Vietnam name: Cá cóc tam đảo



tải về 1.02 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25432
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13





Tên Việt Nam:

Cầy giông

Tên Latin:

Viverra zibetha

Họ:  

Cầy Viverridae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

CẦY GIÔNG

Viverra zibetha Linnaeus, 1758

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Kích thước:

Chiều dài đầu thân: Con đực 790mm, con cái 770mm. Chiều dài đuôi: con đực 460, con cái 440mm.



Trọng lượng:

Từ 8 - 9 kg.



Đặc điểm nhận dạng:

Cỡ lớn, bộ lông màu xám đen có 4 - 5 vạch đen bên mình, bên cổ có 3 đường chỉ đen nằm ngang, đuôi có 6 - 7 ngấn màu trắng xen đen. Miệng màu trắng. Phía sau tai có vệt màu trắng kéo xuống đến cổ. Từ sau gáy kéo xuống gốc đuôi có dải lông đen. Con đực to hơn con cái chút ít.



Phân bố:

Từ miền Nam Trung Quốc đến miền Đông Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Việt Nam.



Đặc điểm sinh thái:

Có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Thức ăn gồm cá, trứng chim, bò sát, rắn cóc, sâu bọ, chuột, hoa quả, củ.

Cầy giông có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, vì nó ăn cả động vật và thực vật nên nó là loài hạn chế các con vật nhỏ có vai trò phân tán thảo mộc. Kiếm ăn đêm và kiếm ăn ở trên cây nhiều hơn kiếm ăn ở dưới đất.

Đề nghị biện pháp bảo vệ,

Cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với biện pháp bảo vệ môi sinh.

 

Tài liệu dẫn: Thú Đông Dương & Thái Lan trang 71.









Tên Việt Nam:

Cầy hương

Tên Latin:

Viverricula indica

Họ:  

Cầy Viverridae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Mammals of Cambodia

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

CẦY HƯƠNG

Viverricula indica (Desmarest, 1817)

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cầy hương nhỏ hơn cầy giông, nặng 2 - 4 kg, dài thân 540 - 630mm, dài đuôi 300 - 430mm. Lông màu xám bẩn. Dọc sống lưng có các vệt xám đen, hông có nhiều vệt đen mờ xếp thành hàng chạy từ vai đến mông, Đuôi dài, có 7 vòng trắng xen lẫn với 7 vòng đen. Con đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn.



Sinh thái và tập tính:

Cầy hương không sống trong rừng. Sinh cảnh thích hợp là trên nương rẫy, ven khe suối, trên các savan đồi cây bụi. Sống đơn độc, kiếm ăn đêm (thường từ chập tối đến nửa đêm).

Thức ăn ưa thích của cầy hương là côn trùng và chuột. Ngoài ra chúng còn ăn chim và một số loài bò sát (rắn, nhông) một số loại quả và rễ cây. Cầy hương sinh sản tập trung vào tháng 4,5,6. Mỗi lứa 2 - 3 con. Tuổi thọ khoảng 8 - 9 năm.

Phân bố:

Trên toàn vùng Nam châu Á. Ở nước ta, cầy hương phân bố khắp các tỉnh miền núi và trung du.



Giá trị sử dụng:

Cầy hương cho xạ hương là một loại dược liệu quí.



Tình trạng:

Số lượng không còn đối phổ biến, cần bảo vệ nghiêm ngặt để phát triển vững bền loài cầy hương.

 

Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 176.









Tên Việt Nam:

Chồn vàng

Tên Latin:

Martes flavicula

Họ:  

Chồn Mustelidae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Nguyễn thị liên Thương

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

CHỒN VÀNG

Martes flavicula Boddaert, 1785

Họ: Chồn Mustelidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Chồn vàng nặng 3 - 5 kg, dài thân 450 - 600mm, dài đuôi 380 - 450mm. Lưng màu vàng đất, mông và chi phớt nâu xám, Đấu gáy bàn chân và đuôi nâu đen. Bụng vàng nhạt. Cằm và má trắng.



Sinh thái và tập tính:

Chồn vàng sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, kể cả trên các đồi cây bụi và rừng ngập mặn. Thích hợp là các rừng cây gỗ, trú thân trong các hốc cây, hốc đá, hang đất và cả trong bụi rậm. Sống đơn đôi khi theo nhóm nhỏ 3 - 4 con. Chồn vàng nổi tiếng là loài leo trèo giỏi và có tốc độ di chuyển rất nhanh. Bơi lội tốt, kiếm ăn ngày hoặc đêm (phụ thuộc vào khả năng và hoạt động của con mồi). Rất khôn khéo lúc hoạt động.

Chồn vàng ăn các loại chim sóc, chuột, rắn và cả các loài thú có kích thước lớn hơn nó (khỉ, cheo cheo, và các loài cầy vòi ăn quả). sinh sản vào mùa hè, mang thai 220 - 290 ngày. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa 1 - 3 con.

Phân bố:

Vùng Đông Á, Siberia  đến các đảo thuộc Malaixia và Indonesia, phía tây đến Pakistan. Ở nước ta, Chồn vàng có ở hầu khắp các tỉnh có rừng, kể cả rừng ngập mặn.



Giá trị sử dụng:

Chồn vàng gây những tác hại đáng kể đối với các loài động vật săn bắn và động vật nuôi.



Tình trạng:

Số lượng chồn vàng kkhông còn nhiều do săn bắt quá mức và phá rừng làm mất nơi sống tự nhiên của chúng.



Đề nghị biện pháp bảo vệ,

Cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với biện pháp bảo vệ môi sinh. 

 

Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 170, Danh lục thú Việt Nam.









Tên Việt Nam:

Rái cá thường

Tên Latin:

Lutra lutra

Họ:  

Chồn Mustelidae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

RÁI CÁ THƯỜNG

Lutra lutra (Linnaeus, 1758)

Mustela lutra Linnaeus, 1758

Họ: Chồn Mustelidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cỡ trung bình trong họ chồn. Dài thân 460 - 700mm, dài đuôi 270 - 380mm, dài bàn chân sau: 94 - 143mm, trọng lượng 2, 5 - 9, 5kg. Mõm ngắn mập. Rèm lông trên mũi hình zíc zắc, mà, cổ và họng phớt trắng. Bộ lông dày, mịn, ngắn và màu nâu nhạt. bụng màu trắng hoặc vàng nhạt. Bàn chân có màng bơi. đuôi mập dài quá nửa thân.



Sinh học:

RáI cá thường chủ yếu kiếm ăn ở dưới nước, gần bờ nước. Thức ăn gồm: cá, tôm, cua, giáp xác, ếch nhái, thú nhỏ, chim. Chưa xác định rõ mùa sinh sản, nhưng đã gặp một số con non trong các tháng 2 - 4. Thời gian có chửa khoảng 2 tháng. Mỗi lứa đẻ khoảng 2 - 4 con.



Nơi sống và sinh thái:

Sống ở vùng cây bụi, rừng ven bờ sông suối, ao hồ và bờ biển, cả ở vùng nước ngọt và nước biển. Hang tổ dưới gốc cây to, hốc đất đá, cửa hang thường thông ra mặt nước. Hang của từng gia đình rái cá có thể thông với nhau thành tập đoàn. Hoạt động thành từng đàn 11 - 15 con.



Phân bố:

Việt Nam: Lai Châu, Lào Cai (Sapa), Yên Bái, Bắc Thái, Hòa Bình, Hà Nội (Gia Lâm), Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kom Tum.

Thế giới: Rái cá thường phân bố rộng ở châu Âu, châu Á.

Giá trị:

Là loài thú hiếm trên thế giới, nhiều nước đã đưa vào sách đỏ để bảo vệ. Da lông rái cá có giá trị kinh tế lớn.



Tình trạng:

Rái cá thường phân bố rộng ở nước ta, nhưng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Số lượng trong thiên nhiên chưa đến mức hiếm, nhưng hiện nay đang có cơn sốt khai thác da rái cá để xuất khẩu. Mức độ đe dọa: bậc V



Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm bẫy bắt săn bắt, buôn bán và xuất khẩu da rái cá.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 57.










Tên Việt Nam:

Rái cá lông mượt

Tên Latin:

Lutra perspicillata

Họ:  

Chồn Mustelidae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Nguyễn thị liên Thương

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

RÁI CÁ LÔNG MƯỢT

Lutra perspicillata Geoffroy, 1826

Lutrogale perspicillata Pocock, 1940

Họ: Chồn Mustelidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cỡ trung bình trong họ chồn. Dài thân 650 - 750mm, dài đuôi 400 - 450mm, dài bàn chân sau: 100 - 140mm, trọng lượng 7 - 11kg. Hình dạng màu sắc nhìn chung giống rái cá thường, đặc điểm phân biệt là bộ lông rất bóng mượt. Mõm ngắn hơn và mặt lớn hơn rái cá thường. Riềm lông trên mũi thẳng. Có vùng lông trắng mở rộng ở cằm, cổ xuống đến ngực. Đuôi bẹt rõ ở phần cuối.



Sinh học:

Thức ăn của chúng chưa rõ, nhưng có lẽ gần giống rái cá thường gồm: cá, tôm, và một số động vật thân mềm. Mùa sinh sản khá tập chung vào các tháng đầu năm. Thời gian có chửa 63 ngày.



Nơi sống và sinh thái:

Là loài thú đồng bằng thường sống ven sông, ngòi, ao hồ kêng rạch, vịnh biển. Hang tổ của chúng ở dưới gốc cây lớn, dưới tảng đá ven bờ. Tích cực hoạt động trên mặt đất hơn so với rái cá thường. Hoạt động thành đàn bơi hình bán nguyệt lúc săn mồi.



Phân bố

Việt Nam: Minh HảI, đồng bằng sông Cửu Long, phân bố của chúng chỉ ở các tỉnh phía Nam.

Thế giới: Nepan, Trung Ấn Độ (Bhutan, Sikkim), Mianma, Thái Lan, Malaixia, Xumatơra.

Giá trị:

Loài thú hiếm có phân bố hẹp ở vùng Nam á nguồn gen tự nhiên qúy. Có giá trị cao trong kỹ nghệ da lông.



Tình trạng:

Hiện nay ở Việt Nam rất hiếm. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tuyệt cấm bẫy bắt.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 58.









Tên Việt Nam:

Sóc đỏ

Tên Latin:

Callosciurus finlaysoni

Họ:  

Sóc cây Sciuridae

Bộ:  

Gặm nhấm Rodentia  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình:

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

SÓC ĐỎ

Callosciurus finlaysoni (Horsfield, 1823)

Sciurus finlaysoni Horsfield, 1823

Sciurus splendens Gray, 1861

Callosciurus ferrugines W. Robinson et Kloss, 1922

Họ: Sóc cây Sciuridae

Bộ: Gặm nhấm Rodentia

Mô tả:

Màu sắc bộ lông sóc đỏ rất thay đổi. Các chủng quần khác nhau có thể có màu trắng, màu đen hoặc màu đỏ hoàn toàn hoặc pha trộn nâu xám, nâu đỏ, đỏ xám...



Sinh học:

Sóc đỏ ăn quả, hạt một số loài thực vật trong vùng phân bố của chúng. Mỗi lứa đẻ 2 con.



Nơi sống và sinh thái:

Sống ở rừng già, rừng hỗn giao, đôi khi kiếm ăn ở rừng trồng trên mặt đất. Tại Côn Sơn sóc hoạt động ban ngày ở mọi môi trường.



Phân bố:

Việt Nam: Có 3 phân loài:



Callosciurus finlaysoni gernaini Milne - Edwards, 1867: Màu đen có ở Côn Sơn.

Callosciurus finlaysoni cinnamomeus Temminck, 1853: Màu đỏ hoặc đỏ nâu, có ở Kontum (Sa Thầy).

Callosciurus finlaysoni pierrei Robinson et Kloss, 1922: Màu hung xám, bụng nâu vàng, có ở Phú Quốc.

Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.



Giá trị:

Sóc đẹp, màu đen hoặc đỏ, đỏ nâu có giá trị thẩm mỹ.



Tình trạng:

Sóc đỏ ở Côn Sơn và Phú Quốc có số lượng không nhiều, đã giảm do diện tích rừng bị thu hẹp, còn ở Sa Thầy rất ít và hiếm gặp. Mức độ đe dọa: bậc R.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt sóc đỏ ở Côn Đảo và Sa Thầy. Nhanh chóng xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên ở Sa Thầy và vườn quốc gia Côn Đảo.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 101.









Tên Việt Nam:

Gấu ngựa

Tên Latin:

Ursus thibetanus

Họ:  

Gấu Ursidae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương