Vietnam name: Cá cóc tam đảo



tải về 1.02 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25432
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

công

Pavo muticus imperator Delacour, 1949

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Mô tả:

Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có màu lục ánh thép. Đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng vàng và nâu. Lông đuôi lúc xoè ra có hình nan quạt, thẳng đứng. Chim cái có màu sắc tương tự. Mắt nâu. Da mặt vàng xanh. Mỏ xám sừng, chân xám. Cả chim đực và cái đều có cựa.



Sinh học:

Tổ làm đơn giản, đẻ vào tháng 5 - 6, mỗi lứa đẻ 4 - 6 trứng. Vỏ trứng màu trắng đục, kích thước trung bình (72, 2 x 58, 3mm). ấp 27 - 28 ngày. Thức ăn chủ yếu là ngũ cốc, hạt cỏ dại đôi khi có cả côn trùng và nhái nhỏ. Công nuôi thay lông vào tháng 6 - 11.



Nơi sống và sinh thái:

Công thích sống ở rừng thưa, đặc biệt là rừng khộp, chỗ cây bụi và trảng cỏ rậm rạp rải rác có nhiều cây gỗ lớn, nơi có độ cao khoảng dưới 1000m. Thường gặp kiếm ăn ở cửa rừng trong các trảng cỏ, vùng nương rẫi nơi dọc bờ sông gần nơi ở của chúng ở Nam Bãi Cát Tiên gặp công ở sườn đồi xung quanh các bàu nước, kiếm ăn trên các bãi cỏ củ vùng đầm lầy vào mùa nước cạn hoặc ven ruộng lúa, ban đêm ngủ trên các cây to gần đó. Ngoài mùa sinh sản thường kiếm ăn theo đàn hoặc gia đình. Có thể gặp công sống ở những nơi cố định.



Phân bố:

Việt Nam: Ngày nay chỉ còn thấy công ở vùng nam Trung bộ (Quảng Nam - Đà Nẵng, Phú Yên, Thuận Hải, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng), và Nam bộ (Đồng Nai).

Thế giới: Đông Mianma, Trung Quốc (Nam Vân Nam), Thái Lan và Đông Dương.

Giá trị: Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Nơi ở tự nhiên mất đi và thu hẹp môt cách trầm trọng. Số lượng bị giảm sút ở nhiều nơi vẫn còn bị săn bắt. Nguyên nhân chủ yếu là mất nơi ở nói trên là do tình hình rừng ở nước ta bị tác động như đã nói đến ở các loài khác.

Số lượng công hiện còn lại ở nước ta đáng kể là ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên và Đắc Lắc. Mức độ đe dọa: bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Giống như các loài chim trĩ khác. Chú ý khôi phục các đàn công còn lại ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai) và Yokđôn (Đắc Lắc). ngăn cấm việc săn bắt công còn lại ở các vùng khác trong cả nước.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 125.




TRĨ SAO (CHƯA CÓ BÀI VIẾT)





Tên Việt Nam:

Trĩ sao

Tên Latin:

Rheinartia ocellata ocellata

Họ:  

Trĩ Phasianidae

Bộ:  

Gà Galliformes  

Nhóm:  

Chim  




     




 Hình: Karen Phillipps

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

Trĩ sao

Rheinartia ocellata ocellata Elliot, 1871

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Mô tả:

Nhìn chung ở chim trưởng thành có lông mày rộng màu trắng, mào dài (60mm) từ sau đỉnh đầu đến gáy, da mặt màu hồng. Chim đực có đuôi và mào dài, bộ lông màu nâu tốt với các chấm trắng, nâu hung và đen. Mặt bụng gần giống lưng, trước họng trắng nhạt.

Chim đực 1 - 2 năm tuổi giống chim trưởng thành về màu sắc nhưng đuôi ngắn hơn. Chim cái có mào ngắn và thưa hơn chim đực, màu lông gần giống tự nhưng kích thước hơi bé hơn. Mắt nâu. Mỏ hồng. Chân nâu phớt hồng. Cả chim đực và cái đều không có cựa.

Sinh học:

Bắt đầu sinh sản vào đầu tháng 3. Đẻ 2 trứng có màu vàng sẫm phớt hồng có các chấm li ti đỏ tía. Trọng lượng tươi khoảng 75, 3g. ấp 25 ngày. Thức ăn là côn trùng đôi khi có cả nhái. Ngoài ra còn ăn lá, quả cay và hạt cỏ. Ngày 7/5 ở Kông Cha Răng đã bắt được chim cái đi cùng 2 chim non. Chim cái đang thay lông ở bụng và cánh.



Nơi sống và sinh thái:

Sống định cư ở tổ và rừng rậm thường xanh, trên các đỉnh và sườn đồi có độ dốc khác nhau và độ cao từ 100 - 1000m, phổ biến từ 100 - 700m ở những nơi có trĩ sao sinh sống thường có thể nghe tiếng kêu từ xa, thỉnh thoảng còn nghe chúng kêu vào đêm khuya.

Vào mùa sinh sản chim đực khoe mã bằng động tác múa ở (bãi múa) trong chỗ rừng trống. Tổ thường làm ngay trên mặt đất, trong cùng sinh cảnh thường gặp một số loài cùng họ.

Phân bố:

Việt Nam: Trung bộ (từ 140 vĩ bắc ngang Quy Nhơn, ở phía nam đến 190 vĩ bắc ngang Vinh ở phía bắc)

Thế giới: Lào (ngang với 190 vĩ bắc), Malaixia (là vùng phân bố của phân loài thứ 2: Rh. o. nigrescens

Giá trị: Loài đặc sản quý ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Hiện nay còn gặp trĩ sao ở Hà Tĩnh (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), khu vự Đèo Ngang phía bắc Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế (A Lưới, núi Bạch Mã), Gia Lai (Kon Cha Răng) và Lâm Đồng (một vài cá thể gần vùng núi Bidup, Lạc Dương). Vườn quốc gia Bạch Mã hiện nay có thể coi là nơi còn lại quần thể trĩ sao lớn nhất (75 con/34 km2). Tuy nhiên vùng phân bố của chúng bị thu hẹp và bị tác động do tình trạng rừng đã nói đến ở trên của nước ta hiện nay. Ngoài ra chúng còn bị săn bắt ở vài nơi. Mức độ đe dọa: bậc T.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Nghiên cứu xây dựng các khu bảo vệ ngoài Vườn quốc gia Bạch Mã. Xây dựng khu vực nuôi để gia tăng số lượng và áp dựng các biện pháp bảo vệ như đối với các loài chim trĩ khác.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 126.










Tên Việt Nam:

Gà lôi lam mào đen

Tên Latin:

Lophura imperialis

Họ:  

Trĩ Phasianidae

Bộ:  

Gà Galliformes  

Nhóm:  

Chim  




     




 Hình: Karen Phillipps

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

gà lôi lam mào đen

Lophura imperialis Delacour et Jabouille, 1924

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Mô tả:

Chim đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở gáy lam đen. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, dài và ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía.

Chim đực non gần độ trưởng thành có bộ lông màu tối, nhiều cỗ vằn. Đầu, mào, cổ và ngực màu lam đen.

Chim cái trưởng thành không có mào rõ ràng, bộ lông nhìn chung có màu nâu hạt dẻ. Các phần khác có màu giống chim đực.



Sinh học:

Chim nuôi sinh sản vào tháng 6. Đẻ 5 - 7 trứng, có màu kem hồng thẫm với các chấm trắng nhỏ và ấp 25 ngày.



Nơi sống và sinh thái:

Lần đầu tiên tìm thấy trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam. Một chim đực non bắt được vào tháng 2/1990 ở Hà Tĩnh trên độ cao 50 - 200m của rừng thứ sinh. Trong cùng sinh cảnh còn gặp một số loài chim trĩ khác (xem gà lôi lam mào trắng)



Phân bố:

Việt Nam: khu Phân bố từ Quảng Bình, Quảng Trị. Khu vự mới phát hiện: Hà Tĩnh (vùng thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ thuộc huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên).

Thế giới: Lào (tiếp giáp vùng biên giới Việt Nam - Lào)

Giá trị:

Loài đặc sản hiếm ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.



Tình trạng:

Vùng phân bố lịch sử nằm trong khu vực chiến tranh ác liệt kéo dài ở Việt Nam, mặt khác do tình trạng phá rừng và săn bắt quá mức nên đã không tìm thấy trong khu vực phân bố cũ (Xem gà lôi lam mào trắng) ở vùng rừng Hà Tĩnh tình trạng xảy ra như đối với gà lôi lam đuôi trắng. Mức độ đe dọa: bậc E



Đề nghị biện pháp bảo vệ: Giống như ở gà lôi lam mào trắng và đuôi trắng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 135.










Tên Việt Nam:

Gà lôi lam mào trắng

Tên Latin:

Lophura edwardsi

Họ:  

Trĩ Phasianidae

Bộ:  

Gà Galliformes  

Nhóm:  

Chim  




     




 Hình: Karen Phillipps

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

gà lôi lam mào trẮng

Lophura edwardsi Delacour et Jabouille, 1924

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Mô tả:

Chim đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía..

Chim đực non gần độ trưởng thành có bộ lông màu tối, nhiều chỗ vằn. Đầu, mào, cổ và ngực màu trằng.

Chim cái trưởng thành không có mào rõ ràng, bộ lông nhìn chung có màu nâu hơi xỉn. Các phần khác có màu giống chim đực.



Sinh học:

Chim nuôi sinh sản vào tháng 6. Đẻ 5 - 7 trứng, có màu kem hồng thẫm với các chấm trắng nhỏ. ấp 25 ngày.



Nơi sống và sinh thái:

Lần đầu tiên tìm thấy trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam. Một chim đực non bắt được vào tháng 2/1990 ở Hà Tĩnh trên độ cao 50 - 200m của rừng thứ sinh. Trong cùng sinh cảnh còn gặp một số loài chim trĩ khác (Xem gà lôi lam mào đen)



Phân bố:

Việt Nam: khu Phân bố từ Quảng Bình, Quảng Trị. Khu vực mới phát hiện: Hà Tĩnh (vùng thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ thuộc huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên).

Thế giới: Lào (tiếp giáp vùng biên giới Việt Nam - Lào)

Giá trị:

Loài đặc sản hiếm ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.



Tình trạng:

Vùng Phân bố lịch sử nằm trong khu vực chiến tranh ác liệt kéo dài ở Việt Nam, mặt khác do tình trạng phá từng và săn bắt quá mức nên đã không tìm thấy trong khu vực phân bố cũ (Xem gà lôi lam mào đen) ở vùng rừng Hà Tĩnh tình trạng xảy ra đối với gà lôi lam đuôi trắng. Mức độ đe dọa: bậc E



Đề nghị biện pháp bảo vệ: Giống như ở gà lôi lam mào trắng và đuôi trắng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 135.










Tên Việt Nam:

Gà lôi hông tía

Tên Latin:

Lophura diardi

Họ:  

Trĩ Phasianidae

Bộ:  

Gà Galliformes  

Nhóm:  

Chim  




     




 Hình: Craig Robson

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

gà lôi hỒng tía

Lophura diardi Bonaparte, 1858

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Mô tả:

Chim đực trưởng thành mào dài (70 - 90mm), thường dựng đứng, có màu đen lam ánh thép. Đầu, cằm, họng màu đen. Phần dưới lưng màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu lam ánh thép và đỏ tía. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam. Chim cái trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn. Đuôi thẳng và tròn. Bộ lông nhìn chung có màu nâu, ở bụng có hình vảy trắng nhạt. Mặt đỏ nâu. Da mặt và chân màu đỏ.



Sinh học:

Sống định cư và làm tổ ở rừng. Bắt đầu vào mùa sinh sản vào năm thứ 3. đẻ 5 - 8 trứng. Trứng ngắn và hơi tròn, màu vàng hồng nhạt kích thước (18 - 38mm). Ấp 24 - 25 ngày. Ăn hạt, giun và côn trùng.



Nơi sống và sinh thái:

Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ.



Phân bố:

Việt Nam: Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh) đến Nam bộ. Đã gặp ở nhiều nơi: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kom Tum, Đồng Nai và Tây Ninh.

Thế giới: Thái Lan, Đông Dương.

Giá trị: Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Nơi sống bị tác động. Bị săn bắt cho nên số lượng ngày càng bị giảm sút. Mức độ đe dọa: bậc T.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cầm khẩn trương tiến hành khoanh khu bảo vệ gà lôi hồng tía cùng một số loài trĩ khác ở vùng rừng Hà Tĩnh kết hợp với việc bảo vệ khu rừng đầu nguồn Hồ Kẻ Gỗ (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên). Cần tiếp tục tổ chức các cuộc điều tra nghiên cứu nhằm thu thập thêm các thông tin về hiện trạng và ranh giới vùng phân bố của chúng. Ngăn cấm tuyệt đối việc săn bắt gà lôi hồng tiá ở tất cả mọi nơi, đồng thời tiến hành công tác giáo dục toàn dân, nhật là nhân dân địa phương bảo vệ gà lôi hồng tía

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 136.









Tên Việt Nam:

Gà tiền vàng mặt

Tên Latin:

Polyplectron bicalcaratum ghigii

Họ:  

Trĩ Phasianidae

Bộ:  

Gà Galliformes  

Nhóm:  

Chim  




     




 Hình:

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

GÀ TIỀN MẶT VÀNG

Polyplectron bicalcaratum ghigii Delacour et Jabouille

Polyplectron chinquus ghigii Delacour et Jabouille, 1924

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Chim trưởng thành:

Chim đực và chim cái trưởng thành gần giống như phân loài Polyplectron bicalcaratum bicalcaratum nhưng màu hơi nâu hơn, các sao ở đuôi viền màu hung đỏ rộng.



Kích thước:

Cánh (đực): 188 - 240, (cái): 240 - 250; đuôi: 355 - 430; giò: 67 - 75; mỏ: 20 - 25mm.



Phân bố:

Phân loài gà tiền Polyplectron bicalcaratum ghigii, phân bố ở các rừng núi vùng Đông Bắc, sườn đông dãy Trường sơn về phía Nam đến khoảng Qui nhơn.

Nhiều vật mẫu thuộc phân loài Polyplectron bicalcaratum ghigii đã sưu tầm được ở Vĩnh yên (chân núi Tam đảo), Thái nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, vùng núi Đông triều và Quảng Trị.

 

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 232.






Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương