VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


CHƯƠNG 7. QUY HOẠCH HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI THÉP ĐẾN 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035



tải về 5.51 Mb.
trang19/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

CHƯƠNG 7. QUY HOẠCH HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI THÉP ĐẾN 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

7.1. Quan điểm phát triển


- Phát triển hệ thống sản xuất thép Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và ngành Công Thương của cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

- Xây dựng, phát triển hệ thống sản xuất thép Việt Nam theo hướng hiện đại, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm dần sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt.

- Xây dựng hệ thống sản xuất thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu vực sản xuất thép.

- Phát triển hệ thống sản xuất thép Việt Nam gắn với tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.



- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư sản xuất gang, phôi thép, thép thành phẩm, sản xuất thiết bị luyện, cán thép đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án sản xuất thép hợp kim, thép chất lượng cao. Khuyến khích đầu tư các dự án đi từ quặng sắt - luyện thép - đúc liên tục - cán nóng. Hạn chế đầu tư sản xuất các sản phẩm mà trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

7.2. Mục tiêu phát triển

7.2.1. Mục tiêu tổng quát


Mục tiêu phát triển tổng thể của ngành Thép Việt Nam là đáp ứng đủ nhu cầu về các sản phẩm thép cho nền kinh tế quốc dân, đảm bảo thị trường tiêu thụ trong nước ổn định, không để thiếu thép, đặc biệt là thép xây dựng. Từng bước xuất khẩu các sản phẩm thép một cách hài hoà, tạo nguồn ngoại tệ. Phát triển ngành thép có tính bền vững và đảm bảo thân thiện với môi trường.

7.2.2. Mục tiêu cụ thể


- Sản xuất gang và sắt xốp:

Đáp ứng đủ gang đúc cho nhu cầu sản xuất cơ khí phục vụ trong nước và một phần xuất khẩu, phấn đấu cung cấp đủ nhu cầu gang lỏng cho các nhà máy sản xuất phôi thép bằng lò chuyển trong nước, dùng sắt xốp để thay thế một phần sắt thép vụn cho các nhà máy sản xuất phôi bằng lò điện.

Năm 2020 trong nước sản xuất 8 triệu tấn; năm 2025 đạt 15 triệu tấn; năm 2035 đạt 30 triệu tấn gang và sắt xốp.

- Sản xuất phôi thép

Năm 2020 sản xuất đạt 18 triệu tấn; năm 2025 đạt 27 triệu tấn; năm 2035 đạt 52 triệu tấn phôi thép.

- Xuất khẩu gang, thép các loại

Năm 2020 xuất khẩu đạt 3 triệu tấn; năm 2025 đạt 4 triệu tấn; năm 2035 đạt 6 triệu tấn gang và thép các loại.

7.3. Định hướng phát triển


Quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 được xây dựng theo hướng ưu tiên dự án sản xuất sản phẩm Việt Nam đang thiếu và chưa có, đặc biệt là sản xuất phôi thép; ưu tiên phát triển thép tấm cán nóng, thép chất lượng cao sử dụng trong cơ khí và chế tạo máy; ưu tiên nhà máy có quy mô công suất thích hợp với quy định về tiêu hao năng lượng và phát thải của lò cao, lò luyện, lò chuyển, nhà máy, dây chuyền, sử dụng công nghệ thiết bị tiết kiệm năng lượng hiệu quả và thân thiện môi trường. Có lộ trình loại bỏ các nhà máy có quy mô công suất không thích hợp, công nghệ lạc hậu với tiêu hao năng lượng cao và chỉ tiêu phát thải vượt ngưỡng cho phép. Không ưu tiên sản xuất các sản phẩm quá dư thừa. Cụ thể như sau:

- Về sản xuất gang và sắt xốp, phôi thép, thép thành phẩm

+ Đầu tư sản xuất gang bằng lò cao hoặc sản xuất sắt xốp bằng công nghệ ngoài lò cao từ nguồn nguyên liệu quặng sắt trong nước hoặc nhập khẩu để cung cấp gang, sắt xốp cho nội bộ nhà máy sản xuất thép khép kín từ nguyên liệu đến sản phẩm. Đầu tư sản xuất để cung ứng gang chế tạo các sản phẩm từ gang đúc, cung ứng sắt xốp để thay thế một phần sắt thép vụn sử dụng trong công nghệ sản xuất phôi thép bằng lò điện. Đầu tư và tái cơ cấu danh mục đầu tư theo hướng loại bỏ công nghệ lạc hậu, ưu tiên công nghệ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả và thân thiện môi trường để hoàn thành các mục tiêu về sản lượng gang và sắt xốp, phôi thép, thép thành phẩm nêu trên.

+ Đảm bảo tính chủ động trong việc sản xuất các loại thép như thép tấm cán nóng, thép xây dựng, thép cán nguội. Ưu tiên đầu tư sản xuất để dần thay thế nhập khẩu một số chủng loại thép mà trong nước chưa sản xuất được như thép hợp kim, thép chất lượng cao phục vụ công nghiệp chế tạo, sản xuất ô tô và phương tiện vận tải.

- Về chủng loại sản phẩm

Phát triển sản xuất thượng nguồn (phôi thép, gang và sắt xốp) gắn với sản xuất sản phẩm thép; ưu tiên đầu tư sản xuất sản phẩm thép tấm cán nóng, thép hợp kim, thép không gỉ hiện nay còn thiếu hoặc chưa sản xuất được.

- Về công nghệ và thiết bị

Đầu tư công nghệ và thiết bị mới, tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, năng suất cao, thân thiện với môi trường và từng bước khắc phục, thay thế các dự án sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu. Ưu tiên các nhà máy sử dụng công nghệ khép kín đi từ nguyên liệu thô (quặng sắt, sắt thép vụn, sắt xốp) ra sản phẩm thép tấm cán nóng, thép hợp kim, thép không gỉ.

- Về phát triển theo vùng lãnh thổ

+ Ưu tiên phát triển sản xuất thép tập trung ở vùng ven biển, nơi có nhiều cảng nước sâu, quỹ đất còn nhiều và không ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

+ Ưu tiên phát triển sản xuất thép tại vùng miền núi, nơi có các mỏ sắt trữ lượng đủ lớn để đầu tư nhà máy sản xuất thép khép kín với công nghệ tiên tiến và quy mô thích hợp.

+ Hạn chế phát triển sản xuất thép tại khu vực đồng bằng, nơi đông dân cư và quỹ đất dành cho an ninh lương thực.


7.4. Quy hoạch phát triển

7.4.1. Lựa chọn kịch bản phát triển


Theo QH 694, năm 2015 trong nước sẽ sản xuất 6 triệu tấn gang và sắt xốp, 12 triệu tấn phôi thép và 13 triệu tấn thép thành phẩm. Tuy nhiên, theo thống kê của nhóm nghiên cứu, năm 2015 sản xuất gang chủ yếu sử dụng cho luyện thép với năng lực sản xuất khoảng 2,9 triệu tấn sản lượng thực tế là 1,7 triệu tấn (đạt 28,33% quy hoạch), sản xuất phôi 5,9 triệu tấn (đạt 49,17% quy hoạch), sản xuất thép thành phẩm khoảng 15 triệu tấn (đạt 115% quy hoạch), đáp ứng 81% tổng nhu cầu biểu kiến (xem Bảng 2.23). Điều này thể hiện khu vực sản xuất sản phẩm nhất là sản phẩm hạ nguồn được quan tâm nhiều hơn khu vực sản xuất thượng nguồn. Trên cơ sở dự báo tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam; Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Tổng hợp các dự báo của WSA, VSA và cập nhật số liệu nhu cầu cả nước đến hết năm 2015; 3 kịch bản cao, cơ sở, thấp được đưa ra để cân nhắc lựa chọn.

* Kịch bản cao

Phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng của nước ta giai đoạn đến năm 2025 và giai đoạn 2026÷2035 có khả năng bối cảnh trong và ngoài nước hết sức thuận lợi, nhiều động lực thúc đẩy phát triển ở mức cao: nền kinh tế đã vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng ngày một cao hơn, hội nhập thành công với thế giới, môi trường đầu tư và kinh doanh tiến bộ vượt bậc, thu hút được nhiều đầu tư trong nước và nước ngoài trong mọi lĩnh vực. Bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi để nhanh chóng khắc phục khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế. Việt Nam nhanh chóng khắc phục khó khăn do lạm phát và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới, các năm tiếp theo đều thuận lợi và tăng trưởng cao, trung bình suốt giai đoạn 2016÷2035 mức tăng GPD trung bình đạt 8,5%. Dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thép giai đoạn 2016÷2020 ở mức 8,1%/năm, giai đoạn 2021÷2025 giảm xuống 7,1%/năm và giai đoạn 2026÷2035 tiếp tục giảm còn 7,0%/năm.

Bảng 7.1. Một số chỉ tiêu nền kinh tế theo kịch bản cao

TT

Tên chỉ tiêu

2016÷2020 hoặc thời điểm 2020

2021÷2025 hoặc thời điểm 2025

2026÷2030 hoặc thời điểm 2030

2031÷2035 hoặc thời điểm 2035

1

Tốc độ tăng trưởng GDP, %/năm

8,0

8,0

9,0

9,0

2

GDP theo giá HH,

Tỷ USD

281,332

413,569

639,019

978,594

3

Dân số tại cuối kỳ,

triệu người

94,719

97,838

101,059

104,387

4

GDP bình quân/người, USD/năm

2.970

4.225

6.294

9.375

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

* Kịch bản cơ sở

Bối cảnh trong và ngoài nước tương đối thuận lợi với các động lực phát triển ở mức vừa phải: nền kinh tế vượt qua khó khăn, phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình, môi trường đầu tư và kinh doanh tiến bộ, thu hút hiệu quả đầu tư trong nước và nước ngoài.

Kịch bản cơ sở dựa trên cơ sở nền kinh tế được dự báo như kịch bản cao nhưng được đề xuất với bước đi thận trọng. Cụ thể, tăng trưởng GDP đạt mục tiêu đề ra của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016÷2025 (mức 7÷8%/năm) và dự báo phát triển với mức tăng trưởng 8÷9%/năm trong giai đoạn 2026÷2035. Ngành công nghiệp cả nước phát triển vừa phải với tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm trong giai đoạn 2016÷2025 là 6,5÷7,5%/năm và giai đoạn 2026÷2035 là 7,5÷8,0%/năm, chỉ đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; đồng thời, các nhóm ngành công nghiệp hóa chất và cơ khí - luyện kim đều đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất như mục tiêu đề ra trong các quy hoạch chuyên ngành đã phê duyệt. Bối cảnh phát triển này có xác xuất xảy ra cao nhất. Dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thép giai đoạn 2016÷2020 ở mức 7,8%/năm, giai đoạn 2021÷2025 giảm còn 6,7%/năm và giai đoạn 2026÷2035 còn 4,3%/năm. Theo đó, một số chỉ tiêu dự báo cụ thể như bảng 7.2.

Bảng 7.2. Một số chỉ tiêu nền kinh tế theo kịch bản cơ sở



TT

Tên chỉ tiêu

2016÷2020 hoặc thời điểm 2020

2021÷2025 hoặc thời điểm 2025

2026÷2030 hoặc thời điểm 2030

2031÷2035 hoặc thời điểm 2035

1

Tốc độ tăng trưởng GDP, %/năm

7,00

7,00

7,50

7,50

2

GDP theo giá HH,

Tỷ USD

268,546

376,649

540,729

776,287

3

Dân số tại cuối kỳ,

triệu người

94,719

97,838

101,059

104,387

4

GDP bình quân/người, USD/năm

2.835

3.850

5.351

7.437

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

Theo kịch bản này năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt trên 2.800 USD/năm. Đến năm 2035 GDP bình quân đầu người đạt trên 7.400 USD/năm.

Trên cơ sở dự báo tăng trưởng nền kinh tế như trên, dự báo công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2035 phát triển nhanh là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cả nước. Đặc biệt các ngành công nghiệp chế tạo tiêu thụ nhiều thép sẽ tăng trưởng nhanh như đóng tàu, kết cấu thép, sản xuất ô tô, xe máy và máy móc thiết bị.

* Kịch bản thấp

Kịch bản thấp được dự báo với bối cảnh trong và ngoài nước nhìn chung không thuận lợi, có nhiều yếu tố cản trở hơn các động lực phát triển: nền kinh tế tuy đã vượt đáy, dần phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, phát triển với tốc độ tăng trưởng thấp, môi trường đầu tư và kinh doanh chưa thực sự được tốt, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài hạn chế, kém hiệu quả. Tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu đề ra của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016÷2025, chỉ đạt ở mức 5,0÷6,0%/năm và dự báo phát triển với mức tăng trưởng 6,0÷7,0%/năm trong giai đoạn 2026÷2035. Ngành công nghiệp cả nước phát triển vừa phải với tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm giai đoạn 2016÷2025 đạt 5,5÷6,5%/năm và giai đoạn 2026÷2035 là 6,0÷7,0%/năm – thấp hơn mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; đồng thời, các nhóm ngành công nghiệp hóa chất và cơ khí - luyện kim cũng không đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất như mục tiêu đề ra trong các quy hoạch chuyên ngành đã phê duyệt. Với bối cảnh này, các cơ sở hiện có và các dự án luyện thép trong quy hoạch 694 sẽ huy động công suất ở mức trung bình thấp đến khá, tiến độ triển khai đầu tư và đưa các dự án vào vận hành có khả năng bị kéo dài, chậm hơn lịch trình dự kiến. Dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thép giai đoạn 2016÷2020 ở mức 6,1%/năm, giai đoạn 2021÷2025 giảm xuống còn 5,5%/năm và giai đoạn 2026÷2035 còn 4,1%/năm. Theo đó, một số chỉ tiêu dự báo cụ thể như trong bảng 7.3.

Bảng 7.3. Một số chỉ tiêu nền kinh tế theo kịch bản thấp

TT

Tên chỉ tiêu

2016÷2020 hoặc thời điểm 2020

2021÷2025 hoặc thời điểm 2025

2026÷2030 hoặc thời điểm 2030

2031÷2035 hoặc thời điểm 2035

1

Tốc độ tăng trưởng GDP, %/năm

6,00

6,00

6,50

6,50

2

GDP theo giá HH,

Tỷ USD

256,23


342,893


469,793


643,657


3

Dân số tại cuối kỳ,

triệu người

94,719

97,838

101,059

104,387

4

GDP BQ/người, USD/năm

2.705

3.505

4.649

6.166

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

Bảng 7.4. Các kịch bản nhu cầu tiêu thụ thép giai đoạn đến năm 2035



Kịch bản

2015

106Tấn



2016÷2020

2021÷2025

2026÷2035

Tăng trưởng b/q,%

2020

106Tấn



Tăng trưởng b/q,%

2025

106Tấn



Tăng trưởng b/q,%

2035

106Tấn



Thấp

Tổng

18,5

6,10

24,9

5,50

32,5

4,10

48,6

Thép dài

8,7

6,08

11,7

5,50

15,3

3,65

21,9

Thép dẹt

9,8

6,11

13,2

5,50

17,2

4,49

26,7

Cơ sở

Tổng

18,5

7,80

27,0

6,70

37,2

4,30

56,7

Thép dài

8,7

7,79

12,7

5,80

16,7

4,30

25,5

Thép dẹt

9,8

7,81

14,3

7,50

20,5

4,30

31,2

Cao

Tổng

18,5

8,10

27,3

7,10

38,5

7,00

75,7

Thép dài

8,7

7,14

12,3

7,10

17,3

7,00

34,1

Thép dẹt

9,8

8,91

15,0

7,10

21,2

7,00

41,6

* Lựa chọn kịch bản phát triển

Qua tính toán các số liệu phát triển ngành tương ứng với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thấy rằng, kịch bản cơ sở là kịch bản có các chỉ tiêu phù hợp nhất với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Xét về các điều kiện phát triển ngành, đây cũng là kịch bản có các thông số dễ thực hiện và đảm bảo tính hiện thực hơn trong quá trình phát triển. Do vậy, chọn kịch bản cơ sở để quy hoạch phát triển ngành trong tương lai.

Bảng 7.5. Các chỉ tiêu của kịch bản cơ sở


TT

Sản phẩm

Tên chỉ tiêu

Sản lượng (106 tấn/năm)

2020

2025

2035

1

Gang và sắt xốp

Tiêu thụ

8,0

15,0

30,0

Tổng công suất*

10,0

19,0

37,5

Sản xuất

8,0

15,0

30,0

2

Phôi

Tổng nhu cầu

22,7

33,5

53,5

Tổng công suất*

22,5

33,8

65,0

Sản xuất

18,0

27,0

52,0

Nhập khẩu

4,7

6,5

1,5

* Tổng công suất thiết kế theo quy hoạch

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

Năm 2020 trong nước sẽ sản xuất 8,0 triệu tấn gang và sắt xốp, 18 triệu tấn phôi thép, 22 triệu tấn thép thành phẩm, đáp ứng 85% nhu cầu thép trong nước.

Năm 2025 trong nước sẽ sản xuất 15 triệu tấn gang và sắt xốp, 27 triệu tấn phôi thép, đáp ứng 90% nhu cầu trong nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân sản xuất gang và sắt xốp, phôi thép trong giai đoạn 2021÷2025 là 13,4% và 8,4%/năm tương ứng.

Năm 2035 phấn đấu đạt 30 triệu tấn gang và sắt xốp, 52 triệu tấn phôi thép, đáp ứng 95% nhu cầu trong nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân sản xuất sản xuất gang và sắt xốp, phôi thép trong giai đoạn 2026-2035 sẽ là 14,9% và 14,0%/năm tương ứng.

Mặc dù phát triển với tốc độ khá nhanh nhưng khâu thượng nguồn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhập khẩu phôi thép vẫn còn lớn, năm 2015 nhập khẩu 1,7 triệu tấn phôi vuông, 13,6 triệu tấn thép các loại chủ yếu là HRC và thép hợp kim, nhập khẩu thượng nguồn sẽ còn phải tiếp tục thực hiện cho đến năm 2035. Nếu ưu tiên phát triển các nhà máy thép liên hợp, các nhà máy có các công đoạn luyện - cán khép kín thì sự mất cân đối này sẽ dần được khắc phục và không phải nhập khẩu phôi thép vào sau năm 2035.

7.4.2. Quy hoạch sản xuất và phân bố thép theo vùng lãnh thổ

7.4.2.1. Sản xuất gang và sắt xốp


Theo kịch bản cơ sở, dự tính năm 2020, sản xuất 8 triệu tấn gang và sắt xốp, năm 2025 là 15 triệu tấn và năm 2035 là 30 triệu tấn. Nếu mức huy động công suất toàn ngành trung bình đạt 80% thì công suất sản xuất gang và sắt xốp toàn ngành năm 2020 là 10 triệu tấn, năm 2025 là 15 triệu tấn và năm 2035 là 37,5 triệu tấn. Tổng công suất sản xuất gang và sắt xốp đã cấp phép đến năm 2020 là 31,8 triệu tấn. Tuy nhiên, các dự án lớn được cấp phép đều gặp khó khăn, riêng Dự án Formosa Hà Tĩnh triển khai khá thuận lợi nhưng lại gặp sự cố về môi trường nên năm 2015 sản lượng gang và sắt xốp chỉ đạt 1,7 triệu tấn. Để thỏa mãn nhu cầu về gang và sắt xốp, cần có giải pháp khả thi hơn để thu hút đầu tư thượng nguồn.

Bảng 7.6. Quy hoạch công suất sản xuất gang và sắt xốp đến năm 2035

Đơn vị: triệu tấn





 

2020

2025

2035

1

Sản lượng gang và sắt xốp

8,0

15,0

30,0

2

Công suất thiết kế theo quy hoạch

10,0

19,0

37,5

3

Tổng công suất các dự án đã cấp phép

31,8

50,3

59,3

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

7.4.2.2. Sản xuất phôi thép


Theo kịch bản cơ sở, dự tính năm 2020, sản xuất 18 triệu tấn phôi; năm 2025 là 27 triệu tấn và năm 2035 là 52 triệu tấn. Nếu mức huy động công suất toàn ngành trung bình đạt 80% thì công suất sản xuất phôi toàn ngành năm 2020 là 22,5 triệu tấn và năm 2025 là 33,8 triệu tấn, năm 2035 là 65 triệu tấn. Tổng công suất các dự án đã được cấp phép đến năm 2035 là 43,3 triệu tấn phôi vuông và 30,5 triệu tấn phôi dẹt triệu tấn (tổng là 73,8 triệu tấn). Do đó, không cần phải đầu tư thêm dự án sản xuất phôi thép giai đoạn đến năm 2035.

Bảng 7.7. Quy hoạch công suất sản xuất phôi đến năm 2035

Đơn vị: triệu tấn





 

2020

2025

2035

1

Sản lượng phôi

18,0

27,0

52,0

1.1

Phôi vuông

12,0

15,0

23,4

1.2

Phôi dẹt

6,0

12,0

28,6

2

Công suất thiết kế theo quy hoạch

22,5

33,8

65,0

3

Tổng công suất các dự án đã cấp phép

47,3

64,8

73,8

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

Theo kết quả tổng hợp số lượng các dự án đã xin cấp phép đầu tư, năng lực sản xuất ngành thép đến năm 2035 bao gồm: công suất sản xuất gang và sắt xốp là 59,3 triệu tấn; 43,3 triệu tấn phôi vuông và 30,5 triệu tấn phôi dẹt. Nếu các dự án đầu tư thực hiện như đăng ký thì sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Từ năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư quy định về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép (TT 03), các dự án quy mô nhỏ đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư mà đến thời điểm này chưa triển khai, chậm triển khai, không tuân thủ thông tư 03 sẽ bị thu hồi giấy phép và loại ra khỏi quy hoạch ngành. Các dự án quy mô lớn chậm triển khai cũng sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư tạo cơ hội cho chủ đầu tư khác.

Bảng 7.8. Tổng công suất của các dự án dự kiến đến năm 2025, định hướng đến năm 2035



TT

Loại sản phẩm

Công suất (1.000 tấn/năm)

2020

2025

2035

1

Gang và sắt xốp

10,0

19,0

37,5

2

Phôi

22,5

33,8

65,0

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

7.4.2.3. Phân bố năng lực sản xuất các sản phẩm thép theo vùng lãnh thổ


Phân bố năng lực sản xuất các sản phẩm thép theo vùng lãnh thổ trên cơ sở phân tích các yếu tố như nguồn nguyên liệu (quặng sắt), diện tích đất đai, cảng nước sâu, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, an ninh lương thực, v.v…

Theo quan điểm và định hướng phát triển hệ thống sản xuất thép theo vùng lãnh thổ, quy hoạch này sẽ rà soát lại cơ cấu công suất theo vùng lãnh thổ, cụ thể như sau:

- Đối với dư lượng công suất chưa được cấp phép đầu tư sẽ ưu tiên cho khu vực ven biển, nơi có cảng biển nước sâu hoặc cho các vùng có mỏ quặng sắt.

- Đối với các nhà máy đang hoạt động hoặc các dự án đầu tư dở dang sẽ tiếp tục được hoạt động tại khu vực đồng bằng, khu vực đông dân cư. Các nhà máy này phải đảm bảo yêu cầu hoàn thiện dây chuyền công nghệ khép kín từ nguyên liệu (quặng sắt, sắt xốp, sắt thép vụn) ra sản phẩm cán thép hoặc gia công sau cán, sử dụng công nghệ thiết bị tiết kiệm năng lượng hiệu quả và thân thiện môi trường.

- Các nhà máy không đủ điều kiện đầu tư bổ sung, nâng cấp để có dây chuyền công nghệ khép kín hoặc gây ô nhiễm môi trường sẽ được di dời đến vị trí mới thích hợp hơn.

Bảng 7.9. Phân bố năng lực sản xuất thép năm 2035 theo 6 vùng lãnh thổ






Công suất thiết kế, 1.000 tấn/năm

Gang, sắt xốp

Phôi thép

Tổng công suất đến năm 2035

37,5

65

Cơ cấu công suất sản xuất phân theo vùng lãnh thổ, %

Trung du miền núi phía Bắc

11,27

4,92

Đồng bằng Sông Hồng

5,33

12,08

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

83,40

69,74

Tây Nguyên

-

-

Đông Nam bộ

-

12,31

Đồng bằng Sông Cửu Long

-

0,95

Cả nước

100,00

100,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

Vùng Trung du miền núi phía Bắc có lợi thế về nguồn nguyên liệu quặng sắt như mỏ Quý Xa (Lào Cai), Làng Mị (Yên Bái), Tiến Bộ, Trại Cau (Thái Nguyên), Nà Rụa, Nà Lũng, Nguyên Bình (Cao Bằng). Tổng trữ lượng các mỏ này khoảng 254 triệu tấn Fe, chiếm ~ 32% tổng trữ lượng quặng sắt cả nước. Do đó, vùng này sẽ phát triển về sản xuất gang và sắt xốp.



Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng không có lợi thế về nguyên liệu quặng sắt nhưng lại có cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao và một trong 2 vùng tiêu thụ thép nhiều nhất cả nước. Vì vậy, vùng này sẽ phát triển về sản xuất phôi thép và thép xây dựng.

Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung là vùng có nhiều ưu thế để phát triển sản xuất thép như mỏ sắt Thạch Khê trữ lượng 544 triệu tấn Fe lớn nhất cả nước, cảng nước sâu Vũng Áng, Nghi Sơn, Kê Gà, v.v…, diện tích đất rộng, chi phí xây dựng và đền bù thấp, thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp. Vùng này sẽ đặc biệt phát triển về sản xuất gang, sắt xốp, phôi thép và thép thành phẩm các loại.

Vùng Tây Nguyên cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu lao động lành nghề, dân cư thưa thớt, nhu cầu tiêu thụ thép rất thấp. Mặc dù quặng sắt laterit Tây Nguyên có tiềm năng (dự báo khoảng 1,2 tỷ tấn quặng tinh) nhưng chất lượng thấp, sắt nghèo và nhôm cao, chi phí xử lý cao. Do đó, vùng này khó phát triển sản xuất thép.

Vùng Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng phát triển, cảng nước sâu, nguồn nhân lực chất lượng cao, sức tiêu thụ thép lớn nên sẽ phát triển về sản xuất phôi thép và cán thép các loại.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long không có khoáng sản quặng sắt, sức tiêu thụ thép không cao, là vùng phát triển lương thực lớn nhất cả nước. Do đó, khả năng phát triển ngành thép vùng này thấp.

7.4.2.4. Các yêu cầu cơ bản đối với một dự án đầu tư nhà máy thép


- Quy mô công suất

+ Dự án hoàn thiện dây chuyền công nghệ khép kín, cải tạo nâng cấp với mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả: Tối thiểu bằng quy mô hiện hữu.

+ Dự án đầu tư tăng công suất: Theo thông tư 03/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương.

- Đảm bảo tối thiểu có 2 công đoạn luyện thép và cán thép nóng.

- Suất tiêu hao năng lượng

+ Luyện gang lò cao ≤ 14.000 MJ/tấn gang

+ Luyện thép lò điện hồ quang ≤ 2.600 MJ/tấn phôi.

+ Luyện thép lò cảm ứng ≤ 3.000 MJ/tấn phôi.

- Chỉ tiêu phát thải: Theo quy định hiện hành.

- Tối thiểu có 20% tổng mức đầu tư được bố trí từ nguồn vốn chủ sở hữu;

- Có đội ngũ nhân viên kỹ thuật trình độ từ kỹ sư trở lên với kinh nghiệm 5 năm làm việc tại nhà máy luyện gang hoặc luyện thép (tối thiểu 01 người) và 5 năm làm việc tại nhà máy cán thép (tối thiểu 01 người).

- Có kinh nghiệm vận hành nhà máy luyện gang, luyện thép hoặc cán thép từ 5 năm trở lên.


7.4.2.5. Nhu cầu nguyên liệu, năng lượng cho phát triển ngành


Nhu cầu quặng sắt, than năng lượng, than cốc, điện năng được tính trên cơ sở các định mức tiêu hao trung bình tiên tiến của thế giới, có tính đến đặc thù của Việt Nam. Trên cơ sở mục tiêu sản xuất các sản phẩm chủ yếu như gang và sắt xốp, phôi thép, nhu cầu nguyên liệu, năng lượng theo từng thời điểm được thể hiện trong bảng 7.10.

Bảng 7.10. Nhu cầu nguyên liệu, năng lượng cho phát triển ngành thép đến năm 2035



Hạng mục

Nguồn

2020

2025

2035

Quặng sắt 60%Fe

(Triệu tấn)



Tổng

13,6

25,5

51,0

Nội địa

4,5

6,0

10,0

Nhập khẩu

9,0

19,5

41,0

Thép phế

(Triệu tấn)



Tổng

12,0

15,0

28,0

Nội địa

4,3

5,4

10,0

Nhập khẩu

7,7

9,6

18,0

Than cốc (Triệu tấn)

Tổng

4,0

7,5

15,0

Than bột/cám (Triệu tấn)

Nội địa

0,8

1,5

3,0

Điện năng (Tỷ kWh)

Nội địa

16,0

23,7

38,0

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu

Theo số liệu tính toán ở trên, nhu cầu quặng sắt tăng nhanh, đến năm 2020 cần 13,6 triệu tấn; năm 2025 cần khoảng 25,5 triệu tấn và năm 2035 cần khoảng 51 triệu tấn quặng tinh sắt. Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020 có xét đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 5 tháng 12 năm 2014 thì đến năm 2020 sẽ khai thác thêm hoặc nâng công suất của 7 mỏ thuộc địa bàn 4 tỉnh để đáp ứng đủ nhu cầu về quặng sắt cho các hộ tiêu thụ, trong đó: Hà Giang 1 mỏ, Hà Tĩnh 1 mỏ, Lào Cai 1 mỏ và Yên Bái 4 mỏ. Công suất khai thác năm 2020 là 15÷16 triệu tấn/năm. Như vậy, công suất khai thác quặng sắt trong nước đến năm 2020 đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, do đặc thù vị trí địa lý nên phần lớn quặng cấp cho các liên hợp sản xuất thép lớn ở vùng ven biển phải nhập khẩu. Do đó, những vùng có nguồn nguyên liệu quặng sắt dồi dào vẫn đang được thu hút đầu tư dự án sản xuất thép đi từ quặng sắt.

Để đáp ứng nhu cầu về than cốc cho luyện gang thì phải nhập khẩu gần như 100% vì nguồn than mỡ cho luyện cốc trong nước có trữ lượng không đáng kể.

Nhu cầu nhập khẩu thép phế cũng rất lớn từ 2÷3,5 triệu tấn/năm tuỳ giai đoạn phát triển ngành (như đã đề cập trong kịch bản phát triển).

Nhu cầu điện cho ngành thép khá lớn và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu tiêu thụ điện của cả nước. Nếu như năm 2015, ngành thép tiêu thụ 5,26% tổng lượng điện cả nước (số liệu của TCTK) thì giai đoạn từ năm 2020÷2035 tăng lên 6,3÷6,5% tổng lượng điện cả nước. Nếu kế hoạch phát triển nguồn điện đạt được như tổng sơ đồ 7 thì nguồn điện cấp cho ngành thép sẽ được bảo đảm.

7.4.2.6. Nhu cầu đầu tư dự án ngành thép


Để đạt được mục tiêu phát triển ngành thép, nhu cầu các dự án đầu tư ngành thép quy hoạch theo vùng lãnh thổ được trình bày trong bảng 7.11.

Bảng 7.11. Nhu cầu các dự án đầu tư ngành thép giai đoạn đến 2035 quy hoạch theo vùng lãnh thổ



TT

Vùng lãnh thổ

Nhu cầu (106T/năm)

Hiện có (106T/năm)

Đầu tư mới (106T/năm)

1

Trung du miền núi phía Bắc

3,20

1,20

1,0

2

1,0

3

Đồng bằng sông Hồng

7,85

4,85

3,0

4

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

44,88

1,15

16,0

5

15,0

6

7,0

7

4,0

8

1,73

9

Tây Nguyên

-

-

-

10

Đông Nam Bộ

8,45

5,45

3,0

11

Đồng bằng sông Cửu Long

0,62

0,12

0,5




Tổng cộng

65,00

12,77

52,23

Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương