Vietnam name: Cá cóc tam đảo



tải về 1.02 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25432
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

TRăN GẤM

Python reticulatus Schneider, 1801

Boa reticulatus Schneider, 1801

Họ: Trăn Boidae

Bộ: Có vảy Squamata

Mô tả:

Trăn gấm là loài rắn cỡ lớn. Đầu dài, nhỏ. Mỗi bên mép trên có 4 hõm vảy nằm ở 4 vảy mép sát đấu mõm. Có 2 gai nhỏ hình cựa ở 2 bên lỗ hậu môn. Trăn gấm có đầu màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Một vệt đen khác tứ sau mắt chạy xiên xuống góc mép. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Bụng vàng nhạt đôi khi đốm sáng nhạt. Chiều dài cơ thể tới 6m.



Sinh học:

Thức ăn chủ yếu là các loài thú cỡ nhỏ và vừa, một số loài chim, số ít bò sát và ếch nhái. Trăn gấm giao phối vào thời gian tháng 10 - 2 năm sau. Sau giao phối khoảng 2 tháng rưỡi tới 3 tháng thì đẻ, từ 41 - 60 trứng. Kích thước trung bình của trứng từ 50 - 75mm, Trăn mẹ ấp trứng bằng cách cuộn lấy ổ trứng. Trứng được ấp khoảng 2 tháng thì nở. Tuổi thọ của trăn đạt tới 21 năm.



Nơi sống và sinh thái:

Trăn gấm sống ở rừng già, rừng thưa, savan cây bụi gần vực nước. Trăn thường sống đơn độc, chỉ tập trung trong mùa giao phối.



Phân bố:

Việt Nam: Quảng Nam - Đà Nẵng (Đà Nẵng), Gia Lai (Bờ Y, Sơ Klang), Đắc Lắc (Buôn Ma Thuột, Eakao), Bình Định (Qui Nhơn), Khánh Hòa (Cầu Đá), Sông Bé (Dầu Tiếng), Tây Ninh, Đồng Nai (Long Bình, Biên Hòa), Long An, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang (Phú Quốc), Minh Hải (Năm Căn), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo).

Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônnêxia.

Giá trị:

Trăn gấm là nguồn dược liệu qúy, cung cấp cho kỹ nghệ da và xuất khẩu (da và trăn sống), còn có giá trị thẩm mỹ.



Tình trạng:

Số lượng ngoài tự nhiên ít. Nguyên nhân do phá huỷ môi trường sống và con người săn bắt quá mức. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt trăn gấm vào mùa sinh sản. Nghiêm cấm hình thức đốt đồng bắt trăn. Thành lập các trại nuôi trăn tập thể và phát triển hình thức chăn nuôi gia đình.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 200.










Tên Việt Nam:

Rắn sọc khoanh

Tên Latin:

Elaphe moellendorffii

Họ:  

Rắn nước Colubridae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Ngô văn Trí

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

RẮN SỌC KHOANH

Elaphe moellendorffii Boettger, 1886

Cywophis moellendorffii Boettger, 1886

Họ: Rắn nước Colubridae

Bộ: Có vảy Squamata

Mô tả:

Rắn sọc khoanh là loài rắn cỡ lớn. Đầu thuôn dài, có 2 + 3 vảy thái dương. Mép trên có 9 vảy. Giữa thân có 27 đôi khi tới 31 hàng vảy, có gờ rõ. Đầu xám nhạt. Trên lưng có những đốm xám to gần tròn ngoài viền sáng, những đốm ở sườn nhỏ hơn. Đuôi có những khoanh trắng xen với những khoanh xám đen không kép kín ở mặt bụng. Chiều dài cơ thể tới 2215mm.



Sinh học:

Thức ăn của rắn sọc khoanh là dơi.



Nơi sống và sinh thái:

Sống ở rừng núi trong các hang đá.



Phân bố:

Việt Nam: Cao Bằng (Ngân Sơn), Bắc Thái (Chợ Mới), Hòa Bình.

Thế giới: Nam Trung Quốc.

Giá trị:

Rắn sọc khoanh có giá trị khoa học và xuất khẩu.



Tình trạng:

Rắn sọc khoanh ngoài tự nhiên có số lượng ít nên hiếm gặp. Mức độ đe dọa: bậc T.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 204.










Tên Việt Nam:

Rắn sọc dưa

Tên Latin:

Elaphe radiata

Họ:  

Rắn nước Colubridae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

RẮN SỌC DƯA

Elaphe radiata (Schlegel, 1837)

Coluber radiata Schlegel

Họ: Rắn nước Colubridae

Bộ: Có vảy Squamata

 

Mô tả

Rắn sọc dưa là loài bò sát cỡ lớn, dài tới 2m. Đầu thuôn dài, phân biệt rõ với cổ. Có 2 vảy thái dương trước; mép trên có 8 - 9 vảy; vảy thân 19 hàng. Đầu nâu xám, từ mắt có 3 đường đen nhỏ; hai đường chạy xiên xuống mép và 1 đường qua thái dương nối với vòng đen ở gáy; lưng nâu xám hay xám, có 4 sọc đen chạy từ gáy tới quá nửa thân: 2 sọc ở giữa to và liên tục, 2 sọc ở bên mảnh hơn và đứt đoạn.Khi bị tấn công chúng thường bành cổ ra và làm thành những vòng cong và phun hơi phì phì.

Sinh học:

Thức ăn chủ yếu là chuột ngoài ra còn ăn thằn lằn, ếch nhái và đôi khi ăn cả cá. Đẻ trứng từ tháng 5 đến tháng 7 và đẻ từ 5 - 12 trứng. Con non mới nở có chiều dài 20 – 30 cm.



Nơi sống và sinh thái:

Chúng thường sống quanh các khu dân cư, nương rẫy và ven rừng. Còn gặp loài này ở độ cao 1.480m.



Phân bố:

Việt Nam: Cao Bằng (Ngân Sơn), Yên Bái (Bảo Hà, Bản Chăm, Chiềng Kên), Bắc Cạn (Linh Thông, Kí Phú), Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Cà Mau.v.v.

Thế giới: Trung Quốc Thái Lan, Lào, Cambodia, Malayxia Indonesia

 

Tài liệu dẫn: A photographic guider to snakes and other reptiles of Thailand - trang 64. Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam trang 78.










Tên Việt Nam:

Rắn ráo

Tên Latin:

Ptyas korros

Họ:  

Rắn nước Colubridae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

RẮN RÁO

Ptyas korros Schlegel, 1837

Coluber korros Schlegel, 1837

Zamenis korros Boulenger, 1890

Họ: Rắn nước Colubridae

Bộ: Có vảy Squamata

Mô tả:

Đầu rắn thuôn dài, phân biệt rõ với cổ. Mắt to, đường kính mắt bằng hoặc lớn hơn chiều dài từ lỗ mũi đến mắt, có 2 + 2 vảy thái dương, 15 hàng vảy thân. Lưng có màu vàng lục hoặc nâu. Bụng có màu trắng vàng. Chiều dài cơ thể tới 2m.



Sinh học:

Thức ăn chủ yếu của rắn là: thú nhỏ, chim, thằn lằn và ếch nhái. Trong điều kiện nuôi chúng rất thích ăn ếch nhái. Rắn giao phối tập thể một cá thể cái với nhiều cá thể đực trên cây. Chúng đẻ trứng từ tháng 6 - 8 hàng năm, khoảng 12 trứng.



Nơi sống và sinh thái:

Thường sống trên các bụi cây tre quanh làng, trong các bụi cây trên bờ vực nước, trong các đống rơm, mùa rét có thể chui vào cột nhà hay ống tre. Chúng kiếm ăn về ban ngày (ở miền nam thì cà ngày lẫn đêm). Ban đêm chúng ẩn trên cây hoặc trong các bụi cây, cũng có thể chúng ẩn trong các hang đất. Rắn leo trèo và bơi giỏi.



Phân bố:

Việt Nam: Suốt từ Bắc vào Nam ở đồng bằng, trung du và vùng núi.

Thế giới: Hymalaia, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia.

Giá trị:

Cùng với hổ mang, cạp nong làm thành bộ 3 ngâm rượu để điều chế thành rượu tam xà chữa tê thấp và viêm đau khớp. Thịt rắn ráo rất ngon.



Tình trạng:

Số lượng rắn ráo hiện nay bị giảm sút trầm trọng do bị săn bắn triệt để. Mức độ đe dọa: bậc T.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt rắn ráo non trong mùa sinh sản.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 207.




RẮN RÁO TRÂU (chưa tìm thấy bài viết)






Tên Việt Nam:

Rắn cạp nong

Tên Latin:

Bungarus fasciatus

Họ:  

Rắn hổ Elapidae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

RẮN CẠP NONG

Bungarus fasciatus Schneider, 1801

Psedoboa fasciatus Schneider, 1801

Bungarus annularis Daudin, 1863

Họ: Rắn hổ Elapidae

Bộ: Có vảy Squamata

Mô tả:

Rắn cạp nong cỡ lớn. Đầu hơi phân biệt với cổ, không có vảy má. Mắt nhỏ, giữa sống lưng có một gờ dọc rất rõ. Vảy thân 15 hàng, hàng vảy sống lưng hình 6 cạnh, lớn hơn vảy bên. Thân có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, khoanh đen, khoanh vàng xấp xỉ nhau. Chiều dài cơ thể khoảng 1m trở lên.



Sinh học:

Rắn cạp nong ăn chủ yếu các loài rắn. Ngoài ra còn ăn ếch nhái, cóc, thằn lằn, trứng rắn, chuột và cả cá nữa. Chúng đẻ trứng vào cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 hàng năm, khoảng 2 - 15 trứng, cỡ khoảng 6, 25 x 3, 75cm.



Nơi sống và sinh thái:

Thường sống trong rừng hoặc những nơi gần chỗ ở của người, trong các hang chuột hay hang mối đã bỏ ở bờ ruộng, gò đống, bờ sông, bờ đê, vườn tược, bụi tre, bờ ao. Chúng kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày Rắn cạp nong thường chậm chạp. ít cắn người song người bị rắn cạp nong cắn có thể bị tử vong.



Phân bố:

Việt Nam: Phổ biến khắp nơi ở đồng bằng, trung du và vùng núi.

Thế giới: Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônnêxia.

Giá trị:

Cùng với hổ mang, rắn ráo làm thành bộ 3 nhâm rượu để điều chế thành rượu tam xà chữa tê thấp và viêm đau khớp. Ngoài ra rắn sống còn là mặt hàng xuất khẩu.



Tình trạng:

Số lượng còn rất ít do bị săn bắt triệt để. Mức độ đe dọa: bậc T.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt rắn non trong mùa sinh sản, cần tổ chức nuôi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 209.












Tên Việt Nam:

Rắn cạp nong đầu đỏ

Tên Latin:

Bungarus flaviceps

Họ:  

Rắn hổ Elapidae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Peter Paul van Dijk

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

RẮN CẠP NONG ĐẦU ĐỎ

Bungarus flaviceps Reinhardt, 1843

Megaerophis flaviceps Tirant, 1885

Họ: Rắn hổ Elapidae

Bộ: Có vảy Squamata

Mô tả

Rắn cạp nong đầu đỏ là một loài rắn rất đẹp. Đầu và đuôi của rắn màu đỏ sáng, thân chắc nịch và đen bóng. Có những đốm nhỏ màu trắng chạy dọc theo sống lưng và hai bên thân. Phần trắng của bụng mở rộng tới những chiếc vảy đầu tiên trên thân. Phần chót đuôi màu đỏ.



Sinh học:

Thức ăn chủ yếu của loài này là các loài rắn khác và loài thằn lằn bóng chân ngắn. Loài rắn ăn đêm này có nọc độc và khả năng gây chết người. Rắn con chưa được ghi nhận, nhưng được cho là giống rắn trưởng thành.



Nơi sống và sinh thái:

Rắn cạp nong đầu đỏ rất hiếm này sống ở các vùng rừng rậm có độ cao độ cao 914m so với mực nước biển



Phân bố

Việt Nam: Mới chỉ được ghi nhận là tím thấy ở Núi Dinh thuộc tỉnh Đồng Nai

Thế giới: Loài này phân bố ở Tenasserim, bán đảo Ratchaburi phía Nam Thái Lan, bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra, Bangka, phía Tây Mã Lai và Kalimantan.

Tình trạng:

Số lượng còn rất ít.

 

Tài liệu dẫn: A photographic guider to snakes and other reptiles of Thailand - trang 31. Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam trang 130.


 








Tên Việt Nam:

Rắn hổ mang

Tên Latin:

Naja naja

Họ:  

Rắn hổ Elapidae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương