Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này



tải về 0.68 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.68 Mb.
#2956
  1   2   3   4


đất quảng

TẠP CHÍ SÁNG TÁC - LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

HỘI VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT QUẢNG NAM

Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ

Số 107 (229) - Xuân Quý Tỵ - 2013





Trong số này:

VĂN

*Người sống mãi cùng mùa xuân đất nước - Bùi Công Bính (4)

*Duy Sơn Đại sư - Đỗ Nhựt Thư (17)

*Nhịp điệu thời gian - Nguyễn Tấn Cả (28)

*Góc tết xóm chài - Lý Thị Minh Châu (30)

*Đêm giao thừa - Vĩnh Hiền (32)

*Ngày xuân bói Kiều - Tường Linh (49)

*Phố gần - Lương Mỹ Linh (52)

*Căn nhà mùa xuân - Vũ Thị Huyền Trang (56)

*Chút bùi ngùi hương tết - Phi Khanh (65)

*Gói thuốc rê của ngoại - Đặng Trương Khánh Đức (69)

THƠ

*Nguyễn Hưng Hải *Nguyễn Bá Hòa *Nguyễn Giúp *Nguyễn Thanh Mừng


*Phạm Ngọc Sinh *Nguyễn Quốc Việt *Đào Tấn Trực *Đinh Huyền *Phạm Tấn Dũng
*Ngô Phú Thiện *Nguyễn Đông Nhật *Nguyễn Đức Dũng *Nguyễn Hoàng Sa *Đỗ Thượng Thế *Nguyễn Hàn Chung *Mai Thanh Vinh *Ngô Thị Thục Trang *Trần Ngọc Trác
*Nguyễn Tường Văn *Lê Tấn Quỳnh *Lê Thị Điểm *Phan Chí Thanh *Nguyễn Hải Triều
*Phương Dung *Nguyễn Tấn Sĩ *Nguyễn Thị Thanh Thảo *Đào Đức Tuấn
*H. Man *Trương Đức Tới *Thái Bảo-Dương Đỳnh *Nguyễn Thành Giang
*Nguyễn Cường *Võ Văn Trường *Huỳnh Trương Phát

NHẠC

*Mùa xuân hát trên cây tùng - Nhạc & lời: Vũ Đức Sao Biển (82)

*Khúc quê - Nhạc & lời: Hồ Xuân Hương (83)

*Theo bước mùa xuân - Nhạc: Thanh Đính - Lời: Thơ Tố Hải (84)



VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

*Bước qua năm mới (Fay Weldon-Anh) - Trầm Thiên Thu dịch (86)



DÒNG CHẢY VĂN HÓA

*Từ ăn tết tháng Tý đến ăn tết tháng Dần - Lê Đức Luận (90)



NGHIÊN CỨU-LÝ LUẬN-PHÊ BÌNH

*Bền bỉ những khát vọng - Huỳnh Minh Tâm (94)

*"Biến thiên" trên những vùng miền dân ca - Phan Văn Minh (103)

*Thiên nhiên tươi đẹp trong nghệ thuật kiến trúc Chăm - Võ Như Diệu (109)

*Bình bài thơ "Sắm tết" của Hữu Thỉnh - Nguyễn Ngọc Phú (113)

TRÀ DƯ TỬU HẬU

*Lan man chuyện văn nghệ và... rắn - Phùng Tấn Đông (115)



VĂN HỌC - HỌC VĂN

*Ký ức tết quê - Hoàng Nhật Tuyên (121)

Thơ của: Lê Hồng Thiện, La Trung, Mai Hoàng Hanh

NHỊP SỐNG VĂN NGHỆ - HỘP THƯ

Bìa 1: Chợ Tết (Tranh sơn dầu của Lê Lộc)

Phụ bản: Lê Lộc, Thái Bích Thuận, Đặng Kế Cường, Huỳnh Hà, Đặng Kế Đức,
Trần Đức, Mai Thành Chương, Vũ Trọng Anh...


Minh họa: Trần Đức, Võ Như Diệu, Đông






Thân gửi bạn đọc, bạn viết!

Hơn một năm qua, khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra hết sức căng thẳng. Nhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng những giải pháp kịp thời, triệt để của Chính phủ, của từng cấp chính quyền, tình hình kinh tế, xã hội nước ta vẫn ổn định và phát triển khá toàn diện. Riêng với Quảng Nam, GDP năm 2012 đạt 11,5%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng với sự gia tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lên mức 40,9% và 38,9%... Nhờ vậy, tết Quý Tỵ 2013 này, hương sắc mùa xuân quê hương vẫn rất chan hòa và ám áp; mỗi người càng thêm tin vào tương lai, tiếp tục phấn đấu vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.

Trong khí sắc tân xuân nồng nàn của đất trời và những hy vọng ngập tràn ấy của lòng người, Tạp chí Đất Quảng ra mắt giai phẩm đặc biệt với sự góp mặt của nhiều tác giả ở khắp mọi miền đất nước. Bằng cách tiếp cận và những góc nhìn rất riêng, mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật trong giai phẩm này đều là một tiếng nói chân thành và đầy trách nhiệm về công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Trong đó, có cả những vấn đề lớn và rất thời sự như tái cấu trúc nền kinh tế; xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiểm điểm 15 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tình hình thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới... Cùng với đó, còn có rất nhiều những cảm nhận tươi tắn, phấn chấn về sự phát triển của quê hương, đất nước; những rung cảm tinh tế về vẻ đẹp của mùa xuân đất trời, mùa xuân lòng người; những hồi ức sâu đằm về tết xưa; những thăng hoa bất chợt trước một cuộc sống đang rạo rực...

Và, tất cả những cảm xúc ấy trong giai phẩm Xuân Quý Tỵ - 2013 này cũng chính là kỳ vọng, là thông điệp mà các văn nghệ sĩ và Tạp chí
Đất Quảng
muốn chuyển đến mọi người, thay cho lời chúc xuân tin yêu và nồng ấm!...

Tạp chí ĐẤT QUẢNG

Bùi Công Bính

Người sống mãi

cùng mùa xuân đất nước


Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một nhân vật vĩ đại! Là con cháu của Bác, chúng ta có niềm tự hào chính đáng ấy. Còn nhân dân thế giới lại gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vĩ nhân mà lịch sử loài người đã sinh ra.

Nhà thơ Cu-ba Phêlích Pita Rôđơrighết đã viết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những con người kỳ diệu ít có, những con người như những tảng đá lớn làm nền cho nhân loại!"(1).

Năm 1970, một năm sau ngày Bác mất, nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Vì sao thế giới nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh

Như một niềm tin, như dũng khí

Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh

Hôm nay, hơn 40 năm Bác Hồ đã đi xa, nhân loại vẫn đang nói về Người, viết về Người với lòng kính yêu trân trọng.

Nhà báo Nicô Sơvác, người Urugoay kể lại: "Năm 1961, tôi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Matxcơva. Được biết tôi từ Urugoay tới, Chủ tịch hơi nheo mắt lại, vuốt chòm râu một cách khoan thai và Người bắt đầu tả về cảng Môntêviđêô, về ngọn đồi ở trong cảng và phong cảnh thủ đô ở gần cảng. Tôi liền hỏi, làm sao mà Người biết được những chi tiết đó? Người trả lời:

- Bởi vì tôi đã tới đó, tới Môntêviđêô.

- Đồng chí đã đến đó?

- Vâng... trên một chuyến tàu hàng của Pháp.

- Đồng chí làm gì trên tàu?

- Làm phụ bếp. Tôi gọt khoai tây cho cả tàu.

Lúc ấy, tôi thật không ngờ, vị lãnh tụ thần thoại của nhân dân Việt Nam trong khi bôn ba trên thế giới, đã đặt chân tới tận vùng miền Nam của châu Mỹ Latinh"(1).

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có lần viết: "Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy thật lạ lùng, là một người Việt Nam trẻ tuổi, vừa đến thủ đô Pari không bao lâu, đã thâm nhập ngay được vào đời sống chính trị tại đó, làm những việc cực kỳ quan trọng đối với dân tộc mình, đối với các dân tộc thuộc địa, và góp phần hình thành chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân Pháp"(2).

Ông Giăng Xanhtơni người Pháp, viết: "Ngay từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên với ông Hồ Chí Minh, tôi đã có cảm tưởng rằng con người khắc khổ đó, với bộ mặt thể hiện đồng thời sự thông minh, mưu trí và tinh tế, là một nhân vật thượng đẳng.

Sự hiểu biết văn hóa rộng lớn, trí thông minh, những hoạt động phi thường và lòng vô tư tuyệt đối, đã làm cho uy tín của Người, và lòng tin của nhân dân đối với Người, không có gì so sánh nổi"(3).

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại nổi bật, vì cuộc đời trong sáng của Người gắn liền với sự giản dị và khiêm tốn, một tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời.

Tiến sĩ triết học Sacơrabôrôty, Viện nghiên cứu Tagore ở Ấn Độ, đã viết: "Cụ Hồ mặc quần áo giản dị, nói những lời giản dị, cách xử sự và tính nết giản dị, viết bằng thứ ngôn ngữ giản dị, xuất hiện một cách giản dị, với vẻ mặt tươi cười làm tỏa ra một sự trong sáng của một tâm hồn giản dị...".

Ông còn viết tiếp: "Cụ Hồ nói bằng tiếng nói giản dị, bằng những câu ngắn gọn và rõ ràng, tránh lối nói văn hoa hay trùng lắp, mang thẳng ý nghĩa của lời nói tới tâm can người nghe. Cách nói giản dị, cởi mở là đặc tính riêng của cụ. Cụ ưa dùng cách nói ấy ở bất cứ đâu, với những người có học hay không có học"(1).

Một nhân vật nổi tiếng khác lại nói: "Nếu ai muốn tìm một vài từ có thể tóm gọn được cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì đó là sự hết sức giản dị và hết sức khiêm tốn của ông"(2).

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một cộng sự gần gũi và được sống nhiều năm bên Bác, lúc kể lại lần gặp Bác đầu tiên ở Quảng Châu năm 1926, khi ông cùng mấy chục thanh niên học sinh được sang dự một lớp học ở đấy, đã nói: "Điều tôi muốn nhấn mạnh là Hồ Chí Minh lúc bấy giờ và Hồ Chí Minh lúc cuối đời cũng vẫn chỉ là một con người ấy, cũng dáng dấp ấy, một con người mà lúc gặp ngay buổi đầu ai nấy đều thấy rõ đấy là một con người giản dị, rất hiền từ, có sức hấp dẫn lạ thường với người xung quanh, và để lại cho người ta những ấn tượng sâu sắc"(3).

Thời đánh Mỹ, có một nhà báo nước ngoài đến thăm và viết về cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Bài viết ca ngợi nhân dân ta với đầu đề: "Tấm gương Việt Nam, bài học Việt Nam". Bác biết và đã thành thực góp ý với nhà báo trẻ: "Thay đầu đề đi bạn ạ. Bạn đừng gọi chúng tôi là những tấm gương, những bài học, mà nên gọi là những kinh nghiệm Việt Nam. Thế là đủ".

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người phi thường và xuất chúng. Mặc dù giữ những địa vị cao, nhưng được gặp Người, ta cảm thấy ngay sự gần gũi, cởi mở và thân thiết. Đúng như nhà thơ Việt Phương đã viết: "Đến bên Người ta thở dễ dàng hơn". Nghĩ đến Bác, không ai nghĩ đến chức vụ cao nhất của Bác là Chủ tịch nước, hay Chủ tịch Đảng, mà chúng ta chỉ nghĩ đến một người Bác mà ta kính trọng nhất, ngưỡng mộ nhất.

"Hồ Chí Minh là một con người của chủ nghĩa nhân đạo theo ý nghĩ đầy đủ nhất" (Phạm Văn Đồng).

Người đã từng lấy áo của mình khoác lên vai một tù binh Pháp.

Với những người lầm đường theo địch, Bác bảo cần có chính sách khoan hồng. "Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn!". Năm 1948, viết thư chúc thọ cụ Phùng Lục, một người hăng hái đóng góp vào quỹ kháng chiến, nhân dịp cụ thượng thọ 90 tuổi, Hồ Chủ tịch xưng cháu: "Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn cụ, và trân trọng chúc cụ sống lâu, mạnh khỏe, để kêu gọi con cháu ra sức tham gia công việc kháng chiến và kiến quốc". Trong một lần chụp ảnh kỷ niệm với các đại biểu tôn giáo, người ta đã đưa ra một chiếc ghế dựa, đặt ở phía trước để Bác ngồi, Bác đã mời cụ Hà Văn Quận - một giáo dân cao tuổi nhất ngồi, còn Bác đứng bên cạnh cụ để chụp ảnh.

Anh em được gần Bác kể lại: "Bất kỳ nhận được thứ quà gì gửi biếu, Bác cũng đều đem chia hết. Cái thì để biếu các bạn quốc tế, cái thì gửi cho thương binh, hay tặng các cháu mẫu giáo.

Một lần, anh em trong phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ở Pari gửi về biếu Bác một hộp kẹo ngon, trong đó có hạnh nhân. Đây là thứ kẹo hồi hoạt động ở Pháp Bác rất thích. Anh em bàn nhau quyết giữ hộp kẹo này để Bác ăn. Nhưng buổi chiều, Bác đã gọi đồng chí phụ trách lên, bảo:

- Có món quà miền Nam quý lắm, chú ạ. Chú Trần Bửu Kiếm gửi về biếu cho hộp kẹo, có hạnh nhân ngon. Anh em ta ở đây chưa được ăn hạnh nhân bao giờ. Chú đem chia cho anh em ăn.

- Báo cáo Bác, chúng cháu đã xem rồi. Hộp kẹo không có nhiều. Anh em ở đây lại khá đông. Thôi lần này Bác giữ để dùng, rồi lần sau anh em sẽ có.

Nhưng Bác Hồ bảo: "Lần sau lại có chuyện lần sau. Quà miền Nam quý lắm, Bác muốn chia cho các chú. Nhiều thì mỗi chú một cái. Ít thì anh em chia nhau hai người một cái. Chia đều cho anh em nếm!"(1).

Bác Hồ của chúng ta là như thế đấy. Của ngon không giữ một mình! Chợt nhớ có lần Bác nói: "Chúng ta không sợ thiếu. Chỉ sợ không công bằng".

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn, một nhà nhân văn lớn. Một con người yêu thiên nhiên và luôn gắn đời sống hàng ngày của mình với thiên nhiên. Khi ở trong rừng Việt Bắc cũng như khi trở về thủ đô Hà Nội, Người luôn ưa thích mái nhà sàn giản dị, phóng khoáng, với những hàng cây, ao cá, những bồn hoa do chính tay mình trồng và chăm sóc.

Và một điều ít người nói đến, là trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ở trong nước cũng như nước ngoài, Bác Hồ thật sự không có ngày nghỉ, và ngày nào cũng như ngày nào, bao giờ cũng có chương trình làm việc cụ thể. Bác chỉ có những giờ phút nghỉ ngơi ít ỏi, ấy là lúc gặp các cháu thiếu niên và nhi đồng, nhất là gặp đồng bào và chiến sĩ miền Nam trong thời chống Mỹ, hoặc những lúc xem phim vui tối thứ bảy cùng với con, cháu của các đồng chí làm việc ở chỗ Bác.

Cả cuộc đời của Hồ Chủ tịch là dành cho nhân dân. Người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, cùng với Đảng đem lại Độc lập, Tự do cho dân tộc và Hạnh phúc cho nhân dân. Người yêu quý con người, chia sẻ đau buồn với những người mất mát, bao dung độ lượng với những người lầm lỗi và hối cải, suốt đời chăm lo cho việc giáo dục người tốt, việc tốt.

Nhà thơ Yến Lan đã viết:



Nghĩ về Bác, nghĩ biển trời

Muôn hòa sự sống, nắng soi tâm hồn...

Nghĩ về Bác, nghĩ Hiếu Trung

Nhân dân vẹn nghĩa, non sông trọn tình

Nghĩ về Bác, nghĩ hy sinh

Kiệm Cần rất mực, Chính Liêm tuyệt vời

Nghĩ hoài về Bác, Bác ơi!

Mỗi lần nghĩ, một chân trời mở ra!

Bác đi xa đã hơn 40 năm, nhưng trong lòng chúng ta không lúc nào vắng Bác. Người vẫn sống mãi cùng chúng ta trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, sống mãi cùng những mùa xuân đất nước.



B.C.B

ngUYỄN HƯNG HẢI

Cuộc đời thật nhất
Khi tất cả mọi người ngay ngắn ngồi nhìn ra trước cửa

Bác lại đi lên từ phía cuối hội trường

Người không muốn đến thăm theo xếp đặt

Đất nước còn nghèo mà đâu đó phô trương
Rất nhiều nơi đến thăm, Người đi thẳng xuống bếp

Mở lồng bàn xem mỗi khẩu phần cơm

Không thể nhớ bao lần Người ngồi cùng chiến sĩ

Làm bóng cây che mát giữa thao trường
Người đã quen cơm nắm, muối vừng

Không muốn làm phiền ai, dù chỉ là chốc lát

Hoa thơm nức hội trường mà không ai biết

Rằng Bác đang nghĩ về những người trồng hoa

chưa đủ áo cơm
Người đã quen đi lên từ phía cuối hội trường

Không thích đứng ở bục cao diễn thuyết

Đã có lần Người cởi áo cho cụ già đỡ rét

Khi phải vì mình mà có mặt chỗ người đông
Sự xếp đặt phô trương làm Bác chẳng vui lòng

Vì xếp đặt phô trương thường không thật

Mà đời Bác là cuộc đời thật nhất

Không đứng ở trên cao Người ở giữa đồng bào...

N.H.H


NGUYỄN BÁ HÒA

Bốn mùa hy vọng
Đâu chỉ có mùa xuân

Phố phường vui như hội

Những tấm lòng chờ đợi

Hạnh phúc đến nhiều hơn
Đâu chỉ có mùa xuân

Trẻ con đòi áo mới

Cụ già vui khấp khởi

Khăn đóng áo the thâm
Đâu chỉ có mùa xuân

Nhà ai thơm nếp mới

Chiều ba mươi chưa tới

Đã xanh nồi bánh chưng
Đâu chỉ có mùa xuân

Nụ hôn dài bất tận

Quên áo cơm lận đận

Xích lại gần nhau hơn
Đâu chỉ có mùa xuân

Nghĩa trang đầy hoa Tết

Giữa đôi bờ sống chết

Hy vọng cứ trào dâng
Đâu chỉ có mùa xuân

Căng phồng bao hy vọng

Cả bốn mùa sôi động

Đất nước mãi mùa xuân...

N.B.H


NGUYỄN GIÚP

Bản tặng cho giấc mơ
Vẽ giấc mơ lên lá

Lá xanh hơn những ngón tay

Từ ấy em thuộc về những gì tinh khiết

...như sương mai như môi thắm xuân thì
Khúc ca ngày sang đêm rộn rịp

Ngắt một chồi thơm lộc trỗi

Em xôn xao áo mỏng xuống giao thừa
Khẽ một cánh chuồn vỡ mau theo nắng

Tôi đứng nhìn tháng giêng qua vội

Nhưng nhức bãi đồng bóng mẹ căm căm
Chiều buộc vào tôi những vô hình cố xứ

Em mai sau còn giữ được lời nguyền?

Con chim trên rừng con cá dưới sông

Đừng vội xô cây xô sóng mà lá rụng

con chim bay con cá quẫy

...ánh trăng chìm
Tháng ba, vẽ giấc mơ lên đường cày

Cha gieo mồ hôi mẹ gieo sợi tóc

Sao con lại gặt một trời tha hương?
Mạ non khát khao ngày lúa

Lúa rạo rực mang thai và sinh dưỡng những nụ mầm

Vần vũ góc trời quê kiểng...
Tôi vẽ giấc mơ lên khuôn mặt của chính mình.

N.G


NGUYỄN THANH MỪNG

Trái ớt xanh

ở ga Trà Kiệu

Tặng Đình Hy


Đột nhiên cây ớt trái xanh

bất ngờ Trà Kiệu đã thành lưu hương

giòn tan trong bữa cơm thường

người trần tục lỡ độ đường phù hoa

 

Kinh thành Sư Tử chiều tà



áo xiêm vũ nữ đã xa nghìn trùng

lặn vào trái ớt khoan dung

để cho lữ khách bổ sung tiếng khà

 

Nghe môi mắt Áp-sa-ra



vấn vương giữa cõi ta bà long đong

trùng tu đầu lưỡi cay nồng

con tàu tịnh độ trong lòng sân ga...

N.T.M






PHẠM NGỌC SINH

Thăm lại quê xưa
Lâu lắm rồi, về thăm lại quê xưa

Cây vú sữa sân nhà bao lần kết trái

Mẹ già tảo tần mừng con ngày trở lại

Tấm lưng còng trĩu nặng gánh chồng con
Dẫu lớn khôn đi khắp nẻo đường

Cánh võng ru mẹ bây giờ vẫn giữ

Bụi tre ngà trưa hè, nơi con thường ngủ

Ầu ơ... ru hời... Cha dãi nắng dầm mưa
Vách tranh nghèo, nằm nghe tiếng vọng xa xưa

Tuổi thơ một thuở quây quần chia nhau củ sắn

Bài đồng dao râm ran những đêm trăng sáng

Nhớ thương vô ngần tiếng dế gáy đêm đêm
Tết đến rồi, quê nghèo lắm phải không em

Lát bánh thơm, mẹ dành cho con nhỏ

Phút giây giao thừa, ba vẫn thường nhắc nhở

Đói sạch cho thơm, không phụ đức tổ tiên mình
Đã lâu rồi về thăm lại chốn sinh thành

Đường làng rộn vui, bóng cây xanh lộc biếc

Bầy trẻ nhỏ tung tăng áo quần ngày Tết

Bạn bè ôm nhau, sống lại tháng ngày qua
Một nén nhang thơm trước vong linh ông bà

Thấy có lỗi: những vô tình lơ đễnh

Dáng quê hương trong từng bước chân khôn lớn

Nhớ nghe em, nơi ta khóc chào đời...

P.N.S
NGUYỄN QUỐC VIỆT



Một ngày bỗng xuân
Những chiếc lá xoay trong chiều gió cuốn

Tự tình nhạc khúc rong chơi

Quên mùa xuân hoa cài, nắng đổ

Lững thững chuyến mây, ngơ ngác ánh nhìn
Dìu dịu một tiếng chim chuyền cành xa vợi

Mà hững hờ nơi nắm giấu bàn tay

Tôi nằm nghiêng nghe mùa lướt qua vai áo

Ô kìa! Một tán bàng non xanh
Đã hẹn mùa xuân từ cái nheo mắt rất hiền

Nơi chậu hoa tôi trồng vào một đêm bão táp

Lấm tấm nụ cười - hoa nở biếc

Bàn tay tôi gieo chút xuân giữa trần
Tôi tự soi qua ô kính mờ hơi thở

Là chân dung mình phác họa từ bụi đất

Tôi úp mặt vọng mùa lành

Trong tiếng thở của mặt trời rất mộc
Rồi một sớm mai vươn vai thức giấc

Nhận ra hình hài mình bỗng nhiên đổi khác

Tiếng lòng ta thao thức

Khi đất trời khễnh bước vào xuân...

N.Q.V


ĐÀO TẤN TRỰC

Mẹ như cánh đồng đầy gió
Vần vũ một đời

mẹ thành người thiên cổ

tôi ngây ngô trẻ dại

em ngây ngô trẻ dại

nửa đời đắng đót ngược xuôi
thuở mẹ gánh thời gian

như người gánh đêm tối chạy về phía bình minh

nhưng chỉ gặt được cánh đồng đầy gió

mấy mươi năm rát mặt
tôi làm cuộc hành trình khai hoang lại

từ cánh đồng tay mẹ

những đường cày phẳng phiu mang ước mơ người gieo hạt

như dòng sông đầy nắng

như cánh cò ca dao
hạnh ngộ của niềm vui

thiếu công ơn người khai đất

khác nào sự trống vắng không gì khỏa lấp...

đầy tay!

Đ.T.T


ĐINH HUYỀN

Năm mới
Thả buổi chiều xuống dòng sông trôi

ta ngồi bên góc quán

ly rượu cuối ngày vơi chậm

nghe xuân tràn kẽ chân
Đã bạc rồi bờ lau triền bãi

huống gì ta pha sương

làm sao xóa nếp nhăn ánh mắt

hái nụ cười trăng xanh?
Bên kia bờ mẹ đợi

hoa đậu lợp vàng cánh đồng khát vọng

ký ức xưa ùn về

vẽ chân dung thời gian
Chia chút ấm nồng mùi bánh chưng bánh tét

gởi khói hương tỏa lan trời đất

hạnh ngộ giao thừa

xuân đâu chỉ riêng ai...

Đ.H



Đỗ Nhựt Thư

Duy Sơn đại sư

Truyện ngắn
Tổng Trung Thọ dù gà đã gáy canh năm từ lâu vẫn mờ mịt khói sương. Núi Chúa phía đông, hòn Ngang phía bắc, núi Cà Riền phía tây như những bức bình phong án ngữ sự thông thoát, phát đạt của dân chúng xứ sơn địa này.

Ấm chè xanh chát đậm đã sang tuần thứ hai, cụ Lê vẫn trầm tư không nói với con cháu lời nào.

Lê Duy Đài thưa cha:

- Nhà ta bị triều đình để ý, đày ải đến nơi thâm sơn cùng cốc này sau việc cụ Lê Duy Lương nổi dậy, gia đình ta lại liên quan đến vụ Tân Tỉnh của cụ Hường, giờ cha lại cho anh Tú theo cụ Huỳnh, cụ Nguyễn về Huế thi Hương..., con lo sẽ tốn kém, cực khổ mà không thành...

Cụ Lê nâng bát nước chè nhìn đứa cháu trai khỏe mạnh, thông minh đĩnh ngộ, gương mặt thanh tú, vầng trán cao rộng, ánh mắt sáng ngời, đặc biệt là có linh tính bén nhạy... thấy lòng ngập tràn niềm vui:

- Cha vẫn hy vọng dòng máu hoàng tộc ta vẫn chảy, cha con ta đã truyền hết sở học cho nó, sau nhà Nguyễn Tây Sơn gia tộc ta đã biết thêm nghề thuốc làm sinh kế. Nay đang thời thuộc Pháp, hoàng thượng chắc cũng nhẹ tay, nếu không nó đâu là ông tú sau kỳ thi tam trường tại kinh đô năm Đinh Dậu...

Duy Sơn hăm hở:

- Thưa cha, con được huyện đưa về tỉnh học, được Mã Sơn tôn sư chú ý, tin rằng khoa Canh Tý này sĩ tử Quảng Nam sẽ vang danh thiên hạ. Các huynh đệ sức học đáng phục lắm đó, thưa cha.

Cụ Lê thăm dò:

- Ngoài Huỳnh, Nguyễn... nghe nói tú Trần cũng nổi tiếng lắm...

- Dạ. Thưa nội, theo con Trần Thai Xuyên xuất sắc hơn cả, huynh ấy lại có chí khí hơn người, thường phê phán những điều sai trái -giọng tú Lê bỗng trầm đầy u uất. Chúng con rất căm giận bọn Pháp đô hộ...

Cụ Lê thở dài:

- Ta rất buồn các con ạ. Ngoài trời này có trời khác, bao năm triều đình ta theo nhà Thanh tưởng rằng đất nước họ là trung tâm thiên hạ, nào ngờ bọn Tây dương dân chủ, văn minh và phát triển quá sức tưởng tượng, nhiều việc ta tưởng như chuyện thần tiên. Dòng họ ta nên góp sức mình vào trào lưu chấn hưng xã tắc.

Lời Duy Đài vẫn đầy bi quan:

- Lần này tú Sơn ra kinh có lấy được cử nhân không đây? Con lo lắm!

Cụ Lê cười vang:

- Anh này... không được thì nó về bốc thuốc, xem phong thủy giúp dân làng cũng tốt vậy. Giờ nó tài giỏi hơn cả cha con mình rồi mà anh lại lo.

- Nhưng làng Trung Thọ ta nằm trong cuộc đất “phát sĩ bất phát quan” cha ạ.

- Thế thì tốt chứ sao. Anh lại quên lời thánh rồi, chẳng nhớ câu “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” ư?

Trời ửng nắng, cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc, đẹp mà buồn như cuộc đời những người dân chân chất nơi đây.

*

* *


Chánh tổng Thân đến làng Trung Thọ kiểm tra sau vụ làng không nộp đủ tô tức. Hương trưởng Năm nhăn mặt đau khổ:

- Mong cụ Chánh xem, nước thì nhờ trời lấy gì cho lúa ngô kết hạt, lại chim chuột, voi khỉ phá quá, dân làng đành thúc thủ, làng có lập tờ bẩm báo nhờ cụ sức giấy lên huyện biện bạch giùm, lũ hương mục chúng con không dám quên ơn.

Tổng Thân mặt lạnh nhìn lý trưởng Dần:

- Ông lý đây nghe báo chỉ đôn đốc lấy lệ, tổng ta bị phủ huyện chú ý sau vụ Tân Tỉnh, các ông không lo, mục gông cả đám.

Dần nhũn giọng:

- Dạ bẩm cụ tổng, chúng con căng sức lắm đâu dám trễ nãi, dân giờ cứng đầu cứng cổ lắm, mà cũng ớn -y le lưỡi, rủi gặp mấy tay văn thân như cụ Hường thì chúng ta đầu lìa khỏi cổ.

Bất giác tổng Thân đưa tay lên cổ, thời buổi nhiễu nhương quá, bọn Pháp, Nam triều lại Cần vương... Nơi đây xa xôi cách trở, rừng thiêng nước độc, đi lại khó khăn, chỉ độc đạo qua đèo Le xuống đồng bằng. Cái đèo thấp mà dài như thục đạo nan, mỗi lần xuống huyện về đến nhà là coi như một lần sống lại. Cọp beo còn nhiều dù huyện phủ đã tổ chức quân binh săn bắn mỗi năm hai bận... Lão sực tỉnh, ngó lý trưởng Dần:

- Muốn êm vụ này thì các ông phải lo riêng gấp rưỡi năm qua đó nghe, nhất là mật ong. Mẹ nó, mấy thằng tây lại thích nhất món này tặng vợ. Cao hổ, cao khỉ thì chẳng bao giờ đủ, các quan dưới kính biếu quan trên nhặng xị. Chúng ta cũng phải bồi bổ chút chứ.

Lý Dần ngọt nhạt:

- Dạ! chúng con sẽ cố. Dạ... dễ chi cụ tổng đến làng xin kính mời quý tôn ông đến nhà dùng ly cao hổ cho giãn gân cốt.

...Rượu vài tuần, bỗng chánh Thân nhỏ giọng:

- Tôi muốn đến nhà cụ Lê nhờ xem giúp thế đất tốt để cải táng phụ thân mà cứ ngài ngại thế nào...

Hương Năm giọng tôn kính:

- Đúng là dòng dõi tôn quý, nghĩ cũng tội, bị đày ải đến xứ núi này mà vẫn ung dung làm ăn, nhã nhặn với làng xóm, lại chí thú nuôi dạy con cháu, gìn giữ gia phong, chữ nghĩa kinh người, cả nhà xứng đáng được dân làng kính trọng, nhất là tú Sơn, tu thân đủ cả nhân nghĩa, lễ, trí, tín.

- Ừ. Nếu gặp thời họ xứng đáng là quan phụ mẫu của chúng dân - lý Dần tiếp lời.

Tổng Thân trầm ngâm, cuộc rượu giảm khí thế hẳn:

- Huyện quan cũng nể nang lắm, các báo cáo hàng năm của làng tổng chúng ta nên kheo khéo. Cả tổng mang ơn gia đình họ.

Hương Năm trầm giọng:

- May có ông Đài chứ không cha tôi đã xuống lỗ mấy năm rồi.

- Mà giỏi thật, từ ông đến cha chừ đến tú Sơn đều giỏi cả nho y lý bốc, cứu giúp dân làng. Tổng ta thật may mắn mấy ông ạ.

Hương Năm phấn khởi:

- Tú Sơn năm ni mà đỗ cử nhân là tổng ta làm lễ vinh quy bái tổ thật to đấy cụ tổng nhé. Nghe anh Nguyễn nổi tiếng thế mà còn nể tài đấy.

Tổng Thân ưu tư:

- Tôi sợ khí chất nho sĩ của họ qua vụ cụ Hường sẽ làm khó cho tú Sơn.

Trưa, nắng vàng nhuộm cả trời sơn cước. Dòng sông Thu vẫn êm đềm trôi lặng lẽ, những chiếc ghe chài nhỏ bé chở nặng những con niêng, con trắm vẫn quăng lưới làm tung lên những bông hoa nắng đẹp như ngọc.

*

* *



Sáng ngày vọng trọng thu năm Tân Sửu ấy, gần như dân làng Trung Thọ đều tề tựu đến đình làng dự bàn việc chung. Một không khí căng thẳng xen lẫn âu lo làm gương mặt những người nông dân vốn khắc khổ thêm phần thảm não. Nắng vàng tươi làm rạng rỡ những bãi ngô bạt ngàn xanh tốt, cảnh mùa thu đẹp man mác nơi thung lũng khá nguyên sơ này vẫn không làm lòng người dịu lại đôi phần.

Vụ việc nghiêm trọng đến nỗi tri huyện Bình phải huy động lính lệ bảo vệ để vượt đường đèo nguy khó mà đến dự từ cuối giờ thìn, chức sắc của tổng, làng đều có mặt. Bọn tuần đinh căng thẳng áo đẫm mồ hôi lo giữ gìn trật tự, họ đau khổ cười khi bị các vị cao niên làng tộc mắng la.

Lễ tế thu đã xong, ba dãy bàn được bày ra trong ngôi đình rộng rãi, những cột, kèo, bàn ghế bằng gỗ lim qua thời gian lên nước đen trũi, chắc nịch. Tri huyện ngồi bàn giữa vẫn có được cái ung dung của một vị quan cai trị vùng sơn địa, phía sau là bàn viên thư lại ghi chép vụ việc, hai viên đội nghiêm trang hầu tả hữu, dãy bên hữu là các vị chức sắc của tổng, làng; bên tả là các vị tiên chỉ, những già làng đạo cao đức trọng, đặc biệt gia đình cụ Lê được trân trọng mời ngồi đầu dãy. Tú Sơn, khoảng 30, sau đận bị cấm thi khoa Canh Tý thần thái như điềm đạm hơn, thể hiện sự đạt đạo. Lê vẫn thường tâm sự, rằng việc xuất xử, bình thiên hạ đâu cần chi một vùng rộng lớn, một nhà, một làng, một tổng cũng đã khó thay, hồ chi giờ đây cả nước đang rối ren như canh hẹ.

Các vị cao niên, trung niên... phân ngồi lớp lang theo thứ bậc lệ làng trên các chiếu hoa mới rợi, ngoài sân dân làng đông nghịt đứng im tề chỉnh.

Chánh tổng Thân khúm múm đứng lên:

- Kính lạy quan, kính thưa quý quan viên, các cụ tiên chỉ và dân làng, hôm nay làng ta mở cuộc hội để giải quyết vụ việc xâm phạm đất làng gây nên bao chuyện khốn đốn cho dân chúng. Việc đã báo lên huyện, quan và cả làng đều rõ, đã làm phiền đến quan tri phải quá bộ đến giải quyết. Việc đã rõ, ty chức không nhắc lại làm mất thời giờ vàng ngọc của quan tri. Xin mời quan huấn dụ.

Huyện Bình từ tốn đứng lên, hai viên đội thét lên đầy uy dũng:

- Nghi...ê...m!

Không khí như đông lại, cả đình im lặng như tờ, nếu có ai chú ý sẽ thấy cụ Lê khẽ nhếch mép khinh bạc.

Giọng quan huyện vang ấm nhã nhặn:

- Thưa cụ Lê, cụ Đài, Lê huynh, cùng dân làng. Hôm nay bản chức đến đây không phải để thi hành chức phận quan viên mà là để thỉnh cầu Lê gia vì dân làng mà ra tay giúp đỡ, đó cũng là việc an dân trong toàn hạt. Kính mong các vị thương dân, vị nghĩa, vị tình mà cứu dân làng thoát khỏi nạn này... Bản chức tuy là huyện quan nhưng sức học có hạn, chỉ võ vẽ đôi ba chữ thánh hiền còn y lý thì đành chịu, nay cúi mình xin Lê huynh vị nhân nghĩa mà ra tay cứu độ, dùng sở học cao siêu phá giải được huyệt Kim Kê mà không động đến mộ phần, nêu cao nhân nghĩa... Hương trưởng Năm đâu, mau trình bày vắn tắt vụ việc đến nay cho mọi người cùng rõ.

Thì ra cách đây hơn năm, vụ việc bắt đầu từ chuyện gà làng không còn gáy như lệ thường, ốm o quặt quẹo, thử đem qua làng khác thì gà làng vẫn gáy, tươi tỉnh hẳn lên, dân làng mua gà nơi khác đem về làng đều không gáy. Rồi đến chó không sủa, việc làm ăn ngày càng thất bát, dân làng nhiều người mang bệnh mà không tìm được nguyên nhân, gần đây một số trẻ có triệu chứng câm điếc, ngu ngơ. Làng, tổng rồi huyện xôn xao, ra sức tìm hiểu, phòng trị đủ cách vẫn không cải thiện được tình hình.

Gia đình cụ Lê cũng bị ảnh hưởng nhất định. Bằng năng lực cao siêu, nhất là tú Sơn có giác quan thiên phú về phong thủy, đã nghiên cứu diễn biến vụ việc và họ biết chắc long mạch bị xâm phạm.

Cụ Lê giảng giải: Long mạch dưới lòng đất chẳng khác gì những xa lộ của người dương trần, thần khí của con người không thể tiếp cận lâu với ánh nắng mặt trời nên thường phải di chuyển dưới lòng đất theo các mạch khí. Chính vì vậy thầy phong thủy phải có đủ khả năng hiểu biết và tìm kiếm được mạch khí dưới lòng đất, tìm được huyệt mạch để đặt mộ, tính toán được vận khí lưu thông dưới lòng đất để biết được giá trị long mạch lớn hay nhỏ, thiện hay ác.

Cha con tú Sơn ra công lặn lội mấy tháng trời, đi khắp làng khảo tra phong thủy, xem từng huyệt mộ của làng, từng thế đất, mạch khe giữa rừng rú cỏ cây che phủ, rắn rít đầy dẫy. Hương mục cùng dân làng tự nguyện theo phục dịch với hy vọng chứa chan, họ biết chỉ có gia đình cụ Lê mới đủ sức cứu họ qua cơn hiểm họa.

Rồi nguyên nhân cũng được khám phá, ông phát hiện một ngôi mộ chôn tại mé thấp gần chân đồi Sé, kè bằng đá ong kết dính, có bia chữ Hán, hướng chính của ngôi mộ nhìn ngay giữa làng. Ông đặt địa bàn của Trung Hoa xưa đầy những chữ Hán, nhắm các hướng viễn, cận của ngôi mộ, rồi lấy giấy bút tính toán, lý giải về thế huyệt, mọi người nín thở hồi hộp chờ đợi. Lúc sau, ông nói với mọi người: Thế huyệt mộ này gọi là Kim Kê, mộ mới được cải táng tại đây ngoài ba năm, là mộ người thân của bọn khách trú, lén cải táng vào đây, mộ đã kết phát. Làng ta ở ngay trước đầu “gà vàng” đã phát nên gà không gáy, tiếp theo là chó không sủa và nguy hại cao nhất là sẽ có nhiều người câm, uất trí không còn làm ăn, sinh hoạt được như bình thường. Ngược lại, con cháu của người nằm trong mộ sẽ làm ăn phát đạt, học hành đỗ đạt, phát quan...

Dân làng ồ lên mừng rỡ, công kênh ông lên reo hò vang dội, họ cáng ông về làng, cả làng vui như hội. Khi chùng lòng họ đòi phá ngôi mộ ấy, ông khuyên giải hết lời mà chưa ngã ngũ, việc ồn ào lan ra cả huyện. Nhiều nho sĩ vốn đầy nhân nghĩa lại khuyên ông tìm cách giải thế khó này mà không động mộ để chứng tỏ cho thầy phong thủy Tàu biết nước ta cũng có tài năng siêu việt mà đầy nhân tình.

Thế là làng tổ chức hội dân vào dịp tế thu này.

Tú Sơn đứng lên:


Minh họa: TRẦN ĐỨC

- Bẩm huyện quan, kính thưa các quan viên cùng dân làng, qua nhiều ngày suy ngẫm, để phá thế Kim Kê mà không động mộ nhằm tỏ rõ lòng nhân của dân ta, tôi định dùng thế Ngô công ứng phó. Ta sẽ đào một con mương bên hữu ngôi mộ có hình con tít, dẫn nước từ bàu Lớn ra sông Thu. Gà vốn thèm ăn tít nên nó sẽ ngoẹo đầu nhìn về hướng núi Chúa. Nước chảy như con tít đang sống làm gà thèm khát phải nhìn mãi. Sơn tĩnh là âm, thủy động là dương, huyệt kết phải âm dương giao hội, nay ta giảm dương thì khí mạch huyệt Kim Kê suy nhược vậy.

Mọi người òa lên một tiếng như lệnh vỡ, đồng loạt quỳ lạy tú Sơn như tế sao. Huyện Bình xúc động rưng rưng, ông bước tới trước tú Sơn bái tạ:

- Lê huynh! Thần kế! Thần kế! Xin nhận bản chức ba lạy bái sư.

*

* *


Tiếng gà gáy làm sinh động cả một miền sơn cước yên bình. Làng Trung Thọ lại phục hưng an ổn, lại đẹp mơ màng và buồn man mác, những tai ách hai năm trước đã lùi về quá khứ.

Huyện Bình được tú Sơn dẫn đi chỉ dẫn các thế huyệt được ông cho hình tạo từ đất, nước, đá núi, cỏ cây... trong khu vườn nhà rộng rãi, các cụm lan rừng nhiều loại được bài trí khắp nơi nở những cánh hoa tươi đẹp mê hồn, không gian tỏa một mùi hương thanh khiết, thoát tục.

- Lê huynh, dù huynh không cho ta bái sư vì khiêm cung nhưng nhận ta làm bằng hữu khiến ta cảm động tận đáy lòng. Hai năm nay thỉnh thoảng được gặp huynh, học được nhiều điều hữu ích thiết thực làm ta xấu hổ với lối học từ chương, lý thuyết của Nho gia...

- Ấy! Nguyễn huynh! Nho giáo là đạo trị nước muôn đời. Nếu ai cũng đạt chính danh thì xã tắc sẽ thanh bình. Con ra con, cha ra cha, dân phải phận, quan xứng đáng là quan là phúc muôn đời cho trăm họ. Tiếc là...

Tiếng chó sủa gắt ngoài cổng làm tú Sơn dừng lời. Một vị khách lạ dáng như khách trú, y phục lầm bụi, mồ hôi đẫm lưng ngần ngại bước đến. Phía cổng là mấy chú khách thường lên trao đổi sản vật với dân làng thò thụt. Người khách lạ đến trước hai người, nhìn tú Sơn dò hỏi:

- Ngài là Duy Sơn đại pháp sư?

- Tôi chỉ là nho sĩ Lê Duy Sơn thôi.

Người khách bỗng sụp xuống lạy tú Sơn, khóc rống:

- Đại sư! Đại sư! Mong rủ lòng cứu giúp, xin dân làng tha cho tội chết.

Tú Sơn đỡ người khách đứng lên:

- Xin mời ông vào nhà uống nước, ta nói chuyện.

Thì ra đây là một người Tàu có nghề phong thủy, có bà con là Hoa kiều cư trú tại Minh Hương, thường theo ghe lên bán buôn hàng hóa. Y qua nước ta theo bọn ấy tìm long mạch để cải táng phần mộ tổ phụ mong dòng họ hưng thịnh, ngôi mộ lén táng tại thế đất Kim Kê là do y. Con cháu đang phát, hai năm nay lại gặp họa, y biết ngôi mộ đã bị hóa giải và người chủ trì việc ấy phải là bậc kỳ tài.

- Đại sư! Mong ngài rủ lòng nhân thương xót, cháu con tại hạ đã có người câm điếc, mất trí, đại sư!...

- Tôi đã biết và vẫn ngóng chờ ông. Nếu tôi không giải thì làng tôi tan nát, hậu quả lớn gấp bội những tai ách của chi họ nhà ông. Lỗi là do ông tiên vi thủ. Nay ông đã sang tận đây thì xin mời ông hóa giải, nhưng nếu thế độc thì dân làng không để cho các ông yên đâu.

Lão khách lắc đầu buồn bã:

- Sở học tại hạ có hạn, cúi xin đại sư mở lượng hải hà.

Nhân tâm lay động, tú Sơn nhận lời.

*

* *



Thời gian vẫn lặng lẽ trôi, làng Trung Thọ vẫn như một bức tranh thủy mặc, đẹp mà buồn. Tú Sơn giờ vang danh khắp một vùng địa linh nhân kiệt, rất nhiều kẻ xin bái sư nhưng ông chỉ nhận những người có nhân nghĩa làm đệ tử, ông sợ những gã vô lương tâm lợi dụng sở tài để làm điều trái đạo.

Lại một buổi trưa mùa thu hai năm sau đó, nắng vẫn vàng ươm trên bãi ngô xanh biếc. Mâm lễ vật của lão khách Tàu đầy sơn hào hải vị, nậm rượu Hạnh Hoa thôn đã vơi lưng nửa. Lão nâng chung rượu, giọng lễ phép:

- Đại sư! Xin nâng ly rượu quý. Rượu ngon, mỹ nhân chỉ dành cho bậc danh tướng, quân tử, tại hạ dựa hơi đại sư mà có chung này, xin mời... -lão nốc cạn. Tại hạ bao năm vẫn thán phục cách hóa giải thần sầu của đại sư. Cây đa ấy làm con Kim Kê giảm chú tâm vào con rết, hai bên đều tai qua nạn khỏi. Lại được bình thường là mừng. Mới hay được bình thường là quý nhưng ta hay vọng động gây lắm điều tai hại.

Tú Sơn cảm khái:

...Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu

Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu

Nhân sinh tại thế bất xứng ý

Minh triêu tản phát lộng biên chu.

(Lý Bạch)*

Lão khách ngớ người đánh rơi chung rượu. Tú Sơn nhếch mép cười kiêu bạc.



Đ.N.T
Nguyễn Tấn Cả

Nhịp điệu thời gian



Tản văn
Những rộn ràng của phố phường làm bước chân ta không còn thảnh thơi, trái tim ta lại gấp gáp nhịp đập hối hả ngày mới. Đã bao mùa rồi, ta vội vã lướt qua nhau, không kịp thâu vào mắt mình mảng rêu xanh khỏa thân trên góc tường nhà. Rêu hoang sơ tắm gội, thỏa thuê tươi tắn, chẳng cần biết cuộc sinh tồn hạn hữu. Còn ta thì mãi bận bịu với những nỗi chi chi, ôm riết bóng mình chạy lúp xúp trên đường đời vô định. Chiều xuống rồi mà bóng người thì cứ dài thượt ra...

Đôi khi ta muốn trở về với những ước mơ ngày thơ bé. Những mơ ước giản đơn, thánh thiện trong tâm khảm trẻ thơ luôn làm ta mủi lòng đến tội nghiệp. Rồi thời gian qua đi, ta càng nhận ra người này dễ dàng đạt được ước mơ của mình, còn người kia thì đánh đổi cuộc đời cũng không thể nào chạm vào con cá vàng mơ ước. Nhưng có hề hấn gì đâu, ta coi ước mơ là niềm khát vọng để vươn tới những cái hiện hữu, như mùa xuân là mơ ước của đất trời, hạnh phúc là mơ ước của bao người đấy thôi.

Mỗi bước chân đi bao giờ cũng vương vấn những ưu tư tạo hóa. Ta hãy lắng nghe bước thời gian chầm chậm qua cành cây khóm lá: có bước đi ngượng nghịu, e ấp của chồi non; có bước đi lao xao, miên man của tàu lá. Ta mê mẩn ghim vào lòng những sắc hoa, và lâng lâng với làn hương quyến rũ. Để rồi thấy yêu hơn cái sắc vàng hoa cúc đại đóa trong tiết lập xuân. Cúc tỏa lên nền trời màu kiêu sa, đài cát, phả lên làn da ta nụ cười thanh tao, mãn nguyện.

Có khi nào trở lại cái cảm giác ngày xưa, lòng ta vỡ òa vui sướng lẫn kinh ngạc khi bắt gặp vườn hoa vạn thọ trải dài bên vệ đường. Đôi mắt ta lúc ấy dường như khang khác, bàn tay run rẩy nâng chén hoa vạn thọ, làn môi mơn man những cánh vàng ươm ưởm đến dị thường.

Đời hoa vạn thọ kéo dài như ý nghĩa tên gọi trìu mến của hoa. Vạn thọ âm thầm cất giữ trong mình một cuộc trường sinh dâng hiến cho vạn vật. Hoa lặng lẽ nở vào cuối đông, vội vàng đơm nụ đón xuân, rồi tỏa tròn ngày hạ. Lá hoa vạn thọ ướp vào bàn tay người mùi thơm dìu dịu, quý hóa như lá đinh lăng, ân cần, thơm thảo như ngọn húng. Để mỗi lần úp mặt xuống hoa vạn thọ, lòng ta rưng rưng thương mẹ nhớ cha mà trông về quê kiểng. Cài hoa vào quá khứ, ta chợt nghe bước chân người xưa vọng về những mùa hoa bình dị, thiêng liêng!...

Chuyện kể nhà Phật có nhắc đến hoa Ưu Đàm, một loài hoa ba ngàn năm chỉ nở một lần, báo hiệu một vị Phật giáng sinh. Nhìn cây hoa bé tí trong tấm hình trên báo, ta chợt nghĩ đến hàng lông mi của mẹ. Những sợi lông mi giống như những cây hoa Ưu Đàm, linh ứng bao điềm lành mà mẹ luôn dành cho ta. Phải chăng mẹ cũng là vị Bồ Tát giáng sinh để cứu vớt, nuôi dưỡng ta thành hình hài như hôm nay?

Một sớm mai thức dậy, ta thấy vòng tuần hoàn trời đất đang chuyển dần vào xuân. Rồi đến ba ngàn năm sau, cái vòng xe luân hồi tiếp tục quay đi, chắc chắn ta sẽ không bao giờ thấy dáng mẹ ta hiện hữu trong cõi đời rất thực. Vậy thì có muộn màng gì đâu, trong đêm trừ tịch, ta nấu cho mẹ một nồi nước lá thơm, ta pha cho mẹ một chén trà gừng, ta khẽ khàng hôn lên đôi mắt mỏi mòn của mẹ. Giữa khoảnh khắc ấy, mùa xuân trào dâng lên niềm xúc động lạ kỳ. Vạn vật sinh sôi, nẩy nở, ngập tràn sự bao dung, độ lượng.

Và cây Ưu Đàm sẽ nở hoa, nở trong sự linh diệu, viên mãn của trời đất, nở vào mắt mẹ ta những niềm vui lấp lánh. Ta thấy cuộc đời này còn nhiều ý nghĩa biết bao, đáng chiêm ngưỡng biết bao. Xin cảm tạ mùa xuân, cảm tạ mọi người đã cho ta được sống với những bước đi “nhịp điệu” vĩnh hằng của thời gian!



N.T.C

Lý Thị Minh Châu

Góc tết xóm chài
Hoàng hôn trên những xóm chài dường như rất dài, đó là lúc những người con của sông mải miết đuổi theo đàn cá chờ trăng tung tăng đớp bóng.

Khi thiên hạ tranh nhau sắm tết, nhà nhà quây quần bên mâm cỗ ngày cuối năm thì những người đàn bà xóm chài vẫn còn ngồi đâu đó nơi góc chợ quê để mong bán được những con cá cuối cùng do chồng bắt được. Bọn trẻ xóm chài không được người lớn cho lên thuyền thì chúng sắm cần ra câu mé sông, đôi khi bọn chúng cũng câu được những con cá lớn. Đó thật sự là niềm vui, niềm kiêu hãnh của trẻ con làng chài.

Những ngày cận tết với phụ nữ làng chài thật vất vả khi mà trong khoang thuyền của chồng đầy ắp cá, tôm. Họ tất bật gồng gánh về chợ, mồ hôi nhỏ giọt, nụ cười lo lắng trên môi. Khi tờ lịch chiều ba mươi rớt xuống, họ mới được thảnh thơi ngồi quây quần cùng gia đình bên mâm cỗ vừa tất niên, vừa rước ông bà. Sau bữa cỗ, dưới ngọn đèn leo lét vì khói bếp, khói nhang, những xấp lá dong mới được bày ra để gói tất cả đảm đang, tần tảo. Dăm ký nếp, ít thịt heo, ít đậu xanh cũng làm nên hương vị mùa xuân ngọt ngào cho cả gia đình. Khi bếp than đỏ hồng giữa những hòn đá chịu lửa, nồi bánh chưng sôi sùng sục là lúc đàn ông dàn trận ly tách, chén tạc chén thù. Đàn bà, con nít tắm gội, là phẳng áo quần chuẩn bị đón xuân. Bàn hương án của cánh dân chài thật đơn sơ, một bình bông, vài quả cây vườn, dăm nén nhang, đôi câu đối đỏ mua ở chợ. Tất cả đều được các mẹ, các chị lo từ trước.

Hồi đó, hoa rừng còn nhiều. Ngoài hoa mai, hoa rẽ quạt nở quanh năm trên những trảng cỏ ven sông. Lúc nhàn rỗi, người ta nhổ chúng lên lấy củ phơi khô để dành. Để có hoa chưng tết, người ta lấy chúng ra ngâm nước âm ấm một ngày rồi trồng; canh đúng một trăm lẻ năm ngày là hoa nở. Những năm mưa nhiều, nắng dữ hoa nở không đúng ngày người ta phải lên rừng tìm hoa mai, hoa lan...

Ở cái xóm chài bé tẹo này hình như nhà nào cũng na ná nhau, cả tiền tài, vật chất, cả lời ăn tiếng nói. Hình như khuôn đất, mạch nước làm cho mỗi địa phương có một cái gì đó rất riêng không thể trùng lặp. Ngày tết người già nhất xóm là người đạp đất đầu tiên cho mọi nhà. Lúc đầu chỉ mình ông ta, đến đâu ông cũng rủ chủ nhà đi theo nên nhà nào được chúc tết cuối cùng cũng phải chọn. Đó là căn nhà rộng rãi, đủ lớn để chứa hết cả xóm, đủ rượu để cả xóm nhâm nhi, chúc tụng. Nói thế, chứ xóm chỉ mười mấy nóc nhà, đi dăm phút là hết, thậm chí trẻ con trong xóm ai cũng thuộc tên, ai cũng sai bảo được. Có một căn nhà chung, đó là trường học của xóm, là nhà cô giáo. Cô giáo ở xa vào đây dạy học, đôi ba năm mới về thăm quê một lần. Tới lui thăm nhau riết rồi thân thiện như người trong nhà, cô giáo là thành viên không thể thiếu trong các ngày lễ hội của xóm. Ngày tết, người ta biếu cô giáo bánh mứt, hạt dưa, mắm cá - các loại mà nhà họ có, mang theo luôn trong sáng mồng một, chẳng kiêng cữ gì. Cô giáo độc thân, vui tính nên cả xóm cũng vui theo, hát hò đủ các kiểu cho tới khi trời tối mịt mới vãn tuồng. Dẫu nghèo mấy thì xóm cũng nghỉ ngơi, ăn tết đủ ba ngày. Sau đó, người ta mới dong thuyền ra sông. Mồng bốn là hết tết rồi, ai về việc nấy. Đàn ông mang theo bịch rượu lên thuyền nhâm nhi như muốn kéo dài thêm chuỗi ngày hạnh phúc bên nàng xuân. Đàn bà lại quảy lên vai quang gánh.

Mùa xuân cứ thế đến rồi đi, hoa rẽ quạt nở rồi tàn và bọn trẻ chúng tôi ngày một khôn ra.



L.T.M.C

Vĩnh Hiền

Đêm giao thừa

Truyện ngắn
Quán nửa khuya vắng vẻ, chỉ có hai người khách. Lão già ngồi ở chân bậc cấp phía đông của quán, đàng trước là biển cả bao la rì rào tiếng sóng. Chàng nghệ sĩ ngồi bên trong quán, ở một cái bàn kê gần hàng hiên, ngay trước ghềnh đá cao có một cây cổ thụ nghiêng tán bù xù che phủ mái ngói, gần như kín cả mé tây này. Nửa đêm trừ tịch, quán không còn đón khách vãng lai. Ông chủ quán đang ngủ trên ghế bố kê ngay giữa phòng, gần hòn non bộ có ba tảng đá châu đầu lại thành thế thiên địa nhân, ôm lấy tượng Phật Di Lặc đang ngoác miệng cười vô tư. Mọi vật yên tĩnh, chìm sâu vào không gian mờ tối, hư ảo của đêm giao thừa vắng lặng.

Chàng nghệ sĩ nâng ly rượu Martel lên, nhìn nghiêng, thấy đã gần cạn. Chai rượu còn hơn hai phần ba, để cạnh gói Lucky, ly nước đá và đĩa hạnh nhân đã vơi quá nửa. Chàng rót thêm rượu vào ly, đứng dậy, đi quanh quán tìm xô đá ban nãy ông chủ đã tới lấy đi. Xô đá nằm ngoài bậc cửa phía đông, chỗ lão già đang ngồi bất động. “Xin lỗi,” chàng nói khẽ, “tôi lấy chút đá”. “Ừ... đá... đá một đời rong rêu. Lăn hoài mà vẫn còn nhiều tồn sinh”. Lão già lầm bầm, bỗng cười khúc khích khi quay đầu lại nhìn chằm chằm vào chàng nghệ sĩ đang ngồi xổm lấy đá bỏ vào ly soda. “Ông còn rượu không?” lão già hỏi. Chàng nghệ sĩ nhìn vào ly đá không đặt kề ly rượu đã cạn của lão già. “Ừ, còn. Trong kia,” chàng nói và đứng dậy, tay cầm theo xô đá. Chàng liếc nhìn lão già, đoạn nói: “Trời đang trở lạnh đấy. Hay ông vào trong kia ngồi uống với tôi. Rượu Remy Martel còn hơn nửa chai. Uống một mình cũng phí”. Lão già lồm cồm đứng ngay dậy, hai tay cầm hai ly không đung đưa trước mặt. “Tửu mà không phùng tri kỷ được hả? Remy Martel. Cao cấp. Tôi đang uống rượu ngọc dương đặc sản của quán. Lạt phèo như nước ốc. Bỏn xẻn một đời lão chủ”.

Hai người đi vào quán, ngồi xuống cái bàn của chàng nghệ sĩ. Rượu được rót ra ly. Nâng cốc chạm nhau. “Sắp qua năm mới. Chúc ông”, chàng nghệ sĩ nói và uống một hơi. “Chúc nhau một chén vô thường. Thường đâu thì cũng con đường long rong”, lão già nói chậm chạp, cố nốc hết ly rượu. Giữa quán ông chủ bỗng thức giấc, lục đục một đỗi rồi nói vọng lên: “Sắp giao thừa rồi. Chúc mừng năm mới hai vị”. Phía xa xa bên trên thành phố pháo hoa bỗng nổ lụp bụp, bắn những chùm ánh sáng bảy màu đẹp mắt lên bầu trời đêm tối thẫm. “Chúc mừng năm mới, ông chủ Lưu”, chàng nghệ sĩ nói và lại rót rượu vào hai ly. Im lặng. Pháo hoa càng lúc càng thi nhau bắn vọt lên trời từ đủ hướng. Không khí se lạnh xung quanh. Mái đầu cổ thụ rì rào cùng sóng biển bên dưới, xa ngoài kia. “Ông đang nghĩ gì vậy?” lão già chợt hỏi. “Tôi?”. Chàng nghệ sĩ nhìn lão già một đỗi rồi nói: “Không nghĩ gì cả”. “Ha!” lão già chồm người tới trước, nhón lấy một hạt hạnh nhân bỏ vào miệng, vừa nhai rào rạo vừa nói: “Sao ông biết ông không nghĩ gì? Con người ta sinh ra có một khối óc màu xám xù xì và một quả tim màu nâu đỏ cũng xù xì. Óc và tim không cho phép con người ta không được suy nghĩ gì. Khi ông nói ông không suy nghĩ gì là ông đang nghĩ về chuyện ông không suy nghĩ gì, phải vậy không? Óc và tim đâu có bao giờ cho phép con người không suy nghĩ gì dù chỉ trong một sát na. Ha! Vậy ông làm nghề gì?” - lão già lỏ mắt ngó chàng nghệ sĩ chăm bẳm. “Làm nghề gì để có tiền uống Remy Martel?”. Chàng nghệ sĩ xoay xoay ly rượu trong tay rồi nói, “Làm người”. Lão già bật cười, “Ha! Làm người... Tôi đi chân rụng hai hàng. Kịch đời múa máy chưa tàn canh thâu”.

Ông chủ Lưu bỗng đi ra đứng gần mái hiên, nói trổng: “Pháo hoa đẹp nhỉ!”. Lão già ngước mắt lên nhìn bầu trời đêm đang lung linh





Minh họa: VÕ NHƯ DIỆU

những chùm pháo hoa đủ màu sắc. “Pháo hoa mà đẹp cái gì?” - lão nói, “Chẳng qua chỉ đủ lì xì đầu năm”. “Tôi làm nghệ sĩ hát rong”, chàng nghệ sĩ bỗng nói, “Và tôi kiếm ra tiền nhờ làm nghệ sĩ hát rong”. Chàng ngửa người ra sau lưng ghế. “Ha!” lão già nói, “Trót làm nghệ sĩ hát rong. Cho nên ông cứ thong dong có tiền!”. Ông chủ Lưu xịch đến bên bàn của họ, “Hai vị có dùng chút bánh chưng dưa món không?”. “Món nào cứ hãy chưng ra. Bằng không trong bụng xót xa cũng phiền”, lão già nói và đứng dậy. “Ngồi với nghệ sĩ chán phèo. Chẳng thà ta cút một lèo cho xong”. Chàng nghệ sĩ vươn tay ra nắm lấy tay lão già, “Ông là người ưa đi náo hoạt cuộc đời đó hả?”. “Gì?” lão già ngó xuống, hấp háy đôi mắt tinh anh sau cặp kính cận dày mo. “Ông muốn làm thơ không?” - lão hỏi giọng nhừa nhựa, “Muốn thì làm với tôi”. “Không, tôi chưa muốn làm thơ”, chàng nghệ sĩ nói, “Ít ra là lúc này... làm với ông”. “Rất hay!” lão già lại ngồi xuống ghế, nhìn chăm bẳm vào chai rượu Remy Martel, “Rất hay giữa lúc giao thừa. Bỗng dưng lại muốn làm thơ chúc đời. Chúc ông một tuổi nên người. Chúc tôi một tuổi lại mười người nên. Chúc anh chúc chị tân niên. Bà con cô bác có tiền đầy rương. Chúc tôi một cõi vô thường. Lúc về lại nhớ con đường mình đi”. Lão tự rót rượu cho mình và chàng nghệ sĩ. Lão nâng ly lên nói, “Ông may mắn có tôi trong đêm giao thừa này. Cũng như tôi may mắn có ông trong đêm giao thừa này. Ha! Ta về mộng mị ban sơ. Ra đi như thể chưa bao giờ ở đây”. Lão cụng ly vào ly chàng nghệ sĩ đánh cạch một cái, đưa ly lên miệng uống cạn rồi đứng dậy, hơi loạng choạng, đi thẳng đến giữa quán, gần cái ghế bố ông chủ Lưu đang ngồi. “Chào bạn già cả già nua”, lão nói lớn hết cỡ, “Chúc bạn năm mới te tua cái lòng. Còn tôi thì cứ long rong. Đến khi nào hết lòng thòng te tua”. Lão già đi xuống các bậc cấp, ra giữa sân, nhảy cẫng lên, hai tay vung quanh mình. “Chúc mừng hội tụ đất trời. Chúc mừng ta lại gặp người đãi ta. Đãi ta một cõi ta bà. Để rồi năm tháng còn là gì đâu”.

Lão đi thẳng xuống con đường độc đạo dẫn lên quán rượu trên đỉnh đồi. Từ xa còn nghe giọng lão loáng thoáng vọng lại: “Còn là gì đâu mà cầu? Có chăng là chút rượu bầu túi thơ...”.

Chàng nghệ sĩ bỗng nói với ông chủ Lưu: “Tôi bỗng có một ý lạ để làm ra một cái gì đó mới mẻ hơn, ông chủ Lưu à”. “Ờ,” ông chủ Lưu nói và tự rót cho mình một ly rượu whisky pha soda.



V.H

PHẠM TẤN DŨNG

Thôi mùa xuân đáy mắt
Còn con nắng chiều vàng vọt

Tôi trở lại nơi đây

Gió không hát nắng không chiếu

Đảo không nói

Biển không nói gì
Còn con còng biển vô tư trôi

hoa lông chông không buồn nở

trong đáy mắt thiếu phụ đảo nhỏ

quạnh vắng khung trời quạnh vắng âu thuyền
Khung trời ấy trải dài trên mặt biển

mắt môi mặn cát

xa thẳm đến nơi không có đường chân trời

và đôi ngực thanh xuân như hai nấm mộ gió

Biển lặng lâu rồi mà sóng cứ đâu đâu
Chỉ còn tôi với chiều tà Lý Sơn

hắt hiu Chùa Hang phiêu phiêu Chùa Đục

Tôi tìm hoa muống biển trong Âm Linh tự u trầm

hoa không nở và mùa xuân chẳng về trên núi lửa đã tắt
Chỉ còn cánh hải âu mỏng manh chỉ đường

Tôi lần tìm về phía đụn cát vàng

nơi có hố mắt buồn tênh đảo xa

như ngầm chỉ căn phần không có mùa xuân

Biển với tôi

Tôi với đảo

Mộ gió của người

Hay mộ gió của tôi!...

P.T.D


Ngô Phú ThiỆn

Khoảnh khắc giao thừa
Chếnh choáng giữa men đời - men rượu

em cùng ta nâng cốc đón giao thừa

điệu nhạc nào đẫm ướt cơn mưa

vẫn từng giọt rót lòng ta thảnh thót
Hương đêm tan trong vị đời chua ngọt

bàn tay thô chén rượu cứ bâng khuâng

nghe giọt đắng vơi dần theo năm cũ

đêm trừ tịch níu niềm riêng khắc khoải

cố giấu mình sao vẫn gọi: Xuân ơi!
Em sinh ra

ta đã lỡ vào đời

đường gió bụi chai sần chân lãng tử

vết xước cuồng si

phải bao phen chế ngự

để bây giờ tỉnh tỉnh... say say.
Sao em bận lòng có mặt đêm nay

để kịp mừng xuân hay chuyển giao thế hệ?

không

ta sẽ nói với em vạn lần không thể

khi tóc trên đầu có bạc sợi nào đâu!
Đêm giao bôi

tạo hóa nhỡ cơ cầu

phút linh diệu em mang tình xuân đến!

N.P.T


NGUYỄN ĐÔNG NHẬT

Từ biệt

(gửi Lê Thị Vân Anh)


Đêm. Tôi thức dậy lúc ba giờ. Và buổi sáng ấy

tưởng như sờ thấy được. Khi đưa tay bật công tắc đèn

tôi ngỡ chạm vào mặt em lạnh giá.
Có phải đó là lần chia tay cuối cùng của chúng ta.
*

Trong câu chuyện rời

tôi đã nói như mê

về buổi chiều mưa xám, con đường đầy gió sông Hương

một thân cây bị bóc trần giữa Đà Nẵng 1968

nẻo đất thơm bóng xanh những giờ trốn học năm 17 tuổi...
Tất cả, là câu chuyện hơn ba mươi năm trước.
Có thể em chẳng còn nhớ gì.

Nhưng em đang sống lại.

Khuất sau thời gian không có chia ly.
*

Và buổi sáng trên sân bay. Mùa xuân

chỉ còn nơi mắt em

ánh phản chiếu khoảng trời nhạt vấn vương

hàng cây phố lầu cao lơ đãng mây.

Lướt qua...
Chiếc mũ nhỏ màu xám của em

đã chìm trong náo nhiệt những thân người

những chiếc va ly lớn.

*

Tôi sẽ tiếp tục cuộc sống này

yên lặng đo sức căng của ngày chưa tới

và những năm tháng không còn

như em. Như nhiều người khác.

Chúng ta lướt qua gần nhau

và gởi lại bên lòng mơ hồ tiếng động.
*

Những tiếng ấy sẽ lớn dần

trong mỗi chúng ta

để chúng ta lại gặp nhau giữa ngày ra đi

như một mùa xuân phục sinh ứa máu.

N.Đ.N


NGUYỄN ĐỨC DŨNG

Ghi chép 2 câu
Tóc thu rồi tôi sương mùa lên mắt

Giọt trăng cổ sơ mấy rằm cũng khuyết
Đường xa lá thả nhớ rừng vân vi

Dấu chân vừa xóa gió dời ai đi
Chiều trôi bóng chim ngậm lời chưa hót

Hồi ngực trong tim nhói gì thảng thốt
Vai đèo cây vẫy hồn mây nhớ nhà

Lòng thung mắt cuội mở tròn xoáy hoa
Tọa thiền dáng núi quán mình vô thanh

Dòng sông tưởng niệm bài ca thác ghềnh...

N.Đ.D
NGUYỄN HOÀNG SA



Chạm dấu chân xuân
Gió cứ thổi mô đâu

Bỏ ngày se lạnh

Em ngồi phơi phong mùa vụ

Thơm mùi chân quê
Đường làng

Tím chiều xa ngái

Bước hụt bước thừa

Bước vào đâu cũng chạm dấu chân

Thuở em rằm

Khờ chạng vạng bới vết chân quen

Khoảng cách nào neo bến thời gian

Đi hoài chẳng đến

Con đường không tên dài hơn kiếp phận
Ta về

Khoác áo xuân muộn

Nắng chiều rớt lên vai

Ngọn gió nào thổi lệch lời xuân

Chân lạc vào bụi cỏ gai rơm rớm

Thơ dại giấu đường về
Phía ngoài mùa xuân ai gọi

Lời thoảng hương con gái

Ngan ngát bên trời tan vào xuân...

N.H.S
ĐỖ THƯỢNG THẾ



Người đàn bà

miền ngọc lan

(Với chị H.)


Chuyến xe cuối cùng mùa đông

Đỗ sớm mai nay
Người đàn bà miền ngọc lan

Cởi chiếc áo choàng đầy gió

Mở thắt voan cổ ngực đầy đêm
Đặt lên chiếc ghế gỗ thông cũ kĩ

Từng nốt mưa cực trầm

Và giọng khóc câm
Bên kia lời ru đời người

Câu thơ lộng vắng

Bay lên

Đôi cánh phiêu
Những bến bờ kiêu hãnh

Ánh ngày mọc trên da thịt

Thức dậy mầm chồi phấn hương

Thức dậy giai điệu tro lửa
Rượu từ cuộc xuân lưng chừng

Của nhiều năm trước

Nay người đàn bà một mình ngồi

Uống cạn cơn say dở.

Đ.T.T


NGUYỄN HÀN CHUNG

Tặng khan
trong giấc mơ hẻo lánh không có em bên ngày

mịt mù những cơn gió trốt trốt

anh xoay trong vòng xoay

về ư em

giấc mơ nào mà không bịn rịn níu tà áo em bay

quấn vào chân anh mỗi cuộc 
ngựa nản chân bon hì hi làm sao

rêm người những cơn thấp khớp

không có em mô tê răng rứa chọc ghẹo quấy phá

lưỡi nào có xương mà không vặn vẹo tò te

anh liếm đằng đẵng đắng chát
quýnh quíu giấc mơ con chuồn chuồn kim đậu giàn bông bí

không hay tuyết rơi vung vãi hành hạ chùm hoa trinh nữ

lẻ loi tàn tạ sau vườn

đứa nào tưới thẫn thờ lên hoa nhớ em quắn lưỡi
chờ xuân sang mà sợ xuân mục nát

nhìn sững những chiếc lá vàng rơi quanh co

còn kịp ngày mưa thưa dần theo đà tóc rụng?
những giấc mơ ly tan nhiều khi sum họp

những giấc mơ ly tán nhiều khi sum vầy

em như cành gai cào xước lên da rát thốn
ngày ngắn quá rồi

còn bày đặt tày gang...

N.H.C


MAI THANH VINH

Bóng xuân
Trở mình

đêm đã tàn canh

buồn vui thoáng chốc

loanh quanh một đời

trăng tàn

rơi giữa ngàn khơi

gieo thương nhớ

cũng đầy vơi bóng mình
ngõ chiều

khoe nõn nà xinh

mây vờn khóe mắt

đẩy tình chênh chao

ai như một đợt mưa rào

cho xuân nẩy lộc

nở bao nụ mầm

một biêng biếc

để trăm năm

xuyến xao cây lá

cho thăm thẳm đầy...

M.T.V


NGÔ THỊ THỤC TRANG

Khúc ba mươi
Như một nỗi buồn đã lắng xuống

Anh vẫn trong em

Lắng xuống và cô đặc
Giấc hai mươi đầy hoan ca

Đã dời khỏi trái tim em thiếu phụ

Mà giữa những chập chờn

Anh vẫn cười với em bằng ánh mắt không hé lộ điều gì
Em là người đến nhầm lúc anh mải đau

Và ra đi với đôi bàn tay nước mắt
Anh có đi tìm em?

Đã bao giờ bao giờ...
Như một nỗi buồn đã lắng xuống

Anh vẫn trong em

Lắng xuống

Lắng xuống
Và âm ỉ đốt em bằng thinh lặng.

N.T.T.T


TRẦN NGỌC TRÁC

Đánh đu
Ngoài trời cây đã trổ hoa

Mùa xuân lãng đãng cuộn qua sương mù.
Trong chùa sư tiểu tịnh tu

Lộc vàng bồ tát rưới từ bi tâm.
Mùa xuân em vẫn ước thầm

Sang năm mùa cưới đừng nhằm nhầm tôi.
Em nhầm, tôi sướng chắc rồi

Còn em tan vỡ duyên trời em say.
Em say ngày tháng rộng dài

Cho mùa xuân cứ ở hoài với em.
Đánh đu thế sự đã quen

Xin đừng gắp lửa mà nên bão bùng.
Mùa xuân rộn rã khôn cùng

Anh mơ một cõi phàm trần bình yên.

T.N.T


NGUYỄN TƯỜNG VĂN

Hoa lá bên trời
Đoái nhìn cố quận bên sông

Chiều nhen bếp lửa ấm nồng mù sa

Nón nghiêng thấp thoáng vườn cà

Nụ tầm xuân có vượt qua bão bùng
Người đi còn giọt thủy chung

Để ai điệp khúc bi hùng khôn nguôi

Thuyền xưa buông mái chèo xuôi

Ngàn lau ngơ ngẩn chơi vơi đôi bờ
Nỗi niềm đá tảng dại khờ

Mặc mưa nắng dội vào thơ một đời

Anh về mềm hạt sương rơi

Chợt nghe hoa lá bên trời sang xuân...

N.T.V


LÊ TẤN QUỲNH

Muối
Buông bàn tay

Lạc xốn xang

Buông ánh mắt

Lạc ngút ngàn cõi mưa

Nỗi buồn

Đem muối giấc mơ

Dửng dưng

Đem muối những lơ đễnh nhìn

Tháng năm ngậm ngọn giêng xanh

Dòng sông ngậm gió

Muối thành cỏ thơm

Buông dan díu giọt chuông ngân

Bỗng xưa xa nhớ

Bỗng tần ngần

Em...

L.T.Q


LÊ THỊ ĐIỂM

Ca dao sót lại
I.

Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng

Thương nhau chẳng đặng xin đừng lí lơi

Qua cầu nhặt ánh nhìn rơi

Tương tư ướt sũng một đời... ai hay?

 

II.



Chìm trong muối mặn gừng cay

Lấy nhau không đặng đừng say lối về

Cả đời vướng mái tóc thề

Phố phường khuất nẻo trăng quê mấy rày

 

III.



Sóng đời vỗ mặn dáng gầy

Ngoảnh trông rỗng tháng rỗng ngày mà đau

Lạy trời cho đến kiếp sau

Tơ hồng xe thắm tình cau với trầu...

L.T.Đ





PHAN CHÍ THANH

Nhiều khi
nhiều khi cố tình lầm tưởng

rượu sẽ giúp xoa dịu những nỗi đau

và quên đi những lọc lừa phản trắc

cùng những thói háo danh đang nhảy múa quanh ta
nhưng

rượu lại làm cho ta càng thấy cô đơn

lòng càng trở nên hoang vắng

tuyệt vọng cùng ta lê bước trên đường
chính lúc ấy

thèm được nghe ai đó gọi tên mình

và chợt nhớ ra

bữa cơm chiều đã nguội

có một người đang thức đợi chờ ta...

P.C.T


Tường Linh

Каталог: Uploaded -> file -> thuydung -> Tap%20chi%20-%20Ban%20tin
thuydung -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
thuydung -> TỈnh quảng nam
thuydung -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992
thuydung -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 10
thuydung -> Thông tư liên tịch 03/2001/ttlt-tchq-bng ngày 21 tháng 6 năm 2001 bổ sung, sửa đổi một số điểm quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2000/ttlt/tchq-bng ngày
thuydung -> Ban quản lý khu kinh tế MỞ chu lai dự Án cơ HỘi khu công nghiệp cơ khí Đa dụng và Ô TÔ TẬp trung chu lai
thuydung -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
thuydung -> QuyếT ĐỊnh quy định quản lý, sử dụng tiền thu được từ việc xử lý tang vật, phương tiện VI phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
thuydung -> TỈnh quảng nam số: 2615 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương