VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN



tải về 5.51 Mb.
trang7/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21

2.2.5. Về năng lực cạnh tranh


Từ năm 2007 nước ta trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới và tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương, việc thông thương hàng hoá giữa nước ta với các nước khác trong khu vực dễ dàng hơn, nhưng cũng tạo ra một số khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá mà trong nước đã dư thừa công suất, cần được bảo vệ, sản phẩm thép sản xuất trong nước đã bị cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thép cuộn từ Trung Quốc và các nước ASEAN. Tuy nhiên, việc tham gia hội nhập kinh tế thế giới cũng đã phần nào nâng cao năng lực cạnh tranh, tính chủ động của nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thép của Việt Nam khá thấp, trong khi Trung Quốc đã cấm các nhà máy có lò cao dưới 1000 m3 thì lò cao nhất ở VN mới chỉ 750 m3 như Cty CP thép Hòa Phát. Hiện nay, hầu hết các nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam chỉ thực hiện công đoạn cuối cùng là cán thép. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có lợi thế về địa lý như Thái Nguyên mới tự khai thác quặng và sản xuất thép theo công nghệ lò cao. Cty CP thép Hòa Phát nhập quặng sắt về để luyện theo công nghệ lò cao. Một số doanh nghiệp như Pomina, Việt Ý, v.v… nhập khẩu thép phế và sử dụng lò điện hồ quang để sản xuất phôi và thép. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp thép hiện nay chỉ đơn thuần là mua phôi về cán ra thép.

Máy móc thiết bị tại các nhà máy cán thép của Việt Nam nhìn chung ở mức trung bình so với mặt bằng chung của thế giới. Các dây chuyền cán của các liên doanh nước ngoài như Vinakyoei, thép Việt Hàn hoặc các doanh nghiệp mới thành lập sau năm 2000 như: Pomina, Hoà Phát, Việt Ý, v.v… có công suất thường lớn hơn 200.000 tấn/năm, sử dụng công nghệ cán của một số nước như Italia, Nhật Bản. Một số ít các dây chuyền sản xuất với công suất nhỏ, sử dụng công nghệ cũ của Trung Quốc như Vinausteel, Tây Đô, Nhà Bè, v.v... Hiện nay, nhiều dây chuyền sản xuất nhỏ đang dần được xoá bỏ do hoạt động không hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường kém.

Tính cạnh tranh của các sản phẩm nói chung được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu: Chất lượng sản phẩm; giá cả; thương hiệu; hệ thống phân phối; dịch vụ sau bán hàng, v.v…Đánh giá một cách tổng quát, năng lực cạnh tranh chung của sản phẩm ngành Thép Việt Nam không cao và có sự khác nhau giữa các nhóm sản phẩm:

- Các sản phẩm có năng lực cạnh tranh khá: phôi thép (từ gang tự sản xuất), thép cuộn, lá cán nguội.

- Năng lực cạnh tranh trung bình: thanh vằn xây dựng, các sản phẩm gia công sau cán như thép ống, thép lá mạ màu, mạ kẽm.

- Năng lực cạnh tranh thấp: thép xây dựng (thép thanh tròn trơn, thép dây, thép hình).

2.2.6. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư


* Giai đoạn 2007÷2012

Theo QĐ 694, giai đoạn 2007÷2012 có 20 nhà máy thép được xây dựng. Trong đó, 02 nhà máy chưa hoàn thành; 01 nhà máy dừng hoạt động; còn lại 17 nhà máy đang hoạt động, trong đó 03 nhà máy chuyển tên gọi và chủ đầu tư;



- Nhà máy chưa hoàn thành hoặc dừng hoạt động:

+ Nhà máy thép tấm cán nóng Cửu Long (Cty CP thép Cửu Long –Vinashin – Hải Phòng) và Nhà máy thép tấm cán nóng Cái Lân VINASHIN (Tập đoàn VINASHIN – Quảng Ninh) đều do Tập đoàn VINASHIN làm chủ đầu tư đã triển khai xây dựng từ trước năm 2010. Tuy nhiên, đến nay cả 02 nhà máy vẫn chưa hoàn thành. Nguyên nhân chính là do năng lực tài chính của chủ đầu tư yếu kém, đầu tư công nghệ thiết bị không đảm bảo chất lượng. Khả năng hoàn thiện dự án và đi vào sản xuất là rất khó khăn.

+ Nhà máy phôi thép Tuyên Quang công suất 200.000 tấn/năm gang đúc và gang luyện thép của Công ty LD Khoáng nghiệp Hằng Nguyên đi vào sản xuất từ năm 2013 tại Khu công nghiệp Long Bình An. Thời gian qua, do giá thị trường ngành thép xuống thấp dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh của công ty bị thua lỗ. Từ tháng 1/2015, công ty đã dừng sản xuất. Sau thời gian tạm dừng sản xuất (6 tháng), UBND và một số Sở ban ngành tỉnh Tuyên Quang đã làm việc với Ban Giám đốc Công ty đề nghị tìm biện pháp phục hồi sản xuất (cấp thêm mỏ sắt, nhân sự) vào tháng 7/2015. Tuy nhiên, đến nay Nhà máy vẫn chưa hoạt động trở lại.

- Nhà máy chuyển tên và/hoặc chuyển chủ đầu tư:

+ Nhà máy phôi thép Thép Việt – Cty CP Thép Việt chuyển thành Nhà máy thép Pomina 2 – Cty CP thép Pomina 2 (Bà Rịa Vũng Tàu), sản xuất thép xây dựng công suất thiết kế 400.000 t/n;

+ Nhà máy thép Vạn Lợi – Cty CP luyện gang thép Vạn Lợi chuyển thành Nhà máy thép Nam Giang - Cty CP thép Nam Giang (Hải Phòng) sản xuất gang công suất 500.000 t/n (GĐ1 là 250.000 t/n), phôi vuông công suất thiết kế 600.000 t/n. Nhà máy đã đầu tư xong GĐ 1 luyện gang, tuy nhiên hiện lò cao vẫn chưa hoạt động do chưa khắc phục được triệt để ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất gang gây nên, chỉ có sản xuất phôi vuông là đang hoạt động;

+ Nhà máy luyện thép Sông Đà GĐ1 – Cty CP luyện thép Sông Đà chuyển thành Nhà máy thép Việt Ý – Cty CP thép Việt Ý (Hải Phòng), sản xuất phôi vuông công suất thiết kế 400.000 t/n;

+ Nhà máy luyện thép Đình Vũ – Cty CP thép Đình Vũ (Hải Phòng): Theo QH 694, nhà máy có 2 loại sản phẩm, đó là phôi vuông (công suất thiết kế 240.000 t/n) và thép dài công (suất thiết kế 200.000 t/n). Tuy nhiên, Cty mới chỉ sản xuất phôi vuông công suất 200.000 t/n. Một phần nhà máy đã chuyển nhượng cho Cty TNHH Thép Dongbu Việt Nam làm chủ đầu tư, sau đó được đổi tên thành Nhà máy luyện gang Đình Vũ công suất thiết kế 250.000 tấn gang/năm, chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc. Hiện nay, nhà máy đang trong giai đoạn đầu tư bổ sung thêm thiết bị.

- Nhà máy đang hoạt động:

Nhà máy và công suất thiết kế của các nhà máy được xây dựng trong giai đoạn 2007-2012 đang hoạt động như trong bảng 2.14. Tuy nhiên, một số nhà máy thay đổi công suất thiết kế so với QH 694.



Bảng 2.13. Các nhà máy xây dựng giai đoạn 2007-2012 và đang hoạt động

TT

Tên nhà máy

Địa điểm

Công suất thiết kế, 1000 tấn/năm

Gang, sắt xốp,

Phôi vuông

Thép dài

Thép dẹt Cán nguội

1

NM cán nguội thép tấm lá Thống Nhất

BR-VT










200/200

2

NM thép Pomina 2 (Cty CP thép Thép Việt trước đây)

BR-VT




500/500

450/400




3

NM thép Posco: gđ1 cán nguội

BR-VT










1.200/1.200

4

NM phôi thép Đồng Tiến

BR-VT




250/200

200/36




5

NM luyện cán thép An Hưng Tường GĐ1

Bình Dương




200/150

200/0




6

NM thép Dana - Ý

Đà Nẵng




300/220

300/200




7

NM luyện cán thép Đà Nẵng GĐ1

Đà Nẵng




250/250







8

NM thép không gỉ

Đồng Nai










235/155

9

NM cán thép Hàn Việt

Hà Nội




200/200

200/200




10

NM sản xuất phôi thép Thái Hưng

Hải Dương




300/300

300/300




11

Khu LH gang thép Hòa Phát GĐ1

Hải Dương

350/400

350/400

350/400




12

NM luyện thép Đình Vũ

Hải Phòng




240/200

200/0




NM luyện gang Đình Vũ (Dongbu Việt Nam)

Hải Phòng

242










13

NM thép Vạn Lợi (Nam Giang)

Hải Phòng




500/600

600/0




14

NM thép Sông Đà GĐ1 (Việt Ý)

Hải Phòng




400/400







15

NM luyện cán thép đặc biệt Shengli GĐ1

Thái Bình




600/600

600/300




16

NM luyện gang Thanh Hà

Thanh Hóa

100/35










17

NM Thép Việt Đức

Vĩnh Phúc







350/350







Tổng




677

4.020

2.186

1.555

Ghi chú: Công suất trong QH 694/công suất thiết kế của nhà máy hiện tại

Như vậy, thực hiện QH 694 giai đoạn 2007-2012, có 17/20 DA được triển khai với tổng công suất thiết kế như sau:

- Luyện gang đạt công suất thiết kế 677.000/600.000 t/n, vượt ~ 113% so với công suất thiết kế của DA trong QH;

- Phôi vuông đạt công suất thiết kế 4.020.000/4.090.000 t/n, đạt 98,29% so với công suất thiết kế của DA trong QH;

- Thép dài đạt công suất thiết kế 2.186.000/3.750.000 t/n, đạt 58,29% so với công suất thiết kế của DA trong QH;

- Thép dẹt cán nguội đạt công suất thiết kế 1.555.000/1.635.000 t/n, đạt 95% so với công suất thiết kế của DA trong QH.

Mặc dù NM phôi thép Tuyên Quang không luyện gang và NM luyện kim Thanh Hà giảm công suất luyện gang nhưng giai đoạn 2007-2012 luyện gang vượt công suất thiết kế là do NM luyện gang Đình Vũ (Dongbu Việt Nam) sản xuất 242.000 t/n và LH gang thép Hòa Phát gđ 1 nâng công suất lên 400.000 t/n (tăng 50.000 t/n so với trước).

* Giai đoạn đến 2015

Giai đoạn 2011÷2015 là giai đoạn đầu tư sôi nổi nhất của ngành Thép Việt Nam ở tất cả các khâu từ thượng nguồn luyện gang, luyện thép đến cán thép xây dựng, cán nguội thép tấm lá đến hạ nguồn sản xuất ống thép hàn, tôn mạ và sơn phủ màu.



- Về luyện gang: đã đầu tư thêm 7 lò cao từ 120÷750 m3 với tổng công suất thiết kế 2,645 triệu tấn gang/năm. Các lò cao này đã vận hành hết công suất (trừ NM gang thép Tuyên Quang thuộc Công ty LD Hằng Nguyên ngừng sản xuất năm 2015), đưa công suất thiết kế giảm còn 2,445 triệu tấn gang/năm.

Bảng 2.14. Các nhà máy sản xuất gang đi vào hoạt động giai đoạn 2011÷2016



TT

Tên nhà máy

Dung tích thiết bị (m3)

Công suất thiết kế (t/n)

1

LH gang thép Hòa Phát GĐI

BF 400

400.000

2

LH gang thép Hòa Phát GĐII

BF 450

450.000

3

LH gang thép Hòa Phát GĐIII

BF 750

750.000

4

NM gang thép Lào Cai VTM

BF 550

500.000

5

NM phôi thép Ngọc Lặc

BF 120

125.000

6

LH gang thép Cao Bằng

BF 179

220.000

Tổng 

2.445.000

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát

- Về luyện thép: đã đầu tư 6 lò điện hồ quang (Bảng 2.15) có dung lượng từ 40÷120 tấn/mẻ với tổng công suất thiết kế 4,35 triệu tấn/năm; 5 lò chuyển (Bảng 2.16) có dung lượng từ 20÷50 tấn/mẻ với tổng công suất thiết kế 2,32 triệu tấn/năm và 26 cặp lò cảm ứng trung tần có dung lượng từ 12÷50 tấn với tổng công suất thiết kế 1,67 triệu tấn/năm. Tổng công suất thiết kế của các loại lò luyện thép giai đoạn 2011÷2016 đạt tới 8,34 triệu tấn/năm, chiếm 66% công suất thiết kế của ngành thép hiện nay.

Bảng 2.15. Các nhà máy sản xuất phôi thép EAF đầu tư và đi vào hoạt động giai đoạn 2011÷2016



TT

Nhà máy

Công suất thiết kế (tấn/năm)

1

NM thép Pomina

1.000.000

2

NM thép Fuco

1.000.000

3

NM thép Posco SS Vina

1.000.000

4

NM thép Vinakyoei GĐII

500.000

5

NM thép Dana – Ý GĐI

250.000

6

NM luyện cán thép đặc biệt Shengli GĐ1

600.000




Tổng cộng

4.350.000

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát và Hiệp hội Thép Việt Nam

Bảng 2.16. Các nhà máy luyện thép BOF đầu tư và đi vào hoạt động giai đoạn 2011÷2016



TT

Tên nhà máy

Công suất thiết kế (tấn/năm)

1

LH gang thép Hòa Phát GĐI

350.000

2

LH gang thép Hòa Phát GĐII

500.000

3

LH gang thép Hòa Phát GĐIII

750.000

4

NM gang thép Lào Cai VTM

500.000

5

LH gang thép Cao Bằng

220.000




Tổng

2.320.000

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát và Hiệp hội Thép Việt Nam

Bảng 2.17. Các nhà máy luyện thép IF đầu tư và đi vào hoạt động giai đoạn 2011÷2015



TT

Tên nhà máy

Dung lượng lò (tấn/mẻ)

Công suất thiết kế (tấn/năm)

1

NM thép Dana – Ý GĐII

2x12

150.000

3x30

250.000

2

NM phôi thép Thái Bình Dương

5x12

150.000

3

NM luyện cán thép An Hưng Tường

5x12

150.000

3x30

300.000

4

NM thép Việt Nhật

(KLH luyện cán thép CLC)



3x12

100.000

3x50

300.000

5

NM phôi thép Hòa Phát

2x40

250.000

Tổng

1.650.000

Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương