VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Đánh giá tình hình triển khai quy hoạch của hệ thống phân phối (từ 2011-2016)



tải về 5.51 Mb.
trang10/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21

2.4. Đánh giá tình hình triển khai quy hoạch của hệ thống phân phối (từ 2011-2016)


Phân tích trên góc độ vĩ mô, hệ thống phân phối thép trong nước trong thời gian qua đã góp phần cung cấp đủ sản phẩm thép, đáp ứng nhu cầu thép trong nước.

- Đã hình thành các kênh phân phối sắt thép và vận hành theo cơ chế thị trường. Số lượng kênh phân phối thép ngày càng tăng lên và sự vận hành của các kênh đã thông suốt hơn.

- Các kênh phân phối sản phẩm thép trên thị trường nước ta cũng đã phát triển nhanh và hết sức đa dạng về chủ sở hữu, về khách hàng (theo quy mô nhu cầu tiêu thụ theo khu vục thị trường...), về điều kiện và khả năng tiếp cận khách hàng của nhà sản xuất.

- Đã hình thành và phát triển được một số kênh dọc lớn, có tầm bao phủ rộng và có thương hiệu trên thị trường được khách hàng tin tưởng, như kênh phân phối của Tổng Công ty thép Việt Nam, kênh phân phối thép của Tập đoàn Hoà Phát, v.v…

- Sự phát triển nhanh về số lượng các cơ sở, cửa hàng kinh doanh bán lẻ độc lập đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và các nhà sản xuất tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

- Hệ thống hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông (đường sắt, đường thuỷ, đường bộ), hệ thống kho bãi và các dịch vụ logistic được đầu tư nâng cấp nên cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá, đặc biệt là sản phẩm thép. Tuy nhiên, tốc độ lưu thông hàng hoá bằng đường bộ hạn chế do chi phí cao.

Bên cạnh những thành tựu trên thì hệ thống phân phối thép xây dựng trên thị trường nội địa vẫn còn tồn tại những hạn chế như:

- Số lượng kênh nhiều nhưng phần lớn là các kênh nhỏ và cắt khúc theo từng đoạn kênh (ngắn).

- Có rất ít các nhà sản xuất, cung ứng thép phát triển được các kênh phân phối sản phẩm riêng của mình. Hơn nữa, kênh phân phối thuộc hệ thống tổ chức của các nhà sản xuất này cũng mới chỉ đảm nhận tiêu thụ được khoảng 1/3 sản lượng sản xuất, còn lại nhà sản xuất phải phụ thuộc vào các kênh phân phối bên ngoài hệ thống.

- Cấu trúc của các kênh phân phối khá phức tạp, có nhiều cấp trung gian do chính các trung gian trong kênh phân phối tạo ra.

- Chưa xây dựng được một số nhà phân phối lớn, chuyên nghiệp đủ sức tạo ra hệ thống phân phối có quy mô hiệu quả, có khả năng bình ổn được thị trường.

- Cơ sở giao dịch giữa nhà sản xuất và nhà phân phối được thực hiện chủ yếu bằng các hợp đồng giao ngay. Giữa nhà sản xuất và nhà phân phối chưa xây dựng được các hợp tác dài hạn giống như các nước tiên tiến.

- Việc kiểm tra, giám sát hệ thống phân phối của các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế. Các cơ quan chức năng chỉ có thể thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát với các DNNN, còn với các DN tư nhân hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài, công việc này mang tính hình thức.

- Các nhà phân phối lớn, nhất là các tổng đại lý thường phải kiểm soát trực tiếp và có quyền lực thực sự trong các kênh phân phối. Trong khi đó, các nhà sản xuất thép xây dựng, kể cả các doanh nghiệp Nhà nước với vai trò điều tiết, ổn định giá cả thị trường lại không phải là người thực sự có quyền kiểm soát các kênh phân phối và sản phẩm thép xây dựng của mình trên thị trường.



Đánh giá chung: Việc thực hiện hệ thống phân phối thép chưa đạt được mục tiêu như QH 694 đề ra. Chưa hình thành hệ thống phân phối thép hiện đại như xây dựng 01 Sở giao dịch các sản phẩm thép tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, mà chỉ hình thành một số Trung tâm phân phối thép tại các vùng. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều nhà sản xuất thép thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường phân phối thép. Để tăng tính tự chủ của các doanh nghiệp cũng như lựa chọn mô hình phù hợp với từng doanh nghiệp, việc tổ chức thành hệ thống phân phối chung sẽ không khả thi. Từ đó, kiến nghị không xây dựng hệ thống phân phối trong QH điều chỉnh.

2.5. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hệ thống sản xuất và phân phối thép trong giai đoạn thực hiện QH 694

2.5.1. Mô hình và cơ cấu tổ chức


Hiện nay, lực lượng tham gia sản xuất và gia công chế biến thép trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế, ngoài Tổng công ty thép Việt Nam – CTCP và các cơ sở quốc doanh thuộc các ngành, địa phương còn có các liên doanh, công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân.

Theo QĐ số 0256/QĐ-BCT ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam, Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ.

Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP có 12 Công ty con và 30 Công ty liên doanh, liên kết. Các Công ty con, Công ty liên doanh - liên kết của Tổng Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Các công ty thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước trong ngành không phải là Công ty con, Công ty liên doanh liên kết của Tổng Công ty Thép Việt Nam hoạt động độc lập theo Luật Doanh nghiệp.

Ngành thép Việt Nam có Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). VSA giữ vai trò tham mưu, khuyến cáo các doanh nghiệp thép trong đầu tư, đưa công nghệ và thiết bị mới có công suất lớn, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, cung cấp các thông tin về công nghiệp thép trong và ngoài nước, dự báo sát thực về diễn biến thị trường giúp các doanh nghiệp thép ứng phó kịp thời những biến động về cung - cầu thép, tổ chức và tham gia huấn luyện đào tạo cán bộ và công nhân của ngành. Ðồng thời, VSA còn là cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành với các cơ quan quản lý nhà nước, kiến nghị các bộ, ngành và Chính phủ có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, kiến nghị các biện pháp tự vệ để bảo vệ sản xuất trong nước, tránh những cạnh tranh không bình đẳng của doanh nghiệp nước ngoài và các hành vi gian lận thương mại, thuế, v.v…


2.5.2. Các cơ chế, chính sách quản lý


- Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu:

Nghị định 38 /2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu có hiệu lực từ 15/6/2015. Nghị định hướng tới mục tiêu chính là siết chặt quản lý chất thải và phế liệu, không để tình trạng nhập khẩu rác công nghiệp gây ô nhiễm, mất kiểm soát môi trường bất cập như thời gian qua.



- Mức thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng bằng sắt hoặc thép giảm xuống còn 10%:

Ngày 29/6/2015, Chính phủ ban hành Thông tư 101/2015/TT-BTC bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ để sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm thuộc chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư chính thức có hiệu lực kể từ ngày 13/8/2015. Theo đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng bằng sắt hoặc thép thuộc mã hàng 7326.90.99 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ được sửa đổi còn 10%.



- Quản lý chặt thép nhập bằng giấy phép nhập khẩu tự động:

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 12 về việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động (trở lại) đối với việc nhập khẩu sản phẩm thép kể từ ngày 26/7/2015.

Thông tư 12 quy định việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với việc nhập khẩu sản phẩm thép. Đối với sản phẩm thép là hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh; hàng nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và được thực hiện theo các quy định quản lý hiện hành. Thông tư 12 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/7/ 2015.

- Rà soát thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ:

Ngày 25/8, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát hàng năm để áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan.

Để thúc đẩy hoạt động năng suất chất lượng tại Việt Nam nói chung, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chương trình dự án năng suất chất lượng. Ở cấp quốc gia, chính phủ đã ban hành quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Trong đó, có việc hỗ trợ doanh nghiệp Thép thực hiện một trong 3 loại hình: Áp dụng các hệ thống quản lý năng suất chất lượng; Áp dụng các công cụ năng suất chất lượng; Áp dụng các mô hình năng suất chất lượng.

Nhờ các chính sách trên, các doanh nghiệp đã tích cực đầu tư vào ngành thép và tăng nhanh sản lượng sản xuất trong nước trong những năm qua.


2.5.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (có liên quan)


- Quyết định số 694/QĐ-BCT ngày 31 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2025, có xét đến 2035.

- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương Quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.



* Về chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Nghị định số 132/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Chi Lê giai đoạn 2016 – 2018 (Thuế suất ưu đãi đặc biệt được gọi là thuế suất VCFA).

- Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.

- Thông tư số 51/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 3 năm 2016 sửa đổi, bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng sắt hoặc thép để sản xuất tanh lốp xe thuộc chương trình 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Thông tư số 165/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 thực hiện Hiệp định thương mại Asean giai đoạn 2015-2018 (Thuế suất ưu đãi đặc biệt được gọi là thuế suất ATIGA).

- Thông tư số 166/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 thực hiện Hiệp định thương mại Asean – Trung Quốc (Thuế suất ưu đãi đặc biệt được gọi là thuế suất ACFTA).

- Thông tư số 167/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 thực hiện Hiệp định thương mại Asean – Hàn Quốc (Thuế suất ưu đãi đặc biệt được gọi là thuế suất AKFTA).

- Thông tư số 168/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 thực hiện Hiệp định thương mại Asean – Úc – New Dilan (Thuế suất ưu đãi đặc biệt được gọi là thuế suất AANZFTA).

- Thông tư số 169/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 thực hiện Hiệp định thương mại Asean – Ấn Độ (Thuế suất ưu đãi đặc biệt được gọi là thuế suất AIFTA).

- Thông tư số 24/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2015 thực hiện Hiệp định thương mại Asean – Nhật Bản giai đoạn 2015-2019 (Thuế suất ưu đãi đặc biệt được gọi là thuế suất AJCEP).

- Thông tư số 25/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2015 thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2015-2019 (Thuế suất ưu đãi đặc biệt được gọi là thuế suất VJEPA).

- Thông tư số 201/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2015 thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018 (Thuế suất ưu đãi đặc biệt được gọi là thuế suất VKFTA).

* Về chính sách thuế thu nhập

- Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013.

* Về thuế tài nguyên

- Luật thuế tài nguyên 2009.

- Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên (có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2016, thay thế Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13).

- Nghị quyết số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Tài nguyên.

- Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

- Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên.



* Về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

- Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010.

- Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Thông tư số 153/2011/TT-BCT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.



* Về lệ phí trước bạ

- Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.

- Nghị định số 23/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.

- Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn lệ phí trước bạ.

- Thông tư số 34/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn lệ phí trước bạ.

* Về chính sách thuế GTGT

- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT.



- Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.

- Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.



* Về chính sách tín dụng

- Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.


2.6. Kết luận

2.6.1. Các kết quả đạt được


Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về ngành Thép đã được quan tâm và tích cực triển khai thực hiện; Bộ Công Thương (Bộ quản lý ngành) đã tập trung chỉ đạo, triển khai các dự án đầu tư thượng nguồn theo định hướng quy hoạch là tăng năng lực sản xuất phôi thép trong nước, giảm sự phụ thuộc vào phôi thép nhập khẩu. Kết quả là, ngành sản xuất phôi thép và thép dài thành phẩm có mức gia tăng đáng kể, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu trong nước, một số doanh nghiệp bước đầu đã tiến hành xuất khẩu (Hòa Phát, VNSTEEL, v.v...).

Sau hơn 3 năm thực hiện Quy hoạch, về cơ bản, ngành thép đã thực hiện được mục tiêu đáp ứng đầy đủ và kịp thời (bao gồm cả sản xuất và nhập khẩu) về số lượng và chủng loại các sản phẩm thép cho nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng thiếu thép. Năng lực sản xuất thép ngày càng tăng về sản lượng và đa dạng về chủng loại.

- Về luyện gang: đã đầu tư thêm 7 lò cao từ 120÷750 m3 với tổng công suất thiết kế 2,645 triệu tấn gang/năm. Trong đó, 6 lò vẫn đang hoạt động với tổng công suất thiết kế 2,445 triệu tấn gang/năm. Tuy nhiên, sản lượng này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ.

- Về luyện phôi thép: đã đầu tư 6 lò điện hồ quang có dung lượng từ 40÷120 tấn với tổng công suất thiết kế 4,35 triệu tấn/năm; 5 lò chuyển có dung lượng từ 20÷50 tấn với tổng công suất thiết kế 2,32 triệu tấn/năm và 26 cặp lò cảm ứng trung tần có dung lượng từ 12÷50 tấn với tổng công suất thiết kế 1,67 triệu tấn/năm. Tổng công suất thiết kế của các loại lò luyện thép giai đoạn 2011÷2016 đạt tới 8,34 triệu tấn/năm, chiếm ~ 68% công suất thiết kế của ngành thép hiện nay (12,29 triệu tấn/năm). Với năng lực sản xuất hiện tại, ngành thép Việt Nam có khả năng đáp ứng 100% nhu cầu phôi thép.

- Về thép dài:

+ Thép xây dựng: đã đầu tư 11 nhà máy cán từ 250.000÷1.000.000 tấn/năm. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy cán thép xây dựng giai đoạn này là 6,18 triệu tấn/năm. Năm 2015, sản lượng sản xuất – tiêu thụ thép xây dựng lần lượt là 7,2 triệu tấn và 6,95 triệu tấn. Như vậy, thép xây dựng đáp ứng 100% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

- Về thép dẹt:

+ Thép dẹt cán nguội: Sản xuất sản lượng mỗi năm 1,2 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và đã xuất khẩu.

+ Tôn mạ và sơn phủ màu: Sản lượng năm 2015 đạt 3,3 triệu tấn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu. Đây là chủng loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, khó cân đối cung cầu ở phân khúc này. Để mở rộng thị trường tiêu thụ cũng tăng khả năng xuất khẩu, đề nghị bỏ phân khúc này ra khỏi Quy hoạch.

Như vậy, thời gian qua ngành thép phát triển mạnh với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, phát triển từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn. Cung cấp đủ một số chủng loại sản phẩm thép cho nền kinh tế quốc dân như thép xây dựng, tôn mạ các loại và đã tham gia xuất khẩu.

Nhờ việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương với các địa phương nên trong thời gian qua không xảy ra tình trạng các địa phương cấp phép đầu tư các dự án ngoài quy hoạch như giai đoạn trước đây. Điều này cho thấy, công tác quản lý quy hoạch đã được thực hiện một cách nghiêm túc.

Toàn ngành đã tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư xây dựng các nhà máy mới với quy mô phù hợp, nâng cao năng lực sản xuất của ngành.

Ngành thép đã chú trọng đầu tư vào các DA quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm trước đây chưa có như thép tấm cán nóng, thép lá cán nguội, v.v…

2.6.2. Các kết quả chưa đạt được


- Phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn. Mặc dù ngành thép đã đáp ứng đủ nhu cầu phôi thép xây dựng, nhưng chủng loại thép hợp kim, đặc biệt là thép tấm cán nóng - nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội, tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo, có nhu cầu lớn (trên 9 triệu tấn/năm) trong nước lại chưa sản xuất được, hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu.

- Trong số các nhà máy sản xuất phôi đang hoạt động có nhiều nhà máy có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh kém. Đa số các nhà máy sản xuất phôi thép trong nước chủ yếu dựa vào công nghệ lò điện (4,5 triệu tấn/6 triệu tấn). Mặt khác, nguyên liệu sản xuất thép là thép phế trong nước lại không đáp ứng đủ, hàng năm phải nhập trên 3 triệu tấn với kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ Đô la Mỹ.

- Các công ty gang thép ở Việt Nam sử dụng lò cao có dung tích rất nhỏ, từ vài chục đến vài trăm m3, thấp hơn rất nhiều so với dung tích lò cao bình quân của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Trong khi đó, theo quyết định 694, yêu cầu dung tích lò cao phải tối thiểu 500 m3 áp dụng đối với khu vực không có nguồn quặng sắt tập trung, còn đối với những khu vực có nguồn quặng sắt tập trung thì tối thiểu phải 700 m3, thậm chí đối với DA sử dụng quặng sắt nhập khẩu được bố trí ở ven biển thì dung tích tối thiểu 1.000m3.

- Cách thức quản lý của một số cơ quan Nhà nước chưa quyết liệt làm cho tình trạng dự án “treo” ở ngành thép vẫn xảy ra.



* Bài học kinh nghiệm

- Đầu tư phải theo quy hoạch, cân đối giữa thượng nguồn (luyện phôi) và hạ nguồn (cán ra thành phẩm). Đầu tư xây dựng các lò cao sản xuất gang đi từ quặng sắt - luyện thép - đúc liên tục - cán nóng là một yêu cầu cấp bách hiện nay của ngành thép Việt Nam. Đầu tư công nghệ mới, công suất lớn thì sản xuất mới hiệu quả và sản phẩm mới có sức cạnh tranh.

- Cần có sự phối hợp hoạt động giữa các Bộ ngành trong công tác quản lý Nhà nước, xử lý các vấn đề có liên quan đến sản xuất và kinh doanh của ngành.

- Xử phạt thật nghiêm, thậm chí rút giấy phép đầu tư đối với những đơn vị sản xuất thép xả thải gây ô nhiễm môi trường.

- Xử phạt thật nghiêm đơn vị cung cấp các mặt hàng thép chất lượng kém, nhái thương hiệu. Chế tài xử lý hàng giả không dừng lại ở mức độ dân sự mà cần mạnh hơn, đủ sức răn đe hơn.

CHƯƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

3.1. Vị trí, vai trò của mặt hàng thép trong nền kinh tế quốc dân


Ngành thép là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là “lương thực” của nhiều ngành kinh tế quan trọng như: cơ khí, xây dựng; nó có vai trò quyết định tới sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đa số các nước thành công về phát triển kinh tế đều xác định ngành thép là ngành kinh tế mũi nhọn, hàng đầu và tập trung đầu tư phát triển.

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển xây dựng ở Việt Nam ngày một gia tăng, thị trường thép từ đó cũng được mở rộng. Tính bình quân, tốc độ tăng trưởng ngành thép trong giai đoạn từ 2001÷2009 là 22,21%, giai đoạn 2010÷2014 là 6,34%. Về cơ bản đáp ứng được nhu cầu thép xây dựng đất nước.

Sản phẩm các mặt hàng thép khá đa dạng. Tuy nhiên, khái quát lại thì có hai dòng sản phẩm chính: dòng sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất thép bao gồm phôi thép, thép phế và dòng sản phẩm các mặt hàng thép hoàn chỉnh bao gồm thép dài được sử dụng phổ biến trong xây dựng (thép thanh, thép cuộn...) và thép dẹt (thép tấm, cán nguội, cán nóng...) được sử dụng cho các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo ôtô, tàu biển, sản xuất tôn, ống thép...

Có thể nói thép là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH, xây dựng CNXH hiện nay của đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực cũng như thế giới thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép là hết sức cấp bách và cần thiết.

3.2. Yếu tố tác động đến Quy hoạch

3.2.1. Yếu tố tích cực


- Ngành thép Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước, góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo các cân đối vĩ mô phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Về chủ trương đã được nhà nước thống nhất thực hiện, thông qua quyết định phê duyệt theo quyết định số 694/QĐ-BCT ngày 31 tháng 01 năm 2013 “Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn 2010-2020, có xét đến 2025”.

- Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định. Cơ chế chính sách có nhiều biến chuyển tích cực như: chính sách “Bảo hộ ngành thép”, chính sách mở cửa cho nhiều thành phần kinh tế tham gia, khuyến khích đầu tư nước ngoài.

- Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, khu vực thuận lợi cho giao lưu mở rộng, phát triển thị trường, lựa chọn, tiếp thu công nghệ và thiết bị.

- Sự phát triển của ngành đang được bảo hộ bằng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (chính sách thuế, chính sách kích cầu cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, chính sách giữ ổn định tỷ giá ngoại tệ, …).

- Sau > 20 năm đổi mới, kinh tế tăng trưởng đều, tạo ra nguồn lực tài chính tốt cho việc thực hiện QH 694.

- Cơ sở hạ tầng được cải thiện (giao thông, điện, cảng biển, khu công nghiệp…) là cơ sở tốt cho việc thực hiện QH 694.

- Hệ thống ngân hàng, dịch vụ tài chính, kỹ thuật trong nước đã phát triển mạnh.

- Nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công giá rẻ thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn tới nhu cầu sử dụng thép lớn.

3.2.2. Yếu tố tiêu cực

3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan


a. Liên quan đến quản lý

- Một số nội dung định hướng trong QH 694 về sản lượng, tiến độ đầu tư các DA chưa sát với thực tế. Một số chủ đầu tư yếu về năng lực tài chính.

- Chi phí vận chuyển cao gây khó khăn cho một số doanh nghiệp trong việc thu mua quặng sắt phục vụ cho sản xuất. Việc yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư cơ sở chế biến sâu tại chỗ trong khi chưa xác định chắc chắn nguồn nguyên liệu quặng sắt gây lãng phí nguồn lực và chứa đựng sự rủi ro cao cho các nhà đầu tư.

- Chính sách tăng giá điện làm ảnh hưởng đến vốn hàng bán, trong khi các công ty phải tăng chiết khấu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường do nhu cầu giảm sẽ làm thu hẹp đáng kể biên lợi nhuận của ngành.

b. Liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước

- Do ảnh hưởng suy thoái của nền kinh thế thế giới nên mức tiêu thụ sản phẩm thép trong giai đoạn 5 năm (từ 2010÷2015) bị chậm lại, nhiều dự án đầu tư bị chậm tiến độ do thiếu vốn. Sản phẩm gang luyện thép không đạt mức quy hoạch do các dự án luyện gang chậm triển khai và nguồn cung cấp quặng sắt gặp nhiều khó khăn do giá cả không ổn định.



- Ngành thép Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong khu vực và thế giới đang đối mặt với những khó khăn và thách thức của việc cạnh tranh với thép xuất khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, ngoài ra phải đối phó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của thép nhập khẩu chứa các nguyên tố hợp kim như Bo, Cr…

- Phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững. Ngành thép vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trên 85% lượng thép phế cho lò điện, 100% thép dẹt cán nóng, nguyên liệu cho cán nguội và tôn mạ các loại. Do đó, thường bị động trong việc cung cấp sản phẩm và chịu nhiều thiệt hại khi giá cả thị trường thế giới biến động.

- Ngoại trừ Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh đầu tư Khu liên hợp Gang thép với đầy đủ các công đoạn Luyện cốc, thiêu kết, lò cao, lò thổi ô xy, cán thép và một nhà máy phát điện tận dụng nguồn khí thải từ lò cao và lò luyện cốc, đa số các nhà máy thép khác đều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng nên khả năng cạnh tranh thấp. Một số nhà máy công nghệ lạc hậu hoạt động không hiệu quả, thua lỗ và gây ô nhiễm môi trường.

- Cơ sở hạ tầng còn kém, chi phí vận tải cao làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.


3.2.2.2. Nguyên nhân khách quan


- Suy thoái kinh tế thế giới gây bất ổn thị trường, nhu cầu, giá cả, v.v… Năm 2015, thị trường thép thế giới tiếp tục trầm lắng, có nhiều biến động. Giá của các loại nguyên liệu, bán thành phẩm cho sản xuất thép trên thị trường tiếp tục chiều hướng giảm trong cả năm.

- Dư cung trong nước khiến công suất sản xuất thấp. Một vấn đề khác là thị trường thép trong nước đang cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, đặc biệt là thép Trung Quốc.

- Hội nhập sâu rộng của Việt Nam khi tham gia vào nhiều FTA có tầm cỡ và quy mô rộng lớn như FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngành hàng chịu sức ép đầu tiên là ngành thép với việc giảm thuế và các chiêu trò gian lận thương mại.

- Chế tài chưa đủ mạnh, khó khăn cho công tác chống buôn lậu.


CHƯƠNG 4. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

4.1. Tình hình kinh tế trong nước và thế giới ảnh hưởng đến thị trường thép, những bất cập, tồn tại, tính khả thi của việc thực hiện Quy hoạch

4.1.1. Tình hình kinh tế trong nước ảnh hưởng đến thị trường thép


Kể từ khi QH 694 được phê duyệt cho đến nay, tình hình kinh tế trong nước liên tục bị biến động. Tính từ năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm từ 2011÷2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản như: tình hình chính trị ổn định; kinh tế - xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giai đoạn đầu 2011÷2013, kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2011, lạm phát ở mức độ rất cao (18,7%) buộc Chính phủ phải áp dụng nhiều biện pháp để kìm chế lạm phát như: cắt giảm đầu tư công, rà soát và cắt giảm dự án chưa thật sự cần thiết, không rõ hiệu quả và đầu tư kéo dài ở Trung ương cũng như ở địa phương, đặc biệt là chính sách thắt chặt tín dụng của các ngân hàng đối với các dự án bất động sản đã gây ra tình trạng đóng băng trong nhiều dự án trong cả nước. Việc điều chỉnh tỷ giá và lãi suất cho vay đã làm cho nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng. Với mức lãi suất 20÷22%/năm đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ cuối năm 2013, với các chính sách đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ, nền kinh tế nước ta đã phục hồi và tăng trưởng, đặc biệt là trong năm 2015. Điều này đã tạo cho ngành Thép nước ta phát triển với tốc độ nhanh và trở thành ngành đứng đầu trong các nước ASEAN.

Năm 2015 là năm ngành công nghiệp thép Việt Nam có những dấu ấn tích cực và được coi là năm của hội nhập. Tính đến cuối năm 2015, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) đa phương và song phương với các khu vực và quốc gia. 02 FTAs đã được ký kết, bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc; 02 FTAs đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Ngày 31/12/2015, Việt Nam cũng cùng các nước trong khối ASEAN chính thức xác lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

AEC là khu vực có dân số 600 triệu người, tổng sản lượng (GDP) hàng năm khoảng 2.000 tỉ USD và là nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới. Sản xuất thép thô của các nước AEC khoảng 22 triệu tấn và nhu cầu tiêu thụ hàng năm khoảng 68 triệu tấn thép. AEC là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây. Năm 2015, Việt Nam xuất siêu sang các nước AEC khoảng hơn 1,2 tỷ USD. Năm 2016, khi Formosa Hà Tĩnh đi vào sản xuất, ngành thép Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất thép lớn nhất trong khu vực.

Trong năm 2015, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng với sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ, sự chủ động ứng phó của các Bộ, ngành trung ương và địa phương, nền kinh tế nước ta tiếp tục được phục hồi rõ nét và đạt kết quả cao hơn các năm trước. Tăng trưởng GDP năm 2015 đạt 6,68%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm gần đây. Sản xuất công nghiệp phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,8%, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng đến 10,60%. Tuy nhiên, theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam, nước ta có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ thép nhập khẩu.

Như vậy, trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập rất sâu rộng. Điều này mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với ngành Thép Việt Nam.


4.1.2. Tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng đến thị trường thép


Trong báo cáo mới được công bố, Ngân hàng thế giới (World Bank) đã đưa ra những nhận định khá bi quan về kinh tế toàn cầu trong năm 2016. Tổ chức này nhận định rằng, đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ khiến thị trường hàng hóa tiếp tục suy sụp và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế một số nước như: Brazil, Nga v.v…

World Bank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 xuống còn 2,9%, so với mức 3,3% đưa ra hồi tháng 6. Năm ngoái, kinh tế thế giới tăng trưởng 2,4%, thấp hơn so với mức dự báo 2,8% hồi tháng 6 của World Bank và thấp hơn mức 2,6% của năm 2014.

Nguồn: World Bank Group

Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới

Bức tranh ngày càng tối đi ở các thị trường mới nổi là lý do lớn nhất khiến kinh tế thế giới bước vào năm thứ 5 liên tiếp có mức tăng trưởng dưới 3%. World Bank cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2016 của Trung Quốc từ 7% xuống còn 6,7%. Kinh tế Brazil sẽ suy giảm 2,5% trong năm nay, trong khi kinh tế Nga giảm 0,7%.

“Kinh tế thế giới sẽ cần phải thích nghi với một thời kỳ mới trong đó các thị trường mới nổi tăng trưởng khiêm tốn hơn. Đặc trưng của thời kỳ này là giá hàng hóa sụt giảm và dòng chảy vốn cũng như thương mại lu mờ”, Phó Chủ tịch kiêm chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank Kaushik Basu nhận định.

Mức nợ cao là rủi ro ngắn hạn của Trung Quốc. Tỷ lệ nợ/GDP của nước này cao hơn hầu hết các nước đang phát triển. Tuy nhiên, World Bank nhận định Chính phủ Trung Quốc vẫn còn dư địa để thúc đẩy tăng trưởng bằng chi tiêu công trong trường hợp tăng trưởng quá thấp.

Dự báo tăng trưởng cho kinh tế Mỹ cũng bị hạ từ 2,8% xuống còn 2,7% với nguyên nhân là đồng USD tăng giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Trong khi đó, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ giúp Nhật Bản và eurozone duy trì được đà phục hồi mong manh.

Theo World Bank, triển vọng kinh tế thế giới sẽ được củng cố nếu các nền kinh tế lớn phục hồi đáng kể, giá hàng hóa ổn định và lãi suất tiếp tục ở mức thấp. Ngược lại, những rủi ro (dù khả năng xảy ra thấp) bao gồm tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi giảm mạnh, Mỹ tăng lãi suất quá nhanh, USD tăng giá và rủi ro địa chính trị.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phải đối mặt với rủi ro từ những biến động lớn trên thế giới, đặc biệt là việc giảm tốc và nguy cơ bất ổn từ Trung Quốc. Việt Nam là nền kinh tế nhỏ và có độ mở lớn nên sẽ nhạy cảm với những biến động trên thị trường thế giới.

Giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế Trung Quốc – đứng thứ hai thế giới về tốc độ tăng trưởng đã giảm từ 9,3% xuống 6,9% nên kéo theo nhu cầu tiêu thụ thép giảm sút. Cụ thể: năm 2014 giảm 3,3% (24,3 triệu tấn) so với năm 2013; năm 2015 giảm 5,4% (38,5 triệu tấn) so với năm 2014, tạo ra sức ép xuất khẩu rất lớn. Năm 2014, Trung Quốc xuất khẩu 93 triệu tấn thép và năm 2015 xuất khẩu 112 triệu tấn thép. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường thép thế giới, đặc biệt là Việt Nam.

Do quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc khá lớn, nên với tín hiệu giảm tốc khá rõ rệt của kinh tế Trung Quốc, nước này có thể “xuất khẩu khủng hoảng” sang Việt Nam.

Theo thống kê của VSA cho thấy, tính chung trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm thép thành phẩm khoảng 13,6 triệu tấn, tăng 22,56% so với năm 2014. Đáng chú ý, khoảng 1,78 triệu tấn phôi thép đã nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 198% so với năm 2014; hơn 1,62 triệu tấn thép cuộn và dây thép nhập khẩu, trong khi sản xuất thép cuộn trong nước chỉ đạt 1,13 triệu tấn.

Đặc biệt, lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2015 khoảng hơn 8,4 triệu tấn, giá trị hơn 3,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng hơn 60%. Nếu so sánh với năm 2014, lượng thép nhập khẩu năm 2015 tăng trên 57% về lượng và 13,6% về trị giá. Số còn lại là thép đến từ các thị trường khác, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v…

Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu trong nước. Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng thép vào thị trường Việt Nam. Các công ty thép Trung Quốc có thể hạ giá bán để đẩy mạnh doanh thu.

4.1.3. Những bất cập, tồn tại, tính khả thi của việc thực hiện QH 694


- Quy hoạch trên cơ sở mức độ nghiên cứu thấp, nghiên cứu thị trường thiếu chính xác, dẫn đến định hướng quy mô không phù hợp với đặc điểm từng vùng sản xuất thép cũng như chủng loại sản phẩm.

- Cấp phép cho một số chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính nên dự án không triển khai, triển khai chậm tiến độ, dở dang, ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch.

- Ban hành chưa kịp thời các cơ chế, chính sách nhằm ngăn chặn các sản phẩm thép chất lượng thấp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

- Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư của ngành Thép theo Quy hoạch còn hạn chế. Việc kiểm tra tiến độ các dự án đầu tư mới chưa thường xuyên, chưa giải quyết kịp thời tình trạng dự án “treo”.



Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương