VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Đánh giá về điều kiện đáp ứng để phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam theo vùng quy hoạch



tải về 5.51 Mb.
trang12/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21

5.2. Đánh giá về điều kiện đáp ứng để phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam theo vùng quy hoạch

5.2.1. Cơ sở hạ tầng các vùng có hệ thống sản xuất thép


Hệ thống cảng biển, tàu hỏa tuyến Bắc – Nam, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ ven biển, khá thuận tiện cho vận chuyển nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm qua lại trước và sau quá trình chế biến.

Các cơ sở hạ tầng khác như: cấp điện, cấp nước, khu – cụm công nghiệp, các quy hoạch vùng công nghiệp khá thuận lợi cho phát triển hệ thống sản xuất thép.


5.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước


Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định. Các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không phải chịu rủi ro từ sự bất ổn về an ninh, chính trị. Đây là yếu tố quan trọng củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước để quyết định đầu tư lớn và lâu dài.

Điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng có hệ thống sản xuất thép cũng như của cả nước đang được cải thiện rõ rệt, đáp ứng được cho phát triển ngành công nghiệp thép.


5.2.3. Các yếu tố thuận lợi khác trong nước


Xu thế hội nhập, mở cửa là điều kiện tốt để Việt Nam tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cũng như có thị trường xuất khẩu.

Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam.

Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở lớn.

Tốc độ đô thị hóa cao do nền kinh tế Việt Nam nhận được nhiều dự án đầu tư dẫn đến tăng cầu về xây dựng đô thị, nhà xưởng.

Việc đa dạng hóa các kênh thông tin đại chúng như đài tiếng nói, truyền hình, giúp các doanh nghiệp ngành thép có thêm nhiều kênh để quảng bá hình ảnh của mình.

5.3. Kết luận


Tùy từng thời kỳ, Việt Nam được chia tách vùng theo nhiều cách khác nhau, hầu hết dựa vào sự khác biệt về địa lý. Hiện nay, toàn lãnh thổ Việt Nam được phân chia thành 6 vùng kinh tế - xã hội, mỗi vùng có nét đặc trưng riêng về vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, v.v…Do đó, quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 cũng sẽ được phân thành 6 vùng như đã nêu trên.

CHƯƠNG 6. DỰ BÁO NHU CẦU VỀ THÉP CỦA NỀN KINH TẾ, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI THÉP GIAI ĐOẠN 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2035

6.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ và sử dụng thép của nền kinh tế

6.1.1. Sản xuất thép thế giới


Nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một giai đoạn khó khăn do thị trường Trung Quốc điều chỉnh mức tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số dự kiến, cùng với sự mở rộng các ứng dụng mới của thép và các thị trường mới phát triển, có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong ngành công nghiệp thép.

Năm 2015, sản lượng thép thô thế giới đạt 1.621 triệu tấn (Mt), giảm 2,9% so với năm 2014. Trong đó, Trung Quốc chiếm 44,8% (về khối lượng) của thị trường toàn cầu về thép so với 45,9% trong năm 2014.

Bảng 6.1. Sản lượng thép thô thế giới giai đoạn 2006÷2015


Năm

Sản lượng, triệu tấn

Năm

Sản lượng, triệu tấn

2006

1.250

2011

1.538

2007

1.348

2012

1.560

2008

1.343

2013

1.650

2009

1.239

2014

1.670

2010

1.433

2015

1.621

Nguồn: World Steel Association

Bảng 6.2. Tỷ lệ tăng trưởng thép trung bình trên thế giới giai đoạn 2000-2015



Năm

Tỷ lệ, %

2000÷2005

6,2

2005÷2010

4,5

2010÷2015

2,5

Nguồn: World Steel Association

Hình 6.1. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thép bình quân hàng năm



Bảng 6.3. Các quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới giai đoạn 2011÷2015

STT

Quốc gia

Sản lượng, triệu tấn

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Trung Quốc

702,0

731,0

822,0

822,8

803,8

2

Nhật Bản

107,6

107,2

110,6

110,7

105,2

3

Ấn Độ

73,5

77,3

81,2

87,3

89,4

4

Mỹ

86,4

88,7

86,9

88,2

78,8

5

Nga

68,9

70,4

68,7

71,5

70,9

6

Hàn Quốc

68,5

69,1

66,1

71,5

69,7

7

Đức

44,3

42,7

42,6

42,9

42,7

8

Brazil

35,2

34,5

34,2

33,9

33,3

9

Thổ Nhĩ Kỳ

34,1

35,9

34,7

34,0

31,5

10

Ukraina

35,3

33,0

32,8

27,2

23,0

24

Việt Nam

4,90

5,30

5,50

5,80

6,10

Nguồn: World Steel Association

Tổng sản lượng thép thô thế giới năm 2014 và 2015 lần lượt là 1.670 triệu tấn và 1.621 triệu tấn, tiêu thụ năm 2014 là 1.537 triệu tấn và năm 2015 là 1.500 triệu tấn. Tỷ lệ về sản lượng và tiêu thụ được phân bố theo vùng địa lý như trên hình 4.2.



(a)

(b)

Hình 6.2. Phân bố sản lượng thép toàn cầu theo khu vực năm 2014 (a) và 2015 (b).

Do khủng hoảng kinh tế thế giới, sản lượng thép của Trung Quốc năm 2015 là 803,8 triệu tấn thép, giảm 2,2% so với năm 2013 (822,0 triệu tấn) và giảm 2,3% so với sản lượng năm 2014 là 822,8 triệu tấn. Sản lượng thép Trung Quốc vẫn sẽ giảm vào năm 2016.

Nhật Bản vẫn duy trì là quốc gia đứng thứ 2 về sản xuất thép sau Trung Quốc trong 2 năm qua. Trong khi đó, Ấn Độ vượt qua Mỹ để vươn lên vị trí thứ 3.

Bảng 6.4. Sản lượng thép của các nước Châu Á giai đoạn 2011÷2015



Quốc gia

Sản lượng thép thô, triệu tấn

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Trung Quốc

702,0

731,0

822,0

822,8

803,8

Ấn Độ

73,5

77,3

81,2

87,3

89,4

Nhật Bản

107,6

107,2

110,6

110,7

105,2

Hàn Quốc

68,5

69,1

66,1

71,5

69,7

Đài Loan (TQ)

22,9

20,7

22,3

23,1

21,4

Các nước khác

20,8

20,9

20,3

20,3

21,0

Tổng cộng

995,3

1026,2

1.122,5

1.135,7

1.110,5

Nguồn: World Steel Association

Trong giai đoạn từ 2011-2014, sản lượng thép thô khu vực Châu Á liên tục tăng. Đến năm 2015, sản lượng thép thô khu vực Châu Á sụt giảm ~ 2,2% so với năm 2014, nhưng vẫn chiếm 68,5% sản lượng thép trên thế giới.



Bảng 6.5. Sản lượng thép các nước khu vực EU giai đoạn 2011÷2015

Quốc gia

Sản lượng thép thô, triệu tấn

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Australia

7,5

7,4

8,0

7,9

7,7

Bỉ

8,0

7,3

7,1

7,3

7,3

Bulgaria

0,8

0,6

0,5

0,6

0,5

Croatia

-

-

0,1

0,2

0,1

Cộng hòa Séc

5,6

5,1

5,2

5,4

5,3

Phần Lan

4,0

3,8

3,5

3,8

4,0

Pháp

15,8

15,6

15,7

16,1

15,0

Đức

44,3

42,7

42,6

42,9

42,7

Hy Lạp

1,9

1,2

1,0

1,0

0,9

Hungary

1,7

1,5

0,9

1,2

1,7

Italia

28,7

27,3

24,1

23,7

22,0

Latvia

0,9

0,8

0,2

-

-

Luxembourg

2,5

2,2

2,1

2,2

2,1

Hà Lan

6,9

6,9

6,7

7,0

7,0

Ba Lan

8,8

8,4

8,0

8,6

9,2

Bồ Đào Nha

1,2

1,9

2,1

2,1

2,0

Romania

3,8

3,3

3,0

3,2

3,4

Cộng hòa Slovakia

4,2

4,4

4,5

4,7

4,6

Slovenia

0,6

0,6

0,6

0,6

0,6

Tây Ban Nha

15,5

13,6

13,8

14,2

14,8

Thụy Điển

4,9

4,3

4,4

4,5

4,4

Anh

9,5

9,6

11,9

12,1

10,9

Tổng cộng

177,2

168,5

165,9

169,3

166,1

Nguồn: World Steel Association

Tại khu vực EU, sản lượng thép năm 2015 đạt mức 166,1 triệu tấn, giảm mạnh (~ 6,3%) so với năm 2011, giảm 1,9% so với năm 2014. Sản lượng thép thô tại các quốc gia sản xuất thép lớn thuộc khu vực này như Đức, Italia, Pháp đều giảm.

Sản lượng thép thô tại khu vực Bắc Mỹ và khối CIS trong năm 2015 cũng đều giảm so với năm 2014. Trong đó, nước giảm sâu khu vực Bắc Mỹ như Mỹ giảm 10,6% từ 88,2 triệu tấn xuống 78,8 triệu tấn. Nước giảm sâu thuộc CIS như Ucraina giảm từ 27,2 triệu tấn (năm 2014) xuống còn 23,0 triệu tấn năm 2015.

Các nước G7 là các nước công nghiệp phát triển từ lâu đời, do vậy ngành công nghiệp thép tại các nước này cũng được xây dựng và phát triển sớm. Cho đến nay, các nước G7 vẫn là những nước hàng đầu thế giới về ngành thép. Năm 2015, tổng sản lượng thép thô của Nhật Bản là 105,2 triệu tấn (đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc).

Bảng 6.6. Sản lượng thép thô của các nước công nghiệp G7 giai đoạn 2011÷2015


Quốc gia

Sản lượng thép thô, triệu tấn

2011

2012

2013

2014

2015

Đức

44,3

42,7

42,6

42,9

42,7

Italia

28,7

27,3

24,1

23,7

22,0

Pháp

15,8

15,6

15,7

16,1

15,0

Anh

9,5

9,6

11,9

12,1

10,9

Mỹ

86,4

88,7

86,9

88,2

78,8

Canada

13,0

13,5

12,4

12,7

12,5

Nhật Bản

107,6

107,2

110,6

110,7

105,2

Nguồn: World Steel Association

Đặc điểm của các nước G7 là những nước có nền kinh tế rất phát triển, GDP bình quân đầu người đều ở mức cao, khoảng 43.000 USD. Tiêu thụ thép bình quân đầu người không còn ở mức cao (hiện trong khoảng 150-500 kg/người) do đã hoàn thành công nghiệp hóa. Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ khủng hoảng, nhưng ngành thép các nước G7 vẫn được duy trì phát triển và hướng mạnh sang xuất khẩu. Sản lượng thép sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn để xuất khẩu với tỷ lệ cao.

Các nước G7 đều có ngành công nghiệp chế tạo phát triển với công nghệ cao, sản xuất hàng hóa xuất khẩu khắp thế giới. Ngành thép các nước này đều có khả năng sản xuất, cung ứng vật liệu chất lượng cao và đa dạng về chủng loại. Tại các nước này, sản phẩm thép dẹt được sản xuất nhiều hơn thép dài.

Sản lượng thép thô năm 2015 của Hàn Quốc và Đài Loan đạt 69,7 triệu tấn và 21,4 triệu tấn; đứng thứ 6 và thứ 12 trên thế giới. Mức tiêu thụ thép của 2 quốc gia và vùng lãnh thổ này cũng xấp xỉ sản lượng sản xuất. Như vậy, tỷ lệ sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước là rất cao (xấp xỉ 100% đối với Hàn Quốc và 88% đối với Đài Loan).

Do các nước công nghiệp mới nổi đang ở giai đoạn đỉnh cao của quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế nên mức tiêu thụ thép bình quân đầu người cũng đang ở mức cao (mức tiêu thụ thép bình quân đầu người năm 2014 của Hàn Quốc và Đài Loan tương ứng khoảng 1.100 kg và 840 kg).

Bảng 6.7. Sản lượng thép thô của NIC giai đoạn 2011÷2015



Quốc gia

Sản lượng, triệu tấn

2011

2012

2013

2014

2015

Hàn Quốc

68,5

69,1

66,1

71,5

69,7

Đài Loan

22,9

20,7

22,3

23,1

21,4

Nguồn: World Steel Association

Nhóm BRIC bao gồm các quốc gia Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, đây là các nền kinh tế đang nổi lên có tiềm lực kinh tế hùng hậu, đang cải cách mạnh mẽ và đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Cả bốn quốc gia này đều là những siêu cường tiềm năng và sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai trong số những quốc gia vươn lên nhanh chóng trong ngành công nghiệp thép với sản lượng chiếm tới 54% sản lượng thép toàn cầu trong năm 2015, cao hơn gấp 1,9 lần so với mức 35% năm 2005. Do tốc độ phát triển của ngành thép Trung Quốc quá nhanh cũng như hiệu quả của nó mang lại nên đã và đang làm ngành công nghiệp thép ở nhiều quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng khá nhiều. Hơn 10 năm qua, Trung Quốc luôn là nước dẫn đầu về sản xuất thép. Ấn Độ là nước sản xuất thép đứng thứ năm vào năm 2006 đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Nhật Bản).

Bảng 6.8. Sản lượng thép thô của BRIC giai đoạn 2011÷2015



Quốc gia

Sản lượng, triệu tấn

2011

2012

2013

2014

2015

Trung Quốc

702,0

731,0

822,0

822,8

803,8

Ấn Độ

73,5

77,3

81,2

87,3

89,4

Nga

68,9

70,4

68,7

71,5

70,9

Brazil

35,2

34,5

34,2

33,9

33,3

Nguồn: World Steel Association

Tính đến hết năm 2015, trên thế giới có 38 nhà sản xuất thép có sản lượng trên 10 triệu tấn bằng số nhà sản xuất thép đạt sản lượng này năm 2014. Tổng sản lượng thép của 10 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới năm 2015 vào khoảng 428,57 triệu tấn, chiếm khoảng 26,4% sản lượng thép toàn thế giới.

Bảng 6.9. Những tập đoàn/công ty sản xuất thép hàng đầu thế giới

Tập đoàn/Công ty

2014

2015

Thứ hạng

Sản lượng Triệu tấn

Thứ hạng

Sản lượng Triệu tấn

ArcelorMittal

1

98,09

1

97,14

Hebei Steel Group

3

47,09

2

47,75

NSSMC

2

49,30

3

46,37

POSCO

5

41,43

4

41,97

Baosteel Group

4

43,35

5

34,94

Shagang Group

6

35,33

6

43,21

Ansteel Group

7

34,35

7

32,50

JFE Steel Corporation

9

31,41

8

29,83

Shougang Group

10

30,78

9

28,55

Tata Steel Group

11

26,20

10

26,31

Nguồn: World Steel Association

Tập đoàn ArcelorMittal, được thành lập năm 2006 bởi sự sáp nhập của Arcelor (Luxembourg) và Mittal Steel (Ấn Độ), vẫn là tập đoàn sản xuất thép có sản lượng lớn nhất thế giới, gấp khoảng 2 lần tập đoàn đứng ngay sau nó là Hebei Steel Group của Trung Quốc.



Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương