VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Thực trạng hệ thống phân phối, kinh doanh sản phẩm thép



tải về 5.51 Mb.
trang9/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21

2.3. Thực trạng hệ thống phân phối, kinh doanh sản phẩm thép

2.3.1. Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước


Trong những năm qua, ngành thép Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất với quy mô lớn, công nghệ và thiết bị hiện đại, nâng cao đáng kể năng lực sản xuất và tính cạnh tranh của sản phẩm thép trong nước.

Sau nhiều năm tăng trưởng chậm, năm 2014 thị trường thép Việt Nam đã phục hồi và tăng trưởng mạnh trong năm 2015 với lượng tiêu thụ tăng trên 20% so với 2014.

Bảng 2.29. Tiêu thụ thép thành phẩm trong nước từ năm 2011-2015



Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Tiêu thụ thép biểu kiến, nghìn tấn

9.697

10.956

11.769

14.441

18.487

Tăng trưởng, %

-8,3

12,98

7,4

22,7

28

Tiêu thụ theo đầu người, kg

110

123

131

161

198

Tăng trưởng, %

-12

11,8

6,5

22,9

22,98

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê và Hiệp hội thép Việt Nam

Sau khi sụt giảm năm 2011, năm 2012 có tín hiệu hồi phục, từ năm 2013 tiêu thụ thép biểu kiến của nước ta đã tăng và đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2014-2015 với tốc độ tăng trưởng 2 năm này lần lượt là 22,7% và 28%. Năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước tiêu thụ thép nhiều nhất trong các nước ASEAN. Tiêu thụ thép trung bình theo đầu người của nước ta năm 2015 đạt ~ 200 kg, thấp hơn mức trung bình của thế giới (208,2 kg).

Bảng 2.30. Tiêu thụ thép xây dựng giai đoạn 2011-2015



Sản phẩm

Sản lượng, 1000 tấn

2011

2012

2013

2014

2015

Thép XD

5.296

4.925

5.085

5.590

6.953

Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam

Năm 2011 và năm 2012 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng nên tiêu thụ thép xây dựng giảm kéo theo sản lượng thép xây dựng giảm theo. Tuy nhiên, năm 2013 nền kinh tế bắt đầu phục hồi nên tiêu thụ thép xây dựng tăng trở lại mặc dù không nhiều. Những năm tiếp theo, nhờ có chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kích thích tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nên sản xuất và tiêu thụ thép tăng dần. Năm 2015, tiêu thụ thép xây dựng trong nước là ~ 7 triệu tấn trong khi sản lượng sản xuất trong nước là ~ 7,2 triệu tấn. Như vậy, sản phẩm thép xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

2.3.2. Tình hình xuất, nhập khẩu thép của Việt Nam

2.3.2.1. Tình hình nhập khẩu


Do phát triển chưa đồng bộ và toàn diện nên hàng năm ngành thép nước ta phải nhập một lượng rất lớn nguyên liệu như thép phế, than cốc và một số thép đặc biệt. Tình hình nhập khẩu thép giai đoạn 2011-2015 được trình bày trong bảng 2.31.

Bảng 2.31. Nhập khẩu thép giai đoạn 2011-2015



Đơn vị tính: tấn

Chủng loại

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Thép phế

2.600.000

3.500.000

3.190.090

3.342.966

3.233.802

Phôi thép

878.000

444.000

353.599

598.355

1.704.050

Thép các loại

7.387.000

7.159.000

9.072.232

11.224.152

13.687.327

Tổng

9.987.878

10.659.444

12.615.921

15.165.473

18.625.179

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Thép Việt Nam

Số lượng thép nhập khẩu tăng từ gần 10 triệu tấn năm 2011 lên 18,6 triệu tấn năm 2015 với kim ngạch tương ứng là 7,5 tỷ USD và 9,0 tỷ USD. Trong đó, ngoài những chủng loại trong nước chưa sản xuất được thì vẫn có cả những chủng loại trong nước đáp ứng được.

* Những chủng loại trong nước chưa sản xuất được

- Thép tấm cán nóng: Lượng thép tấm cán nóng (bao gồm cả thép tấm hợp kim cán nóng và thép tấm các bon thông thường cán nóng) nhập khẩu năm 2015 là 9,2 triệu tấn, chiếm khoảng 50% tổng khối lượng thép nhập khẩu. Chủng loại thép này trong nước chưa sản xuất được và là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội, tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo, v.v... Lượng thép nhập khẩu của các chủng loại thép này trong năm 2015 tăng khoảng 25% so với năm ngoái (7,3 triệu tấn) chủ yếu là do nền kinh tế đã hồi phục tốt, các ngành sản xuất tăng trưởng vững chắc dẫn đến nhu cầu thép dùng cho xây dựng, sản xuất, chế tạo trong nước tăng cao.

- Thép hợp kim dạng thanh, que, hình, dây: Các chủng loại thép này có khối lượng nhập khẩu ước đạt 2,0 triệu tấn, tăng 36% so năm 2014. Trong số 2 triệu tấn thép hợp kim dạng thanh, que, hình, cuộn nhập khẩu có đến 1,95 triệu tấn nhập khẩu từ Trung Quốc (chiếm 94%). Lượng thép này được nhập khẩu chủ yếu phục vụ thép chế tạo.

- Thép không gỉ dạng thỏi đúc, sản phẩm thép không gỉ cán nóng khổ rộng từ 600 mm trở lên: Khối lượng nhập khẩu thép không gỉ ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thỏi thô khác, bán thành phẩm của thép không gỉ, các sản phẩm thép không gỉ cán nóng khổ rộng trong năm 2015 ước đạt 630 nghìn tấn, tăng hơn 40% so với năm 2014 (440 nghìn tấn).

Như vậy, khối lượng nhập khẩu các sản phẩm chính trong nước chưa sản xuất được trong năm 2015 ước đạt 11,8 triệu tấn, chiếm gần 77% tổng lượng thép (không tính thép phế) nhập khẩu. Các chủng loại thép này khi nhập khẩu vào Việt Nam không gây nhiều ảnh hưởng đến sản xuất ngành thép trong nước.



* Nhập khẩu các chủng loại thép trong nước đã sản xuất được

- Tôn phủ, mạ, tráng: Tôn mạ, tráng, phủ các loại có khối lượng nhập khẩu lớn, khoảng 1,3 triệu tấn, tăng hơn 70% so với năm 2014 (750 nghìn tấn). Việc gia tăng nhập khẩu các loại tôn mạ, tráng, phủ do lượng hàng hóa từ Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ (1,05 triệu tấn, chiếm gần 80%). Việc nhập khẩu quá nhiều các sản phẩm tôn trong thời gian qua gây áp lực lớn đối với các nhà sản xuất tôn trong nước.

- Phôi thép: Năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu phôi thép sản xuất thép xây dựng trong nước song trong năm 2015 có đến gần 2 triệu tấn phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam (trong đó có khoảng 1,4 triệu tấn từ Trung Quốc, phần còn lại chủ yếu từ Nhật Bản), tăng khoảng 300% so với năm 2014 (600 nghìn tấn).

Theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, các loại phôi thép nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam chỉ phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu 2÷5% (tùy theo hàm lượng các bon) nên trong thời gian qua nhiều nhà máy cán thép trong nước thay vì sử dụng phôi thép trong nước đã nhập khẩu các loại phôi thép có chất lượng cao từ Nhật Bản.

Hiện nay, trong nước không có cam kết thuế nhập khẩu các loại phôi từ Trung Quốc nên phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc thực hiện theo Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế với thuế suất 9%.

Thị trường ngành thép nội địa Trung Quốc đã ở trạng thái cung vượt quá cầu. Theo thống kê của Hiệp hội thép thế giới, sản lượng thép sản xuất tại Trung Quốc năm 2015 ước đạt hơn 800 triệu tấn. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu giảm tốc, tiêu thụ thép tại thị trường nội địa Trung Quốc sụt giảm mạnh, lượng thép dư thừa tại Trung Quốc có thể lên đến hàng trăm triệu tấn buộc các nhà sản xuất thép Trung Quốc phải tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu để giảm hàng tồn kho và duy trì sản xuất.

Do vậy, các doanh nghiệp cán thép trong nước đã nhập khẩu một lượng lớn từ Trung Quốc khiến cho lượng phôi thép và thép nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2015 một cách đột biến.

2.3.2.2. Tình hình xuất khẩu


Mặc dù còn phải gặp nhiều cản trở như hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại do các nước áp dụng, nhưng hàng năm ngành thép nước ta vẫn xuất khẩu với sản lượng và kim ngạch ngày càng tăng. Năm 2011 xuất khẩu 2,1 triệu tấn với kim ngạch 1,96 tỷ USD và năm 2015 xuất khẩu 3,5 triệu tấn với kim ngạch xấp xỉ 2,5 tỷ USD.

Bảng 2.32. Xuất khẩu một số sản phẩm thép giai đoạn 2013÷2015



Đơn vị: tấn

TT

Chủng loại

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

I

Thép phế liệu

44.118

64.637

52.598

II

Phôi thép

354.483

390.779

40.099

III

Thép các loại

2.284.373

2.775.704

2.858.086

1

Thép tấm lá đen cán nguội

421.959

486.964

481.854

2

Tôn mạ và sơn phủ màu

803.283

1.002.594

1.045.952

3

Thép không gỉ

100.762

85.885

81.161

4

Thép hợp kim

84.158

138.166

164.566

5

Các loại thép khác

874.211

1.062.095

1.084.553




Tổng

2.682.974

3.006.909

2.707.822

Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam

Năm 2015, ngành thép Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong công tác xuất khẩu các loại sản phẩm thép do gặp phải nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước. Các sản phẩm thép nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thép tấm lá đen cán nguội, tôn mạ và sơn phủ màu, thép ống hàn, v.v…Do đó, cân đối cung – cầu các mặt hàng này trong nước khó, phân khúc này sẽ được bỏ ra khỏi quy hoạch ngành.

Bảng 2.33. Số lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu thép giai đoạn 2011÷2015



Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Nhập khẩu

Số lượng (1.000 tấn)

9.846

11.700

12.727

15.587

19.833

Kim ngạch (1.000 USD)

7.520.733

8.051.012

8.064.497

9.410.212

9.046.011

Xuất khẩu

Số lượng (1.000 tấn)

2.097

2.331

2.808

3.601

3.490

Kim ngạch (1.000 USD)

1.964.329

2.032.511

2.378.124

2.873.347

2.469.525

Cân bằng

-5.556.404

-6.018.501

-5.686.373

-6.536.865

-6.576.486

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội thép Việt Nam

Như vậy, trong giai đoạn 2011÷2015, ngành thép đã nhập siêu từ 5,5 tỷ USD (2011) đến 6,57 tỷ USD năm 2015.


2.3.3. Hệ thống phân phối thép


Hệ thống phân phối cung cấp thép trên thị trường hiện nay rất phức tạp, gồm nhiều chủ thể khác nhau. Tùy theo quy mô và mức độ chuyên môn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thép, có thể chia thành các nhóm sau:

- Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép: Đặc thù của nhóm doanh nghiệp này là có tham gia sản xuất thép. Trong nhóm này có thể kể đến như:

+ Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty thép Việt Nam (VNSteel);

+ Các công ty cổ phần, công ty TNHH và các công ty liên doanh ngoài VNSteel sản xuất và kinh doanh thép;

+ Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất và kinh doanh thép.

- Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh thép: Bao gồm các công ty thương mại, hoạt động chính trong các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, giao vận, kho bãi, tài trợ vốn, có tham gia một phần hoạt động gia công sơ chế, v.v…).

- Các doanh nghiệp có tham gia các ngành nghề sản xuất khác có tham gia kinh doanh thép. Đặc thù của nhóm này là có tiêu thụ thép vào mục đích sản xuất, gia công chế biến. Ngoài ra, còn có hộ gia đình sản xuất tại các làng nghề và các cửa hàng bán lẻ độc lập.

Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, năm 2009 có 3.098 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thép nhưng đến năm 2014 đã tăng lên 5.247 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp kinh doanh thép tập trung chủ yếu tại vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, tương ứng chiếm 41,1% và 40,8%. Chi tiết được trình bày trong bảng 2.34.

Bảng 2.34. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh thép phân bố theo vùng lãnh thổ



Tên vùng

2010

2011

2012

2013

2014

Đồng bằng sông Hồng

1.681

2.154

2.164

2.306

2.158

Trung du miền núi phía Bắc

201

233

232

255

216

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

431

487

472

492

532

Tây Nguyên

27

53

62

60

58

Đông Nam Bộ

1.593

1.777

1.914

1.952

2.141

Đồng bằng sông Cửu Long

71

116

118

133

142

Tổng số

4.004

4.820

4.962

5.198

5.247

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Có thể thấy rằng, tham gia mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thép gồm nhiều thành phần kinh tế, mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, xét theo đặc điểm loại hình cung ứng thì đa phần là quy mô nhỏ. Xét theo đặc điểm kinh doanh thì đa phần là buôn bán nhỏ, phân tán. Các cơ sở buôn bán lớn còn ít do chi phí đầu tư về cơ sở vật chất, bến bãi, chi nhánh, cửa hàng, phương tiện vận tải… để kinh doanh mặt hàng thép rất cao (có thể lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng). Trong năm 2015, có 89 doanh nghiệp thương mại thép có doanh thu từ 500÷1.000 tỷ đồng, có 60 doanh nghiệp có doanh thu trên 1000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh doanh thép có sự giảm trong giai đoạn từ 2010 đến 2014. Năm 2010, tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh doanh thép là 213.955 tỷ đồng nhưng giảm còn 153.295 tỷ đồng năm 2014.

Bảng 2.35. Tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh doanh thép phân theo vùng lãnh thổ


Tên vùng

Tổng nguồn vốn, tỷ đồng

2010

2011

2012

2013

2014

Đồng bằng sông Hồng

84.399

95.958

119.418

110.683

72.035

Trung du miền núi phía Bắc

7.138

8.676

9.327

11.658

6.845

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

6.351

8.437

7.939

8.700

9.508

Tây Nguyên

303

464

2.030

1.084

444

Đông Nam Bộ

112.756

48.247

67.195

62.832

58.824

Đồng bằng sông Cửu Long

3.008

2.000

2.516

4.434

5.638

Tổng số

213.955

163.781

208.424

199.391

153.295

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014 của Tổng cục Thống kê

Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, các doanh nghiệp kinh doanh thép đã nộp ngân sách Nhà nước 5.711 tỷ đồng thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

Bảng 2.36. Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp kinh doanh thép giai đoạn 2010-2014


Chỉ tiêu

Giá trị, tỷ đồng

2010

2011

2012

2013

2014

Doanh thu

247.036

348.227

297.451

277.960

276.690

Lợi nhuận

1.219

184

-1.269

-1.393

-379

Nộp ngân sách

8.993

7.165

8.105

5.792

5.711

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014 của Tổng cục Thống kê

Qua số liệu trên có thể thấy, doanh thu thương mại của ngành khá lớn nhưng chỉ tăng từ 247.036 năm 2010 lên 348.227 năm 2011, sau đó giảm dần còn 276.690 năm 2014. Tốc độ giảm trung bình 2,4%/năm từ 2012-2014 và nộp ngân sách nhà nước cũng giảm 8,7%/năm, đạt 5.711 tỷ đồng năm 2014. Do đó, lợi nhuận kinh doanh cũng bấp bênh, năm 2010 lãi 1.219 tỷ đồng nhưng năm 2013 lỗ gần 1,4 nghìn tỷ đồng và vẫn liên tiếp lỗ các năm sau đó. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của lạm phát cao trong nước cũng như khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu làm cho giá thành sản xuất thép tăng nhưng nhu cầu sử dụng lại giảm mạnh.



Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương