VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Dự báo các yếu tố trong nước tác động đến hoạt động sản xuất và phân phối thép



tải về 5.51 Mb.
trang17/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

6.4. Dự báo các yếu tố trong nước tác động đến hoạt động sản xuất và phân phối thép

6.4.1. Chủ trương, chính sách có liên quan của Đảng và Nhà nước


Trong giai đoạn 2010÷2015, hot động sản xuất thép đã đóng góp không nhỏ cho s nghiệp phát trin kinh tế-xã hội nước ta n đáp ứng nhu cu tiêu thụ của nn kinh tế, có kim ngch xut khẩu ròng góp phn giảm nhp siêu ít nhiều và to nhiu việc làm vi mc thu nhp ơng đối cao. Có được kết quả này là nh mt phn vào sự quan tâm ca Đng và Nhà nước với những chủ trương, chính sách hữu hiu nhằm tạo môi trường kinh doanh thun lợi cho doanh nghip. chế, chính sách pháp lut to ra những bất cập, rào cản do kng theo kịp s phát triển của ngành thép đu đã, đang và tiếp tc được Đng Nhà ớc quan tâm ch đo khắc phc bằng việc xây dng mới hoặc sửa đổi và bổ sung vi xu ng ngày càng minh bch, chặt chẽ, có lộ trình thực hin kh thi hơn.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về đầu tư, quản lý, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả, công nghệ sạch trong sản xuất thép…đã ban hành đến nay tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ.

Chủ trương về hn chế, giảm xuất khu khoáng sản thô và tnăm 2020 sẽ chm dt xut khu khoáng sản chưa qua chế biến sâu được thể hiện nhất quán trong Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trong các chiến lược: Khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011), Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011) và Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012) và nhất là Thông tư 03/2014/TT-BCT quy định về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép.

Quyết định 7896/QĐ-BCT ngày 05/09/2014 áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội dạng cuộn hoặc tấm từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan.

Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài với mức thuế là 23,3% đối với phôi thép dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung và 14,2% đối với thép dài dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung, áp dụng với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất lượng thép trong nước và thép nhập khẩu.

Các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nêu trên chắc chắn sẽ có tác động mạnh và trực tiếp đến sự phát triển ngành thép trong tương lai.

- Tác động tích cực:

+ Thúc đẩy xuất khẩu thép thành phẩm;

+ Thu hút đầu tư nước ngoài;

+ Tăng trưởng kinh tế, việc làm;

+ Thay đổi hệ thống pháp lý minh bạch, rõ ràng hơn;

+ Tăng hiệu quả và góp phần tái cấu trúc nền kinh tế;

+ Hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới;

+ Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các đối tác chiến lược.

- Tác động tiêu cực:

+ Nhập khẩu thép tăng, đặc biệt là trong những năm đầu thực hiện cam kết;

+ Chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn từ hàng hóa và dịch vụ nước ngoài;

+ Không gian điều chỉnh chính sách bị thu hẹp;

+ Thu ngân sách từ thuế nhập khẩu bị giảm.


6.4.2. Triển vọng phát trin kinh tế xã hi ca nưc ta


Thế giới hiện đang trong bối cảnh khó khăn với những diễn biến phức tạp khó lường về kinh tế, xã hội và địa chính trị. Dự báo trong những năm tiếp theo, khủng hoảng tiền tệ ở nước Nga, nợ công khu vực Eurozone, lạm phát tăng cao, chính trị xã hội bất ổn ở nhiều nước và xung đột về địa chính trị, tranh chấp lãnh thổ gia tăng trong một số khu vực trên thế giới sẽ còn tiếp diễn nên không chỉ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế thế giới mà còn có khả năng đẩy kinh tế thế giới rơi tiếp và sâu hơn vào trạng thái suy thoái. Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên không thể tránh khỏi tác động tiêu cực do những diễn biến phức tạp trên gây ra.

Tuy nhiên, bối cảnh khó khăn và phức tạp khó dự đoán trên cũng tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới cho nước ta trong quá trình triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016÷2025 nhằm đạt được mục tiêu "đến năm 2025 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau". Một số mục tiêu về kinh tế của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2025 như sau:

- Đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7÷8%/năm, GDP năm 2020 (giá so sánh) bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 và GDP bình quân đầu người năm 2025 (giá thực tế) đạt khoảng 3.000-3.200 USD;

- Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP;

- Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng GDP đạt khoảng 35%, tiêu hao năng lượng tính trên GDP giảm khoảng 2,5÷3%/năm;

- Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 45% và khoảng 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Thực hiện "cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đơn vị cơ sở, sản phẩm chủ yếu, với tầm nhìn dài hạn và có lộ trình cụ thể" theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015; đặc biệt là thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 nhằm triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, sẽ đem lại triển vọng tươi sáng không chỉ cho nền kinh tế mà còn cho cả ngành công nghiệp thép giai đoạn 2016-2025 và xa hơn, đến năm 2035. Minh chứng rò ràng cho kết quả thực hiện chủ trương chiến lược nêu trên đó là tăng trưởng của khu vực công nghiệp hàng năm luôn cao hơn trước đã góp phần làm cho tăng trưởng GDP thoát đáy, phục hồi và tăng tốc đi lên, tạo tiền đề để nền kinh tế tăng trưởng hoàn thành mục tiêu của kế hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 cũng như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020.

Theo Báo cáo “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, và “QH tổng thể phát triển công nghiệp VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, công nghiệp Việt Nam được định hướng phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 như sau:

- Từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lượng sang dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, đẩy mạnh phát triển các ngành và SPCN có giá trị gia tăng cao, giá trị XK lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp.

- Tập trung phát triển CNHT, đặc biệt là nhóm sản phẩm cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông phục vụ sản xuất công nghiệp.

- Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp, đảm bảo phù hợp giữa các vùng trên toàn quốc, giải quyết tình trạng mật độ công nghiệp cao ở một số khu vực, đảm bảo cân đối và hài hòa giữa các vùng và địa phương.

- Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên tại các vùng công nghiệp lõi được hình thành từ mỗi vùng kinh tế trọng điểm và các khu kinh tế ven biển; chuyển dịch các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, công nghiệp cơ chế, công nghiệp hỗ trợ từ các vùng công nghiệp lõi sang các vùng công nghiệp đệm.

Theo đó, nhóm ngành công nghiệp được lựa chọn ưu tiên phát triển trong giai đoạn đến năm 2025 sẽ là các nhóm ngành cơ khí và luyện kim (máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, ô tô và phụ tùng cơ khí, thép chế tạo); nhóm ngành hóa chất (hóa chất cơ bản, hóa dầu, linh kiện nhựa-cao su kỹ thuật); nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy sản; nhóm ngành Dệt may-da giày (ưu tiên SX nguyên phụ liệu); nhóm ngành điện tử-viễn thông (sản phẩm thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện); ngành năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Có vai trò động lực và trụ cột của nền kinh tế, Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được hoạch định mục tiêu tổng quát đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu; đội ngũ lao động có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại. Đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo. Một số mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển công nghiệp được trình bày trong bảng 6.33.

Bảng 6.33. Các chỉ tiêu chiến lược phát triển công nghiệp đến 2035


Các chỉ tiêu chiến lược

Đến 2025

2026-2035

Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp (%/năm)

6,5÷7,5

7,5÷8,0

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (%/năm)

11,13,0

10,11,0

Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong GDP (năm cuối kỳ, %)

43÷44

40÷41

Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu so với kim ngạch xuất khẩu (năm cuối kỳ, %)

85÷88

> 90

Giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong GDP (năm cuối kỳ, %)

45

> 50

Tỷ lệ phát thải khí nhà kính công nghiệp (%/năm)

4,0÷4,5

Như vậy, có thể thấy rằng bối cảnh phát triển sẽ kích thích và đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất thép phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh và mô hình tổ chức theo hướng chuyên sâu, củng cố lại nguồn lực đầu tư và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh. Các hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, phát triển mạnh mẽ, nhất là các hệ thống kết cấu hạ tầng cứng, sẽ thúc đẩy các ngành, lĩnh vực công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp Thép, phát triển vượt bậc.

6.4. Bối cảnh kinh tế quốc tế, khu vực và trong nước

6.4.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực


a. Hòa bình, hợp tác phát triển vẫn là xu thế chủ đạo

An ninh chính trị ở một số nơi trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khả năng xảy ra chiến tranh xung đột cục bộ, nhất là giữa nước lớn với nước nhỏ có chiều hướng gia tăng kéo theo xung đột chính trị - kinh tế, trừng phạt, cấm vận lan rộng. Luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, nhiều trường hợp bị diễn giải, áp dụng một cách tùy tiện nhằm phục vụ lợi ích của các nước lớn.

Tuy nhiên, hòa bình, hợp tác phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Các quốc gia, các khu vực trên thế giới vẫn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế thông qua một loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

b. Kinh tế thế giới và khu vực phục hồi đà tăng trưởng nhưng còn chậm, không đồng đều và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cạnh tranh lợi ích kinh tế - chính trị giữa các nước ngày càng gay gắt, bảo hộ ngày càng quyết liệt.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF (2015) cho rằng, kinh tế thế giới đến nay đã vững mạnh hơn so với các năm trước và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi trong các năm tiếp theo nhờ các nền kinh tế phát triển đã dần thoát ra khỏi tình trạng tăng trưởng trì trệ, cho dù tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển lại có phần chậm lại, chủ yếu do tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại. Những biến động về kinh tế, chính trị ở một vài khu vực trên thế giới gần đây cũng ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đến năm 2019 vẫn duy trì được tốc độ tăng 3,9%. Các dự báo này phản ảnh xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới đã vững mạnh hơn. Cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, tăng trưởng thương mại toàn cầu cũng được dự báo tăng hơn các năm trước.



c. Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển, các vấn đề toàn cầu diễn biến phức tạp hơn trước, liên kết kinh tế ngày càng mở rộng, linh hoạt và khó lường.

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các nước để bảo vệ lợi ích quốc gia. Quá trình hình thành các khu vực thương mại tự do hình thức mới được đẩy nhanh tại hầu khắp các khu vực trên thế giới, nhất là châu Á - Thái Bình Dương.

Thế giới chuyển nhanh hơn sang cục diện đa cực do thay đổi nhanh chóng trong tương quan sức mạnh và quan hệ giữa các nước lớn. Quan hệ Mỹ - Trung ngày càng nổi trội, các nước đều điều chỉnh chính sách và quan hệ theo hướng “thực dụng và linh hoạt”. Quan hệ giữa các nước lớn về cơ bản vẫn theo hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh và chịu tác động ngày càng lớn của quan hệ giữa hai nước Mỹ - Trung.

Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế, trong đó có hợp tác ASEAN (1995), diễn đàn hợp tác Á - Âu ASEM (1996), diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương APEC (1998), tham gia hội nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (2006). Việc tham gia Hiệp định TPP được coi là một bước đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và được xem như cơ hội lớn để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp.



d. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành trung tâm phát triển kinh tế thế giới.

Đông Á tiếp tục là khu vực phát triển năng động. Vai trò trung tâm kết nối của ASEAN trong các thiết chế khu vực tiếp tục được khẳng định song gặp nhiều thách thức cả bên trong và bên ngoài. Tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ trong khu vực ngày càng lớn, diễn biến rất phức tạp. Chủ nghĩa dân tộc có xu hướng gia tăng, tranh chấp lãnh thổ biển đảo, tài nguyên tiếp tục gay gắt và rất khó lường. An ninh, an toàn tự do hàng hải trên biển tiếp tục là vấn đề nổi trội, tiềm ẩn xung đột trong nhiều năm tới.



e. Khoa học công nghệ phát triển nhanh, vượt bậc trong một số lĩnh vực; kinh tế xanh, kinh tế tri thức và kinh tế kỹ thuật số đang trở thành xu hướng phát triển mới.

Khoa học và công nghệ trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ càng ngày càng cao trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong đó có thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nói chung và đối với khoáng sản sắt nói riêng. Đây là điều kiện thuận lợi để định hướng phát triển khoa học công nghệ đối với Quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối các mặt hàng thép.



f. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh năng lượng, lương thực, nguồn nước, an ninh mạng, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia... trở thành các thách thức ngày càng nghiêm trọng.

6.4.2. Bối cảnh trong nước


a. Trước tình hình mới, đã có sự thay đổi về quan điểm, nhận thức căn bản ở các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương.

Trước hết, có quyết tâm chính trị cao trong Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây về vai trò và ý nghĩa của cải cách thể chế, của phát triển nguồn nhân lực cũng như phát triển kết cấu hạ tầng. Các lĩnh vực này đã được khẳng định là các đột phá chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới.

Vai trò của các khu vực thể chế trong phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định lại, theo đó khẳng định sự tham gia của các lực lượng xã hội, đồng thời xác định lại vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong các lĩnh vực đột phá nói riêng theo hướng mở rộng hơn sự tham gia của khu vực tư trong phát triển và cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công.

Một trong những nhận thức cơ bản đã được đổi mới đó là sự thay đổi và đánh giá lại tiềm lực quốc gia, đánh giá lại vai trò của các nguồn lực trong nước và nước ngoài theo đó cần phải đẩy mạnh khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực, tranh thủ hợp lý có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài nhằm bảo đảm sự ổn định vĩ mô và phát triển bền vững.

Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng và triển khai các chương trình, dự án trong các ngành, lĩnh vực đột phá như: Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các dự án, đề án nhằm thực hiện ba khâu đột phá chiến lược, v.v…Các chính sách này đã có tác động trực tiếp đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam.

b. Thế và lực của nước ta sau 30 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn và có nhiều bài học quý trong lãnh đạo, quản lý và điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

Mặc dù kinh tế nước ta đang phục hồi tăng trưởng, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức, khoảng cách tụt hậu so với khu vực về phát triển ngày càng khó thu hẹp, khả năng rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” còn lớn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng ra, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Trong giai đoạn tới, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, toàn diện, bên cạnh việc mở ra nhiều cơ hội cho phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn về cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như thực hiện Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và ASEAN với các đối tác khác, triển khai thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các cam kết có tiêu chuẩn cao trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.



c. Những khó khăn về kinh tế trong những năm gần đây và triển vọng trong giai đoạn tới

Tiềm lực kinh tế đất nước mặc dù ngày càng lớn, khả năng tích lũy đầu tư ngày càng cao. Tuy nhiên, việc duy trì liên tục tỷ lệ tích lũy/đầu tư ở mức cao có ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định kinh tế vĩ mô trước tác động của bối cảnh quốc tế trong những năm gần đây với sự khủng hoảng và suy thoái kinh tế của các nước phát triển.

Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã và đang áp dụng các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô theo đó đẩy mạnh kiểm soát nợ công, cắt giảm chi tiêu công, giảm tỷ lệ tích lũy/đầu tư so với GDP. Trong giai đoạn 2011÷2020, huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân chiếm tỷ trọng xấp xỉ khoảng 35% so với GDP (giảm xuống dưới 40% là tỷ lệ của những năm 2006÷2010). Dự báo khả năng nguồn vốn đầu tư có thể huy động thời kỳ 2016÷2020 đạt khoảng 30÷33% so với GDP.

Dự kiến bước sang giai đoạn 2016÷2020, kinh tế trong nước sẽ có sự phục hồi nhưng chưa mạnh mẽ, duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát. Mức độ gia tăng vốn đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài) đạt được tương đương hoặc thấp hơn giai đoạn 2011÷2015 nhưng xu hướng cải thiện hiệu quả vốn đầu tư tiếp tục được phát huy trong giai đoạn 2016÷2020. Tốc độ tăng trưởng GDP dự báo đạt bình quân 6,5%/năm. Huy động vốn đầu tư phát triển trên GDP đạt khoảng 30,0%; Các cân đối vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức khoảng 6,5÷7%; GDP bình quân đầu người khoảng 2.800÷3.000 USD vào năm 2020; Năng suất lao động xã hội tăng bình quân khoảng 4÷5%/năm (tính theo giá so sánh 2010). Tỷ lệ đô thị hoá đạt 38÷40% vào năm 2020.

Giai đoạn 2020÷2025, nước ta lúc này cơ bản là một nước công nghiệp. Nội dung bao trùm của giai đoạn này là tiếp tục thực hiện CNH-HĐH để xây dựng nền công nghiệp vững mạnh, có đủ điều kiện canh tranh với các nước trong khu vực. Đồng thời tiếp tục hội nhập quốc tế theo chiều sâu, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của đất nước. Trong giai đoạn này, sự phát triển của đất nước dựa chủ yếu vào nguồn lực nội sinh trong nước, phần ngoại sinh mang tính hỗ trợ.

Giai đoạn 2025÷2035 là giai đoạn đất nước ta đã chuẩn bị tốt những điều kiện nền tảng như: kết cấu hạ tầng, khung thể chế, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước, hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý doanh nghiệp, quan hệ sản xuất đã được hoàn thiện, lực lượng sản xuất phát triển với cơ cấu hợp lý, lực lượng lao động đã có trình độ cao, đáp ứng được với yêu cầu của công việc ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ. Đây là giai đoạn quan trọng có tính đột phá để tạo nên bước nhảy vọt đưa nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại.



d. Sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp, khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp cả nước

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm khoảng 4,64% diện tích và trên 16% dân số cả nước, tạo ra đến trên 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nơi tập trung tới trên 25÷30% sản lượng công nghiệp của cả nước, đồng thời cũng là nơi tập trung tới 18% số khu công nghiệp cả nước.

Vùng kinh tế trọng điểm cũng là nơi có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các tỉnh trong vùng và ngoài vùng, đồng thời là nơi tập trung nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, là thị trường (theo nghĩa rộng) cho sự phát triển chung của toàn vùng.

Việc đầu tư mới, mở rộng và nâng cấp các trục đường cao tốc Hà Nội (Nội Bài) - Lào Cai, Nội Bài - Hạ Long, đường Quốc lộ số 18, đường Quốc lộ số 5 (mới) đã và sẽ tiếp tục tạo cơ hội phát triển mới cho các tỉnh Bắc Bộ nói chung, các tỉnh phía Bắc sông Hồng, các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong đó có Vĩnh Phúc nói riêng, đặc biệt là trong phát triển công nghiệp.

Hệ thống cảng biển khu vực cụm cảng số 1 (bao gồm Quảng Ninh và Hải Phòng) đã và đang được đầu tư trở thành cụm cảng lớn nhất phía Bắc gắn với hệ thống đường bộ ngày càng được đầu tư hiện đại mở ra cơ hội rất lớn cho sự phát triển của công nghiệp thép Việt Nam.

6.5. Triển vọng ứng dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến, thân thiện môi trường trong sản xuất thép


Công nghệ sản xuất gang, thép đã được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm. Sự phát triển trong công nghệ sản xuất gang thép luôn gắn liền với những thành tựu, tiến bộ khoa học công nghệ của nhiều lĩnh vực khác như cơ khí chế tạo, vật liệu chịu lửa, điện v.v… Triển vọng ứng dụng công nghệ và thiết bị tiến tiến, thân thiện với môi trường trong sản xuất thép là rất rộng mở, đồng thời, cũng là đòi hỏi cấp thiết để nâng cao hiệu quả vận hành và năng lực cạnh tranh trong tương lai. Chính vì vậy, quan điểm phát triển quy hoạch ngành thép trong thời gian tới phải gắn liền với việc áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu phát thải và thân thiện môi trường, đảm bảo “xanh, sạch, tiết kiệm năng lượng” góp phần phát triển bền vững.

6.5.1. Lưu trình công nghệ và các loại hình nhà máy sản xuất gang thép trên thế giới hiện nay


Lưu trình tổng quát công nghệ sản xuất gang thép được trình bày trên hình 6.15.

Trên thế giới hiện nay, thép được sản xuất theo hai mô hình cơ bản. Thứ nhất là luyện thép đi từ quặng sắt thông qua sản xuất gang và lò thổi oxi. Thứ hai là luyện thép đi từ nguồn nguyên liệu: sắt xốp, sắt hạt (sản phẩm của quá trình hoàn nguyên trực tiếp DRI), thép phế... sử dụng lò điện hồ quang. Hình 6.16 giới thiệu các loại hình nhà máy sản xuất gang thép.

Ở mô hình thứ nhất, luyện thép từ quặng thông qua sản xuất gang là quy trình phổ biến trên thế giới. Để sản xuất gang, hiện nay có thể áp dụng hai công nghệ là:


  • Công nghệ lò cao sử dụng than cốc

  • Công nghệ luyện gang phi cốc.

Công nghệ lò cao đã được sử dụng rộng rãi trong hơn 200 năm qua để sản xuất gang phục vụ cho quá trình luyện thép. Hiện nay, 70% sản lượng thép trên thế giới được sản xuất bằng công nghệ lò cao – lò thổi oxi (BF-BOF). Các khu vực phát triển luyện thép bằng công nghệ lò BF-BOF như châu Á, Trung Đông.

Kể từ đầu thế kỷ 21, châu Á phát triển mạnh trong đầu tư xây dựng nhà máy thép với nhiều lò cao cỡ lớn (> 2000 m3). Hình 6.17 trình bày lò cao dung tích > 2000 m3 ở châu Á (b) so với phần còn lại của thế giới (a).

Hình 6.16. Lưu trình tổng quát công nghệ sản xuất gang thép





Hình 6.17. Các loại hình nhà máy sản xuất thép



Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương