VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN



tải về 5.51 Mb.
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21

6.1.3. Xuất, nhập khẩu


* Xuất, nhập khẩu quặng sắt

Tổng tài nguyên quặng sắt trên thế giới khá lớn, khoảng hơn 800 tỷ tấn. Tuy nhiên, trữ lượng quặng sắt có thể khai thác được chỉ khoảng 140 tỷ tấn.

Hầu hết quặng sắt được sử dụng để sản xuất gang thép. Ban đầu, quặng sắt được luyện trong lò cao để tạo ra gang hoặc trong các thiết bị luyện kim nhằm tạo ra gang hoặc sắt xốp, sau đó các sản phẩm sẽ được luyện trong các lò điện luyện thép hoặc lò thổi và cuối cùng là gia công cán thành thép thương phẩm; các loại sản phẩm của từng công đoạn sản xuất: Vê viên quặng, gang và thép thô (phôi thép), thép thương phẩm.

Bảng 6.13. Trữ lượng quặng sắt có thể khai thác trên thế giới

Đơn vị tính: Triệu tấn

STT

Tên nước

Trữ lượng

1

Nga

25.000

2

Trung Quốc

25.000

3

Ukraina

22.000

4

Úc

18.000

5

Kazakhstan

8.300

6

Mỹ

6.900

7

Brazil

7.600

8

Thuỵ Điển

3.500

9

Ấn Độ

2.800

10

Canada

1.700

11

Nam Phi

1.000

12

Mauritania

700

13

Việt Nam

700

14

Các nước khác

17.000




Tổng toàn thế giới

140.000

Nguồn: Cục khảo sát địa chất Mỹ

Ngoài ra, gần đây quặng sắt tự nhiên còn đợc sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất bột mầu, bột mài, cát khuôn đúc, bột cho dung dịch khoan, phụ gia xi măng v.v...



Bảng 6.14. Sản lượng khai thác quặng sắt trên thế giới theo khu vực

Khu vực/ quốc gia

Sản lượng, nghìn tấn

2010

2011

2012

2013

2014

EU 28

27.751

28.701

29.188

30.053

30.944

Các nước châu Âu khác

9.854

10.250

11.937

14.032

12.874

C.I.S

196.208

202.845

201.099

205.711

199.518

Bắc Mỹ

101.399

104.606

108.317

112.681

115.744

Nam Mỹ

405.633

439.312

418.343

418.330

429.981

Châu Phi

69.250

68.900

78.650

81.900

90.252

Trung Đông

33.000

35.500

38.589

48.175

48.451

Châu Á

591.749

573.984

522.807

454.302

347.558

Châu Đại dương

435.218

479.689

522.427

612.057

725.810

Tổng toàn thế giới

1.870.062

1.943.788

1.931.356

1.977.242

2.001.131

Nga

99.060

103.805

103.337

102.497

101.448

Brazil

372.000

397.000

380.086

391.100

399.400

Trung Quốc

358.500

345.070

336.070

266.087

193.215

Úc

432.779

477.332

520.032

608.900

723.700

Ấn Độ

209.000

191.800

152.600

136.100

129.800

Nguồn: Steel Statistical Yearbook 2015 - WSA

Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp quặng sắt chất lượng cao và ổn định, với tổng khối lượng quặng buôn bán hàng năm lên tới trên 1 tỷ tấn. Những nước cung cấp quặng sắt lớn là: Úc, Brazil, Nam Phi, Ucraina, Canada v.v...



Bảng 6.15. Tình hình xuất khẩu quặng sắt trên thế giới

Khu vực/ quốc gia

Sản lượng, nghìn tấn

2010

2011

2012

2013

2014

EU 28

46.451

41.119

44.322

45.404

46.062

Các nước châu Âu khác

2.303

3.180

4.716

4.633

5.460

C.I.S

70.657

69.176

73.133

70.654

68.479

Bắc Mỹ

46.249

50.534

51.510

60.922

56.335

Nam Mỹ

335.430

356.762

354.654

355.180

374.114

Châu Phi

59.080

64.950

72.255

92.129

103.623

Trung Đông

21.033

23.391

23.361

27.089

23.107

Châu Á

114.229

73.350

62.967

68.457

41.252

Châu Đại dương

428.199

465.858

525.722

615.349

756.503

Tổng toàn thế giới

1.123.632

1.148.320

1.212.640

1.339.817

1.474.934

Úc

427.389

465.625

524.056

613.379

754.302

Brazil

310.931

330.830

326.515

329.639

344.385

Nam Phi

47.971

53.343

54.002

62.763

64.799

Ukraina

32.742

34.124

35.053

37.986

40.836

Canada

32.483

33.812

34.471

38.023

40.301

Nguồn: Steel Statistical Yearbook 2015 - WSA

Do ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ thép thành phẩm thế giới giảm, Ấn Độ - một trong 5 quốc gia xuất khẩu quặng sắt lớn trên thế giới giai đoạn 2005-2010, đã giảm sản lượng xuất khẩu quặng sắt gần 10 lần từ 95.931 nghìn tấn năm 2010 xuống chỉ còn 9.844 nghìn tấn năm 2015.



Bảng 6.16. Top 10 quốc gia nhập khẩu quặng sắt giai đoạn 2010÷2014

TT

Quốc gia

Sản lượng, nghìn tấn

2010

2011

2012

2013

2014

1

Trung Quốc

618.915

686.747

745.434

820.175

933.108

2

Nhật Bản

134.335

128.489

131.114

135.886

136.436

3

Hàn Quốc

56.298

64.857

65.998

63.372

73.507

4

Đức

43.082

39.672

40.724

40.930

43.030

5

Hà Lan

33.944

33.432

28.269

31.883

29.675

6

Đài Loan

18.930

20.507

18.396

21.773

23.039

7

Pháp

15.245

13.512

13.604

15.285

17.106

8

Anh

10.597

9.175

10.062

14.137

14.469

9

Nga

4.524

146

225

86

10.341

10

Italya

10.863

14.675

13.434

11.522

9.511

Nguồn: Steel Statistical Yearbook 2015 - WSA

Những nước nhập khẩu quặng sắt lớn trên thế giới là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.... Từ đó cho thấy, lượng quặng sắt buôn bán hàng năm trên thế giới là rất lớn, chiếm khoảng 70% tổng lượng quặng sắt sản xuất ra của toàn thế giới, trong đó riêng phần của 5 nước khai thác nhiều quặng sắt (Nga, Brazil, Trung Quốc, Úc, Ấn Độ) đã chiếm tới 70-80%. Tỷ trọng quặng sản xuất và xuất khẩu của những nước này ngày càng tăng và đây sẽ là những nhà cung cấp quặng sắt ổn định và lâu dài cho các nhà sản xuất thép trên thế giới.



* Xuất, nhập khẩu sắt thép phế liệu

Sắt thép phế là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất thép bằng lò điện. Năm 2014 cả thế giới xuất khẩu 94,332 triệu tấn sắt thép phế, giảm khoảng 9% so với năm 2010. Tình hình xuất khẩu sắt thép phế trên thế giới giai đoạn 2010÷2014 được thể hiện trong bảng 6.17.



Bảng 6.17. Tình hình xuất khẩu sắt thép phế liệu giai đoạn 2010÷2014

Khu vực/ quốc gia

Sản lượng, nghìn tấn

2010

2011

2012

2013

2014

EU 28

48.285

48.774

47.403

44.238

45.577

Các nước châu Âu khác

2.063

1.872

1.898

1.889

1.784

C.I.S

4.526

6.286

5.763

4.888

6.751

Bắc Mỹ

27.606

31.344

27.403

24.585

21.511

Nam Mỹ

441

791

912

907

1.189

Châu Phi

3.374

2.626

2.598

2.302

2.265

Trung Đông

2.635

2.693

2.195

1.869

2.022

Châu Á

12.323

9.066

11.709

11.007

10.453

Châu Đại dương

2.067

2.189

2.688

2.614

2.781

Tổng toàn thế giới

103.320

105.642

102.568

94.299

94.332

Nguồn: Steel Statistical Yearbook 2015 - WSA

Các quốc gia thuộc khối EU (28) xuất khẩu thép phế liệu lớn nhất, chiếm gần 50% tổng lượng thép phế xuất khẩu và cũng là khu vực nhập khẩu nhiều nhất nguyên liệu này.



Bảng 6.18. Tình hình nhập khẩu sắt thép phế liệu giai đoạn 2010÷2014

Khu vực/ quốc gia

Sản lượng, nghìn tấn

2010

2011

2012

2013

2014

EU 28

35.833

34.318

31.338

30.233

31.926

Các nước châu Âu khác

20.640

22.598

23.325

20.631

20.058

C.I.S

2.872

2.924

2.624

2.587

1.665

Bắc Mỹ

7.777

6.777

7.070

6.517

6.661

Nam Mỹ

641

375

456

581

598

Châu Phi

2.985

3.141

2.524

3.251

3.451

Trung Đông

93

228

232

140

1.161

Châu Á

33.497

36.917

37.821

32.963

29.724

Châu Đại dương

269

57

22

48

37

Tổng toàn thế giới

104.606

107.335

105.411

96.951

95.283

Nguồn: Steel Statistical Yearbook 2015 - WSA

Qua số liệu tổng hợp từ bảng 6.17 và bảng 6.18 cho thấy, tình hình xuất nhập khẩu thép phế liệu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nhu cầu tiêu thụ thép. Trong giai đoạn 2010÷2014, xuất – nhập thép phế liệu thế giới có sự biến động, mức tăng không nhiều nhưng lại giảm khá sâu.

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thép phế liệu của khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam, luôn có xu hướng tăng. Khối lượng nhập khẩu gấp khoảng 3 lần lượng xuất khẩu.

* Xuất, nhập khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm

Trong giai đoạn 2010÷2014, xuất khẩu thép toàn cầu tăng bình quân 2,99%/năm, trong đó khu vực các nước châu Á có mức tăng mạnh nhất là 7,9%/năm, còn lại là dưới 1%/năm. Các khu vực Châu Âu khác ngoài EU 28, CIS, Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu Đại dương là có mức tăng trưởng âm, trong đó mức tăng trưởng âm lớn nhất là Châu Đại Dương.

Nếu như năm 2008÷2009 Trung Quốc tăng trưởng âm về xuất khẩu thép do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới thì giai đoạn 2010÷2014, Trung Quốc lấy lại vị trí cường quốc về xuất khẩu thép thế giới. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 17,4%/năm.

Bảng 6.19. Tình hình xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm thế giới theo khu vực giai đoạn 2010÷2014



Khu vực/ quốc gia

Sản lượng, nghìn tấn

2010

2011

2012

2013

2014

EU 28

134.708

145.576

139.850

134.571

140.255

Các nước châu Âu khác

20.041

20.889

21.780

20.400

19.322

C.I.S

57.654

55.483

55.064

51.683

53.848

Bắc Mỹ

24.234

25.506

24.732

24.138

23.823

Nam Mỹ

10.720

13.033

11.184

9.403

11.066

Châu Phi

3.849

3.613

2.864

2.490

2.929

Trung Đông

1.884

2.842

1.919

1.984

1.926

Châu Á

135.645

147.505

155.364

161.791

198.600

Châu Đại dương

2.065

1.858

1.063

1.107

970

Tổng toàn thế giới

390.800

416.305

413.820

407.566

452.738

Trung Quốc

41.646

47.899

54.793

61.543

92.907

Nhật Bản

42.951

40.656

41.458

42.502

41.346

Ucraina

25.201

25.955

24.142

24.720

21.492

Đức

25.352

26.379

25.818

24.161

24.757

Nga

27.382

24.729

26.678

23.641

28.084

Nguồn: Steel Statistical Yearbook 2015 - WSA

Châu Á trong nhiều năm liền vẫn là khu vực xuất khẩu thép nhiều nhất thế giới, sau đó là đến khu vực EU (28).

Lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 11% sản lượng thép hàng năm của quốc gia này. Điều này cho thấy, mặc dù Trung Quốc là cường quốc về sản xuất cũng như xuất khẩu thép nhưng chủ yếu vẫn phục vụ tiêu thụ trong nước. Thị trường xuất khẩu thép của Trung Quốc phần lớn tập trung ở các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á như Việt Nam, Malaisia, Thái Lan, Đài Loan… và sản phẩm chủ yếu là thép bán thành phẩm, phôi thép và thép xây dựng.

Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thép lớn trên thế giới năm 2015 được trình bày trong bảng 6.20.



Bảng 6.20. Top 20 khu vực/quốc gia xuất khẩu thép năm 2015

TT

Quốc gia/khu vực

Sản lượng xuất khẩu, triệu tấn

TT

Quốc gia/khu vực

Sản lượng xuất khẩu, triệu tấn

1

Trung Quốc

111,6

11

Pháp

14,0

2

Nhật Bản

40,8

12

Brazil

13,7

3

EU (28)

33,8

13

Đài Loan

11,2

4

Hàn Quốc

31,2

14

Hà Lan

10,6

5

Nga

29,7

15

Mỹ

10,0

6

Đức

25,1

16

Tây Ban Nha

9,6

7

Ucraina

17,7

17

Ấn Độ

7,6

8

Italya

16,5

18

Úc

7,4

9

Bỉ

15,2

19

Anh

7,3

10

Thổ Nhĩ Kỳ

15,0

20

Canada

6,0

Nguồn: Word Steel Figures in 2016

Nhập khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm trong giai đoạn 2010÷2014 có mức tăng bình quân 2,7%/năm thấp hơn so với giai đoạn 2001÷2009 (> 4%/năm).



Bảng 6.21. Tình hình nhập khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm thế giới theo khu vực giai đoạn 2010÷2014

Khu vực/ quốc gia

Sản lượng, nghìn tấn

2010

2011

2012

2013

2014

EU 28

125.845

138 813

123 683

122 891

132 402

Các nước châu Âu khác

18.617

15 566

16 621

19 519

19 016

C.I.S

12.899

15 397

16 771

16 522

16 048

Bắc Mỹ

41.786

47 556

52 750

50 195

64 664

Nam Mỹ

14.838

13 491

12 675

14 291

15 053

Châu Phi

18.537

19 235

21 602

25 441

27 692

Trung Đông

33.870

33 786

33 572

27 184

28 834

Châu Á

119.063

118 662

120 414

122 659

135 719

Châu Đại dương

3.052

2 788

3 348

2 696

3 496

Tổng toàn thế giới

388.507

405.295

401.436

401.399

442 924

Mỹ

22.510

26.590

30.886

29.812

41.369

Đức

22.733

24.854

22.729

21.881

24.263

Hàn Quốc

24.779

22.828

20.402

19.033

22.408

Italya

16.307

17.478

13.899

15.626

16.632

Thái Lan

12.281

12.498

15.183

15.866

15.081

Nguồn: Steel Statistical Yearbook 2015 - WSA

Bảng 6.22. Top 20 khu vực/quốc gia nhập khẩu thép năm 2015



TT

Quốc gia/khu vực

Sản lượng nhập khẩu, triệu tấn

TT

Quốc gia/khu vực

Sản lượng nhập khẩu, triệu tấn

1

EU (28)

37,7

11

Trung Quốc

13,2

2

Mỹ

36,5

12

Mexico

12,7

3

Đức

24,8

13

Bỉ

12,1

4

Hàn Quốc

21,7

14

Indonexia

11,4

5

Italya

19,9

15

Ba Lan

9,2

6

Thổ Nhĩ Kỳ

18,6

16

Tây Ban Nha

8,9

7

Việt Nam

16,3

17

Canada

8,0

8

Thái Lan

14,7

18

Ai Cập

7,9

9

Pháp

13,7

19

Đài Loan

7,5

10

Ấn Độ

13,3

20

Anh

7,2

Nguồn: Word Steel Figures in 2016

Khối EU (28) là khu vực nhập khẩu thép lớn nhất thế giới. Các nước như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Italya trong 2 năm 2014 và 2015 là quốc gia đứng trong top đầu về nhập khẩu thép.

Trong 10 năm từ 2005 đến 2015, lượng thép nhập khẩu vào Trung Quốc liên tục giảm từ 27,312 triệu tấn năm 2015 giảm còn 13,2 triệu tấn năm 2015, chỉ duy nhất năm 2009 tăng, tỷ lệ giảm trung bình 13,5%/năm.

Năm 2015, Trung Quốc là nước đứng đầu xuất khẩu ròng, còn Mỹ là nước đứng đầu nhập khẩu ròng. Việt Nam là nước đứng thứ 2 về nhập khẩu ròng.



Bảng 6.23. Những quốc gia điển hình xuất khẩu ròng và nhập khẩu ròng thép năm 2015

TT

Xuất khẩu ròng (Xuất khẩu – nhập khẩu)

Triệu tấn

TT

Nhập khẩu ròng (Nhập khẩu – xuất khẩu)

Triệu tấn

1

Trung Quốc

98,4

1

Mỹ

26,5

2

Nhật Bản

34,9

2

Việt Nam

14,9

3

Nga

25,3

3

Thái Lan

13,4

4

Ucraina

16,9

4

Indonexia

9,4

5

Brazil

10,5

5

Mexico

8,6

6

Hàn Quốc

9,5

6

Ai Cập

7,7

7

Hà Lan

3,8

7

Nam Phi

6,4

8

Đài Loan

3,7

8

Algeria

6,4

9

Úc

3,2

9

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

6,0

10

Bỉ

3,1

10

Ấn Độ

5,7

Nguồn: Word Steel Figures in 2016

Mặc dù Trung Quốc không phải là quốc gia nhập khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm lớn nhưng lại là quốc gia nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới, chiếm đến trên 50% tổng lượng tiêu thụ quặng sắt toàn thế giới và có ảnh hưởng lớn đến sự biến động giá quặng sắt của thế giới.


6.1.4. Diễn biến giá cả nguyên liệu và bán thành phẩm


Trên thế giới, giá các loại nguyên liệu và bán thành phẩm của ngành thép trong giai đoạn 2011÷2015 liên tục giảm, đặc biệt là giảm rất sâu trong các năm 2014 và 2015. Cụ thể:

* Quặng sắt

Giá quặng sắt đầu năm 2011 đã đạt đỉnh 188÷196 USD/t rồi giảm xuống 148÷149 USD/t vào đầu năm 2012, 135 USD/t vào đầu năm 2013, 70 USD/t vào năm 2014 và còn 40 USD vào cuối năm 2015. Như vậy, từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2015 giá quặng sắt đã giảm tới 79%.



* Than cốc

Đỉnh điểm giá than cốc vào đầu năm 2011 đạt tới 490÷500 USD/t. Đến đầu năm 2012 giảm xuống còn 440 USD/t và 380 USD/t vào đầu năm 2013, 250 USD/t vào đầu năm 2014, 120 USD cuối năm 2014 và 100 USD/t vào cuối năm 2015. Nếu so với đầu năm 2011 thì giá than cốc đã giảm 79,7%.



* Thép phế

Giá thép phế đầu năm 2011 là 520÷530 USD/t, giảm xuống 430÷450 USD/t vào đầu năm 2012, 380 USD/t đầu năm 2013, 250 USDD/t cuối năm 2014 và 176 USD/t vào cuối năm 2015. Từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2015, giá thép phế đã giảm 66,5%.



* Phôi thép

Giá phôi thép đầu năm 2011 là 670÷685 USD/t, giảm xuống 630÷645 USD/t đầu năm 2012, 620 USD/t đầu năm 2013, 530÷540 USD/t đầu năm 2014, 440÷450 USD/t vào cuối năm 2014 và còn 272 USD/t cuối năm 2015. Như vậy, giá phôi thép cuối năm 2015 đã giảm gần 60% so với đầu năm 2011.



* Thép cuộn cán nóng

Giá thép cuộn cán nóng đầu năm 2011 là 730 USD/t, giảm còn 630 USD/t vào đầu năm 2012, 570 USD/t vào đầu năm 2013, 465 USD/t vào cuối năm 2014 và 288 USD/t cuối năm 2015. Nếu so với đầu năm 2011, giá thép cuộn cán nóng vào cuối năm 2015 đã giảm 60,5%.


6.1.5. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm trong nước


* Các căn cứ dự báo

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và bình quân GDP/đầu người của Việt Nam trong từng thời kỳ phát triển kinh tế đến 2035;

- Nhu cầu tiêu thụ thép cả nước giai đoạn 10 năm qua, mức tiêu thụ trung bình tối thiểu phải đạt cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

- Dự báo phát triển của các hộ tiêu thụ thép chủ yếu như ngành xây dựng, ngành cơ khí chế tạo, cơ khí thiết bị toàn bộ, ngành sản xuất lắp ráp ôtô, đóng tàu, toa xe lửa, ...

- Tham khảo nhu cầu tiêu thụ thép các nước trong khối ASEAN.

* Phương pháp dự báo

Nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm của mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều vào quy mô của nền kinh tế, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, mức độ công nghiệp hoá và đặc biệt là cơ cấu ngành công nghiệp chế tạo. Điều đó liên quan gián tiếp đến thu nhập bình quân đầu người và tiêu thụ thép bình quân đầu người. Do vậy, không thể có mô hình chuẩn để so sánh, dự báo nhu cầu cho các quốc gia khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này, nhóm chuyên gia đã áp dụng các phương pháp khác nhau để dự báo, so sánh và lựa chọn như sau:

- Phương pháp tổng kết, so sánh tương tự trên cơ sở cơ cấu kinh tế, GDP/người; tiêu thụ thép bình quân đầu người.

- Phương pháp tính theo tăng trưởng của các ngành tiêu thụ thép trực tiếp theo từng giai đoạn phát triển.



* Dự báo nhu cầu theo phương pháp gián tiếp

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào ngày 8/8/1967 gồm 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam với mục tiêu nhằm thiết lập một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các nước trong khu vực. Sau 47 năm tồn tại và phát triển, trải qua nhiều bối cảnh thăng trầm của thế giới và khu vực, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trở thành một tổ chức hợp tác khu vực trên tất cả các lĩnh vực; trong đó lĩnh vực kinh tế luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu.

Hiện nay, ASEAN đang thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế “ASEAN tầm nhìn 2020” và AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chung chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội được giảm bớt vào năm 2020.

Tuy nhiên, mức độ tăng giữa các nước không đồng đều và không ổn định giữa các năm. Ngoài ra, mức chênh lệch phát triển, chênh lệch về thu nhập giữa các quốc gia là khá cao, đây được coi là yếu tố chính cản trở sự liên kết kinh tế khu vực.

Bảng 6.24. Thu nhập GDP/đầu người của các nước ASEAN giai đoạn 2000÷2015



Đơn vị tính: USD/năm

Quốc gia

2000

2005

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Singapore

23.793

29.870

46.569

53.122

54.577

55.979

56.009

52.887

Brunei

20.511

28.589

35.437

47.092

47.640

44.540

41.524

28.236

Malaysia

4.286

5.599

8.920

10.252

10.652

10.808

11.050

9.556

Thái Lan

2.028

2.905

5.062

5.479

5.846

6.147

5.889

5.742

Indonesia

870

1.403

3.178

3.688

3.744

3.675

3.531

3.362

Philipines

1.055

1.208

2.155

2.363

2.591

2.769

2.843

2.858

Việt Nam

401

699

1.297

1.532

1.752

1.901

2.048

2.088

Lào

291

469

1.069

1.236

1.414

1.593

1.694

1.778

Campuchia

300

470

782

877

945

1.010

1.095

1.168

Myanma

221

287

996

1.197

1.181

1.179

1.278

1.291

Nguồn: IMF World Economic Outlook (WEO), April 2016

Như vậy, mức chênh lệch về thu nhập GDP/đầu người giữa các nước trong khu vực ASEAN là khá cao, nước cao nhất là Singapore năm 2015 thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 52.887 USD cao gần 41 lần so với quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất khu vực là Myanma với 1.291 USD. Ngoài ra, các quốc gia trong khu vực còn có sự chênh lệch về trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế, giáo dục, v.v…

Nhìn chung, các nước thuộc khu vực ASEAN mặc dù đã tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước những nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, chưa có chính sách kinh tế phù hợp, lao động có trình độ thấp, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài chính nước ngoài dẫn đến nền kinh tế các nước chưa phát triển đồng đều và vững chắc.

Tình hình tiêu thụ thép của các nước trong khu vực ASEAN trong giai đoạn 2005-2015 được trình bày trong bảng 6.25.

Bảng 6.25. Tiêu thụ thép thành phẩm của các nước ASEAN giai đoạn 2005÷2015

Đơn vị: 1000 tấn



Quốc gia

2005

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Singapore

3.000

2.680

3.897

3.780

4.338

3.833

4.016

Malaysia

6.826

8.314

8.238

8.922

10.049

10.079

10.001

Thái Lan

13.876

14.085

14.518

16.784

17.604

17.323

16.554

Indonesia

7.235

8.950

10.952

12.500

12.692

12.898

11.375

Philipines

3.076

3.999

5.108

6.008

6.705

7.325

8.760

Việt Nam

5.660

10.572

9.698

10.956

11.769

14.441

18.254

Myanma

499

931

1.214

1.456

1.461

2.178

-

Nguồn: Steel Statistical Yearbook 20152016 SEAISI Statistical Year Book

Hình 6.5. Tiêu thụ thép thành phẩm một số nước ASEAN năm 2015

Năm 2014, Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN về tiêu thụ thép thành phẩm, chỉ sau Thái Lan. Trong khi cùng năm này, bình quân GDP/đầu người của Singapore là 56.009 USD/năm thì tiêu thụ thép của nước này là 3,8 triệu tấn. Tuy nhiên, năm 2015 Việt Nam đã trở thành quốc gia tiêu thụ thép lớn nhất khu vực các nước Đông Nam Á.

Bảng 6.26. Tiêu thụ thép bình quân trên đầu người một số nước trong khối ASEAN giai đoạn 2005÷2014



Đơn vị tính: kg

Quốc gia

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Thái Lan1

210,7

190,3

191,7

202,6

161,5

211,2

217,0

249,9

261,0

255,8

Việt Nam1

67,2

72,3

108,6

94,5

124,9

119,7

108,6

121,3

128,8

156,2

Philippines1

35,7

36,1

38,2

39,4

37,5

43,0

54,1

62,6

68,7

73,9

Malaysia1

264,6

258,1

287,8

337,1

240,2

295,7

288,3

307,4

341,0

337,1

Myanmar1

10,0

10,6

10,6

9,8

16,0

18,0

23,3

27,7

27,6

40,8

Indonesia1

32,0

27,2

31,2

37,5

31,1

37,0

44,7

50,4

50,5

50,7

Singapore2

667,3

433,4

612,7

700,3

564,7

527,7

750,8

713,3

802,6

690,1

Thế giới

163,7

177,1

187,1

185,4

171,6

192,2

206,0

207,4

217,8

216,9

Nguồn: Steel Statistical Yearbook 2015

Ghi chú: (1) – Dữ liệu cung cấp bởi Viện nghiên cứu gang thép Đông Nam Á – SEAISI; (2) – Dữ liệu cung cấp bởi Quốc gia



Hình 6.6. Tiêu thụ thép bình quân một số nước khối ASEAN giai đoạn 2005÷2014

Việt Nam là nước đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN về tiêu thụ bình quân về thép, thấp hơn tiêu thụ bình quân của thế giới. Tiêu thụ thép bình quân của một số nước và thế giới năm 2014 được thể hiện trên hình 6.5.





Hình 6.7. Tiêu thụ thép bình quân một số nước ASEAN và thế giới năm 2014

Dự báo tăng trưởng nhu cầu thép dựa trên cơ sở dự báo tăng trưởng của nền kinh tế, toàn ngành công nghiệp và đặc biệt là xu hướng phát triển của các ngành tiêu thụ nhiều thép như xây dựng, cơ khí chế tạo, sản xuất đồ gia dụng,...

Nhu cầu thép của Việt Nam được dự báo theo phương pháp tương tự, sử dụng số liệu về mức tiêu thụ thép trên đầu người, thu nhập GDP/đầu người tương tự của Trung Quốc trong giai đoạn phát triển vừa qua bởi có những đặc điểm tương đồng về quá trình phát triển kinh tế. Việt Nam và Trung Quốc là 2 nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường; cơ cấu kinh tế tương đối phù hợp, chỉ có khác là Trung Quốc đi trước Việt Nam khoảng 10 năm. Cả 2 nước trong quá trình phát triển đều lấy phát triển công nghiệp làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; đều trong giai đoạn đô thị hoá mạnh và đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kinh tế.

Bảng 6.27. So sánh một số chỉ tiêu giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2005÷2015






2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Việt Nam

Dân số, triệu người

83,16

83,31

84,22

85,12

86,03

86,93

87,84

88,78

89,71

90,73

91,70

GDP/người, USD

699

797

920

1.154

1.181

1.297

1.532

1.752

1.901

2.048

2.088

Tiêu thụ thép

/người, kg



67,2

72,3

108,6

94,5

124,9

119,7

108,6

(110)


121,3

(123)


128,8

(131)


156,2

(161)


(198)

Trung Quốc

Dân số, triệu người

1.308

1.315

1.318

1.322

1.325

1.329

1.347

1.354

1.361

1.368

1.375

GDP/người, USD

1.752

2.093

2.681

3.437

3.800

4.478

5.523

6.256

6.995

7.625

7.989

Tiêu thụ thép

/người, kg



266,1

287,7

317,1

336,8

413,4

438,2

475,6

487,0

539,5

519,0

448,6

Nguồn: Steel Statistical Yearbook 2015, IMF World Economic Outlook (WEO) và (*) Số liệu của VSA

Năm 2015 GDP bình quân đầu người của nước ta tương tự như của Trung Quốc năm 2006. Mức tiêu thụ thép của Việt Nam trên đầu người là 198 kg, của Trung Quốc ~ 288 kg. Trên cơ sở dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo kịch bản cơ sở thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2030 là 7.437 USD, tiêu thụ thép bình quân sẽ là 543 kg/người. Chi tiết dự báo tiêu thụ thép của Việt Nam theo kịch bản phát triển cơ sở được thể hiện trong bảng 6.28.



Bảng 6.28. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép của Việt Nam đến năm 2035

Hạng mục

2020

2025

2030

2035

GDP/người, USD

2.835

3.850

5.351

7.437

Tiêu thụ thép/người, kg

285

380

455

543

Tổng nhu cầu tiêu thụ thép trong nước, triệu tấn

27

37,2

46

56,7

Dựa vào 3 kịch bản phát triển KTXH của cả nước đến năm 2025, có xét đến năm 2035 (chi tiết về các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo 3 kịch bản xem trong mục 7.4.1 của báo cáo này). Kết quả tính toán dự báo nhu cầu thép của nước ta đến năm 2035 được thể hiện trong hình 6.8.



Hình 6.8. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép giai đoạn đến 2035

* Dự báo nhu cầu theo phương pháp tính trực tiếp

Dự báo trong giai đoạn đến năm 2025, kinh tế Việt Nam phát triển ổn định với tốc độ 6,5÷7,5%/năm; giai đoạn 2026÷2035, kinh tế Việt Nam phát triển ổn định với tốc độ 7,5÷8%/năm. Ngành xây dựng tiếp tục phát triển mạnh do tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị hoá với tốc độ lớn. Các ngành công nghiệp gia công thép: kết cấu thép, sản xuất thiết bị siêu trường siêu trọng, đóng tàu và cơ khí chế tạo máy móc thiết bị phát triển nhanh, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà một số sản phẩm hướng mạnh về xuất khẩu. Dự báo tăng trưởng nhu cầu thép theo phương pháp này cũng gần với phương pháp trên nhưng do không tính hết được tất cả các ngành kinh tế tiêu thụ thép nên tổng nhu cầu thấp hơn phương pháp gián tiếp. Do vậy, chọn kết quả dự báo của phương pháp gián tiếp để lập quy hoạch.



Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương