VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Dự báo về khả năng cạnh tranh sản phẩm thép



tải về 5.51 Mb.
trang16/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

6.3. Dự báo về khả năng cạnh tranh sản phẩm thép

6.3.1. Khả năng cạnh tranh hiện tại các sản phẩm thép trên thị trường Việt Nam


Hiện nay, Việt Nam vẫn xem ngành thép là ngành công nghiệp quan trọng. Giai đoạn 2010-2014, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành Thép Việt Nam đạt 6,34%/năm. Quy mô sản xuất còn nhỏ bé, phân tán và trình độ công nghệ vẫn ở mức trung bình. Chính vì vậy mà khả năng cạnh tranh thấp, thị trường phụ thuộc bên ngoài, giá thép luôn bấp bênh khó kiểm soát.

Theo số liệu điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu, tổng năng lực sản xuất hàng năm của ngành thép trong nước hiện nay vào khoảng 3,5 triệu tấn gang; 14,2 triệu tấn phôi và 14 triệu tấn thép xây dựng. Với quy mô này, ngành thép Việt Nam được đánh giá đang đứng đầu các nước Đông Nam Á.

Chỉ tính riêng phôi thép, từ một quốc gia phải NK phôi thép và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài, từ năm 2007, nhiều DN trong nước đã đầu tư từ sản xuất thượng nguồn phôi thép. Nếu như trước năm 2010, phôi thép NK vào Việt Nam khoảng 2 triệu tấn/năm thì đến nay chúng ta đã có phôi thép XK, trong đó XK nhiều nhất đến nay là năm 2014 được 390 nghìn tấn phôi.

So với nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của thị trường trong nước, nguồn cung đang vượt cầu nên khả năng cạnh tranh mặt hàng thép xây dựng thấp. Tuy nhiên, thép tấm cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo, v.v... là những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được nên đây sẽ là phân khúc sản phẩm các nhà đầu tư mới nên tập trung vào sản xuất vì thị trường tiêu thụ lớn và khả năng cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, giá thép Việt Nam cao hơn so với thép Trung Quốc NK cùng chủng loại. Điều này cũng phản ánh năng lực sản xuất và cạnh tranh của ngành thép khi hội nhập. Nguồn cung lớn, đồng thời phải cạnh tranh với thép ngoại giá rẻ NK dẫn đến sự cạnh tranh giữa các DN sản xuất thép trên thị trường trong nước khá khốc liệt, chưa kể cạnh tranh với thép ngoại khi sản phẩm thép Việt Nam XK sang các nước.

Để bảo vệ sản xuất trong nước, Việt Nam đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép NK từ tháng 3 năm 2016 nhưng thực tế đến hết tháng 5, lượng thép NK vẫn không ngừng tăng cao. Do đó, việc giải quyết tận gốc những bất cập của thị trường thép Việt Nam phải xuất phát từ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép từ sức mạnh nội tại của các DN. Hiện nay, quy mô, trình độ công nghệ của nhiều DN còn hạn chế dẫn đến giá thành, chất lượng sản phẩm chưa thực sự cạnh tranh.

Thực tế, trình độ công nghệ của các DN thép Việt Nam được đánh giá là còn trung bình yếu. Năng lực tài chính hạn chế dẫn đến nhiều DN chỉ đầu tư dây chuyền với quy mô nhỏ, công nghệ lò điện cũ kỹ, tiêu tốn nhiên liệu và chi phí cao dẫn đến các sản phẩm không có tính cạnh tranh.

Xét năng lực cạnh tranh của ngành thép trong nước về mặt kỹ thuật thì DN Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được, nhưng về mặt giá cả thì khó cạnh tranh. Hiện nay, khách hàng đều so sánh giá thép Việt Nam với thép Trung Quốc, trong khi giá thép Việt Nam cao hơn. Do đó các DN sản xuất thép cần tiết giảm chi phí, sản xuất hiệu quả, hạn chế lãng phí trong quá trình sản xuất.

Thời gian qua, sau động thái áp thuế tự vệ với thép NK, giá phôi và giá thép xây dựng trong nước tăng cao khiến dư luận đặt câu hỏi về năng lực sản xuất của ngành thép. Giá phôi thép tăng có nguyên nhân do giá thế giới tăng, nhưng tại thị trường Việt Nam, giá phôi tăng “kép” bởi giá thế giới tăng và bởi thuế tự vệ. Đến nay, sau khi có sự can thiệp của Nhà nước, sản xuất và giá thép trên thị trường đã ổn định.

Sau khi có quyết định áp thuế tự vệ, các đơn vị sản xuất thép thuộc VNSteel đã tăng cường sản xuất, đặc biệt là phôi thép để cung cấp cho đơn vị sản xuất trong ngành, thay thế hàng NK, hạn chế tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất cũng như sản phẩm trên thị trường, dẫn đến hiện tượng đầu cơ làm thiệt hại cho người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận. Việc áp thuế một mặt hạn chế việc tận hưởng lợi thế của hội nhập, mặt khác sẽ hạn chế tính năng động, hạn chế ý thức nâng cao năng lực cạnh tranh các DN sản xuất phôi thép.

Theo dự báo, năm 2016 sản xuất thép dài sẽ tăng khoảng 15%, phôi thép khoảng 10%. Theo đó, lượng phôi cần cho sản xuất khoảng 8,5 triệu tấn và lượng phôi có thể đáp ứng từ sản xuất trong nước khoảng 6,5 triệu tấn. Nhìn vào năng lực hiện có của các nhà máy sản xuất phôi trong cả nước thì khả năng tốt nhất cũng chỉ đáp ứng được 6,5 triệu tấn. Như vậy, sẽ thiếu khoảng 2 triệu tấn. Hầu hết các DN có cơ sở sản xuất phôi chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu cán thép của họ, trong nước hiện nay chỉ có hai nhà máy chuyên sản xuất phôi với công suất không đáng kể.

Thực tế trong thời gian qua, ngành thép trong nước đã phải rất chật vật để đối phó với một khối lượng lớn thép Trung Quốc giá rẻ NK ồ ạt vào Việt Nam. Bỏ qua những yếu tố gian lận thương mại, hay những biện pháp thúc đẩy, hỗ trợ XK của Trung Quốc đối với thép, theo các chuyên gia, nói một cách công bằng, giá thành sản xuất của thép Trung Quốc rất cạnh tranh và về lâu dài, sức ép của thép NK vẫn rất lớn. Vì thế, cơn bão thép NK giá rẻ của Trung Quốc gây ảnh hưởng lớn tới ngành thép Việt Nam thực tế cũng là hồi chuông cảnh báo để các DN ngành thép phải thực sự đặt lên bàn cân những yếu tố liên quan đến bài toán chi phí sản xuất để có sự cải tổ, thay đổi, nâng cao sức cạnh tranh trong thời gian tới. Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại chỉ là cứu cánh tạm thời khi có những biến động bất thường. Về lâu dài, để có thể chủ động cạnh tranh với thép NK và tránh được các rào cản kỹ thuật, các vụ kiện phòng vệ khi XK, các DN thép cần chủ động nâng cao nội lực, sản phẩm có tính cạnh tranh cao như thép tấm, thép hợp kim, thép chế tạo, từ đó xây dựng ngành thép đồng bộ, hiện đại. Điều này cũng góp phần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN.


6.3.2. Những tác động của thị trường khu vực và thế giới đối với mặt hàng thép


Năm 2016 kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nhưng với tốc độ chậm hơn dự báo (khoảng 3,3% so với dự báo trước đây là 3,6%). Các chuyên gia quốc tế tin rằng, Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển vượt trội ở Châu Á trong giai đoạn 2016-2017.

Với những cơ hội và thách thức đan xen, năm 2016 ngành công nghiệp thép Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Dự báo toàn ngành năm 2016 sẽ tăng trưởng ~15% so với năm 2015. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thép trong nước hiện đang phải đối mặt với bài toán cạnh tranh gay gắt khi những tín hiệu cung vượt cầu ngày càng rõ nét, trong khi số lượng nhà máy mới đi vào hoạt động vẫn gia tăng và lượng thép giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... được nhập khẩu vào Việt Nam.

Trên thực tế, câu chuyện thép hợp kim Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt với số lượng lớn vào nước ta hầu như năm nào cũng tái diễn. Lợi thế của doanh nghiệp thép Trung Quốc khi xuất khẩu sản phẩm, ngoài được hưởng chính sách trợ giá, hoàn thuế xuất khẩu, còn cố tình lợi dụng khe hở trong quy định tiêu chuẩn thép hợp kim để gian lận kỹ thuật và thương mại nhằm hưởng thuế suất ưu đãi của nước nhập khẩu. Ví dụ điển hình là loại thép “hợp kim” chứa Bo hoặc Crom chỉ là thép xây dựng thông thường, do tính chất cơ - lý không có gì khác biệt. Khi xuất khẩu, doanh nghiệp thép Trung Quốc được hoàn thuế VAT 13%, trợ giá xuất khẩu 9%. Lợi thế lớn nhất của thép Trung Quốc chính là giá rẻ, mang danh thép hợp kim chất lượng cao, nhưng giá bán rẻ hơn cả thép xây dựng thông thường trong nước.

Trong khi đó, ở chiều xuất khẩu, năm 2015, ngành thép Việt Nam xuất khẩu trên 2,5 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,9 tỷ USD, giảm 4,2% về lượng và giảm 14,3% về giá trị. Kết quả cho thấy, ngành thép Việt Nam đang chịu sức ép rất lớn từ các sản phẩm thép nhập khẩu.



Bảng 6.31. Cam kết thuế của sản phẩm thép trong các FTA đang thực hiện

Phân loại

ATIGA

ACFTA

SKFTA

AANZFTA

AIFTA

Dây thép

0,83

0

1,56

8,92

Loại trừ

Nguyên liệu thô

0

1,91

0

0,05

2,41

Ống không hàn

0,18

0

0,36

0,41

3,73

Ống thép hàn

0,49

13,85

0,76

1,39

8,82

Phôi thép

0,60

4,05

3,78

5,73

Loại trừ

Sản phẩm sắt thép

0,86

1,20

2,69

2,67

9,28

Thép cán nguội

1,15

0

7,00

6,13

6,75

Thép cuộn can nóng

0

0,5

0

0,67

Loại trừ

Thép đặc biệt và thép HK

0

0,42

0

0

6,90

Thép không gỉ

0

1,42

0

0

7,29

Thép mạ KL và phủ màu

1,13

3,33

2,53

7,54

5,75

Thép xây dựng

2,72

3,41

6,14

6,41

Loại trừ

Thuế suất TB 2015-2018

0,69

1,66

2,05

2,38

7,55

Nguồn: Vụ QHQT - MOF

Hội nhập đặt ngành thép trước những thuận lợi và thách thức, mà thách thức lớn chính là sự mất cân đối cung cầu của thị trường thép Trung Quốc ảnh hưởng đến thép Việt Nam. Trung Quốc là nước có sản lượng thép chiếm tới ½ của thế giới với sản lượng xấp xỉ 1 tỷ tấn/năm, trong khi đó, chỉ tiêu thụ khoảng 600 triệu tấn, 400 triệu tấn còn lại Trung Quốc tìm cách xuất khẩu ra nước ngoài với giá rẻ. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á với 6 triệu tấn thép Trung Quốc nhập khẩu trong năm 2014, năm 2015 là 10 triệu tấn. Trong đó, còn phải kể đến hình thức gian lận thương mại để được hưởng các chính sách về thuế.

Theo thống kê của GrafTech International năm 2015, Trung Quốc có tổng cộng 55 lò cao, trong đó 44 lò cao có dung tích trên 2.000 m3 được phân bố chủ yếu ở các tỉnh/thành phố Liêu Ninh (11), Nội Mông (2), Bắc Kinh (3), Hà Bắc (13), Sơn Đông (2), Giang Tô (2), Thượng Hải (4), Quảng Đông (1), Sơn Tây (2), Thiên Tân (2) và Hồ Nam (2) (Hình 6.10).



Hình 6.10. Các nhà máy luyện gang lò cao thể tích ≥2000 m3 tại Trung Quốc

Tổng số 12 lò cao dung tích > 2000 m3 được đặt tại 7 tỉnh/thành phố gần biển là Liêu Ninh, Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thiên Tân và Thượng Hải với tổng dung tích lò 140.134 m3. Do gần biển nên sản phẩm của các nhà máy ngoài tiêu thụ thị trường trong nước còn rất thuận lợi cho xuất khẩu sang các nước, trong đó có Việt Nam, theo vận tải đường biển.

Năm 2016, thị trường quặng sắt và thép vẫn do Trung Quốc quyết định, đó là nội dung trong báo cáo FastMarkets và Sucden Financial đưa ra dự báo về thị trường quặng và sắt thép quý 3 năm nay.

Giá quặng sắt mặc dù có nhiều biến động trong quý 2 nhưng dường như vẫn ổn định quanh mức 50÷55 USD/ tấn. Con số này mặc dù cao hơn so với mức trung bình 38,3 USD/tấn hồi tháng 12 năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn mức 70 USD hồi tháng 4/2016. Do không có dấu hiệu nào cho thấy cung giảm nên dự báo trong quý tới giá quặng sẽ biến động trong khoảng từ 48÷60 USD/tấn và có thể sẽ tăng cao hơn vào giai đoạn doanh nghiệp bổ sung tồn kho.



Theo xu hướng chung, giá quặng sắt thường tăng khi doanh nghiệp bổ sung tồn kho hoặc khi nhà đầu tư Trung Quốc mua đầu cơ. Với mức giá điều chỉnh ổn định quanh mức 50÷55 USD/ tấn, giá quặng có thể giảm thấp hơn nữa nhưng nhà đầu tư vẫn hy vọng những tín hiệu từ nhà đầu tư Trung Quốc cũng như thời điểm bổ sung tồn kho. Tuy nhiên, trừ khi kinh tế Trung Quốc hồi phục đáng ngạc nhiên, xu thế đi xuống là không tránh khỏi. Giới phân tích dự báo giá sẽ giảm xuống còn 48 USD/tấn và trong dài hạn sẽ giảm xuống 45 USD/tấn.



Hình 6.11. Sự thay đổi giá quặng sắt 62%Fe giai đoạn 2007-2016

Giá quặng sắt giảm trong những năm gần đây khiến sản lượng quặng giảm 250 triệu tấn (150 triệu tấn từ Trung Quốc và 100 triệu tấn đến từ các nước khác). Tuy nhiên, các nhà sản xuất chính đều nâng sản lượng khoảng 300 tấn trong ba năm qua và sẽ còn nâng tiếp trong năm 2017 và 2018. Với việc các nhà máy thép Trung Quốc đang đối mặt ngày càng nhiều quy định chống bán phá giá, sản lượng thép nước này có thể chững lại làm suy yếu nhu cầu quặng sắt. Nếu xuất khẩu thép Trung Quốc giảm trong lúc các nước phương Tây tăng sản lượng, quặng sắt có thể mất thị phần vào thép phế. Nhìn chung, sản lượng quặng cũng như giá thép sẽ chỉ tăng trong ngắn hạn.

Bảng 6.32. Sản lượng quặng sắt cần thiết tại Trung Quốc để cân bằng thị trường

Đơn vị: Triệu tấn



Nhu cầu quặng sắt

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Nhu cầu của Trung Quốc

1.190

1.150

1.135

Nhu cầu tính theo đường biển

430

451

445

Tổng nhu cầu

1.620

1.601

1.580

Nguồn cung theo đường biển

1.380

1.417

14.420

Nhu cầu quặng nội địa Trung Quốc

240

184

160

Nguồn: Sucden Financial, FastMarkets

Do tình trạng đầu cơ trên thị trường quặng và sắt thép giao sao tại Trung Quốc bùng nổ vào tháng 4, đến tháng 5 chính phủ Trung Quốc đã phải ban hành một số chính sách giảm hoạt động đầu cơ khiến giá hai mặt hàng này hạ nhiệt.

Hình 6.12. Tồn kho quặng tại các cảng Trung Quốc

Sản lượng thép thường có xu hướng tăng trong hầu hết các tháng 3, đây là thời điểm kết thúc mùa đông và bắt đầu mùa xây dựng khiến các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung tồn kho. Nhưng sản lượng nhảy vọt trong tháng 3 năm nay hoàn toàn là kết quả của tình trạng đầu cơ đẩy giá tăng và thúc đẩy nhu cầu sản xuất. Sản lượng thép trong quý 2 năm nay tăng 9,7% so với quý trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.



Ngoài ra, những số liệu lạc quan trong quý 1 khiến tình trạng bổ sung tồn kho tăng đột biến và châm ngòi cho việc nâng công suất. Nhưng giá thép đang giảm cùng dự báo ảm đạm đạm có thể khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào rủi do vì tình trạng mua tích trữ. Giá thép vân tại sàn Thượng Hải tăng 70% trong khi giá quặng tăng 84% kể từ đầu năm. Mức tăng đột biến này hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu.

Hình 6.13. Sản lượng thép thế giới và biến động trung bình trong 12 tháng



Giá thép tại nhiều khu vực tăng, thép cuộn nóng (HRC) tại Bắc Mỹ và châu  đang trên đà hồi phục, một phần do xuất khẩu Trung Quốc bị kìm lại vì các chính sách bảo hộ và cũng do nước này đang tích trữ quặng. Giá thép châu Á đã có khoảng cách ngày càng chênh lệch với thép châu Âu và Bắc Mỹ.



Hình 6.14. Giá thép HRC các khu vực

Sau khi bổ sung tồn kho, giá quặng sắt có khả năng đi xuống. Nếu quặng rớt giá, khả năng cắt giảm tồn kho sẽ xảy ra càng tạo thêm sức ép với giá quặng. Trong quý 3, giá sẽ dao động trong mức 48÷60 USD/tấn. Nếu giá tăng trở lại cùng với việc giảm tồn kho tiếp tục diễn ra sẽ khiến nước này nhập khẩu thêm nhiều nguyên liệu thô.



Sản lượng thép thế giới có xu hướng thấp hơn trong năm ngoái nhưng lại tăng vào năm nay. Giá thép tăng khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản lượng. Phần lớn mức tăng giá đều do đầu cơ và tích trữ thay vì nhu cầu.

Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương