nhà nước về các dự án đầu tư sản xuất, thị trường phân phối và tiêu thụ mặt hàng thép;

+ Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối mặt hàng thép;

+ Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, thị trường xuất, nhập khẩu, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Phạm vi điều chỉnh: Quy hoạch này là cơ sở điều chỉnh mọi hoạt động sản xuất và phân phối thép theo quy định của pháp luật. Công nghiệp sản xuất thép gồm: sản xuất gang cho luyện thép (không bao gồm gang đúc cho cơ khí chế tạo), sản xuất sắt xốp, luyện thép, cán thép và hệ thống phân phối các mặt hàng thép (không tính tới hệ thống cửa hàng bán lẻ dân dụng).

4.3. Những vấn đề chính quy hoạch cần giải quyết


- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện QH 694 và rút ra những bài học kinh nghiệm cho điều chỉnh QH này.

- Cập nhật và điều chỉnh Quy hoạch hệ thống sản xuất thép cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội mới trong nước và trong bối cảnh hội nhập với khu vực và thế giới nhằm hiện thực hóa việc thực hiện quy hoạch.

- Điều chỉnh lại quy mô, số lượng, sản lượng, chủng loại sản phẩm của các cơ sở đã, đang, sẽ đầu tư vào hệ thống sản xuất thép, đảm bảo tăng tính khả thi.

- Xây dựng định hướng phát triển hệ thống sản xuất thép Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.


PHẦN II. QUY HOẠCH HỆ THỐNG SẢN XUẤT THÉP ĐẾN 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

CHƯƠNG 5. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC VÙNG SẢN XUẤT THÉP

5.1. Điều kiện kinh tế - xã hội các vùng sản xuất thép

5.1.1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc


Xét về mặt hành chính, vùng Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên.

- Vị trí địa lý:

Trung du và miền núi phía Bắc có vị trí địa lý khá đặc biệt, giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Vùng này có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và xây dựng nền kinh tế mở.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc.

Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình.

Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2.000 m là khu vực cao nhất của vùng. Có bốn cánh cung lớn là sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.

- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.

- Điều kiện kinh tế:

Phát triển các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn dựa trên các lợi thế về nguyên liệu và về thị trường như công nghiệp khai thác, tuyển quặng và chế biến khoáng. Duy trì và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu.

- Công nghiệp:

+ Công nghiệp mỏ: Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa, v.v… Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.

+ Điện: Trong vùng có nhà máy thủy điện Hòa Bình 1920 MW, cung cấp điện chủ yếu cho mạng điện lưới Quốc gia. Ngoài ra, vùng này còn có nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (Thái Nguyên) 116 MW, Na Dương (Lạng Sơn) 110 MW.

+ Du lịch, dịch vụ:

Ngành du lịch: Với các tiềm năng phát triển ngành du lịch ở các di tích lịch sử, đền chùa, hang động, v.v... Ngành thương mại phát triển  ở khu vực cửa khẩu biên giới. Vùng còn nhiều hạn chế về giao thông liên vùng, liên tỉnh nên cũng gây trở ngại đáng kể cho phát triển kinh tế.

+ Đường bộ: Các tuyến đường trọng điểm: Hà Nội - Lào Cai (Quốc lộ 70, Quốc lộ 32C), Hà Nội - Điện Biên (Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, Quốc lộ 32B), Hà Nội - Cao Bằng (Quốc lộ 3), Hà Nội - Lạng Sơn (Quốc lộ 1), Phú Thọ - Hà Giang (Quốc lộ 2) và 3 tuyến vành đai: Vành đai 1 (Quốc lộ 4, 4A, 4B, 4C, 4D, 4H), Vành đai 2 (Quốc lộ 279), Vành đai 3 (Quốc lộ 37).

+ Đường sắt: Hệ thống đường sắt Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng nối với ga Bằng Tường (Trung Quốc). Đây là tuyến đường sắt quan trọng trong việc tạo ra các mối liên hệ qua một số khu vực kinh tế và quốc phòng xung yếu Bắc Giang - Chi lăng - Lạng Sơn; Tuyến Hà Nội - Việt Trì - Yên bái - Lào Cai.



- Điều kiện xã hội:

+ Tôn giáo: Mang những nét đặc trưng sâu sắc không chỉ về thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi nơi đây ẩn chứa những nét văn hoá phong phú, phong tục tập quán đa dạng của những người dân bản địa. Là địa bàn cư trú của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường…

+ Di tích lịch sử - Công trình văn hóa: là nơi có nhiều di tích cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp như di tích Tân Trào, Đình Hồng Thái.

+ Giáo dục – Y tế:



Những năm gần đây, phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục mầm non.

Nguồn lực cho y tế của khu vực này vẫn còn rất nhiều khó khăn. Theo thống kê, số xã trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc có bác sỹ mới chiếm hơn 60% trong khi toàn quốc là 77%. Số dược sỹ mới đạt 0,56 người/1 vạn dân trong khi cả nước là 1,9 người/1 vạn dân. Nhân lực y tế phân bổ không đều giữa các vùng, các tuyến, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nhất là tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa.


5.1.2. Vùng đồng bằng sông Hồng


Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh và thành phố: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.

- Khí hậu: Đặc trưng khí hậu của vùng là 4 mùa: xuân, hạ, thu và đông.

- Điều kiện thủy văn: Mạng lưới sông ngòi trong vùng tương đối phát triển. Dựa vào đó, xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, để ngăn lũ, nước mặn, phát triển hệ thống tưới tiêu, thuỷ nông. Kết hợp với hệ thống đường bộ, hệ thống giao thông đường thuỷ tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và xã hội.

- Điều kiện kinh tế: Hiện tại cũng như tương lai khu vực đồng bằng sông Hồng luôn đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung ở Việt Nam. Là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, dân cư đông đúc, mặt bằng dân trí cao.

- Công nghiệp:

+ Công nghiệp mỏ: Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương. Tài nguyên  đá vôi  ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200÷2.000 m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung, khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

+ Thủy điện, nhiệt điện: Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng (Quảng Ninh) tổng công suất 450 MW.

+ Du lịch: Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, v.v… Ngoài ra, một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch.

+ Dịch vụ: Là trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước, Đồng bằng sông Hồng đã đảm nhận chức năng phân phối hàng hoá trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và một phần cho các tỉnh ven biển miền Trung. Đồng bằng sông Hồng là một trung tâm dịch vụ lớn cho cả nước.

+ Dịch vụ hàng không: Đường hàng không tương đối phát triển tạo điều kiện cho liên hệ với các vùng trong nước và nước ngoài. Từ Hà Nội có nhiều hướng bay đi các vùng nội địa và quốc tế. Trong vùng có sân bay quốc tế Nội Bài và hai sân bay Gia Lâm - Hà Nội, Cát Bi - Hải Phòng.

+ Khu công nghiệp: Đến nay trên địa bàn vùng đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng như các KCN ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, v.v…

+ Giao thông đường bộ: Vùng có nhiều đầu mối liên hệ với các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Vùng được coi là cửa khẩu quốc tế hàng đầu của cả nước. Các hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không của vùng tương đối phát triển so với cả nước. Hệ thống đường ô tô quy tụ về trung tâm Tuyến đường 5 Hà Nội - Hải Phòng; tuyến đường 2 Hà Nội - Tây Bắc; ... Các tuyến  đường cắt chéo nhau đường 10 Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định; đường 17 Hải Dương - Ninh Giang; đường 39 Thái Bình - Hưng Yên. Hệ thống đường ô tô tạo thành mạng lưới vô cùng thuận lợi để thiết lập các mối liên hệ vùng.



+ Đường sắt: Hệ thống đường sắt quy tụ tại Hà Nội. Tổng chiều dài đường sắt trong vùng là 1.000 km chiếm 1/3 tổng chiều dài đường sắt toàn quốc. Bao gồm các hướng: Hà Nội - Đồng Giao (qua Phủ Lý - Nam Định - Ninh Bình); tuyến Hà Nội- Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai.

+ Cảng biển: Cảng quốc tế Hải Phòng, là cửa mở vào - ra của toàn vùng Bắc Bộ và có thể của cả khu vực Tây Nam Trung Quốc.



- Điều kiện xã hội: Đây là một trong các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, là nơi hội tụ của 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long. Ở đây Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học - kỹ thuật. Vùng này nằm gần một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới.

+ Tôn giáo: Đời sống tâm linh của người dân vùng rất phong phú, thể hiện qua sự phát triển của các loại tín ngưỡng và tôn giáo, trước hết là đạo Phật, bên cạnh đó còn có các tôn giáo khác như: Thiên chúa giáo và Công giáo.

+ Lịch sử - văn hóa: Hà Nội, kinh thành Thăng Long xưa, kinh đô của rất nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, là thủ đô của đất nước hiện nay là nơi lưu giữ nhiều di tích về bề dày lịch sử hiển hách và bề dày văn hóa vừa sâu sắc, vừa đa dạng và phong phú của tiểu vùng. Khu vực các tỉnh lân cận Hà Nội cũng có rất nhiều di tích như các tỉnh Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

+ Giáo dục – Y tế:

Vùng đồng bằng sông Hồng có trình độ dân trí cao. Ở đây đã sớm phổ cập trung học phổ thông, hầu hết các phường xã đều có các trường ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, các quận huyện đều có ít nhất một trường Trung học phổ thông. Thủ đô Hà Nội là trung tâm đào tạo của vùng cũng như của cả nước, nơi đây tập trung hầu hết các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhìn chung, về cơ sở và chất lượng đào tạo tại vùng đồng bằng sông Hồng là tốt nhất cả nước.

Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe của vùng cũng phát triển cao hơn so với các vùng khác trong cả nước. Tại đây, tập trung hàng nghìn bệnh viện và các trung tâm y tế lớn nhỏ, trong đó hầu hết tập trung các bệnh viện lớn, đứng đầu cả nước về chuyên khoa y tế.


5.1.3. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung


Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố: 6 tỉnh Bắc Trung bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; 4 tỉnh, thành phố khu vực duyên hải miền trung: Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; và 4 tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên và Khánh Hòa.

- Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song đa dạng và phức tạp. Khu vực này cũng xuất hiện thời kỳ khô nóng vào đầu mùa hè có liên quan đến gió Tây Nam và ảnh hưởng rất nặng nề bởi bão, kéo theo lũ lụt lớn và ngập úng nghiêm trọng.

- Điều kiện thủy văn: Có nhiều đặc điểm chung song thay đổi theo từng vùng từ Bắc vào Nam. Hệ thống sông ngòi khá phong phú, đa số các dòng sông ngắn, dốc, chảy xiết vào mùa mưa và khô cằn vào mùa khô, nguồn nước ngầm thường không ổn định, khó khai thác.

- Điều kiện kinh tế:

Kinh tế vung Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với sự tập trung là 5 tỉnh kinh tế trọng điểm, có nhiều lợi thế về vị trí chiến lược bao gồm nguồn nhân lực, cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, sân bay, xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây và những dự án hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay các tiềm năng sẵn có đó vẫn chưa phát huy được lợi thế kinh tế vùng miền nói chung khi các tỉnh, thành đều có những ưu thế nhưng chưa được quy hoạch tổng thể, đang còn tồn tại sự phát triển lao động sản xuất manh mún, tự phát. Các cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương (Hà Tĩnh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Tiên Sa (TP Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi) không được hoạt động hết công suất tối đa. Các khu công nghiệp - chế xuất đang trong tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp trong và ngoài nước trú trọng và quan tâm đầu tư.



- Công nghiệp:

+ Khoáng sản vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung khá phong phú và đa dạng như: cát thủy tinh, quặng titan ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và phân bố dọc theo bờ biển, dọc theo thung lũng, bãi bồi và lòng sông cạn địa bàn các tỉnh vùng duyên hải miền Trung. Sét làm gạch, ngói ở Nghệ An, Khánh Hòa. Quặng sắt luyện gang ở Hà Tĩnh, Nghệ An.

+ Thủy điện, nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử: Hệ thống lưới điện quốc gia cấp điện cho khu vực qua đường dây 500 kV, trong vùng còn có các nhà máy thủy điện trung bình và nhỏ. Đến năm 2030 dự kiến đi vào vận hành 13 tổ máy điện hạt nhân.

+ Du lịch:  4 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Phố cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam); có nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp tầm cỡ quốc tế và các khu bảo tồn thiên nhiên… là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

+ Dịch vụ hàng hải: Vị trí địa lý khá thuận lợi do có nhiều cảng biển lớn.

+ Các khu công nghiệp: Trong khu vực đã và đang xây dựng các trung tâm công nghiệp lớn chủ yếu gồm các ngành cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), khu kinh tế mở Dung Quất (Quảng Ngãi), khu kinh tế mở Nhơn Hội (Bình Định), khu kinh tế mở Vân Phong (Khánh Hòa).

+ Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung khá phát triển với nhiều quốc lộ chạy dọc đất nước gồm: Quốc lộ số 1, 1A, 7, 10, 45, 46, 48, 8A, 217, 8B, 12A, 9, 49A, 49B, 24, 24B, 14D, 14B, 14E, 19, 25, 26, 27A, 27B, 28, 55, đường Hồ Chí Minh. Các hệ thống đường ngang nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du miền núi của khu vực đến biên giới Việt – Lào và các tỉnh Tây Nguyên. Hệ thống đường bộ của khu vực trong tương lai gần sẽ nối liền với hệ thống đường xuyên Á thuộc hành lang Đông Tây tạo vị trí thuận lợi cho khu vực về giao lưu kinh tế với khu vực nam Lào, đông bắc Thái Lan.

+ Đường sắt: Tuyến đường sắt quốc gia Bắc – Nam chạy dọc toàn bộ các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

+ Cảng biển: Vùng này có khoảng 31 cảng và cầu cảng.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm 4) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, theo đó phạm vi quy hoạch là các cảng biển thuộc các tỉnh ven biển khu vực Nam Trung Bộ, bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận tải biển của các tỉnh Tây Nguyên (Gia lai, Kon Tum, Đắc Lắc và một phần tỉnh Lâm Đồng), một số tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào và phía Bắc của Vương quốc Campuchia.

Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ gồm có 7 cảng biển: Quy Nhơn, Vũng Rô, Vân Phong, Nha Trang - Cam Ranh, Ninh Thuận, Vĩnh Tân và Kê Gà.

+ Đường hàng không: Trong khu vực có 02 sân bay quốc tế là sân bay Đà Nẵng, sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) và 7 sân bay nội địa.



- Điều kiện xã hội:

+ Tôn giáo tính ngưỡng: Tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như: Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo…Dân tộc Chăm phần nhiều theo đạo Hồi giáo, sống tập trung ở Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Di tích lịch sử - Công trình văn hóa: Bắc Trung Bộ được coi là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều vị anh hùng dân tộc kiệt xuất, nhiều địa danh văn hóa tiêu biểu như: Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.

+ Giáo dục, y tế:

Về giáo dục đào tạo, nhìn chung, toàn vùng có hệ thống đào tạo tương đối hoàn chỉnh, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Mỗi địa phương đều gồm nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề, nổi bật nhất là 2 đại học trọng điểm vùng là Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế.

Về y tế, 9 tỉnh có 132 bệnh viện và 68 phòng khám đa khoa khu vực do địa phương quản lý (cả nước có 963 bệnh viện và 621 phòng khám đa khoa khu vực), với 6.750 bác sĩ và 32.258 giường bệnh; tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân là 31,94 cao hơn một chút so với bình quân cả nước (30,99/vạn dân).


5.1.4. Vùng Tây Nguyên


Vùng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Điều kiện khí hậu: Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng khô và nóng nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.

- Điều kiện thủy văn: Tây Nguyên có một hệ thống sông suối khá dày, nhiều ghềnh thác; là nơi khởi nguồn của bố hệ thống sông chính gồm: hệ thống sông Pô Kô – Sê San ở Kon Tum đổ vào sông Mê Kông, hệ thống sông Ba-Yaun ở Gia Lai đổ vào sông Đà Rằng chảy ra biển Đông. Trữ lượng thủy năng của các hệ thống sông này chiếm đến 22% nguồn thủy năng của cả nước, có thể sản xuất được 15-16 tỉ kWh mỗi năm.

- Điều kiện kinh tế: So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Tuy nhiên, Tây Nguyên có nhiều lợi điểm về tài nguyên thiên nhiên. Tây Nguyên có 2 triệu ha đất bazan màu mỡ, chiếm đến 60% diện tích đất bazan trên cả nước, thích hợp cho trồng và phát triển các cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, ca cao, dâu tằm, chè. Diện tích cà phê của Tây Nguyên hiện nay là 290 nghìn ha, chiếm 80% diện tích cà phê của cả nước.

- Công nghiệp:

+ Khoáng sản: Tây Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản như các vùng khác nhưng có trữ lượng bôxit rất lớn.

+ Thủy điện, nhiệt điện: Hiện nay trên các hệ thống sông chính của Tây Nguyên đã có 11 nhà máy điện lớn đang vận hành với tổng công suất hơn 4500 MW chiếm khoảng 25% tổng công suất điện của cả nước. Một số nhà máy thủy điện điển hình như: Đa Nhim trên sông Đa Nhim công suất 160.000 kW, Đray H’inh công suất 12.000 kW, thủy điện Yaly công suất 700.000 kW,…và một số nhà máy đang được xây dựng.

+ Du lịch: Tây Nguyên có hệ thống các buôn, bon, làng, plây cổ truyền của các dân tộc thiểu số, nơi còn giữ được những đặc điểm cấu trúc, văn hóa truyền thống. Nhìn chung, Tây Nguyên là nơi lý tưởng để phát triển du lịch vì có những điều kiện để phát triển những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn thông qua khai thác cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa và di sản văn hóa tộc người.

+ Các khu công nghiệp: Tây Nguyên chủ yếu phát triển về ngành nông lâm sản nên ở đây có các khu công nghiệp phát triển như: khu chế biến lâm sản của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, khu chế biến nông sản của Đà Lạt – Lâm Đồng.

+ Đường bộ: Trong 5 tỉnh ở Tây Nguyên, 4 tỉnh có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia dài tổng cộng 554 km. Có 5 cửa khẩu chính đi sang hai nước Lào và Campuchia. Hệ thống giao thông rộng khắp, vừa liên kết 5 tỉnh trong vùng, vừa liên kết Tây Nguyên với tuyến hành lang Đông-Tây. Trong đó, có 10 tuyến quốc lộ như: 14, 14C, 19, 19C, 20, 25, 26, 27, 28, 29 với tổng chiều dài 2000 km, 59 tuyến tỉnh lộ đã được nhựa hóa và cứng hóa.

+ Đường sắt: Chính phủ đã có chủ trương mở các tuyến đường sắt từ Bảo Lộc, Gia Nghĩa đi cầu cảng Thị Vải và từ Tuy Hòa – Phú Yên đi Buôn Ma Thuột.

+ Cảng hàng không: Trong khu vực có 3 sân bay đang hoạt động (Buôn Ma Thuật, Plâyku, Liên Khương) được đầu tư, nâng cấp nối với các trung tâm kinh tế lớn trong nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.



- Điều kiện xã hội: Tây Nguyên hiện nay thực sự là vùng đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cu trú của 47 dân tộc anh em, với nhiều đặc trưng sắc thái, văn hóa của nhiều tộc người, nhiều vùng trên cả nước. Tổng dân số toàn vùng hiện nay là khoảng hơn 5 triệu người, trong đó người Kinh chiếm 66,9%, dân tộc bản xứ chiếm 25,5% và dân tộc từ các vùng khác đến là 7,6%.

+ Di tích lịch sử và công trình văn hóa: Hiện nay Tây Nguyên còn lưu giữ nhiều văn hóa vật thể và phi vật thể vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị thẩm mĩ độc đáo như: nhà Rông, nhà dài, đàn đá,…Một trong những di sản văn hóa nổi tiếng là không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, đã được UNESCO công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

+ Giáo dục, y tế: Đã phát triển mạnh hệ thống giáo dục đào tạo như thành lập mới nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường đào tạo nghề. Mạng lưới trường, lớp từ mẫu giáo đến trung học phổ thông được mở rộng. Cơ sở vật chất của ngành y tế cũng tăng gấp 3 lần, mạng lưới y tế cộng đồng cũng mở rộng hầu hết đến các thôn buôn, trên 66% số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

5.1.5. Vùng Đông Nam Bộ


Vùng Đông Nam Bộ là một trong hai vùng kinh tế của Nam Bộ Việt Nam, bao gồm 1 thành phố và 5 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Đồng Nai.

- Điều kiện khí hậu: Nằm trong miền khí hậu phía nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của khí hậu cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao và hầu như không đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hóa sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu của vùng tương đối hài hòa, ít thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt.

- Điều kiện thủy văn: Nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là một trong con sông lớn của Việt Nam, ngoài ra còn có một số hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3. Với lượng nước dồi dào này có thể cung cấp nước cho cả vùng, kể cả cho công nghiệp. Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn nhưng mực nước sâu từ 50÷200 m phân bố chủ yếu ở khu vực Biên Hòa – Long An, thành phố Hồ Chí Minh.

- Điều kiện kinh tế: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP cũng như một số yếu tố kinh tế xã hội khác. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài dẫn đầu cả nước nổi bật ở các tỉnh như: Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, Vũng Tàu thu hút khá nhiều dự án đầu tư nước ngoài với hơn 1,1 tỷ USD. Vùng kinh tế có nhiều tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Với giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, là khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của toàn vùng để phát triển ổn định và bền vững, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.

- Công nghiệp:

+ Khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng dự báo khoảng 4÷5 tỷ tấn dầu và 485÷500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Quặng bôxit phân bố ở Bình Phước, Bình Dương. Các khoáng sản khác như đá ốp lát phân bố ở Bình Thuận, Đồng Nai, cao lanh ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Thủy điện, nhiệt điện và điện hạt nhân: Vùng Đông Nam Bộ có các công trình thủy điện đang hoạt động như: nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai với công suất 400.000 kW, công trình thủy điện Thác Mơ có công suất 150.000 kW trên sông Bé. Các công trình thủy điện trên sông Đồng Nai và trên sông La Ngà đang trong giai đoạn xây dựng. Đường dây tải điện quốc gia 500 kV Bắc Nam chuyển điện từ Hòa Bình vào. Phát triển điện tuốc bin khí gồm các nhà máy điện tuốc bin khí Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức,…tổng công suất thiết kế hơn 3 triệu kW. Một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu, phục vụ cho các khu chế xuất.

+ Du lịch: Du lịch cũng là một thế mạnh của vùng, trong vùng có rất nhiều khu vui chơi giải trí như Công viên Suối Tiên, Đầm Sen, bến cảng Nhà Rồng (TP.Hồ Chí Minh), khu du lịch Đại Nam (Bình Dương), Tp. biển Vũng Tàu. Một số địa điểm du lịc khác như: Côn Đảo, chiến khu Đ, Bà Đen,…

+ Dịch vụ hàng hải: Vị trí địa lý khá thuận lợi do có nhiều cảng biển lớn.

+ Các khu công nghiệp: Một số ngành công nghiệp chủ chốt của vùng là dầu khí, công nghiệp điện tử, cơ khí, tin học, luyện thép, hoá chất, dệt, may, da giầy, giấy, nhựa, sành sứ, thuỷ tinh, chế biến thực phẩm. Phát triển các khu công nghiệp tập trung như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.



+ Đường bộ: Các tuyến đường bộ bao gồm quốc lộ 1, 22 đi Campuchia, quốc lộ 13 nối với quốc lộ 14 đi Tây Nguyên, Lào; quốc lộ 20 đi Đà Lạt; quốc lộ 51 nối thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu; quốc lộ 50 đi Gò Công, Mỹ Tho và nối với Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn các đường tỉnh lộ, đường liên xã và đường đô thị.

+ Đường sắt: Hệ thống đường sắt bao gồm tuyến Thống Nhất, tuyến Hồ Chí Minh - Lộc Ninh.

+ Cảng biển: Hệ thống đường sông với cảng sông ở TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà. Đường biển với các cảng biển (cảng Sài Gòn) và các tuyến đường biển đi quốc tế, TP. Hồ Chí Minh đi Hồng Kông, Singapo, Tokyo, Băng Cốc; đi các vùng trong nước Bến Thuỷ, Cần Thơ, Rạch Giá, Hà Tiên, Hải Phòng, bến cảng khá phát triển và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng và của cả nước.

+ Đường không: Hệ thống đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hơn 20 tuyến bay quốc tế và trong nước; sân bay Vũng Tàu làm dịch vụ cho ngành dầu khí.

- Điều kiện xã hội: Đây là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Về lực lượng lao động, đây là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh. Sự phát triển kinh tế năng động càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn.

+ Tín ngưỡng, tôn giáo: Đây là một vùng đất đa tộc người, đồng thời là cái nôi sinh thành những tín ngưỡng tôn giáo mới. Chùa chiền có mặt ở khắp đồng bằng, đạo Phật kết hợp với đạo Lão, đạo Khổng, đạo Kitô, đạo Thánh Mẫu, là cơ sở hình thành đạo Cao Đài trên vùng đất Nam Bộ. Ngoài ra, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành cũng có đông tín đồ. Bên cạnh đó, họ cũng duy trì tín ngưỡng thờ cúng Bà Chúa Xứ ở núi Sam, thờ cúng Thành hoàng ở các đình miếu, thờ cúng Cá Ông ở các làng ven biển.

+ Di tích lịch sử và công trình văn hóa: TP. Hồ Chí Minh được ví như “Hòn ngọc Viễn Đông” với lịch sử hơn 300 năm, nơi có nhiều di tích cách mạng, công trình kiến trúc cổ như bến cảng nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, dinh Độc Lập, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, hệ thống các ngôi chùa cổ: Giác Lâm, Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên...; các nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...; các bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Phụ nữ Nam Bộ, Hồ Chí Minh, Mỹ thuật, Lịch sử Việt Nam...Bên cạnh đó, các di tích lịch sử, văn hóa cũng là một nét hấp dẫn thu hút du khách đến Đông Nam Bộ, điển hình như tượng chúa Jesus, Bạch Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu); chùa Bà, chùa Hội Khánh (Bình Dương); di tích Bù Đăng, Bù Đốp, Sóc Bom Bo, căn cứ Tà Thiết (Bình Phước); khu mộ cổ Hàng Gòn, di chỉ khảo cổ Óc Eo (Đồng Nai); tòa thánh cao đài Tây Ninh, di tích cách mạng Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh)…

+ Giáo dục, y tế: Hệ thống giáo dục phát triển tốt. Đông Nam Bộ cũng là vùng tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nhất là các trường cao đẳng, đại học. Do có nhiều tiềm lực về kinh tế, nên công tác xã hội hoá giáo dục trong Vùng phát triển mạnh. Y tế phát triển mạnh và là trung tâm lớn của cả nước. Hệ thống khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu được quan tâm phát triển đảm bảo sự phát triển chung của cộng đồng.

5.1.6. Vùng đồng bằng sông Cửu Long


Vùng bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang.

- Khí hậu: Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt.  Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 – 27oC, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa.

- Điều kiện thủy văn: Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tổng lượng nước sông Cửu Long là 500 tỷ mét khối. Trong đó sông Tiền chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21%. Chế độ nước ngầm khá phức tạp, phần lớn ở độ sâu 100 mét. Nếu khai thác quá nhiều có thể làm nhiễm mặn trong vùng.

- Điều kiện kinh tế: Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt về lĩnh vực phát triển nông nghiệp trồng lúa, trồng cây ăn trái và du lịch. Đây là vùng được gọi là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Nông nghiệp là ngành chủ yếu của vùng.

- Công nghiệp: Chủ yếu là công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm với hơn 20% giá trị gia tăng công nghiệp của vùng. Tuy nhiên, chủ yếu mới là sơ chế nên chất lượng và hiệu quả còn thấp. Các ngành khác như dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng (chiếm 12% giá trị gia tăng công nghiệp của vùng); hoá chất đã tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. Công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn như Cần Thơ, các thị xã, tỉnh lỵ.

+ Khoáng sản: Trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn, phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu m3; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra còn có các khoáng sản khác như đá, suối khoáng,…

+ Điện: Nguồn điện ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là nhiệt điện than. Điện sản xuất năm 2014 đạt 142,2%, tăng 10,8% so với năm 2013. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng công suất đặt nguồn điện hiện nay do nhà máy nhiệt điện Cần Thơ, nhà máy nhiệt điện Ô Môn; nhà máy nhiệt điện Cà Mau; Điện gió Bạc Liêu và 9 nhà máy điện sinh khối là 2.000 MW, chiếm khoảng 19% tổng công suất của khu vực miền Nam.



+ Du lịch: Với hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng rừng xanh và biển đảo đã hình thành cho ĐBSCL một hệ sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hấp dẫn. Nơi đây có những vườn quốc gia, sân chim, vườn cò với vô số chim muông và động thực vật quý. ĐBSCL còn hấp dẫn du khách với rất nhiều vườn hoa rực rỡ sắc màu và vườn cây ăn trái bạt ngàn, trĩu quả.

+ Dịch vụ hàng hải: Phát triển mạnh do vị trí thuận lợi, chiều dài bờ biển khoảng 732 km, có nhiều cảng lớn.

+ Các khu công nghiệp: Ðến năm 2007, vùng đồng bằng sông Cửu Long có 20 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, bình quân mỗi khu có quy mô 180 ha. Long An có 8 khu, Cần Thơ 3 khu, Tiền Giang 2 khu, các tỉnh còn lại mỗi tỉnh có 1 khu công nghiệp. Bên cạnh đó, các tỉnh còn lập ra 177 cụm công nghiệp với diện tích hơn 15 nghìn ha.

+ Đường bộ: Hệ thống đường bộ quan trọng nhất là quốc lộ 1A. Ngoài ra, có các quốc lộ 30, 53, 54, 20, 21, 80, 91, 91B, 12.

+ Đường sắt: Bộ Giao thông Vận tải đang tính toán khả thi của dự án xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.

+ Cảng biển: Đường sông - kênh - rạch tạo thành một mạng lưới liên kết các tỉnh với nhau với hệ thống kênh rạch chằng chịt bao gồm 197 con sông, kênh, rạch. Các cảng nội địa trải khắp mạng lưới các tuyến đường thủy như cảng Mỹ Tho, Cao Lãnh, Trà Nóc, Long Xuyên,…

+ Hàng không: Đường hàng không với sân bay Trà Nóc (Cần Thơ), Rạch Giá và Phú Quốc đang được khai thác.

- Điều kiện xã hội: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất hội cư của nhiều tộc người, trong đó chủ yếu là người Kinh (90%), người Khơme (6%), người Hoa (2%), còn lại là người Chăm.

+ Tín ngưỡng, tôn giáo: tôn giáo chính ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Phật giáo và tự do (không theo tôn giáo nào).

+ Giáo dục, y tế:

Đến năm 2010 có 5 trường đại học, 2 phân hiệu đại học và 18 trường cao đẳng. Tiếp tục hỗ trợ cho số trường trung học sư phạm chuẩn bị đủ điều kiện cần thiết để nâng cấp thành trường cao đẳng sư phạm.

Đã được đầu tư từ vốn ngân sách và nhân dân đóng góp để xây dựng bệnh viện, trạm y tế xã, phường, cơ bản xoá được xã trắng về trạm y tế.

Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương