VIỆn khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế của hệ thống sản xuất



tải về 5.51 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.51 Mb.
#38271
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

2.2. Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế của hệ thống sản xuất


Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 694/QĐ-BCT, phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2025 (gọi tắt là quy hoạch 694).

Theo quy hoạch 694, ngành Thép Việt Nam đặt mục tiêu sản lượng theo từng sản phẩm cụ thể, trong đó: gang và sắt xốp đạt 6 triệu tấn năm 2015, 17 triệu tấn năm 2020, 28 triệu tấn vào năm 2025; thép phôi vuông đạt 12 triệu tấn (năm 2015), 25 triệu tấn (năm 2020) và 40 triệu tấn (năm 2025); thép thành phẩm đạt 13 triệu tấn (năm 2015), 23 triệu tấn (năm 2020) và 39 triệu tấn (năm 2025).

Trên thực tế, sản xuất gang chưa đạt đến mục tiêu như quy hoạch đề ra (sản lượng năm 2015 là 1,7 triệu tấn, công suất lắp đặt là 2,9 triệu tấn), sản lượng phôi thép là dư thừa (sản lượng năm 2015 là 5,9 triệu tấn, công suất lắp đặt 12,7 triệu tấn). Các sản phẩm khác như thép tấm cán nóng, thép hợp kim, thép không gỉ vẫn chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu.

Với sản lượng thực tế và công suất lắp đặt như vậy, đến năm 2015, ngành thép đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về sản phẩm thép xây dựng và phôi thép. Các sản phẩm sau cán khác như ống thép hàn, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu đã xuất khẩu. Như vậy, ngành Thép Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu tổng quát đó là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu.


2.2.1. Về công nghệ


Các nhà máy đầu tư càng về sau càng sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến như: sử dụng công nghệ sấy nguyên liệu trước khi nạp vào lò điện, sử dụng công nghệ cán nguội liên tục, mạ điện hợp kim (tại Nhà máy Thép cán nguội POSCO – Bà Rịa – Vũng Tàu), đầu tư lò cao dung tích hữu ích 750 m3 (lớn nhất tại thời điểm hiện nay) tại Liên hợp Gang thép Hoà Phát (Hải Dương) để tiếp cận với công nghệ hiện đại, tiết kiệm tiêu hao; sử dụng công nghệ khí than Quảng Ninh dùng cho lò nung phôi cán thép thay thế dùng dầu FO nhập khẩu để tiết kiệm tiêu hao, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; sử dụng công nghệ hiện đại với đầy đủ các công đoạn: luyện cốc, thiêu kết, lò cao, lò thổi ô xy, cán thép, tận dụng nhiệt dư trong quá trình sản xuất than cốc để phát điện, cung cấp điện cho nhà máy, tận dụng nhiệt thải khí lò cao để sấy nguyên liệu (Liên hợp Gang thép Hoà Phát).

Tuy nhiên, ngoại trừ Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh đầu tư khu liên hợp Gang thép với đầy đủ các công đoạn luyện cốc, thiêu kết, lò cao, lò thổi ô xy, cán thép và một nhà máy phát điện tận dụng nguồn khí thải từ lò cao và lò cốc, đa số các nhà máy thép khác đều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng nên khả năng cạnh tranh thấp. Một số nhà máy công nghệ lạc hậu hoạt động không hiệu quả, thua lỗ và gây ô nhiễm môi trường.


2.2.2. Về năng lực sản xuất


Sau hơn 5 năm thực hiện quy hoạch, năng lực sản xuất phôi trong giai đoạn này tăng thêm 7,72 triệu tấn/năm:

- Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung: 500.000 tấn/năm;

- Công ty TNHH Vinakyoei Việt Nam: 500.000 tấn/năm;

- Công ty TNHH Posco SS Vina: 1.000.000 tấn/năm;

- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát: 1.700.000 tấn/năm;

- Công ty TNHH thép FUCO: 700.000 tấn/năm;

- Công ty Cổ phần thép Pomina: 1.000.000 tấn/năm;

- Công ty TNHH Shengli: 600.000 tấn/năm;

- Công ty Cổ phần thép Dana – Ý: 650.000 tấn/năm;

- Công ty TNHH thép An Hưng Tường: 450.000 tấn/năm;

- Tập đoàn thép Việt Nhật: 400.000 tấn/năm;

- Công ty Cổ phần gang thép Cao Bằng: 220.000 tấn/năm.

Năng lực thép cán thanh, dây tăng thêm 6,2 triệu tấn:

- Công ty Cổ phần cán thép Thái Trung: 500.000 tấn/năm;

- Công ty TNHH Vinakyoei Việt Nam: 500.000 tấn/năm;

- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát: 1.700.000 tấn/năm;

- Công ty TNHH Posco SS Vina: 1.000.000 tấn/năm;

- Công ty TNHH Shengli: 600.000 tấn/năm;

- Nhà máy cán thép Việt Đức: 350.000 tấn/năm;

- Công ty Cổ phần thép Dana – Ý: 250.000 tấn/năm;

- Công ty TNHH thép An Hưng Tường: 250.000 tấn/năm;

- Nhà máy luyện cán thép chất lượng cao; 300.000 tấn/năm;

- Nhà máy cán thép Miền Trung: 250.000 tấn/năm;

- Nhà máy luyện cán thép Đà Nẵng: 250.000 tấn/năm;

- Nhà máy phôi thép Thái Bình Dương: 250.000 tấn/năm.

Tổng công suất sản xuất thép dài cả nước khoảng 14 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, hiện nay các nhà máy đang hoạt động khoảng 50÷55% công suất nên sản lượng thép dài năm 2015 chỉ đạt xấp xỉ 7,2 triệu tấn.



Trong vài năm gần đây, các sản phẩm sắt thép (chủ yếu từ Trung Quốc) tràn vào Việt Nam. Năm 2015, các nhà sản xuất thép trong nước bị mất 26,5% thị phần phôi thép, dẫn đến giảm sản lượng 4,7% so với năm 2014, chỉ đạt 5,9 triệu tấn phôi, trong khi sản xuất thép dài tăng tới 26,6%. Nhiều nhà sản xuất nhỏ phải sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa. Chỉ có khoảng 50% nhà máy luyện thép, chủ yếu là các nhà máy lớn còn hoạt động nhưng cũng chỉ đạt 50÷55% công suất lắp đặt.

2.2.3. Về khả năng đáp ứng nhu cầu


Với năng lực sản xuất hiện tại, ngành thép Việt Nam có khả năng đáp ứng 100% nhu cầu phôi thép và thép xây dựng cho tiêu thụ trong nước (khoảng 6 triệu tấn/năm). Ngoài ra, các nhà máy sản xuất thép cán nguội cũng đã đáp ứng đủ nhu trong nước.

Tuy nhiên, chủng loại thép tấm cán nóng là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội, tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo, có nhu cầu lớn (trên 9 triệu tấn/năm) trong nước lại chưa sản xuất được, hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu.


2.2.4. Về sản phẩm


Hiện nay, ngành Thép đã có khả năng cung cấp cho thị trường các loại sản phẩm sau:

- Phôi thép vuông đến 150x150 mm: 100% nhu cầu.

- Thép thanh tròn trơn CT3, Æ10 ¸ Æ50 mm: 100% nhu cầu.

- Thép thanh vằn CT3-CT5, D10 ¸ D50: 100% nhu cầu.

- Thép cuộn Æ5,5¸Æ10 mm hoặc trên 10: 100% nhu cầu.

- Thép hình (U, I, L, T) đến 160 mm: 70÷80% nhu cầu.

- Thép cuộn, lá cán nguội chất lượng trung bình: 100% nhu cầu, thép cán nguội chất lượng cao thoả mãn được 40÷50% nhu cầu.

- Thép ống hàn đen và mạ kẽm Æ21÷104 mm: 100% nhu cầu.



- Thép ống hàn đen Æ 400 mm: một phần nhu cầu

- Thép ống hàn xoắn cỡ lớn và thép ống định hình: một phần nhu cầu.

- Thép kết cấu (cột, dầm, khung nhà, ...): 100% nhu cầu.

- Tôn mạ kẽm, nhôm và tôn mạ mầu: 100% nhu cầu.

- Chế phẩm kim loại khác (đinh, lưới, cáp ...): phần lớn nhu cầu.

- Thép không gỉ, thép inox: một phần nhu cầu.

Tuy nhiên, các sản phẩm khác như thép tấm cán nóng, thép hợp kim chất lượng cao chưa có khả năng sản xuất. Dự kiến sau năm 2016, khi LH thép Vũng Áng Formosa đi vào hoạt động sẽ cho ra sản phẩm thép tấm cán nóng.



Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương