Vietnam name: Cá cóc tam đảo



tải về 1.02 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25432
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




 Hình: Craig Robson

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

VẸT MÁ VÀNG

Psittacula eupatria siamensis (Kloss)

Palaeronis eupatria siamensis Kloss, 1917

Họ: Vẹt Psittacidae

Bộ: Vẹt Psittaciformes

Chim trưởng thành:

Một dải đen rất hẹp bắt đầu từ góc mép mỏ kéo dài ra hai bên cổ rồi lẫn với vòng màu hồng ở phía trên cổ. Đầu lục, phớt xanh ở đỉnh đầu và gáy và chuyển thành vàng nhạt ở phía sau má, tai, hai bên cổ và họng. Phần còn lại ở mặt lưng lục nhạt. Lông đuôi giữa lục ở phần gốc, xanh nhạt ở phần ngoài, các lông đuôi ngoài lục ở phiến lông ngoài và vàng ở phiến lông trong, ở mút và ở mặt dưới lông.

Cánh lục, lông cánh sơ cấp thẫm ở mút và đen nhạt ở phiến lông trong. Một vệt đỏ hồng xỉn ở bao cánh nhỏ. Ngực vàng nhạt, chuyển thành lục ở các phần còn lại ở mặt bụng. Dưới cánh lục xanh nhạt ở các lông bé và xám ở các lông lớn.

Chim cái và chim non:

Không có vòng hồng ở cổ và không có dải đen ở sau mép mó, vệt ở góc cánh bé. Mắt trắng xanh nhạt. Mỏ đỏ. Chân vàng nhạt hay vàng cam nhạt.



Kích thước:

 Cánh (đực): 190 - 203, (cái): 179 - 199; đuôi (đực): 240 - 280, (cái): 190 - 240; giò: 17 - 18; mỏ: 29 - 35mm.



Phân bố:

Loài vẹt này phân bố ở Thái Lan, Campuchia, Nam Lào và Nam Việt Nam.

ở miền Nam Việt Nam: loài này có ở nhiều ở rừng thường xanh như châu Đốc, Tây Ninh, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho và Biên Hòa.

 

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 443.








HỒNG HOÀNG

Cập nhật: 10/4/2006

Tên thường gọi: Hồng Hoàng

Bộ: Passeriformes - Bộ Sẻ

Họ: Bucerotidae - Họ Hồng hoàng

Tên Khoa học: Buceros bicornis

Mô tả : Cao 119cm. Đây là loài lớn nhất trong họ Hồng hoàng tại Việt Nam. Đầu đen. Cổ và bụng trắng; giữa cánh có dải rộng trắng; mút cánh trắng; trên đuôi có dải rộng đen. Mỏ lớn màu vàng với mũ mỏ lớn. Da trần quanh mắt đỏ. Chân xám. Chim cái nhỏ hơn chim đực và mỏ cũng nhỏ hơn.

Phân bố : Khắp các vùng trong cả nước. Gặp ở độ cao lên đến 1.500m.

Nơi ở : Rừng thường xanh, nguyên sinh và thứ sinh; rừng hỗn giao với cây rụng lá.

Sinh sản : Từ tháng 1-8, tổ trong hốc cây, đẻ từ 1-3 trứng.

Tình trạng :  Loài định cư, số lượng ít do bị săn bắt và mất nơi ở. Đã trở nên hiếm dần trong vùng phân bố. Đi lẻ hay đàn nhỏ (gặp đàn đông nhất gần 20 con ở Đắklắk năm 1998)  ( * )

Đối với vùng núi tỉnh An Giang, đã từng gặp loài chim quí hiếm này vào những năm 1976, 1977 ở khu vực Vồ Đầu, Vồ Bướm, Vồ Thiên Tuế của núi Cấm. Khoảng thời gian này thì rừng vẫn còn khá nhiều, những hoạt động của người dân cũng ít. Nhưng từ cuối năm 1978 đến năm 1990, rừng bị tàn phá mạnh, dân định cư ngày một nhiều, làm mất dần nơi ở và tình trạng săn bắn tự do đã làm cho loài chim này không còn tồn tại.

Sau 15 năm, gây trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng tái sinh tự nhiên cho đến nay, vẫn chưa thấy sự trở lại của loài chim qúi hiếm này. Phải chăng do sự định cư, cùng với những hoạt động của con người, đã phá vỡ môi trường sống của chúng. Đây là sự đáng tiếc.

Vậy, nếu ai phát hiện, cần báo ngay về các Hạt, Trạm Kiểm lâm để có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.

(*) Chim Việt Nam, Nguyễn Cử, NXBLĐ-XH-2000,tr 122.


Bành Thanh Hùng , Chi cục Kiểm lâm An Giang

YỂNG (CHƯA CÓ BÀI VIẾT)






Tên Việt Nam:

Cầy vòi hương

Tên Latin:

Paradoxurus hermaphroditus

Họ:  

Cầy Viverridae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Mammals of Cambodia

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

CẦY VÒI HƯƠNG

Paradoxurus hermaphroditus (Pallas, 1777)

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:   

Cầy vòi hương nặng 3 - 5 kg, dài thân 480 - 700mm, dài đuôi 400 - 660mm. Bộ lông nền màu xám. Có sọc đen chạy từ đầu dọc theo lưng đến gốc đuôi. Vai và hông mốc xám bẩn. Mặt xám đen có các đốm trắng bên má và bên mắt. Bốn vó chân đen, bụng xám, Đuôi dài, phần mặt trên gốc đuôi đen điểm vàng nhạt, mặt dưới vàng đất. Phần ngoài đuôi đen.



Sinh thái và tập tính:

Cơ bản gần giống cầy vòi mốc. Chủ yếu sống ở rừng. Sinh hoạt kiếm ăn đêm, ngày ngủ. Thường đi đơn. Thức ăn chủ yếu là các loài cây rừng. Vòi hương sinh sản quanh năm nhưng tập trung vào các tháng 10, 11, 12.  Mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Cầy con sinh trưởng khá nhanh.



Phân bố:

Nam Trung Quốc, Nêpan, miền Đông Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Việt Nam loài này phân bố khá nhiều ở các tỉnh phía Nam từ Phan Rang trở vào đến Long An.



Giá trị sử dụng:

Cho xạ hương, da lông và thực phẩm.



Tình trạng:

Số lượng cầy vòi hương không còn nhiều. Cần có biện pháp bảo vệ loài này, cấm săn bắn, bẫy, bắt.



Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 178.








Tên Việt Nam:

Cầy vòi mốc

Tên Latin:

Paguma larvata

Họ:  

Cầy Viverridae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

CẦY VÒI MỐC

Paguma larvata (H. Smith, 1827)

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cầy vòi mốc nặng 6 - 9 kg, dài thân 650 - 75mm, dài đuôi 535 - 660mm. Lông trên thân. Nửa đùi trên, nửa đuôi trong màu vàng xám. Bụng vàng xám. Nửa đùi dưới phần đuôi ngoài đen. Có một sọc trắng bắt đầu từ mũi đi qua giữa đầu và đến gáy, má màu trắng nhạt. Có đốm trắng ở góc tai và dưới mi mắt. Con đực có tuyến xạ giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài.



Sinh thái và tập tính:

Đây là loài sống chủ yếu ở rừng, đặc biệt là rừng gỗ có nhiều cây và dây leo có nhiều quả ăn được. Làm tổ trong gốc cây. Sống đơn, hoạt động kiếm ăn đêm (từ chập tối đến nửa đêm). Leo trèo giỏi, có thể nhảy từ cành này sang cành khác ở cự ly 2m hoặc nhảy từ trên cao 6 - 7m xuống đất chính xác. Tính bạo dạn, ít phát ra tiếng động khi kiếm ăn.

Cầy vòi mốc ăn chủ yếu là quả cây rừng trong họ Dâu tằm (Moraceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Trám (Burceraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Sến (Sapotaceae). Vào các tháng hiếm quả cây rừng, Vòi mốc còn ăn cả côn trùng, cánh cứng, nhái, chuột (Phạm Nhật, 1982).

Cầy vòi mốc động dục vào tháng 3 đến tháng 4, mang thai 1,5  đến 2 tháng, đẻ vào tháng 5 - 6. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Cầy mẹ làm tổ đẻ cẩn thận trong các hốc cây. Con đẻ ra yếu, chưa mở mắt.



Phân bố:

Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mianma, Assam, Nêpan, Malaixia, Sumatra, Boneo. Ở nước ta cầy vòi mốc phấn bố khắp các tỉnh có rừng.



Giá trị sử dụng:

Vòi mốc là thú cho da lông và thực phẩm (Một con có thể cho 0,2m2 da lông, 5 - 6 kg thịt). Hàng năm, ở các tỉnh miền Bắc săn bắn trên 40.000 con, tương đương 200 tấn thịt, 100m2 da lông (Lê Hiền Hào, 1972).



Tình trạng:

Số lượng hiện nay không còn nhiều, Điều kiện rừng nước ta đang bị suy thoái dẫn đến mất nơi sống của chúng. Cần bảo vệ và không cho phép săn bắn loài này.

 

Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 176.









Tên Việt Nam:

Cầy mực

Tên Latin:

Artictis binturong

Họ:  

Cầy Viverridae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

CẦY MỰC

Artictis binturong (Raffles, 1821)

Viverra binturong Raffles, 1821

Paradoxurus albifrons F. Cuvier, 1822

Arctictis gairdneri Thomas, 1916

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cỡ lớn nhất trong họ cầy. Dài thân 795 - 860mm, dài đuôi 400 - 714mm, dài bàn chân sau: 90 - 140mm, trọng lượng 10 - 20kg. Mõm phớt trắng bạc. Tai nhỏ tròn có túi lông dài. Bộ lông màu đen. Một số cá thể có bộ lông phớt trắng hoa râm hoặc xám trắng ở mút lông phớt trắng muối tiêu hoặc vàng hung. Chân ngắn khoẻ có vuốt ngắn dài nhọn. đuôi mập dài, mút đuôi có thể co cuộn vào cành cây lúc leo trèo.



Sinh học:

Thức ăn gồm các loạI quả chín, chim thú nhỏ, trứng chim và côn trùng. Sinh sản hầu như quanh năm. Thời gian có chửa 92 ngảy. Mỗi lứa đẻ từ 1 - 3 con.

Nơi sống và sinh thái: Cầy mực sống ở rừng già, rừng hỗn giao rậm rạp hoang vắng. Sống đơn độc làm tổ ở hốc cây. Hoạt động kiếm ăn ban đêm, leo trèo giỏi ít xuống mặt đất.

Phân bố:

Việt Nam: Lai Châu, Ninh Bình (Cúc Phương), Gia Lai, Kontum (Hà Nừng), Đắc Lắc. Đồng Nai (Mã đà, rừng cấm Cát Tiên)

Thế giới: Nêpan, Ấn Độ (Assam, Sikkim), Mianma, Trung Quốc (Vân Nam), Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Bocnêo, Xurmatơra, Giava.

Giá trị:

Loài thú hiếm từ trước đến nay. Có giá trị kinh tế cao cho da lông và tuyến xạ.



Tình trạng:

Trong thiên nhiên số lượng ít, ngày càng giảm sút nghiêm trọng do nạn săn bắn quá mức và chặt phá rứng. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt. Kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 64.









Tên Việt Nam:

Cầy gấm

Tên Latin:

Prionodon pardicolor

Họ:  

Cầy Viverridae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

CẦY GẤM

Prionodon pardicolor Hodgron, 1841

Parditis pardicolor presina Thomas, 1925

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt carnivora

Mô tả:

Dài thân: 450 - 310mm, dài đuôi: 399 - 300mm, dài bàn chân sau: 75 - 45 mm, trọng lượng khỏang 1kg. Cầy gấm có thân hình thon dài, mõm nhọn. Bộ lông mịn xốp màu vàng nhạt, nhiều đốm đen hoặc nâu đen ở thân và đùi, có bốn sọc đen từ gáy đến bả vai. Đuôi dài tròn đều, có 9 (7) vòng khoang đen nên được gọi là cầy chín khoang.



Sinh Học:

Thức ăn chính là chuỗt, đến chim nhỏ, rắn, ếch nhái và một số loài lưỡng cư khác.



Nơi sống và sinh thái:

Cầy gấm sống và hoạt động chủ yếu ở rừng thường xanh. Sống độc thân, lén lút trong các rừng nhiều cây bụi giây leo, hoạt động ban đêm.



Phân bổ:

Việt nam: Lào Cai, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Phân bổ rộng ở các tỉnh miền núi ở Việt nam.

Thế giới: Nêpan, Ấn Độ, (Sikkim), Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Indonesia (Sumatra).

Giá trị:

Loại thú hiểm, có bộ lông đẹp xốp, lòai điều chỉnh số lượng chuột rừng, rắn, ếch nhái trong thiên nhiên giúp cân bằng sinh thái.



Tình trạng:

Loài thú quý hiếm. Mức độ đe doạ: bậc R.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tuyệt đối cấm săn bắt, buôn bán.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 70.









Tên Việt Nam:

Cầy văn bắc

Tên Latin:

Chrotogale owstoni

Họ:  

Cầy Viverridae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

CẦY VẰN BẮC

Chrotogale owstoni Thomas, 1912

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cỡ trung bình trong họ cầy. Dài thân 580 - 690mm, dài đuôi 350 - 470mm, dài bàn chân sau: 77 - 90mm. Bộ lông màu vàng nhạt hoặc xám bạc. có 3 sọc đen từ sống mũi đến đỉnh đầu, 2 sọc đen từ gáy đến bả vai, 4 sọc đen hoặc nâu đen lớn vắt ngang lưng, 2 sọc đen ở gốc đuôi.



Sinh học:

Thức ăn gồm có động vật đất, giun đất, ấu trùng, côn trùng, ếch nhái, rắn và một số động vật chim nhỏ, chuột. Mùa sinh sản khá tập trung. Ghép đôi vào tháng 1 - 2, sinh đẻ vào tháng 3 - 4. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 2 - 3 con.



Nơi sống và sinh thái:

Cầy vằn bắc sống ở rừng thứa, rừng tái sinh, rừng hỗn giao gỗ tre nứa, nơi đất ẩm dọc bờ suối, bờ thung lũng. Sống đơn độc, hoạt động kiếm ăn ban đêm trên mặt đất, có trường hợp gặp chúng trèo cây cao 2 - 3m.



Phân bố:

Việt Nam:Tuyên Quang, Lào Cai (Sapa), Lai Châu (Mường Mun), Bắc Thái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Gia Lai, Kontum (Hà Nừng).

Thế giới: Tây Nam Trung Quốc, Lào

Giá trị:

Loài thú hiếm. Danh sách đỏ thế giới xếp bậc V. Là nguồn gen quý, giống chỉ một loài phân bố hẹp ở vùng bắc Đông Dương. Cầy vằn có bộ lông đẹp có thể nuôi làm cảnh trong các vườn thú.



Tình trạng:

Số lượng ít. Mức độ đe dọa: bậc R.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn, bẫy bắt. Nuôi nhân giống ở vườn thú.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 66.





Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương