VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Dự báo khả năng cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất thép



tải về 5.51 Mb.
trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21

6.2. Dự báo khả năng cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất thép

6.2.1. Dự báo khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu


* Quặng sắt

So với thế giới, quặng sắt Việt Nam không nhiều, chất lượng không cao. Theo thống kê địa chất, tổng tài nguyên, trữ lượng quặng sắt đã được điều tra đánh giá và thăm dò của Việt Nam khoảng 1,3 tỷ tấn (không tính quặng sắt laterit Tây Nguyên), tập trung tại hai mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh) và Quý Xa (Lào Cai); trong đó mỏ Thạch Khê có trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, đã hoàn thành các giai đoạn chuẩn bị đầu tư song chưa thể đưa vào vận hành do công suất các lò cao trong nước còn nhỏ, nhu cầu tiêu thụ quặng sắt không nhiều. Nếu xây dựng được các khu luyện thép liên hợp quy mô 5-10 triệu tấn, mỗi năm có thể khai thác được khoảng 10-15 triệu tấn quặng sắt từ mỏ Thạch Khê. Với giá quặng hiện nay khoảng 60 USD/tấn thì mỗi năm sẽ đóng góp khoảng 600 triệu USD vào giá trị sản xuất nội địa, tương đương khoảng 0,3% GDP. Theo tính toán, giá trị đóng góp vào GDP của việc sản xuất thép từ các nguồn nguyên liệu quặng sắt trong nước (trừ cốc và than nhập khẩu) khoảng 300 USD/tấn. Đồng thời, sẽ góp phần giảm nhập siêu ngành thép mỗi năm hàng tỉ USD, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Chi tiết về trữ lượng, thông số của từng mỏ được thể hiện trong bảng 6.29 và hình 6.9.

Bảng 6.29. Thông số về chất lượng quặng và công suất khai thác tại một số mỏ sắt Việt Nam



Thông số

Tên mỏ

Thạch Khê

Quý Xa

Làng Mỵ

Tiến Bộ

Nà Rụa

Nà Lũng

Nguyên Bình

Trại Cau

Tỉnh

Hà Tĩnh

Lào Cai

Yên Bái

Thái Nguyên

Cao Bằng

Cao Bằng

Cao Bằng

Thái Nguyên

Trữ lượng Fe, (tr. Tấn)

544

118

76

23

22

7,3

6

2

Hàm lượng Fe (%)

58-60

53

30

41,27

58

52

56

48-60

Công suất khai thác (tấn/năm)

5 triệu

1,5-2 triệu




300 ngàn

350 ngàn

350 ngàn




180 ngàn



Đơn vị tính: triệu tấn

Hình 6.9. Trữ lượng các mỏ sắt Việt Nam

Ngoài ra, Việt Nam có thể xem xét đầu tư thăm dò và khai thác quặng sắt ở 2 quốc gia láng giềng là Lào và Campuchia, nơi mà được đánh giá là cũng có tổng trữ lượng quặng sắt có thể lên đến vài trăm triệu tấn. Tuy nhiên, việc này không thuận lợi khi phải vận chuyển quặng sắt về Việt Nam hầu hết bằng đường bộ, rất tốn kém cho chi phí vận tải.

Những năm gần đây, do nguồn cung cấp quặng sắt ổn định và giá cả hợp lý, một số doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu quặng sắt từ thị trường như Nhật Bản, Nam Phi, Australia, Brazil, Ucraina, Ấn Độ, v. v…phục vụ nhu cầu sản xuất gang, thép. Nhu cầu nhập khẩu quặng sắt sẽ ngày càng tăng cao nếu như các DA khai thác quặng sắt nước ta chưa thể triển khai.

Do vậy, về lâu dài, để phát triển ngành luyện thép đi từ quặng, phải định hướng tới nhập khẩu quặng sắt và địa điểm phát triển các nhà máy liên hợp luyện kim lớn cần bố trí ở các khu vực gần cảng nước sâu, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu bằng đường biển với khối lượng lớn.

* Sắt thép phế liệu, phôi thép

Trong thời gian qua, lượng sắt thép phế liệu và phôi thép nhập khẩu vào nước ta ước tính vào khoảng 5 triệu tấn, trong đó trên 60% là thép phế liệu. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thép phế liệu lại cũng gặp phải những quy định của Luật Môi trường.

Lượng sắt thép phế liệu thu gom trong nước vào khoảng 800.000 tấn/năm, chỉ đáp ứng được khoảng 15% so với nhu cầu thực tế. Do đó, nhu cầu nhập khẩu sắt thép phế liệu của các doanh nghiệp trong nước tương đối lớn. Thép phế liệu, phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v…


6.2.2. Dự báo khả năng cung cấp nhiên liệu


* Than

Tổng trữ lượng than của Việt Nam chủ yếu nằm ở bể than vùng Đông Bắc với trữ lượng trên 3 tỷ tấn và bể than đồng bằng sông Hồng với trữ lượng dự báo lên đến cả trăm tỷ tấn.



- Than mỡ: Nguồn than mỡ của Việt Nam rất hạn chế, cả về tiềm năng và quy mô trữ lượng. Mặt khác, chất lượng than mỡ không cao, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất than cốc luyện kim ở trong nước. Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 3 mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên), Phấn Mễ (Thái Nguyên) và Khe Bố (Nghệ An). Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình song với trữ lượng nhỏ. Trữ lượng than mỡ ở nước ta là ít, điều kiện khai thác rất khó khăn. Sản lượng than mỡ khó có khả năng cao hơn 0,2-0,3 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu sẽ tăng đến 5-6 triệu tấn/năm vào giai đoạn 2015-2020.

Hiện Việt Nam đã có nhà máy luyện cốc tại phường Cam Giá (Thái Nguyên) công suất 140.000 tấn/năm với 45 khoang lò và giai đoạn 2 sẽ tăng thêm 45 khoang lò để đạt công suất 300.000 tấn/năm, nhà máy luyện cốc của Tập đoàn Hoà Phát tại Kim Môn (Hải Dương) công suất thiết kế 700.000 tấn/năm, đang xây dựng nhà máy luyện cốc tại Thạch An (Cao Bằng) công suất thiết kế đạt 300.000 tấn/năm với 120 khoang lò. Ngoài ra, có nhà máy luyện cốc tại Vũng Áng (FORMOSA - Hà Tĩnh) công suất 400.000 tấn/năm đã hoàn thành và đưa vào vận hành chạy thử. Tuy nhiên, trong tương lai nguồn than mỡ trong nước sẽ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ công suất các nhà máy, còn lại sẽ phải nhập khẩu.



- Than antraxit và các loại than gầy khác: Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên than, bao gồm: than antraxit phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn, với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với tài nguyên trữ lượng đạt trên 9 tỷ tấn, trong đó hơn 4 tỷ tấn than đã được thăm dò và đánh giá đảm bảo độ tin cậy. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Than bùn (peat coal) với trữ lượng khoảng 7 tỷ m3, chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 5 tỷ tấn).

Theo kế hoạch dài hạn của ngành than, sản lượng than thương phẩm phấn đấu khoảng 65÷60 triệu tấn than vào năm 2020, và 66÷70 triệu tấn vào năm 2025, trên 75 triệu tấn vào năm 2030, tương đối phù hợp với mục tiêu phát triển khai thác than đã được Chính phủ phê duyệt theo Quy Hoạch Phát Triển Ngành Than (Quy hoạch 60) nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2025÷2030 cho thấy, khả năng khai thác và chế biến than của VINACOMIN cũng chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu than cho sản xuất điện, thực chất sản lượng than sẽ chỉ đủ cung cấp cho khoảng 12.000 MW, nghĩa là sản xuất được không quá 72 tỷ kWh mỗi năm, kể cả đến những năm 2025-2030, do đó cho thấy Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia nhập khẩu than trong giai đoạn sau 2020.



Theo báo cáo chính thức, nhu cầu than của Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 47,5 triệu tấn năm 2016 lên lần lượt 86,4 triệu tấn năm 2020; 121,5 triệu tấn năm 2025 và 156,6 triệu tấn năm 2030.

- Than á bitum: Chủ yếu được phân bố ở bể than đồng bằng sông Hồng với trữ lượng tài nguyên dự báo vào khoảng 210 tỷ tấn, trải rộng trên diện tích 2.765 km2 của địa bàn 6 tỉnh phía Bắc trong đó khoảng 90% nằm ở tỉnh Thái Bình. Theo số liệu khảo sát trên diện tích 962 km2, trữ lượng than dự báo khoảng 30 tỷ tấn (khảo sát đến độ sâu – 1.700 m). Trong đó, tổng diện tích tìm kiếm tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên (80 km2) có trữ lượng than trên 1,5 tỷ tấn. Riêng khu vực Bình Minh (Khoái Châu, Hưng Yên) với diện tích thăm dò 25 km2 đạt thăm dò sơ bộ trữ lượng 456 triệu tấn (khảo sát đến độ sâu âm 600 m). Đánh giá đây là loại than có chất lượng tốt, có giá trị cho sản xuất công nghiệp nhất là luyện kim.

Nhìn chung, tiềm năng về than của Việt Nam khá lớn và là nguồn nhiên liệu sử dụng trong tương lai để phát triển ngành công nghiệp thép sử dụng công nghệ phi cốc. Khi đó, ngành thép Việt Nam sẽ tự chủ được nhiều hơn nguồn nhiên liệu trong nước.

Tuy nhiên, năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu than ở mức cao kỷ lục 6,96 triệu tấn, tăng 124,8%/ năm. Tổng hợp số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, Việt Nam nhập khẩu than chủ yếu từ Indonesia (1,948 triệu tấn, tăng 24,3% so với năm trước), Trung Quốc (1,744 triệu tấn, tăng 267,8% so với năm trước) và Úc (1,441 triệu tấn, tăng 165,3% so với năm trước).

* Dầu khí

Việt Nam là quốc gia có nguồn khoáng sản về dầu và khí đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Inđônêxia và Malaysia. Trên vùng biển rộng hơn l triệu km2 của Việt Nam, có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Tổng trữ lượng tiềm năng dầu khí của Việt Nam khoảng 3,8÷4,2 tỷ tấn quy dầu. Trong đó khoảng 1,05÷1,14 tỉ tấn dầu khí đã xác minh có thể khai thác. Trữ lượng chưa xác minh có khoảng 2,75÷3,06 tỷ tấn (trong đó tiềm năng khí chiếm khoảng 60%).

Hiện tại, dầu FO đang được sử dụng trong các lò nung, lò ủ trong luyện thép; tuy nhiên do giá dầu ngày càng tăng nên hiệu quả kinh tế của sử dụng dầu FO không cao bằng sử dụng lò điện. Trên thế giới hiện cũng có các công nghệ luyện thép sử dụng lò khí thiên nhiên, tuy nhiên chưa phổ biến ở Việt Nam do hiệu quả kinh tế chưa cao.

* Điện

Theo quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030. Dự báo điện năng sản xuất của Việt Nam như bảng 629.

Bảng 6.30. Dự báo điện năng sản xuất (tỉ kWh) của Việt Nam


Hạng mục

2020

2025

2030

Điện thương phẩm

235÷245

352÷379

506÷559

Nguồn: Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII)

Ngành thép hiện sử dụng phổ biến các loại lò điện (lò điện hồ quang AC-EAF, lò cảm ứng không lõi sắt từ, lò chân không, lò điện tử chân không, lò Plasma, lò điện xỉ) trong nấu và luyện thép. Do tốc độ phát triển nguồn điện không theo kịp được với tốc độ gia tăng phụ tải và tỷ trọng thuỷ điện trong cơ cấu tổng nguồn điện ngày càng giảm nên giá điện sẽ được điều chỉnh tăng trong tương lai khi giá của các nguồn nhiên liệu sử dụng cho phát điện như than, dầu, khí... tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí và giá thành sản xuất thép.

Theo số liệu thống kê, điều tra tiêu hao năng lượng của Tổng cục Thống kê, năm 2015 ngành thép tiêu thụ 3,5 tỷ kWh cho sản xuất, chiếm 5,26% tổng sản lượng điện toàn quốc. Trong đó, dự tính khoảng 2,5 tỷ kWh cho luyện phôi còn lại cho cán kéo, v.v… Suất tiêu hao bình quân cho luyện phôi khoảng 550 kWh/tấn phôi và cho cán, kéo, v.v…từ 110÷180 kWh/tấn thép thành phẩm. Đây là mức tiêu hao cao khoảng 1,5 lần so với trung bình trên thế giới.

Đánh giá chung

Việt Nam có nguồn tài nguyên quặng sắt, than đá, khí đốt, các loại nguyên liệu trợ dung và quặng kim loại quan trọng như mangan, crôm, titan, vônfram, niken, v.v… có thể khai thác, chế biến để phục vụ phát triển sản xuất thép. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, khả năng sử dụng các loại tài nguyên trên còn hạn chế, khó phát huy trên quy mô lớn như:

- Công nghệ lò cao - lò thổi ôxy (BF - BOF): nguồn quặng sắt có thể đủ để xây dựng một đến hai nhà máy liên hợp luyện kim với quy mô công suất từ 2÷5 triệu tấn/năm, nhưng trữ lượng than mỡ lại hạn chế.

- Công nghệ luyện kim phi cốc: Than antraxit chất bốc cao dùng trong luyện kim có trữ lượng rất ít. Nguồn khí thiên nhiên có trữ lượng xác minh lên đến hàng trăm tỷ m3 nhưng phân bố chủ yếu ở thềm lục địa, giá thành khai thác, vận chuyển vào bờ cao nên chưa thể cung cấp cho ngành Thép (với giá hợp lý để hoàn nguyên quặng sắt).



Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương