VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Đánh giá tác động môi trường trong sản xuất thép



tải về 5.51 Mb.
trang21/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

8.2. Đánh giá tác động môi trường trong sản xuất thép

8.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải


- Gia tăng dựa theo sản lượng:

Theo đánh giá chung của các chuyên gia trong ngành thép, trình độ công nghệ sản xuất thép của Việt Nam hiện nay vẫn ở mức thấp hơn so với thế giới. Hiện có khoảng 30% doanh nghiệp ngành thép đang sử dụng công nghệ lạc hậu, khoảng hơn 40% doanh nghiệp sử dụng công nghệ ở mức trung bình, chỉ có khoảng hơn 20% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến. Do đó, các định mức tiêu hao về nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng đều cao hơn nhiều so với các lò đạt chuẩn trên thế giới.

Các chỉ tiêu định mức kỹ thuật cho thấy, quá trình sản xuất thép và các sản phẩn thép sẽ sản sinh các chất phát thải lớn hơn những quy trình công nghệ đạt chuẩn. Các yếu tố về môi trường khi tăng sản lượng theo quy hoạch cần được quan tâm là: khí thải từ dầu FO, bụi, xỉ thải.

Như đã trình bày phần trên, xỉ thải trong sản xuất gang là rất lớn, trung bình 1 tấn sản phẩm sẽ sản sinh ra khoảng 350 kg xỉ. Vì thế, cần có những dự án xử lý, tái chế xỉ thải tạo nguồn nguyên liệu mang lại lợi ích kinh tế nhưng vẫn bảo đảm được các quy định về bảo vệ môi trường. Trên thế giới cũng như trong nước đã dùng xỉ lò cao và clinke để sản xuất xi măng, vừa giảm được chi phí sản xuất, giảm phát thải khí CO2. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi, không chỉ từ phía các chủ nguồn thải (các nhà máy thép) mà còn là trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc định hướng xử lý chất thải phù hợp với nguyên tắc phát triển bền vững.

Dựa trên mục tiêu phát triển ngành đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, ước tính các chất phát thải chính của ngành như trong bảng 8.7.

Bảng 8.7. Dự báo các chất phát thải vào môi trường theo sản lượng quy hoạch phát triển ngành thép đến 2035


Các chất phát thải

Đơn vị tính

2015

2020

2025

2035

Xỉ thải

Triệu tấn

1,48

5,5

9,3

18,7

CO2

Triệu tấn khí

6,36

39,6

58,5

93,6

Bụi tổng hợp

Tấn

797

2.970

4.388

7.020

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu

Bảng 8.8. Tốc độ tăng bình quân các chất phát thải tới môi trường theo các thời kỳ quy hoạch (%/năm)



Các chất phát thải

20162020

20212025

20262035

Xỉ thải

30,02

11,08

7,23

CO2

44,16

8,12

4,81

Bụi tổng hợp

30,09

8,12

4,81

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu

- Gia tăng về tiếng ồn, rung khi các nhà máy tăng sản lượng theo quy hoạch:

Những nguyên nhân gây ra độ ồn rung trong các nhà máy sản xuất thép như đã trình bày tóm tắt ở phần 1 thì việc tăng sản lượng theo quy hoạch sẽ gây ra tác động rất lớn. Vì vậy, xử lý độ ồn trong các nhà máy thép chỉ là các biện pháp giảm thiểu sao cho đạt quy định của TCVN, còn về bản chất của các sản phẩm thuộc ngành kim loại là tác nhân gây ra tiếng ồn. Đối với các chất thải rắn (xỉ thải) trong ngành thép sẽ gia tăng sản lượng các sản phẩm theo quy hoạch. Nguồn xỉ thải sẽ trở thành tài nguyên quan trọng cho một số ngành công nghiệp khác như vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, v.v…

8.2.2. Đối tượng quy mô bị tác động


* Các đối tượng liên quan đến chất thải: môi trường đất, môi trường nước, chất lượng không khí, sức khoẻ người lao động, cảnh quan thực vật.

Môi trường đất

Là nơi tiếp nhận trực tiếp nguồn thải từ lượng nước mưa chảy tràn mang theo các chất ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của nhà máy và được thể hiện rõ nhất ở các khu vực:

- Nơi tập kết của các chất thu gom, trung tâm xử lý. Ô nhiễm đất sẽ tác động đến nguồn nước ngầm, chất lượng đất gây tác hại đến đời sống sinh vật.

Chất lượng không khí là những yếu tố quan trọng khi phát triển dự án

Với lưu lượng thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sản xuất sẽ gia tăng trong các giai đoạn phát triển, môi trường không khí đang và sẽ chịu lượng khí thải phát sinh từ một số ngành công nghiệp trong đó có ngành công nghiệp sản xuất thép.



Tác động đến sức khỏe con người

Các chất thải khí, lỏng, rắn trong quá trình sản xuất thép nếu không được xử lý nghiêm ngặt đều ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong hoặc gần khu dân cư, những cơ sở sản xuất nhỏ thiết bị lạc hậu.

* Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Đối tượng bị tác động không liên quan đến chất thải khi triển khai phát triển dự án: tài nguyên khoáng sản bị ảnh hưởng do khai thác nguyên liệu, tiêu hao nhiên liệu, điện năng, quỹ đất, chuyển mục đích nhà ở sang làm đại lý kinh doanh (văn hóa kinh doanh), giao thông đi lại buôn bán, gia tăng dân số cơ học, ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ. Đây là những yếu tố không liên quan đến nguồn thải và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề môi trường kinh tế xã hội.


8.3. Đề xuất các giải pháp công nghệ xử lý, phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, cải thiện và chương trình giám sát môi trường.

8.3.1. Giải pháp tổng thể


Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ môi trường, gắn nội dung môi trường trong quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, cần thể hiện quan điểm và phương pháp tiếp cận với quá trình ĐMC.

Rà soát, xem xét điều chỉnh các nội dung, mục tiêu phát triển dự án nếu chưa phù hợp với quan điểm kinh tế môi trường.

Tăng cư­ờng công tác quản lý, kiểm tra giám sát môi trư­ờng. Thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa mức độ ô nhiễm môi tr­ường, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn.

Cần xây dựng chiến lược quốc gia về từng khu vực thị trường trong việc hợp tác đầu tư chuyển giao công nghệ. Khi đầu tư, cần tính đến tính chất dài hạn của công nghệ đó.

Cơ quan quản lý, cơ quan chức năng cần nắm bắt xu hướng, tình hình phát triển công nghệ thế giới để đưa ra cảnh báo với doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng không ngừng nâng cao trình độ, năng lực và trách nhiệm trong việc thẩm định đầu tư, sao cho khách quan, tuân thủ pháp luật, cương quyết không để nhập khẩu những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Để bảo vệ môi trường, phòng ngừa và giảm thiểu chất độc hại thải ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cần phải có giải pháp tổng hợp bao gồm các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp quản lý. Nhận thức rõ vấn đề sử dụng các giải pháp công nghệ mới cũng như các thiết bị hiện đại là điều kiện cần thiết để tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, giảm tới mức tối đa tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao.


8.3.2. Giải pháp về kỹ thuật


* Các hệ thống thu gom phát tán hiện đại

Áp dụng các phương pháp quan trắc tiên tiến nhằm xác định rõ nguồn gốc nơi phát sinh và mức độ ô nhiễm. Cần trang bị thiết bị quan trắc tự động để có thể giám sát thường xuyên và khách quan.

Khí thải từ quá trình luyện thép lò điện được chia thành hai loại khí thải sơ cấp và khí thải thứ cấp. Lượng khí thải sơ cấp được hút trực tiếp. Khí thải thứ cấp bao gồm khí phát sinh khi nạp liệu, rót thép và một số nguồn phát tán của lò. Khí thải phụ được thu lại bằng một chụp hút chung.

Lọc bụi túi vải và lọc bụi tĩnh điện là hai loại thiết bị thích hợp đối với từng loại khí cũng như khi xử lý chung. Cả hai loại thiết bị này đều có khả năng giảm nồng độ bụi của khí thải xuống dưới 20 mg/Nm3.

Có thể làm toàn bộ lò điện hồ quang thành một bộ phận kín và nối nó với ống dẫn khí thải chính. Kiểu hệ thống "doghouse" như vậy được xây dựng rất phổ biến ở các nhà máy mới, thậm chí nâng cấp cho một số xưởng hiện có. Ưu điểm của hệ thống "doghouse" là có thể thu hồi được 98% tổng lượng khí thải, tổng lưu lượng khí phải hút ít hơn rất nhiều so với hệ thống hút khí cho cả xưởng, đồng thời giảm được tiếng ồn. Tuy nhiên, việc thiết kế hệ thống kín tương đối phức tạp do nó phải phù hợp với sự vận hành của quá trình nạp liệu, với lượng vật liệu liên tục được cấp vào lò và với hoạt động của ống phun (injection lance).

Trong hệ thống chụp hút, một hay nhiều chụp được đặt trên lò để thu gom khói một cách gián tiếp từ lò khi nạp liệu, nấu luyện, tháo xỉ và ra thép (đến 90% phát tán sơ cấp và cả phát tán thứ cấp). Kết hợp chụp hút với tách trực tiếp có thể thu gom được tới 98% phát tán sơ cấp và thứ cấp. Chụp hút cũng được lắp đặt trên lò thùng, boongke, băng tải.

Cũng có thể dùng vành thu khói bao quanh lò. Cách này đòi hỏi chiếm không gian khá lớn, đầu tư cao nhưng hiệu quả thu gom khói cao hơn dùng lỗ kết hợp với chụp hút. Hơn nữa, cách này còn làm giảm được tiếng ồn khoảng 10÷20 dB. Vành thu khói cũng có thể áp dụng cho lò thùng tinh luyện.

Một cách khác để thu gom phát tán thứ cấp từ lò là xây dựng toàn nhà máy kín khí và hệ thống lọc bụi hút toàn bộ khói bụi phát tán để xử lý. Cách này đòi hỏi đầu tư lớn nên phải cân nhắc cẩn thận để dung hoà giữa chi phí và lợi ích. Một lợi ích nữa của phương pháp này là giảm truyền âm thanh ra ngoài nhà máy.

Các hệ thống thu gom phát tán cần thêm năng lượng, đặc biệt cho các quạt hút.

* Giảm phát thải ô nhiễm hữu cơ

Gần đây người ta chú ý nhiều đến sự tạo thành các chất ô nhiễm hữu cơ của lò hồ quang điện mà các hệ thống xử lý khí thải thông thường không có khả năng giữ lại chúng. Những chất ô nhiễm này bao gồm các chất hữu cơ độc hại, các hợp chất hữu cơ có chứa clo như cacbua hydro thơm đa vòng (PAH), polyclo biphenil (PCB) và dioxin, cùng với các hợp chất ít độc hại hơn nhưng gây mùi khó chịu như các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC). Để kiểm soát được các loại khí thải này cần phải cải tiến hoạt động của hệ thống xử lý khí thải nhằm bảo đảm đốt cháy hoàn toàn tất cả các hợp chất hữu cơ. Sự tái hình thành dioxin và furan, do tốc độ làm nguội khí sau xử lý chậm, có thể được hạn chế bằng cách dập khí nóng bằng không khí hoặc nước để làm nguội nhanh.



* Công nghệ cháy sau kết hợp với xử lý khói

Tối ưu hoá quá trình lò điện, đặc biệt là phun ôxy và nhiên liệu vào lò sẽ làm tăng nhiệt hoá học của khí thải (do tăng hàm lượng CO và H2 trong khí thải). Để sử dụng năng lượng này, người ta đã áp dụng công nghệ cháy sau trong các lò điện hồ quang vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước và đã đạt được kết quả mỹ mãn. Kỹ thuật cháy sau được phát triển để tận dụng tối đa nhiệt hoá học của CO và H2 trong lò. Nhưng CO và H2 không bao giờ cháy hoàn toàn trong lò nên cần phải tiến hành cháy sau trong buồng đốt để đốt cháy toàn bộ CO và H2 còn lại trong khí thải để tránh các phản ứng không kiểm soát được thiết bị xử lý khí thải. Hơn nữa, kỹ thuật cháy sau nếu thực hiện tối ưu sẽ làm giảm được phát tán các hợp chất hữu cơ. Nhiệt sản sinh ra do cháy sau thông thường không thu hồi được trừ nước làm nguội. Ngày nay, nếu tối ưu hoá được buồng cháy sau thì có thể giảm được phát tán các hạt hữu cơ dạng mịn như PCB hay PCDD/F.

Kỹ thuật cháy sau cần thêm năng lượng (khoảng 30 kWh/t). Áp dụng kỹ thuật cháy sau với sấy thép phế có thể bù trừ năng lượng tiết kiệm và năng lượng cần thêm.

* Phun bột than cốc để xử lý khí thải

Phun bột than cốc vào ống dẫn phía trước túi vải lọc bụi để giảm các phần tử hữu cơ trong toàn bộ khí thải (sơ cấp và thứ cấp). Lượng bột than cốc phù hợp là khoảng 100 mg/Nm3 khí thải. Bột than cốc sau đó được tách ra trong lọc bụi túi vải. Khả năng xảy ra cháy là rất ít.

Năng lượng cần để phun bột than cốc là không đáng kể. Lượng bụi lọc tăng lên do bột than cốc nhưng được tái sử dụng.

Ngoài ra, còn có một số giải pháp chung như:

- Xác định đúng tính chất các loại chất thải để có các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường thích hợp. Cần tách các loại nước thải, đặc biệt là nước thải độc hại trong quá trình sơn, mạ thép; nước thải công nghiệp với nước thải sinh hoạt để xử lý riêng biệt.

- Sử dụng đồng bộ và phù hợp các phương pháp, công cụ đối với từng loại chất thải phát sinh.

- Lựa chọn và tiếp cận công nghệ mới tiên tiến, tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp, có tính cạnh tranh cao để đầu tư­ mới.

- Xây dựng và phân đoạn triển khai thực hiện các tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến.

8.3.3. Giải pháp về quản lý


* Về phía quản lý nhà nước

Điều chỉnh và xem xét mức độ cần thiết trong quá trình xuất nhập khẩu các sản phẩm.

Việc giám sát và cấp phép các dự án đầu tư mới theo quy hoạch cần chặt chẽ, nhất là việc cấp phép mới các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được phê duyệt phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật về vệ sinh môi trường như: các tiêu chí về tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, quy mô đầu tư, công nghệ thiết bị, xử lý chất thải cho dự án mới.

- Khi triển khai, phê duyệt các dự án đầu tư cần xem xét đến năng lực tài chính và nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chấp hành tốt quy định về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt dự án; Trong khi lập báo cáo tiền khả thi và khả thi cần xem xét kỹ các biện pháp an toàn và vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý khí thải. Đối với các dự án sản xuất tôn mạ, phủ màu cần đặc biệt chú ý tới các giải pháp xử lý nước thải ô nhiễm và độc hại.

Cần phải thẩm định kỹ các vấn đề về kỹ thuật công nghệ sản xuất, phải nghiên cứu kỹ để ngành thép tránh phải gánh chịu công nghệ thiết bị lạc hậu dẫn đến ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất và kiên quyết xử lý những đơn vị vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Cần xem xét việc cấp phép hoạt động kinh doanh sản phẩm thép đáp ứng các điều kiện về môi trường và an toàn giao thông.

* Về phía các doanh nghiệp

Tổ chức quản lý là một phần hoạt động không thể tách rời trong suốt quá trình chuẩn bị đầu tư dự án gắn kết với phát triển dự án. Công tác này cần được thực hiện ngay từ công đoạn thiết kế và được tiếp tục trong những giai đoạn kế tiếp. Để đảm bảo tốt các vấn đề về mặt môi trường từ khi bắt đầu xây dựng dự án đến khi dự án đi vào hoạt động, ngoài các biện pháp kỹ thuật giảm thiểu tác động tới môi trường thì chương trình quản lý môi trường gồm những giải pháp đồng bộ sau:

- Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn công nghiệp.

- Chú trọng đến hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khí thải công nghiệp.

- Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất cần có bộ phận chức năng có nhiệm vụ giám sát, theo dõi, xử lý những vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ và không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý môi trường ở các doanh nghiệp; quy định các loại chứng chỉ về môi trường tương ứng cho các cán bộ làm công tác môi trường.

- Xây dựng hệ thống quan trắc và phân tích môi trường trong phạm vi doanh nghiệp.

- Tăng cư­ờng công tác quản lý định mức và chất lư­ợng sản phẩm.


8.3.4. Chương trình quản lý, giám sát môi trường


* Các biện pháp tăng cường quản lý môi trường dự án

Xây dựng và tổ chức bộ phận quản lý môi trường

Lập kế hoạch chương trình hành động bảo vệ môi trường, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý môi trường, kiểm tra các công trình hạng mục kiến trúc, các hệ thống kỹ thuật xử lý môi trường phòng chống sự cố nhằm đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực xảy ra ô nhiễm.

Tổ chức thường xuyên công tác tuyên chuyền, giáo dục về ý thức và trách nhiệm bảo vệ trường cho người lao động, có quy chế nội quy bảo vệ môi trường cụ thể...

Các vấn đề về môi trường và các biện pháp giảm thiểu sẽ được triển khai thực hiện bao gồm:

- Quản lý khí thải từ các nguồn thải.

- Quản lý các chất thải rắn.

- Quản lý nước thải, quản lý an toàn.

- Quản lý chất thải và môi trường xung quanh.

- Kế hoạch đối phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra.

* Chương trình giám sát môi trường

- Giám sát chất lượng không khí

+ Thông số lựa chọn giám sát gồm: Tiếng ồn, bụi, khí SO2, NO2, CO, CO2, nhiệt độ, hơi kim loại, độ rung ồn.

+ Tần số thu mẫu và phân tích: 3 tháng 1 lần trong khu vực phát thải và 6 tháng 1 lần đối với khu vực xung quanh.

+ Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn.

+ Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (thay thế cho TCVN 5939-2005). CVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (thay thế cho TCVN 5937-2005).

- Giám sát nước thải

+ Các chỉ tiêu đánh giá: pH, TSS, BOD, COD, tổng N, tổng P, Amoni, dầu mỡ, tổng Coliform, fecal coliform.

+ Tần số thu mẫu và phân tích: 3 tháng 1 lần.

+ Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn.

+ Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 24: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (thay thế cho TCVN- 5945-2005)

- Giám sát chất thải rắn

+ Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất không nguy hại: Chất thải rắn được thu gom và được phân loại. Các chỉ tiêu giám sát gồm: số lượng, chủng loại và thành phần chất thải rắn.

Tần suất giám sát: 6 tháng lần.

Nhật ký quản lý chất thải rắn được lưu giữ định kỳ và báo cáo với Cơ quan Quản lý môi trường.



+ Chất thải rắn nguy hại:

Lập sổ theo dõi và quản lý chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất

Chỉ tiêu giám sát: Số lượng, thành phần, phương thức thu gom và xử lý, hiệu quả thu gom và xử lý.

Tần suất giám sát: 3 tháng 1 lần.



- Giám sát sức khỏe người lao động

+ Khám sức khoẻ chung và khám bệnh nghề nghiệp.

+ Tần suất giám sát: 12 tháng/01 lần.

CHƯƠNG 9. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ


9.1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư

Nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển hệ thống sản xuất thép theo kỳ quy hoạch (5 năm) được tính trên cơ sở suất đầu tư cho mỗi đơn vị sản phẩm với từng loại dự án, dựa vào thống kê các dự án đã thực hiện, đã công bố trong nước và thế giới, vốn cho mạng hạ tầng kỹ thuật dự kiến sơ bộ theo % vốn đầu tư ở kỳ quy hoạch.

Bảng 9.1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất thép giai đoạn 2016-2035


TT

Danh mục đầu tư

Đơn vị

Nhu cầu vốn đầu tư mới

Tổng

2016-2020

2021-2025

2026-2035

1

Vốn cho sản xuất thép

Tr. USD

14.062,5

7.062,5

19.500

40.625

Tỷ VNĐ

309.375

155.375

429.000

893.750

2

Vốn cho hạ tầng cơ sở

Tr. USD

470,5

236,3

652,4

1.359,2

Tỷ VNĐ

10.350

5.198

14.352

29.900

3

Tổng vốn đầu tư cho DA

Tr. USD

14.533

7.298,8

20.152,4

41.984,2

Tỷ VNĐ

319.726

160.573

443.352

923.650

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Bảng 9.2. Nhu cầu vốn cho sản xuất thép theo vùng lãnh thổ đến năm 2035



 

Vốn đầu tư

Tỷ đồng

Triệu USD

Vùng Trung du miền núi phía Bắc

45.588

1.980

Vùng đồng bằng sông Hồng

107.938

4.910

Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

623.700

28.350

Vùng Tây Nguyên




-

Vùng Đông Nam Bộ

110.000

5.000

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

8.525

390

Tổng vốn đầu tư cả nước

893.750

40.625

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, tổng hợp của nhóm nghiên cứu

9.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư


Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất thép là rất lớn, tập trung chủ yếu từ các dự án đầu tư nước ngoài.

Vốn đầu tư được huy động từ tất cả các nguồn, đặc biệt là vốn của các doanh nghiệp, vốn huy động từ các cá nhân, đơn vị thông qua thị trường chứng khoán, vốn vay của ngân hàng và vốn từ đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được huy động với tỷ trọng nhỏ để hỗ trợ cho đề bù, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực.


CHƯƠNG 10. CÁC GIẢI PHÁP CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

10.1. Giải pháp về cơ chế

10.1.1. Giải pháp về đầu tư


* Giải pháp về sản phẩm:

Tập trung và ưu tiên đầu tư phát triển thượng nguồn (sản xuất gang, sắt xốp, phôi thép) để từng bước tiến tới cân bằng giữa thượng nguồn và hạ nguồn; ưu tiên đầu tư sản xuất sản phẩm thép cuộn và thép tấm cán nóng, thép hợp kim, thép không gỉ - là các loại sản phẩm hiện nay còn thiếu và chưa sản xuất được.



* Giải pháp về vốn đầu tư:

+ Tiếp tục thực hiện lâu dài và ổn định chính sách khuyến khích và thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển sản xuất thép.

+ Huy động vốn góp của các thành phần kinh tế thông qua việc thành lập các công ty cổ phần trong nước, tiến tới phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước, v.v…

+ Các dự án đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài đối với các dự án luyện kim quy mô lớn: cần lựa chọn nhà đầu tư có đủ tiềm lực tài chính và công nghệ, có kinh nghiệm trong sản xuất thép để đảm bảo thực thi, tránh đăng ký đầu tư rồi không triển khai để mất cơ hội phát triển. Hướng đầu tư nước ngoài vào công đoạn thượng nguồn, vào sản xuất thép tấm cán nóng, thép chất lượng cao, thép hình lớn phục vụ cho ngành công nghiệp chế tạo. Các dự án đầu tư nước ngoài phải có quy mô phù hợp, đảm bảo nguồn nguyên liệu, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.



* Giải pháp về mặt bằng cho các dự án đầu tư:

Dự án sản xuất thép cần được bố trí trong các khu công nghiệp, khu kinh tế đã được các địa phương quy hoạch. Khuyến khích đầu tư các khu liên hợp thép ở vùng ven biển, nơi có nhiều cảng nước sâu, quỹ đất còn nhiều và không ảnh hưởng đến an ninh lương thực.



* Giải pháp về quản lý đầu tư:

Sản xuất thép không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Cần có sự thống nhất trong quản lý đầu tư ngành thép theo quy định của pháp luật.


10.1.2. Giải pháp về đảm bảo nguồn nguyên liệu và năng lượng


- Nguyên liệu chính để sản xuất thép thô là quặng sắt và than cốc (đối với công nghệ lò cao) và thép phế (đối với công nghệ lò điện). Việc đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài là yếu tố quyết định hiệu quả và giảm thiểu rủi ro của dự án, vì vậy cần chú trọng việc kiểm tra đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các dự án đầu tư mới.

- Khai thác nguồn than mỡ trong nước; nhập khẩu than mỡ, than cốc đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước.

- Các dự án sản xuất thép bằng lò điện tiêu thụ nhiều điện năng, do vậy, để đảm bảo đủ nguồn điện cung cấp cho dự án, trước khi cấp phép đầu tư Chủ đầu tư cần có thoả thuận của ngành điện nơi đặt nhà máy luyện thép.

10.1.3. Giải pháp xuất, nhập khẩu, phát triển thị trường


* Đối với thị trường trong nước:

- Xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp với xuất xứ hàng hoá được quy định trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Hoàn thiện các chính sách về đầu tư, sản xuất, kinh doanh và quản lý thị trường mặt hàng thép, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Ổn định chính sách thuế xuất, nhập khẩu.

- Đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản để mở rộng thị trường thép nội địa, tăng sức tiêu thụ các sản phẩm thép.



* Đối với thị trường nước ngoài:

Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng của các sản phẩm thép. Đổi mới phương pháp tiếp cận thị trường nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu thương hiệu và cung cấp thông tin về nhu cầu sản xuất, tiêu thụ thép của Việt Nam, đặc biệt đối với các nước trong khu vực.


10.1.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực


Yếu tố con người là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định tới sự phát triển về chất của ngành công nghiệp Thép. Tuy nhiên, ngành Thép hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, cán bộ kế cận; sự mai một kiến thức cũng như việc không cập nhật được kiến thức mới của hàng ngũ cán bộ kỹ thuật. Do vậy, cần các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thép, đặc biệt là công nhân kỹ thuật luyện kim cho các dự án trong nước và FDI thông qua các chính sách: khuyến khích sinh viên vào học các ngành luyện kim (cấp học bổng, giảm học phí, đào tạo theo địa chỉ để bảo đảm có việc làm sau khi tốt nghiệp,…); tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và đặc biệt là cải tiến giáo trình cho các trường đào tạo chuyên ngành luyện kim để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tăng cường việc hợp tác giữa các cơ sở sản xuất gang, thép với các cơ sở đào tạo (Đại học, Cao đẳng, dạy nghề luyện kim), gắn kết giữa đào tạo - thực hành và cơ sở sản xuất để sinh viên nắm vững thực tế sản xuất.

- Củng cố và kiện toàn tổ chức nghiên cứu triển khai (R&D) và bộ phận quản lý KHCN tại các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Công ty đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển để có đủ khả năng nghiên cứu, tiếp cận và tổ chức triển khai ứng dụng các công nghệ mới và tiến bộ KHCN của ngành thép.

- Tạo lập thị trường hoạt động KHCN trong ngành Thép Việt Nam bằng cách: Tạo lập và tăng cường quan hệ giữa Trường đại học - Cơ quan nghiên cứu triển khai - Cơ sở sản xuất (theo phương thức 3 nhà) để thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu ứng dụng cho ngành Thép Việt Nam. Trong đó, chú trọng việc ứng dụng công nghệ mới nhằm giảm tiêu hao năng lượng, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện điều kiện lao động cho công nhân.

- Các dự án chuẩn bị triển khai cần có kế hoạch cụ thể hợp tác với các trường để đào tạo các ngành nghề chuyên theo yêu cầu. Các dự án lớn cần hợp đồng với các bên cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ để đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật chuyên ngành ở nước ngoài.


10.1.5. Giải pháp về công nghệ


- Áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại với suất tiêu hao nguyên liệu, điện năng thấp, đảm bảo các yêu cầu về phát thải, thân thiện với môi trường, lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với khí thải.

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn về công nghệ, thiết bị, suất tiêu hao năng lượng cho sản xuất gang, thép.

- Quan tâm tới công tác tiêu chuẩn hoá, quản lý chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường sản xuất và môi trường sinh thái. Đây là những vấn đề gắn liền với sự phát triển bền vững, năng suất gắn liền với chất lượng tốt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

10.1.6. Giải pháp bảo vệ môi trường


- Hạn chế, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường. Các dự án đầu tư mới phải trang bị công nghệ tiên tiến để kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Kiểm soát chặt chẽ khí thải, nước thải, bụi, v.v... tại các cơ sở sản xuất gang, thép. Giám định việc nhập khẩu thiết bị luyện kim đã qua sử dụng;

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về môi trường đối với ngành thép, nâng cao năng lực và hiệu quả của các hoạt động quản lý chất phế thải; nghiên cứu và áp dụng công nghệ tái chế các chất phế thải rắn, bụi nặng, khí thải v.v.. được thải ra trong quá trình sản xuất gang, thép;

- Kiểm soát chặt chẽ phế liệu kim loại cho sản xuất luyện kim, không nhập khẩu thiết bị luyện kim đã qua sử dụng.

- Tăng cường quản lý và thể chế hoá pháp luật về bảo vệ môi trường. Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm về môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

10.1.7. Các giải pháp về quản lý


- Tăng cường kiểm tra, theo dõi và quản lý các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền. Phối hợp và quản lý chặt chẽ công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án sản xuất gang, thép theo quy định;

- Nghiên cứu, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất các loại thép, tiêu chuẩn đối với các loại thép xây dựng.

- Kịp thời ngăn chặn và xử lý các doanh nghiệp không thực hiện các quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng thép. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, tích trữ, hàng nhái, v.v...

10.2. Cơ chế chính sách

10.2.1. Cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất và phân phối thép


- Khuyến khích việc hợp tác với nước ngoài (kể cả hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài) để đầu tư đồng bộ các dự án Khu liên hợp gang - thép; ưu tiên xem xét việc hợp tác với các tập đoàn hàng đầu thế giới sở hữu công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường;

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách cho việc nghiên cứu, đánh giá trình độ công nghệ cho ngành thép Việt Nam;

- Nhà nước ban hành chính sách thuế, phí hợp lý (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tài nguyên, phí môi trường ...), đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt tuỳ thuộc diễn biến thị trường và tác động của các yếu tố chưa lường trước được nhằm tạo điều kiện để chủ đầu tư kinh doanh có hiệu quả.

10.2.2. Cơ chế chính sách bảo vệ môi trường


- Hoàn thiện các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Môi trường năm 2014.

- Hoàn thiện quy chế Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – CDM) cho các ngành trong đó có ngành thép. Các cơ quan Nhà nước cần có cơ chế thông thoáng về thời gian, thủ tục cấp phép để ngành thép cũng như các ngành khác nhanh chóng tham gia được CDM.

- Xây dựng quy chế tín dụng cacbon (JCM). Đây là sáng kiến của Chính phủ Nhật Bản nhằm giúp các nước đang phát triển triển khai các dự án, tạo điều kiện tham gia vào thị trường cacbon thế giới. Rút kinh nghiệm từ CDM, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách thông thoáng, phù hợp để các doanh nghiệp dễ tiếp cận và tham gia thực hiện JCM.

- Hoàn thiện chương trình Hành động giảm thiểu phù hợp quốc gia (National Appropriate Mitigation Actions – NAMA) là chương trình giảm thiểu tác nhân ô nhiễm môi trường quy mô lớn do các quốc gia tham gia ký kết tự nguyện Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn tài trợ cho NAMA (hỗ trợ tài chính trong nước, quốc tế và kinh doanh trên thị trường cacbon toàn cầu).

- Nhà nước cần ban hành một hệ thống cơ chế, chính sách cũng như các thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, pháp lý, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về thị trường cacbon để Việt Nam sẵn sàng tham gia vào thị trường cacbon thế giới.

- Xây dựng quy chuẩn quốc gia về chất thải rắn cho ngành công nghiệp luyện thép.

- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành công nghiệp luyện thép.

10.2.3. Cơ chế chính sách bảo vệ thị trường thép


- Nhà nước ban hành Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép (thép không gỉ, thép mạ...) nhập khẩu vào Việt Nam từ thị trường nước ngoài.

- Xây dựng và áp dụng hàng rào kỹ thuật, hàng rào thương mại, v.v… nhằm ngăn chặn các sản phẩm thép kém chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam.

- Quản lý chặt chẽ thép nhập bằng giấy phép nhập khẩu tự động.

10.3. Tổ chức thực hiện


Việc thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương để tạo dựng và vận hành các cơ chế khuyến khích, điều tiết phát triển, xây dựng một môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh ổn định, thông thoáng, nhất quán, thu hút hấp dẫn các nhà đầu tư.

Dự kiến phân công tổ chức thực hiện quy hoạch như sau:


10.3.1. Bộ Công Thương


- Chịu trách nhiệm công bố quy hoạch, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh của ngành Thép theo Quy hoạch được duyệt. Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án, đồng thời nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ổn định và bền vững ngành Thép Việt Nam nói chung đồng thời lựa chọn các công nghệ, chủng loại sản phẩm cần ưu tiên phát triển để có cơ chế hỗ trợ phù hợp cũng như hạn chế việc cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất các chủng loại thép thông thường mà các doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất được.

- Xem xét và có ý kiến thoả thuận đối với các dự án đầu tư. Thẩm tra và góp ý kiến đối với các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

- Tăng cường công tác quản lý thị trường chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại; Chỉ đạo phát triển hệ thống phân phối thép hiện đại, minh bạch và hiệu quả, góp phần bình ổn thị trường thép. Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ hoạt động tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm gang, thép.


10.3.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương ban hành các chính sách về quản lý đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án nằm trong Quy hoạch này.

10.3.3 . Bộ Tài chính


- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện và đề xuất các chính sách tài chính, chính sách thuế xuất, nhập khẩu nhằm thúc đẩy đầu tư, phát triển ngành Thép.

- Nghiên cứu việc giảm thuế xuất khẩu đối với xỉ của quá trình luyện thép để tạo điều kiện tiêu thụ xỉ luyện thép, giảm tác động đến môi trường, đồng thời tạo thêm nguồn thu về ngoại tệ.


10.3.4. Bộ Giao thông vận tải


Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt và cảng biển, phát triển hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp, khu kinh tế có các dự án liên hợp gang thép với quy mô lớn.

10.3.5. Bộ Khoa học và Công nghệ


Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật về luyện kim.

10.3.6. Bộ Tài nguyên và Môi trường


- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên quặng sắt và các khoáng chất trợ dung; chỉ đạo và tăng cường đầu tư cho hoạt động điều tra đánh giá, thăm dò quặng sắt theo quy hoạch được duyệt.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong cấp phép các hoạt động khoáng sản liên quan đến Quy hoạch phát triển ngành Thép.


10.3.7. Các Bộ


Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của mình. Chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương cụ thể hoá các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.

10.3.8. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


- Chỉ đạo việc thực hiện và quản lý đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất thép trên địa bàn phù hợp với quy định của Luật Đầu tư và Quy hoạch này;

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan: tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch; xử lý và kịp thời tháo gỡ những khó khăn của các nhà đầu tư và các cơ sở sản xuất thép trên địa bàn.

- Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả mặt hàng thép; ngăn chặn tình trạng đầu cơ, hàng giả, hàng nhái, đảm bảo bình ổn giá thép trên địa bàn.

10.3.9. Hiệp hội Thép Việt Nam


- Thực hiện vai trò cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành; đại diện cho các doanh nghiệp của ngành Thép với các cơ quan quản lý nhà nước;

- Chủ động đề xuất và tham gia với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển; phát triển hệ thống cung cấp thông tin về sản xuất và kinh doanh thép nhằm hỗ trợ công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc quản lý sản xuất kinh doanh, bình ổn mặt hàng thép.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận

Đề án Quy hoạch hệ thống sản xuất thép Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã được điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến 2030, trong bối cảnh hội nhập rộng rãi và với mục tiêu thu hút đầu tư của nhiều thành phần kinh tế để chủ động tham gia vào thị trường thép quốc tế, tranh thủ cơ hội, xây dựng và phát triển ngành Thép gắn chặt với hiệu quả kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thiểu phát thải, thân thiện và bảo vệ môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu các sản phẩm thép của thị trường nội địa và có một phần sản phẩm để xuất khẩu.



Kiến nghị

Để ngành thép Việt Nam phát triển ổn định, đảm bảo một phần nhu cầu trong nước, đóng góp phát triển kinh tế Việt Nam, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ:

- Có chính sách hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư xây dựng các khu liên hợp luyện thép gắn với cảng nước sâu với quy mô công suất lò cao có dung tích từ 1000 m3 trở lên sản xuất chủ yếu thép tấm cán nóng có sử dụng nguồn nguyên liệu quặng sắt trong nước trên 50%.

- Có chỉ đạo dừng cấp phép đầu tư nước ngoài đối với việc cấp phép các dự án sản xuất thép thông thường.

- Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Bộ Công Thương và UBND các tỉnh thành phố địa phương kiểm tra, việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về môi trường đối với các nhà máy thép. Có chế tài xử lý nghiêm khắc, bao gồm cả việc dừng hoạt động hoặc cương quyết đóng cửa các nhà máy thép không đảm bảo các yêu cầu các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các nhà máy sản xuất thép.

- Chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát lại các chính sách thuế đối với ngành thép, trong đó nghiên cứu giảm thuế xuất khẩu đối với xỉ của quá trình luyện thép để tạo điều kiện tiêu thụ xỉ luyện thép, giảm tác động đến môi trường, đồng thời tạo thêm nguồn thu về ngoại tệ.



- Tăng cường và thúc đẩy hoạt động KHCN ngành Thép Việt Nam tạo động lực phát triển và tăng trưởng sản xuất bền vững, hỗ trợ kinh phí giao thực hiện các Nhiệm vụ/đề tài nghiên cứu KHCN các vấn đề liên quan đến công nghệ (thiêu kết quặng, luyện gang, luyện thép) nhằm đề xuất công nghệ sản xuất gang thép có hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam.



PHẦN III. PHỤ LỤC




PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ NĂNG LỰC SẢN XUẤT NGÀNH THÉP ĐẾN 7/2016

TT

Tên nhà máy

Chủ đầu tư

Địa điểm đặt nhà máy

Công suất thiết kế, 1000 tấn/năm

Gang, sắt xốp

Phôi vuông

 

Tổng cộng cả nước

3,240

12,765

I

Vùng trung du miền núi phía Bắc

 

1,180

1,195

1

NM gang và sắt xốp Bắc Kạn GĐ1

Cty CP vật tư và thiết bị Toàn Bộ Matexim

Bắc Kạn

100

 25

2

Liên hợp gang thép Cao Bằng

Cty CP gang thép Cao Bằng (VIMICO)

Cao Bằng

220

220

3

NM sắt xốp và phôi thép HK Bản Tấn

Cty CP KS&LK Việt Nam

Cao Bằng

100

50 

4

NM gang thép Lào Cai

Cty TNHH KS và LK Việt Trung

Lào Cai

500

500

6

LH gang thép Thái Nguyên (cũ)

Cty CP gang thép TN (Tisco)

Thái Nguyên

200

400

7

NM luyện gang cty LK Đen TN

Cty CP luyện kim đen Thái Nguyên

Thái Nguyên

60

 

II

Vùng đồng bằng sông Hồng

 

1,900

4,850

1

NM gang thép Hoa Phong

Cty TNHH Hoa Phong

Hà Nam

 

200

3

NM sản xuất phôi thép Thái Hưng

Cty CPTM Thái Hưng

Hải Dương

 

300

4

Khu LH gang thép Hòa Phát

Cty CP thép Hòa Phát

Hải Dương

1,600

1,600

6

Nhà máy sản xuất hợp kim sắt

Cty CP luyện kim Tân Nguyên

Hải Dương

50

 

9

NM luyện thép Đình Vũ

Cty CP thép Đình Vũ

Hải Phòng

 

200

10

NM luyện gang Đình Vũ

Cty TNHH Thép Dongbu Việt Nam

Hải Phòng

250

 

13

KLH luyện cán thép CLC

Tập đoàn thép Việt Nhật

Hải Phòng

 

400

14

NM thép Vạn Lợi (Nam Giang)

Cty CP thép Nam Giang

Hải Phòng

 

600

15

NM thép Việt Ý (nhập với Sông Đà)

Cty CP thép Việt Ý

Hải Phòng

 

400

18

NM phôi thép Hòa Phát

Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát

Hưng Yên

 

250

20

Nhà máy thép Kyoei Việt Nam

Cty TNHH Thép Kyoei Việt Nam

Ninh Bình

 

300

21

NM luyện cán thép đặc biệt Shengli GĐ1

Cty THNHH Shengli (Thắng Lợi, TQ)

Thái Bình

 

600

III

Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

 

160

1,150

2

NM phôi thép Ngọc Lặc

Tổng Cty CP luyện kim Thanh Hóa

Thanh Hóa

125

 

3

NM luyện gang Thanh Hà

Cty CP gang thép Thanh Hóa

Thanh Hóa

35

 

4

NM thép Dana - Ý GĐ1

Cty CP Thép Dana-Ý

Đà Nẵng

 

400

5

Đà Nẵng

 

250

7

NM thép Đà Nẵng GĐ1,2

Cty CP thép Đà Nẵng

Đà Nẵng

 

250

8

NM phôi thép Thái Bình Dương

Cty CP Thép Thái Bình Dương (DANA-UC)

Đà Nẵng

 

250

IV

Vùng Đông Nam Bộ

 

0

5,450

2

NM luyện cán thép Vinakyoei Gđ2

Công ty TNHH Thép Vina Kyoei

BR-Vũng Tàu

 

 500

3

NM luyện cán thép Phú Mỹ (TMN)

Cty thép Miền Nam (VNS)

BR-Vũng Tàu

 

500

6

NM luyện phôi thép Pomina 2

Cty CP thép Pomina 2

BR-Vũng Tàu

 

500

7

NM thép Pomina 3

Cty CP thép Pomina

BR-Vũng Tàu

 

1,000

8

NM thép Posco: gđ1 cán nguội

Cty TNHH Posco VN

BR-Vũng Tàu

 

 

9

NM thép cán nguội Phú Mỹ (gđ 1)

Cty thép tấm lá Phú Mỹ (VNS)

BR-Vũng Tàu

 

 

10

NM phôi thép Đồng Tiến

Cty TNHH thép Đồng Tiến

BR-Vũng Tàu

 

200

12

NM sx phôi thép Trung Tường (FUCO)

Công ty TNHH Thép FUCO

BR-Vũng Tàu

 

1,000

13

NM thép Posco SS Vina

Công ty TNHH Posco SS-Vina

BR-Vũng Tàu

 

1,000

15

NM luyện cán thép An Hưng Tường gđ 1,2

Cty TNHH thép An Hưng Tường

Bình Dương




450

23

NM thép Thủ Đức

Công ty CP Thép Thủ Đức - Vnsteel

TP HCM

 

300

V

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

 

0

120

1

NM luyện thép Tây Đô

Cty thép Tây Đô – (VNS)

Cần Thơ

 

120

PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRONG QUY HOẠCH NGÀNH THÉP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

TT

Tên nhà máy

Chủ đầu tư

Địa điểm đặt nhà máy

Giai đoạn thực hiện đến

Công suất thiết kế, 1000 tấn/năm

Gang, sắt xốp

Phôi vuông

Phôi dẹt

I

Các dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

27,500

14,000

12,500

 

Vùng trung du miền núi phía Bắc

 

 

1,000

1,000

0

1

DA mở rộng gang thép Thái Nguyên

Chưa xác định

Thái Nguyên

2025

 

1,000

1,000

 

 

Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

 

 

26,500

13,000

12,500

1

LH thép Hà Tĩnh

Công ty CP sắt Thạch Khê liên doanh với nước ngoài

Hà Tĩnh

2022

 

4,000

 

4,000

2

NM sắt xốp Nghệ An GĐ2

Công ty TNHH sắt xốp Kobelco Việt Nam

Nghệ An

2025

 

1,000

 

 

3

LH thép Quảng Ngãi GĐ2

Chưa xác định

Quảng Ngãi

2025

 

3,500

 

3,500

4

LH gang thép Nghi Sơn GĐ2

Cty CP gang thép Nghi Sơn

Thanh Hóa

2024

 

3,000

 

3,000

5

LH gang thép Nghi Sơn GĐ3

Cty CP gang thép Nghi Sơn

Thanh Hóa

 

2028

2,000

 

2,000

6

KLH luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận GĐ2

Cty CP Tập đoàn Hoa Sen

Ninh Thuận

2022

 

3,000

3,000

 

7

KLH luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận GĐ3

Cty CP Tập đoàn Hoa Sen

Ninh Thuận

2025

 

3,000

3,000

 

8

KLH luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận GĐ4

Cty CP Tập đoàn Hoa Sen

Ninh Thuận

 

2028

3,500

3,500

 

9

KLH luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận GĐ5

Cty CP Tập đoàn Hoa Sen

Ninh Thuận

 

2031

3,500

3,500

 

II

Các nhà máy xây dựng trong giai đoạn 2015-2020

28,600

16,500

18,000

 

Vùng trung du miền núi phía Bắc

 

 

3,400

4,000

0

1

LH gang thép Lào Cai VTM GĐ2

Cty TNHH KS và LK Việt Trung (VTM)

Lào Cai

 

 

1,500

1,500

 

2

NM phôi thép Lào Cai

Cty CP Đầu tư gang thép Lào Cai

Lào Cai

 

 

 

500

 

3

NM sản xuất gang Thiên Thanh

Cty CP XD và TM Thiên Thanh

Lào Cai

 

 

700

 

 

4

DA đầu tư khu liên hợp gang thép Khoáng sản Việt

Công ty CP khai thác Khoáng sản Việt

Cao Bằng

 

 

 

500

 

5

Nhà máy luyện thép Hà Giang

Chưa xác định

Hà Giang

 

 

 

500

 

6

NM luyện gang và phôi thép Sơn La

Chưa xác định

Sơn La

 

 

700

500

 

7

Nhà máy sắt xốp và gang thép Bắc Kạn GĐ2

Công ty CP VT&TN Toàn Bộ

Bắc Kạn

 

 

500

500

 

 

Vùng đồng bằng sông Hồng

 

 

0

2,000

2,000

1

NM luyện cán thép đặc biệt Shengli GĐ2

Cty TNHH Shengli Thắng Lợi (Trung Quốc)

Thái Bình

 

 

 

500

 

2

NM luyện cán thép chất lượng cao

Cty TNHH thép Kyoei Việt Nam

Ninh Bình

 

 

 

1,000

 

3

NM thép Megasta Yên Hưng

Chưa xác định

Quảng Ninh

 

 

 

 

2,000

4

NM thép Việt Ý GĐ2

Cty CP thép Việt Ý

Hưng Yên

 

 

 

500

 

 

Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

 

 

25,200

8,500

16,000

1

LH thép Vũng Áng Formosa GĐ1

Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa

Hà Tĩnh

 

 

7,500

1,500

6,000

2

LH thép Vũng Áng Formosa GĐ2

Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa

Hà Tĩnh

 

 

7,500

1,000

6,500

3

LH gang thép Vạn Lợi Hà Tĩnh

Chưa xác định

Hà Tĩnh

 

 

 

500

 

4

NM sắt xốp Nghệ An GĐ1

Công ty TNHH sắt xốp Kobelco Việt Nam

Nghệ An

 

 

1,000

 

 

5

KLH luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận GĐ1

Cty CP Tập đoàn Hoa Sen

Ninh Thuận

 

 

3,000

3,000

 

6

LH gang thép Nghi Sơn GĐ1

Cty CP gang thép Nghi Sơn

Thanh Hóa

 

 

2,000

2,000

 

7

LH thép Quảng Ngãi GĐ1

Chưa xác định

Quảng Ngãi

 

 

3,500

 

3,500

8

NM luyện gang thép Quảng Bình

Cty TNHH Anh Trang

Quảng Bình

 

 

700

500

 

 

Vùng Đông Nam Bộ

 

 

0

2,000

0

1

Nhà máy phôi thép Phú Thọ

Công ty CP thép Phú Thọ

BR-VT

 

 

 

500

 

2

NM thép HK và thép chất lượng cao (2 GĐ)

Công ty CP thép Thủ Đức, thép Biên Hòa

BR-VT

 

 

 

1,000

 

3

NM luyện cán thép Tuệ Minh

 Công ty CP thép Tuệ Minh

Bình Dương

 

 

 

500

 

 

TỔNG I+II

 

 

 

 

56,100

30,500

30,500

PHỤ LỤC 3: NHU CẦU CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH THÉP GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2035 THEO VÙNG LÃNH THỔ

TT

Vùng lãnh thổ

Nhu cầu (106T/năm)

Hiện có (106T/năm)

Đầu tư mới (106T/năm)

1

Trung du miền núi phía Bắc

3,20

1,20

1,0

2

1,0

3

Đồng bằng sông Hồng

7,85

4,85

3,0

4

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

44,88

1,15

16,0

5

15,0

6

7,0

7

4,0

8

1,73

9

Tây Nguyên

-

-

-

10

Đông Nam Bộ

8,45

5,45

3,0

11

Đồng bằng sông Cửu Long

0,62

0,12

0,5




Tổng cộng

65,00

12,77

52,23

Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương