VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH 694



tải về 5.51 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH 694

2.1. Thực trạng hệ thống sản xuất thép

2.1.1. Số lượng, quy mô các đơn vị sản xuất


Trong giai đoạn 2011÷2015, ngành công nghiệp thép Việt Nam trong tình trạng khó khăn. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp điều hành kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, giảm lãi suất cho vay, giữ ổn định tỷ giá để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, do tình hình bất động sản đóng băng kéo dài, đầu tư công cắt giảm với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước chậm lại làm cho tiêu thụ ngành thép giảm, đặc biệt là thép xây dựng, ngành sản xuất thép chính của nước ta.

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, các doanh nghiệp (DN) tham gia hoạt động sản xuất thép năm 2014 tăng ~ 2,2 lần so với năm 2009, từ 462 DN lên 1056 DN. Số lượng DN sản xuất thép phân bố theo vùng giai đoạn 2010 đến 2014 được trình bày trong bảng 2.1.



Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp sản xuất thép phân bố theo vùng

TT

Vùng lãnh thổ

Số lượng doanh nghiệp

2010

2011

2012

2013

2014

1

Đồng bằng sông Hồng

406

439

468

473

461

2

Trung du miền núi phía Bắc

65

74

75

73

78

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

74

92

89

81

68

4

Tây Nguyên

7

9

11

9

8

5

Đông Nam Bộ

251

299

327

371

377

6

Đồng bằng sông Cửu Long

53

67

64

60

64




Tổng số

856

980

1.034

1.067

1.056

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra DN năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014 của Tổng cục Thống kê

Như vậy, trong giai đoạn 2010-2014, số lượng các doanh nghiệp tăng bình quân 4,29%/năm. Các doanh nghiệp sản xuất thép tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ (tương ứng năm 2014 chiếm tỷ trọng là 43,66% và 35,70%). Vùng Tây Nguyên, tỷ trọng doanh nghiệp sản xuất thép chỉ chiếm 0,76% nhỏ nhất cả nước.

Trong những năm gần đây, mặc dù ngành công nghiệp thép Việt Nam trong tình trạng khó khăn nhưng các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn được thành lập. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng từ 746 doanh nghiệp năm 2010 lên 902 doanh nghiệp năm 2014, khu vực có vốn FDI tăng từ 86 doanh nghiệp lên 133 doanh nghiệp.

Bảng 2.2. Số lượng doanh nghiệp sản xuất thép theo thành phần kinh tế



TT

Thành phần kinh tế

Số lượng doanh nghiệp

2010

2011

2012

2013

2014

1

Doanh nghiệp Nhà nước

24

25

26

26

21

2

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

746

845

894

912

902

3

Doanh nghiệp FDI

86

110

114

129

133




Tổng số

856

980

1034

1067

1056

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra DN năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014 của Tổng cục Thống kê

Trong giai đoạn 2010-2014, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng bình quân 3,87%/năm, doanh nghiệp FDI tăng bình quân 9,11%/năm, doanh nghiệp Nhà nước giảm bình quân 2,64%/năm.

Xét quy mô doanh nghiệp theo lao động thì các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn nhất (bình quân 645 người/doanh nghiệp), sau đó đến doanh nghiệp có vốn FDI (bình quân 191 người/doanh nghiệp) và doanh nghiệp ngoài Nhà nước (bình quân 47 người/doanh nghiệp).

Theo số liệu điều tra, khảo sát và tổng hợp từ nhóm nghiên cứu, đến tháng 7 năm 2016, toàn ngành có tổng năng lực sản xuất gang là 3,4 triệu tấn/năm; ~ 12,5 triệu tấn phôi thép, 17 triệu tấn thép cán các loại.

Nước ta vẫn tồn tại lò luyện gang quy mô nhỏ (< 200 m3). Sau một thời gian dài phân ngành sản xuất gang nước ta không phát triển, chỉ có Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên sản xuất với sản lượng khoảng 200.000 tấn/năm. Từ năm 2011, sản lượng gang bắt đầu tăng lên 600.000 tấn/năm khi lò cao số 1 của Tập đoàn Hòa Phát đi vào hoạt động. Năm 2014 sản lượng gang đạt 1,4 triệu tấn khi lò cao số 2 của Tập đoàn Hòa Phát và lò cao 550 m3 của VTM đi vào hoạt động. Năm 2015 sản lượng gang đạt 1,7 triệu tấn. Sản lượng gang năm 2016 có thể đạt 2,7 triệu tấn do có thêm lò cao số 3 của Tập đoàn Hòa Phát và LH gang thép Cao Bằng đi vào hoạt động. Sản lượng gang trong những năm gần đây được trình bày trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Sản lượng gang giai đoạn 2011÷2015

Đơn vị: 1.000 tấn


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016*

Sản lượng

600

650

700

1.400

1.700

2.700

Tăng trưởng, %

20

8,3

7,7

100

21,4

58,8

* Số liệu dự báo trên cơ sở kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu

Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam

Sản lượng gang hàng năm thấp hơn so với công suất thiết kế vì hiện nay hầu hết các cơ sở nhỏ đều không sản xuất. Chỉ có các lò cao của Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Hòa Phát, Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung, LH gang thép Cao Bằng là còn hoạt động. Lò cao 180 m3 của Công ty LD Hằng Nguyên (Tuyên Quang) hoạt động từ 2013 nhưng đến năm 2015 cũng dừng hoạt động vì vấn đề về nguyên liệu và giá thành sản xuất.

Về công nghệ luyện thép, hiện nay nước ta đang sử dụng 3 công nghệ: lò chuyển (BOF), lò điện hồ quang (EAF) và lò cảm ứng (IF).

Tuy chỉ có 4 lò chiếm 13,8% tổng công suất thiết kế nhưng năm 2014 lượng thép được luyện bằng lò chuyển đạt 1.500.000 tấn, chiếm 25% tổng sản lượng phôi thép của cả nước. Trong những năm tới, công nghệ luyện thép bằng lò chuyển sẽ phát triển mạnh và trong tương lai gần sẽ trở thành công nghệ luyện thép chính ở nước ta.

Luyện thép bằng lò điện hồ quang là công nghệ luyện thép phổ biến nhất ở nước ta. Hiện tại, Việt Nam có 30 lò EAF dung lượng từ 9÷120 tấn/mẻ.

Các lò điện sản xuất thép của nước ta đều rất nhỏ, tuy nhiên giai đoạn 2011÷2016, ngành thép đã đầu tư 6 lò EAF, thuộc nhà máy thép Pomina và nhà máy thép Posco SS Vina lò 120 tấn/mẻ, nhà máy thép Fuco lò 90 tấn/mẻ, nhà máy thép Vinakyoei lò 70 tấn/mẻ, NM luyện cán thép đặc biệt Shengli GĐ1 lò 70 tấn/mẻ và nhà máy thép Dana – Ý lò 40 tấn/mẻ. Giai đoạn đầu tư này đã đưa tổng công suất thiết kế luyện thép của lò EAF là 7.220.000 tấn/năm, chiếm 73% tổng sản lượng phôi thép của cả nước.

Nước ta hiện có 26 cặp lò cảm ứng với dung lượng từ 12÷50 tấn/mẻ. Tổng công suất thiết kế khoảng 1,67 tấn/năm. Sản lượng phôi thép năm 2014 của các nhà máy luyện thép bằng lò cảm ứng khoảng 700.000 tấn, chiếm trên 12% tổng sản lượng phôi thép của cả nước.

2.1.2. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng


Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp thép năm 2014 đạt 259.293 tỷ đồng, chiếm 4,9% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, tăng 21 lần so với năm 2005 đạt 12.554 tỷ đồng.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân của ngành thép giai đoạn 2001 – 2009 là 16,09%/năm, cao hơn mức tăng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp là 14,98%. Trong giai đoạn 2010÷2015, giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất thép theo giá hiện hành là 6,34%, thấp hơn so với toàn ngành công nghiệp.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất thép giai đoạn 2010÷2014


 

Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng)

Tốc độ PT b/q (%/năm)

2010

2011

2012

2013

2014

Toàn ngành công nghiệp

2.554.055

3.437.028

3.984.738

4.709.967

5.287.291

15,66

Ngành sản xuất thép

190.721

227.702

214.842

234.746

259.293

6,34

Tỷ trọng ngành sx thép so với toàn ngành CN (%)

7,47

6,62

5,39

4,98

4,90

-

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Bảng 2.5. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành sản xuất Thép chia theo vùng lãnh thổ



Tên vùng

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành, tỷ đồng

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số

190.721

227.702

214.842

234.746

259.293

Đồng bằng sông Hồng

67.340

77.537

77.904

78.433

86.068

Trung du miền núi phía Bắc

17.428

19.039

16.444

17.080

20.817

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

4.359

6.655

6.246

6.760

6.739

Tây Nguyên

486

834

890

1.047

3.060

Đông Nam Bộ

95.665

113.915

104.706

119.143

124.445

Đồng bằng sông Cửu Long

5.443

9.723

8.651

12.283

18.163

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành sản xuất Thép chia theo vùng lãnh thổ giai đoạn 2010÷2014 được trình bày trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành sản xuất Thép chia theo vùng lãnh thổ


Tên vùng

Cơ cấu giá trị ngành sản xuất thép, %

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Đồng bằng sông Hồng

35,31

34,05

36,26

33,41

33,19

Trung du miền núi phía Bắc

9,14

8,36

7,65

7,28

8,03

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

2,29

2,92

2,91

2,88

2,60

Tây Nguyên

0,25

0,37

0,41

0,45

1,18

Đông Nam Bộ

50,16

50,03

48,74

50,75

47,99

Đồng bằng sông Cửu Long

2,85

4,27

4,03

5,23

7,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Từ số liệu bảng 2.4 cho thấy, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng vẫn là hai vùng đóng góp tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010-2015 của ngành.


2.1.3. Sản phẩm sản xuất


Sản lượng các sản phẩm thép của Việt Nam giai đoạn 2011÷2015 được trình bày trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. Sản xuất thép Việt Nam giai đoạn 2010÷2015

Đơn vị tính: tấn


Sản phẩm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Phôi thép

4.314.000

4.900.000

5.298.000

5.583.192

5.856.659

5.921.000

Thép dài

5.658.500

5.470.296

5.049.000

5.098.011

5.590.323

7.183.000

Thép thanh

4.665.500

4.427.968

3.975.000

4.051.464

4.535.925

5.931.000

Thép cuộn

950.300

1.007.358

1.044.000

1.018.510

1.019.193

1.135.000

Thép hình

42.700

34.970

30.000

28.037

35.205

117.000

Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam

Sản lượng phôi thép liên tục tăng từ năm 2010 đã đạt khoảng 4,3 triệu tấn và đến năm 2015 đạt 5,9 triệu tấn mặc dù thép dài đạt xấp xỉ 7,2 triệu tấn, tăng hơn 26% so với năm 2014. Nguyên nhân là do gần 2 triệu tấn phôi đã được nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2015, chiếm tới 26% thị phần phôi trong nước.

Năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng. Một số sản phẩm xuất khẩu cao như: tôn mạ, ống thép, thép cuộn cán nguội. Tuy nhiên, các chủng loại thép khác như: thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội, v.v…còn phải nhập khẩu.

2.1.4. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào


* Nguyên liệu

- Quặng sắt là nguyên liệu chính để sản xuất gang lò cao và sắt xốp. Khoảng 98% quặng sắt được khai thác ra để dùng vào sản xuất thép. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, sản lượng gang năm 2016 có thể đạt 2,7 triệu tấn, tương đương khoảng 4,5 triệu tấn quặng sắt 65% Fe.

Theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 05/12/2014 về việc quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020 có xét đến 2030, nhu cầu quặng và tinh quặng sắt cho ngành luyện kim trong nước dự báo đến năm 2015 đạt khoảng 7,2 triệu tấn, năm 2020 đạt khoảng 18 triệu tấn, năm 2025 đạt khoảng 32 triệu tấn và năm 2030 đạt khoảng 41 triệu tấn. Công suất khai thác các mỏ trong QH quặng sắt năm 2015 sẽ đạt khoảng 15 triệu tấn quặng nguyên khai (khoảng 9,5 triệu tấn quặng tinh). Tuy nhiên, thực tế năm 2015 nhu cầu quặng sắt (65% Fe) cho luyện gang khoảng 2,7 triệu tấn, bằng 28,4% so với công suất khai thác thiết kế. Do đó, nguyên liệu quặng sắt trong nước vẫn đáp ứng nhu cầu cho dự án sản xuất thép từ quặng sắt.

- Phôi: Trong nước hiện có Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy liên hợp thép của Tập đoàn Hoà Phát, Công ty TNHH KS&LK Việt Trung, Liên hợp gang thép Cao Bằng luyện phôi từ quặng sắt. Năng lực sản xuất phôi thép của các Công ty trên tương ứng là 400.000 tấn/năm, 1.700.000 tấn/năm, 500.000 tấn/năm và 200.000 tấn/năm. Các doanh nghiệp sản xuất phôi còn lại phần lớn luyện thép từ thép phế liệu.

- Thép phế hiện nay là nguyên liệu chính cho các lò điện luyện phôi. Do nền kinh tế chưa phát triển nên lượng thép phế thu gom trong nước phục vụ cho ngành thép còn rất khiêm tốn, khoảng 800.000 tấn/năm nên nguyên liệu thép phế cho sản xuất phôi lò điện chủ yếu là nhập khẩu (chiếm 85%).

Việc nhập khẩu thép phế phục vụ cho sản xuất phôi gặp khó khăn do các doanh nghiệp bị ngân hàng từ chối ưu tiên đảm bảo ngoại tệ để nhập khẩu, do ý kiến của cơ quan kiểm định, cơ quan quản lý và người sử dụng chưa đồng thuận. Cơ quan quản lý yêu cầu thép phế phải được phân loại, làm sạch, không lẫn vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu trong khi doanh nghiệp sản xuất lại cho là quy định này không thực tế vì thép phế không thể không lẫn tạp chất. Danh mục các chất cấm nhập khẩu có rất nhiều loại trong khi quy định về mức độ lẫn các chất này trong thép phế lại chưa có.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, số lượng nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2011÷2015 của ngành thép được thể hiện trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Số lượng nguyên liệu nhập khẩu giai đoạn 2011÷2015

Đơn vị tính: tấn


Chủng loại

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Gang

-

-

111

9.208

45.077

Thép phế

2.600.000

3.500.000

3.190.090

3.342.966

3.233.802

Phôi thép

878.000

444.000

353.599

598.355

1.704.050

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Thép Việt Nam

Trong năm 2015, Việt Nam đã sản xuất 5,9 triệu tấn phôi thép và 15 triệu tấn thép thành phẩm các loại. Tuy nhiên, cũng trong năm này, Việt Nam nhập siêu gần 16 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm với tổng giá trị nhập khẩu ròng là 6,57 tỷ USD. Trong đó, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 52% tổng lượng thép nhập khẩu, các quốc gia khác cung cấp thép cho Việt Nam lớn như Nhật Bản (22%), Hàn Quốc (9%), Đài Loan (6%) và Hồng Kông (2%).

Riêng với phôi thép nhập khẩu, năm 2015 Việt Nam chi gần 402 triệu USD nhập khẩu hơn 1,25 triệu tấn từ Trung Quốc, chiếm 70% nguồn nhập khẩu phôi thép vào Việt Nam. Trong các nước ASEAN, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu thép lớn nhất từ Trung Quốc.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thép của chúng ta ra thị trường quốc tế chỉ đạt 2,469 tỷ USD, giảm 14% so với năm trước, chủ yếu xuất khẩu sang các nước ASEAN.

Do phải nhập khẩu phôi thép nên các doanh nghiệp sản xuất thép không chủ động được giá thành sản phẩm cũng như hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi khi giá phôi thép trên thị trường thế giới biến động lên xuống thất thường đều khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, sự mất giá của đồng Việt Nam so với ngoại tệ mạnh làm tăng giá thành nhập khẩu phôi thép, tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh của thép thành phẩm.

Các nhà sản xuất thép khó có thể dự trữ nhiều phôi do sự biến động thị trường này rất khó lường và do năng lực tài chính không đủ mạnh, thường phải vay vốn ngân hàng để sản xuất. Việc nhập khẩu phôi đều thông qua các trung gian thương mại mà không trực tiếp từ nhà máy nên giá đến Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước.

- Nguyên liệu sản xuất fero, gạch chịu lửa

Nước ta có nhiều loại quặng có thể khai thác và sử dụng như: mangan, crom, titan, vonfram, silic, đất hiếm…để sản xuất các loại fero phục vụ luyện thép thông thường, thép hợp kim và thép đặc biệt. Tuy nhiên, do hạn chế về chất lượng quặng, chi phí điện năng, thiết bị công nghệ nên mới chỉ sản xuất được fero: mangan, silic, vonfram ở quy mô nhỏ.

Nguyên liệu sét chịu lửa của Việt Nam với trữ lượng lớn, đủ đảm bảo để sản xuất, tự túc phần lớn gạch chịu lửa cao nhôm thông dụng cho ngành Thép.

* Năng lượng

- Than:

Công nghệ sản xuất gang lò cao cần nhiều loại nhiên liệu và năng lượng, bao gồm: than cốc, than antraxit, khí than. Đây là khâu sử dụng nhiều năng lượng nhất, chiếm trên 70% tổng nhu cầu năng lượng trong nhà máy thép liên hợp từ quặng sắt.

Nguyên liệu để luyện cốc là than mỡ. Than mỡ cho luyện cốc là loại nhiên liệu chưa thể thay thế trong công nghệ sản xuất gang bằng lò cao. Trữ lượng than mỡ của Việt Nam rất hạn chế, chất lượng không cao. Lượng than mỡ trong nước cung cấp hàng năm khoảng 90÷100 ngàn tấn than nguyên khai, tức là có thể sản xuất tối đa khoảng 60÷70 ngàn tấn than cốc.

Về sản xuất cốc, nước ta có 3 cơ sở luyện than cốc công nghiệp tại Khu liên hợp Gang Thép của Tập đoàn Hoà Phát, tỉnh Hải Dương công suất 700.000 tấn/năm; Công ty Gang thép Thái Nguyên công suất 200.000 tấn/năm và Công ty than cốc và KS Việt Trung, tỉnh Cao Bằng công suất 300.000 tấn/năm. Tổng công suất luyện cốc của Việt Nam hiện nay là 1.200.000 tấn/năm.

Hiện nay, để phục vụ cho các lò cao hoạt động, ngoài lượng than cốc tự sản xuất, hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng lớn than cốc, than mỡ từ Trung Quốc và một số nước khác.

- Điện năng: điện là năng lượng không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp nói chung và đặc biệt quan trọng đối với ngành thép.

Như đã nêu ở trên, công nghệ luyện phôi thép ở nước ta hiện nay chủ yếu là lò chuyển (BOF) và lò điện hồ quang (EAF).

Đối với luyện thép bằng lò chuyển chỉ sử dụng oxy và điện để vận hành các thiết bị phụ trợ. Vì vậy, tiêu hao năng lượng của công nghệ này rất ít, chỉ khoảng 200 MJ/tấn, thậm chí đối với các loại lò trên 100 tấn phôi/mẻ còn phát thêm năng lượng (điện) nếu thu hồi nhiệt của khí thải để phát điện.

Đối với luyện thép bằng lò điện hồ quang, do các lò có công suất thấp, lạc hậu nên suất tiêu hao điện năng cho 1 tấn phôi còn cao, khoảng 3.100÷3.300 MJ/tấn phôi đối với nhóm lò lạc hậu (từ 9÷15 tấn phôi/mẻ); từ 2.700÷2.900 MJ/tấn phôi đối với nhóm lò trung bình (từ 20÷30 tấn phôi/mẻ); từ 2.600÷2.680 MJ/tấn phôi đối với nhóm lò tiên tiến (từ 60÷120 tấn phôi/mẻ). Ngoài ra, các dây chuyền cán, kéo cũng có công suất nhỏ nên suất tiêu hao điện cũng cao. Theo số liệu thống kê, điều tra tiêu hao năng lượng của Tổng cục Thống kê, năm 2015 ngành thép tiêu thụ 3,5 tỷ KWh cho sản xuất, chiếm 5,26% tổng sản lượng điện toàn quốc.

* Nhân lực:

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, số lao động làm việc trong ngành Thép giai đoạn 2010÷2014 được trình bày trong bảng 2.9.

Bảng 2.9. Số lao động của ngành sản xuất Thép giai đoạn 2010÷2014



Đơn vị tính: người

Tên loại hình

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số

70.919

74.289

72.711

77.214

81.725

Chia theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước

15.397

14.353

14.613

14.650

13.753

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

43.649

45.720

41.793

41.660

42.621

Doanh nghiệp FDI

11.873

14.216

16.305

20.904

25.351

Chia theo vùng

Đồng bằng sông Hồng

28.061

28.178

27.221

27.231

26.557

Trung du miền núi phía Bắc

15.672

15.175

14.129

13.578

15.744

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

5.069

5.716

6.166

8.509

8.810

Tây Nguyên

792

881

1.996

1.893

1.933

Đông Nam Bộ

17.968

20.118

19.407

21.596

23.954

Đồng bằng sông Cửu Long

3.357

4.221

3.792

4.407

4.727

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

Năm 2014, số lao động làm việc trong ngành Thép là 81.725 người. Lao động phổ thông chiếm khoảng 10÷15%, công nhân kỹ thuật chiếm khoảng 50÷60% nhưng đa số được đào tạo nghề ngắn hạn, còn lại là cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp, cao đẳng trở lên trong đó số người được đào tạo về công nghệ sản xuất thép chỉ chiếm khoảng 5%.

Hiện có 5 trường đại học có khoa đào tạo về luyện kim là Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội, ĐH Mỏ - Địa chất, ĐHBK Thành phố Hồ Chí Minh, ĐHBK Đà Nẵng và ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên; có 2 trường đào tạo công nhân luyện kim là trường Đào tạo nghề cơ điện – luyện kim thuộc Tổng công ty Thép và Trường Cao đẳng Cơ khí Luyện kim. Số lượng sinh viên được đào tạo ở các trường mỗi năm chỉ vài chục người, không đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp. Trong khi một số trường đại học (ĐHBK Hà Nội) còn có những ưu đãi nhằm thu hút sinh viên theo học nhưng do tính chất môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại nên số lượng sinh viên theo học ngành luyện kim ngày càng ít.

Trình độ, tay nghề của đội ngũ công nhân còn thấp. Các doanh nghiệp lớn tự đào tạo công nhân phục vụ cho yêu cầu sản xuất nội bộ, chủ yếu dưới hình thức đào tạo ngắn hạn, kèm cặp.

Qua đó cho thấy, chất lượng và năng lực đào tạo nhân lực của ngành còn yếu, trong khi từ năm 2000 đến nay có quá nhiều các doanh nghiệp thép được đầu tư xây dựng. Sự lệch pha này đã tạo ra tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành.

* Vốn đầu tư: Khả năng thu hút vốn đầu tư (đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài) vào ngành thép rất khả quan. Một số doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đã đầu tư các dự án thép quy mô từ hàng tỷ USD đến quy mô đầu tư phân cấp cho địa phương cấp phép (dưới 1.500 tỷ đồng).


2.1.5. Công nghệ


Theo kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, trình độ công nghệ của ngành được đánh giá tổng quan là còn ở mức thấp so với khu vực cũng như thế giới, ngoài ra chưa có sự đồng đều giữa các khâu sản xuất. Đến nay, trình độ công nghệ có tăng lên nhưng không được cải thiện đáng kể, cụ thể như sau:

  • Công nghệ luyện gang

Cho đến nay, ngành Thép Việt Nam chỉ sản xuất gang bằng công nghệ lò cao sử dụng than cốc. Đây cũng là công nghệ thế giới đang dùng chủ yếu vì ưu điểm của công nghệ này là sản xuất ổn định với sản lượng lớn. Tuy nhiên, các lò cao ở Việt Nam đều thuộc loại nhỏ và rất nhỏ, thế hệ cũ, trên thế giới hầu như đã bỏ không sử dụng. Hiện nay, lò có công suất lớn nhất ở Việt Nam là lò cao 750 m3 của Tập đoàn Hòa Phát, trong khi các nước như Trung Quốc sử dụng lò cao trên 2000 mlà chủ yếu và chỉ có 02 lò cao (trong tổng số 55 lò cao) dung tích dưới 1000 m3.

Bảng 2.10. Tiêu thụ năng lượng trong luyện gang ở Việt Nam



TT

Loại nhiên liệu

Tiêu hao, MJ/T

Lò < 100 m3

Lò 100÷230 m3

Lò 350÷750 m3

1

Than cốc

30.555

20.370

12.367

2

Than antraxit

-

899

3.855

3

Điện

540

486

468

Tổng

31.095

21.755

16.690

Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam

So với mức tiêu thụ năng lượng trung bình trong luyện gang trên thế giới là 12.400 MJ/T (World Best Pratice – WBT) thì nước ta sẽ có tiềm năng tiết kiệm năng lượng rất lớn nếu như sử dụng lò cao có dung tích lớn.



- Công nghệ luyện thép

Luyện thép bằng lò điện hồ quang là công nghệ luyện thép phổ biến nhất ở nước ta. Lò điện có công nghệ tiên tiến với trang thiết bị hiện đại nhất nước ta hiện nay là lò điện có công suất 120 tấn/mẻ của Công ty CP Thép Pomina, đạt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật ở mức tiên tiến của thế giới. Ngoài ra, còn có Công ty TNHH Thép FUCO công suất 90 tấn/mẻ, Thép Phú Mỹ công suất 70 tấn/mẻ, Công ty thép Thép Việt (Pomina 2), Công ty CP thép Việt Ý sử dụng lò điện 60 tấn/mẻ và Công ty Gang thép Thái Nguyên dùng lò điện 30 tấn/mẻ (sử dụng gang lỏng với tỷ lệ 50÷60%) để sản xuất phôi thép.



Hầu hết các lò điện hồ quang đang sử dụng đều là thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan hoặc chế tạo trong nước, thuộc loại lò nhỏ, công nghệ lạc hậu, có các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu như tiêu hao điện năng, điện cực graphit, tiêu hao nguyên liệu (thép phế), thời gian luyện đều ở mức cao so với mức bình quân trên thế giới. Hầu hết các cơ sở sử dụng nguyên liệu chính là thép phế liệu. Luyện thép bằng lò điện hồ quang là công nghệ khá phổ biến trên thế giới (chiếm tỷ trọng 30÷40%).

Trong số các cơ sở luyện thép, hiện có một số lò của Công ty CP Thép Pomina, Công ty TNHH Thép FUCO, Thép Phú Mỹ, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Hoà Phát, v.v… được trang bị đồng bộ lò tinh luyện và máy đúc liên tục, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng phôi thép.

Bảng 2.11. Tiêu tiêu hao chính trong luyện thép lò điện EAF ở Việt Nam


TT

Tiêu hao

Lò 9÷15T

Lò 20÷30T

Lò 60÷120T

1

Điện năng, MJ/T

3.200

2.800

2.640

2

Điện cực, kg/T

4÷6

3÷4

2÷2,5

3

Thời gian luyện, phút/mẻ

240÷360

60÷120

50÷70

Loại lò điện 60÷120 tấn/mẻ thuộc thế hệ lò điện hồ quang tiên tiến của thế giới với các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng như gia nhiệt trước thép phế, ra thép đáy lệch tâm, v.v…Tiêu hao điện trung bình của thế giới theo công nghệ này là 2.500 MJ/T, thấp hơn 5,6% so với Việt Nam.

Luyện thép bằng lò chuyển chỉ sử dụng oxi, điện để vận hành các thiết bị phụ trợ nên tiêu hao điện năng rất ít, chỉ khoảng 200 MJ/T. Đối với lò từ 100 tấn/mẻ trở lên còn có thể phát thêm năng lượng (điện) nếu như thu hồi nhiệt của khí thải để phát điện.

Lò điện cảm ứng luyện thép nước ta đều do Trung Quốc chế tạo. Hiện nay, công nghệ luyện thép bằng lò cảm ứng ít được sử dụng trên thế giới, chủ yếu ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tiêu hao điện năng khoảng 600÷800 kWh/T phôi (khoảng 2.160÷2.880 MJ/T), cao hơn nhiều so với công nghệ khác. Do đó, công nghệ này không nên tiếp tục đầu tư để luyện thép thông thường ở nước ta.


  • Công nghệ cán thép

+ Cán thép thanh và dây: Điểm khác biệt về trình độ công nghệ giữa các cơ sở sản xuất chủ yếu là phương pháp cán (liên tục, bán liên tục), mức độ tự động hoá quá trình điều khiển, tốc độ cán, cách bố trí các giá cán. Các cải tiến công nghệ hiện nay tập trung theo hướng: nâng cao tốc độ cán (tới 40÷50 m/s đối với thép thanh, 120 m/s đối với thép dây  6÷8 mm); áp dụng các công nghệ cán tiên tiến như phối hợp giữa các giá cán ngang với các giá cán đứng, hàn nối phôi; phối hợp cán với tôi thép nhằm nâng cao cường độ thép, nâng cao mức độ tự động hoá…

+ Cán thép hình: Tương tự như cán thép thanh và dây, điểm khác biệt chỉ là ở công suất máy cán (lớn hơn) và biên dạng trục cán. Các cải tiến công nghệ chủ yếu hướng vào khâu đúc phôi cán (tạo phôi gần giống hình dạng sản phẩm để giảm số lần cán), nâng cao độ chính xác.

+ Cán tấm, cuộn nóng: sử dụng phôi dẹt để cán thép tấm có chiều dày 2 mm trở lên.

+ Cán nguội thép cuộn, lá: Các sơ đồ công nghệ chính là cán nguội liên tục (gồm 5÷6 giá cán 4 trục hoặc 6 trục bố trí nối tiếp) và cán nguội đảo chiều (1 giá cán đảo chiều 4 trục hoặc 6 trục). Nhà máy Thép tấm lá Phú Mỹ sử dụng công nghệ cán nguội đảo chiều.

Hiện tại, ngành thép Việt Nam đang chủ yếu tập trung ở khâu cán thép. Chỉ một số đơn vị lớn có vị trí thuận lợi mới có thể khai thác quặng và sản xuất thép theo công nghệ lò cao. Tuy nhiên, nguồn cung các loại thép đặc biệt như phôi dẹt, thép dẹt và thép lá còn quá ít, phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhập khẩu. Lĩnh vực này cũng đang là một lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Đánh giá về trình độ công nghệ, có thể chia các nhà máy cán thép nước ta thành 3 nhóm:


  • Nhóm có trình độ công nghệ, thiết bị ở mức tiên tiến: là các nhà máy liên doanh hoặc mới xây dựng như Vinakyoei, Thép Phú Mỹ của Công ty Thép miền Nam, Pomina của Công ty CP thép Pomina, Thép Hoà Phát, Posco, v.v… Các nhà máy sử dụng công nghệ và thiết bị của Italy, Nhật Bản, thuộc thế hệ mới, tương đối hiện đại, có mức độ tự động hoá khá cao, sản xuất với quy mô từ 500.000÷1.000.000 tấn/năm.

  • Nhóm có trình độ công nghệ, thiết bị ở mức trung bình: là các nhà máy cũ của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Đà Nẵng, các doanh nghiệp FDI (Vinausteel, SSE, Tây Đô, SunSteel), Công ty CP Thép Việt Nhật Hải Phòng, Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Nam Đô. Các nhà máy đang sử dụng thiết bị của Trung Quốc với quy mô sản xuất 120.000÷200.000 tấn/năm.

  • Nhóm có trình độ công nghệ, trang thiết bị lạc hậu: là các nhà máy cán nhỏ, xưởng cán nhỏ thuộc các công ty cơ khí và tư nhân quy mô nhỏ, sử dụng các thiết bị chế tạo trong nước, công suất từ 5.000÷20.000 tấn/năm.

2.1.6. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm


Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng công bố áp dụng các tiêu chuẩn JIS (Nhật Bản), ASTM (Mỹ) và tiêu chuẩn TCVN (Việt Nam) như: TCVN 1650-85; TCVN 6285:1997; TCVN 1656:1993; JIS G3191-1966; JIS G3112-1987; JIS G3509-1980; JIS G3505-1996; JIS G3112-2004; ASTM A615/A615M, BS 4449:1997 và các tiêu chuẩn cơ sở do doanh nghiệp soạn thảo, công bố áp dụng. Các tiêu chuẩn do doanh nghiệp soạn thảo chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế, chỉ thay đổi chỉ tiêu kích thước cơ bản để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Các doanh nghiệp sản xuất thép có uy tín về chất lượng như Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên, Công ty sản xuất thép Úc SSE, Công ty thép VSC – POSCO... áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, có phòng thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Ở các doanh nghiệp này, chất lượng được kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm xuất bán. Do đó, chất lượng sản phẩm đa số phù hợp tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, kèm theo mỗi lô hàng xuất bán đều có phiếu thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của phòng thử nghiệm được công nhận (VILAS). Các lô phôi thép nhập khẩu có xuất xứ rõ ràng, được lấy mẫu thử nghiệm thành phần hóa học, cấu trúc tế vi tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Viện Vật liệu xây dựng.

Công ty CP thép Sông Hồng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Công ty Thép Pomina, Công ty TNHH Thép Nam Đô, v.v… áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Việc công bố tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng của các doanh nghiệp sản xuất thép được ghi trên nhãn hàng hóa. Nội dung ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh thép xây dựng trong các làng nghề hiện nay không có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp, không có điều kiện thử nghiệm mẫu, xuất xứ nguyên liệu đầu vào không rõ ràng, sử dụng công nghệ lạc hậu nên sản phẩm có các chỉ tiêu chất lượng thấp. Chất lượng sản phẩm thường không ổn định, sản phẩm hầu hết không có nhãn mác. Các cơ sở sản xuất sắt thép cho tới nay đều chưa đăng ký chất lượng sản phẩm.

2.1.7. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm


Trong thời gian qua, các sản phẩm của ngành, tuỳ theo từng loại đã đáp ứng hoàn toàn hoặc một phần nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, khi so sánh với các nước có thể thấy sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam còn yếu do quy mô nhỏ, chưa đạt quy mô kinh tế, trình độ công nghệ ở mức thấp và trung bình, tiêu hao nguyên nhiên liệu cao, giá thành cao. Cơ cấu đầu tư của ngành còn bất hợp lý, phần lớn các doanh nghiệp chỉ tập trung vào khâu nhập dây chuyền và phôi về để cán thép, sản xuất một loại sản phẩm mà nguồn cung đã vượt xa nhu cầu của thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc nhiều bên ngoài, giá sản phẩm bấp bênh khó kiểm soát.

Phân tích khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm cho thấy:

- Phôi thép được đánh giá có khả năng cạnh tranh khá trên thị trường nội địa, chủ yếu do cung chưa đáp ứng được cầu.

+ Quy mô lò nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao điện năng, điện cực graphit, nguyên liệu, thời gian luyện đều ở mức cao so với mức bình quân của thế giới dẫn đến giá thành sản xuất cao, mặc dù giá điện, giá nhân công trong nước ở mức thấp so với khu vực và thế giới.

+ Phần lớn nguyên liệu chính (thép phế) phải nhập khẩu nên sản xuất phôi phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu, tỷ giá ngoại tệ, phí vận chuyển, lưu kho lưu bãi và các khoản phí không chính thức khác. Khi giá nguyên liệu đầu vào (thép phế, xăng dầu, than…) tăng lên sẽ kéo theo giá thành phôi thép tăng theo.

+ Thị trường tiêu thụ không ổn định: Việc tiêu thụ phôi sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thép. Nếu tiêu thụ chậm, tồn kho sản phẩm lớn thì các công ty cán thép tạm dừng mua phôi. Các công ty sản xuất phôi không bán được mà xuất khẩu phôi để thu hồi vốn phải chịu thuế suất xuất khẩu.

- Thép xây dựng của Việt Nam chất lượng tương tự như các nước trong khu vực nhưng được đánh giá có khả năng cạnh tranh thấp do:

+ Sản xuất bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài: Phần lớn các cơ sở sản xuất không đầu tư từ khâu thượng nguồn (luyện phôi) đến hạ nguồn (cán ra sản phẩm) nên phụ thuộc vào nguồn phôi nhập khẩu, giá phôi, tỷ giá ngoại tệ…

+ Giá thành cao: Phần lớn sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền thiết bị với công nghệ trung bình và lạc hậu, công suất thấp, tiêu hao nguyên, nhiên liệu cao nên chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm cao.

+ Năng lực sản xuất vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa nên các nhà máy phải sản xuất cầm chừng, không đạt mức huy động công suất kinh tế.

+ Sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

+ Thị trường nội địa tuy có nhu cầu nhưng lại không ổn định, bị tác động bên ngoài chi phối và luôn bị sản phẩm nhập khẩu đe dọa chiếm thị phần do có giá cạnh tranh hơn.

Thép nhập khẩu từ ASEAN được hưởng thuế suất 0%, mặc dù phải chịu chi phí vận chuyển nhưng vẫn có giá rẻ hơn so với thép nội từ 500.000 – 700.000 đồng/tấn tùy theo thời điểm.

Thép Trung Quốc ngoài giá rẻ do sản xuất ở nhà máy có quy mô lớn, còn được hưởng các chính sách hỗ trợ (tài chính, thuế, v.v…) từ Chính phủ khi xuất khẩu.

Khi giá phôi có những biến động, hoặc có một động thái hay một sự thay đổi trong thị trường Trung Quốc (như điều chỉnh về giá, thuế) thì ngay lập tức thị trường thép Việt Nam bị biến động theo.

+ Cơ hội xuất khẩu sản phẩm rất hạn chế do tình trạng dư thừa đang xảy ra ở hầu khắp thị trường trên thế giới.

+ Sản xuất trong nước chỉ được bảo hộ qua thuế nhập khẩu mà không thể dùng rào cản kỹ thuật do thép xây dựng của Việt Nam là sản phẩm thép carbon thông thường, không có những yêu cầu kỹ thuật đặc biệt.

+ Sản phẩm chưa có thương hiệu mạnh.

- Thép cuộn lá cán nguội, cán nóng có sức cạnh tranh khá do:

+ Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền thiết bị khá hiện đại với quy mô vừa và lớn. Do nhà máy lớn mới đưa vào sản xuất, chủng loại chưa phong phú nên tiêu thụ trong nước còn thấp. Mặt khác, phôi cho cán nguội phải nhập khẩu nên giá thành còn cao.

+ Bị cạnh tranh về giá với thép nhập khẩu

- Ống thép và tôn mạ kim loại, sơn phủ màu có khả năng cạnh tranh trung bình do:

+ Năng lực sản xuất đã vượt nhu cầu tiêu thụ.

Năng lực sản xuất toàn ngành năm 2015 là 3.079.000 tấn ống thép hàn, 5.750.000 tấn thép lá cán nguội, trong khi tổng lượng tiêu thụ ống thép hàn và thép lá cán nguội năm 2015 lần lượt là 1.548.000 tấn và 2.930.000 tấn. Do cung vượt xa cầu nên các nhà máy phải sản xuất cầm chừng, không phát huy hiệu quả hoặc tìm hướng xuất khẩu.

+ Sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng.

Sự mất cân đối giữa nguồn cung và mức tiêu thụ của thị trường càng cách xa, mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế càng quyết liệt. Ngoài ra, sản phẩm trong nước còn bị cạnh tranh bởi các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất từ các nước có công nghệ tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….


2.1.8. Hiệu quả kinh tế xã hội


Thép là một ngành quan trọng mà sản phẩm của nó liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế và quốc phòng của đất nước. Trong những năm qua, ngành thép phát triển khá mạnh, khả năng đáp ứng nhu cầu các sản phẩm thép của nền kinh tế ngày một tăng. Sản phẩm của ngành thép đã đáp ứng hoàn toàn hoặc một phần nhu cầu, giảm bớt nhập khẩu cả về số lượng và chủng loại. Ngành thép phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động xã hội.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014, ngành Thép đã tạo việc làm ổn định cho 81.725 lao động với mức thu nhập bình quân 6,65 triệu đồng/người/tháng, đóng góp cho ngân sách nhà nước 20.893 tỷ đồng. Doanh thu đạt 248.068 tỷ đồng.

Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất thép giai đoạn 2010÷2014


Chỉ tiêu

Giá trị, tỷ đồng

Tăng b/q, % năm

2010

2011

2012

2013

2014

Doanh thu

185.260

219.131

209.829

215.432

248.068

6,02

Lợi nhuận

671

642

- 1.881

- 514

- 503

-

Nộp ngân sách

9.811

10.029

10.356

15.149

20.893

16,32

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2014 của Tổng cục Thống kê

Giai đoạn 2010÷2014, doanh thu ngành thép tăng bình quân 6,02%/năm, nộp ngân sách của ngành tăng bình quân 16,32%/năm.

Lợi nhuận của ngành không ổn định, trong 3 năm liên tiếp từ 2012 đến 2014 ngành sản xuất thép không có lợi nhuận. Một số doanh nghiệp sản xuất thép phá sản, không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng chỉ đạt 30÷50% so với công suất thiết kế. Nguyên nhân là do lạm phát và suy thoái kinh tế, giá thành sản xuất cao hơn giá bán sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn sản phẩm trong nước, v.v…


Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương