Vietnam name: Cá cóc tam đảo



tải về 1.02 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25432
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




 Hình: Wolfgang Wuster

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

RẮN HỔ MANG

Naja naja Linnaeus, 1758

Coluber naja Linnaeus, 1758

Naia naia Bourret, 1936

Naja tripudians Merrem, 1920

Họ: Rắn hổ Elapidae

Bộ: Có vảy Squamata

Mô tả:

Rắn cỡ lớn, đầu không phân biệt với cổ, không có vảy má. Rắn có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích, khi đó ở phía trên cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng, thường rắn hổ mang miền Bắc Việt Nam (từ Đà Nẵng trở ra), ở hai bên vòng tròn có giải màu trắng (gọi là gọng kính). Lưng có màu nâu thẫm, vàng lục hay đen, hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu hơn. Chiều dài cơ thể tới 2000mm.



Sinh học:

Rắn trưởng thành ăn chuột, cóc, rắn... rắn non ăn ếch nhái là chủ yếu. Rắn giao phối vào tháng 5 và đẻ trứng vào tháng 6, đẻ 9 - 22 trứng, kích thước 59 - 62 / 29 - 29mm và có hiện tượng con các canh giữ trứng. Trứng nở vào tháng 8. Con non mới nở dài 200 - 350mm và có khả năng bạnh cổ.



Nơi sống và sinh thái:

Rắn hổ mang thường sống trong những hang chuột ở đồng ruộng, làng mạc, vườn tược, bờ đê, dưới gốc cây lớn trong bụi tre. Rắn trưởng thành hoạt động kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm, còn rắn non thường kiếm ăn ban ngày.



Phân bố:

Việt Nam: Trên khắp lãnh thổ nước ta từ Bắc đến Nam

Thế giới: Nam trung Á, Nêpan, Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia, Inđônnêxia.

Giá trị:

Rắn hổ mang là loài rắn độc cắn chết người. Nọc độc của chúng làm thuốc chữa đau các khớp xương, tê thấp, còn dùng làm thuốc tê. Rắn hổ mang cùng với rắn cạp nong, rắn ráo làm thành bộ 3 nhâm rượu để điều chế thành rượu tam xà chữa tê thấp và viêm đau khớp xương. Ngoài ra rắn sống còn là mặt hàng xuất khẩu.



Tình trạng:

Số lượng rắn hổ mang hiện nay suy giảm rất nhiều ít do bị săn bắt triệt để. Mức độ đe dọa: bậc T.



Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt rắn non, cấm bắt trong mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6, cần tổ chức nuôi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 210.










Tên Việt Nam:

Rắn hổ mang chúa

Tên Latin:

Ophiophagus hannah

Họ:  

Rắn hổ Elapidae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Stephen Von Peltz

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

RẮN HỔ MANG CHÚA

Ophiophagus hannah Cantor, 1836

Hamadryas hannah Cantor, 1836

Naja hannah Bourret, 1927

Maia hannah Bourret, 1936

Họ: Rắn hổ Elapidae

Bộ: Có vảy Squamata

Mô tả:

Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc có cỡ lớn nhất, chúng có khả năng bạnh cổ song không bạnh to được bằng rắn hổ mang thường. Mặt trên đầu rắn hổ mang chúa có 2 tấm vảy chấm lớn. Lưng rắn trưởng thành có màu vàng lục hay nâu nhiều khi chỉ có màu đen chì. Cá thể non lưng có màu đen với nhiều vệt sáng, ở cổ có hình chữ V ngược màu vàng nhạt. Chiều dài cơ thể khoảng 3 - 4m, có khi đạt tới 5m.



Sinh học:

Rắn hổ mang chúa ăn loài thằn lằn, rắn là chủ yếu, song đôi khi ăn cả chim và chuột. Rắn hổ mang chúa đẻ từ 20 - 30 trứng một lứa. Trứng đẻ trong ổ có rắn mẹ đôi khi cả rắn bố canh giữ cho đến khi trứng nở.



Nơi sống và sinh thái:

Rắn hổ mang chúa thường sống ở vùng trung du và vùng núi, ít gặp ở đồng bằng. Chúng sống trong những các hang dưới hốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng bên bờ suối, đôi khi cả những nơi trống trải. Rắn hổ mang chúa leo cây và bơi rất giỏi, song nói chung chúng sống trên mặt đất. Rắn hổ mang chúa kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm. Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc và dữ tợn nhất vì chúng chủ động tấn công người, đậc biệt là trong trường hợp khi đang canh giữ ổ trứng hoặc bị chọc phá.



Phân bố:

Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Bắc, Quảng Ninh, Nam Hà,, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo).

Thế giới: Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia, Inđônnêxia.

Giá trị:

Độc tính nọc của rắn hổ mang chúa rất cao, cắn người với lượng độc lớn nên có trường hợp người bị rắn cắn bị chết sau nửa giờ. Nọc độc của rắn hổ mang chúa, có giá trị dược liệu và xuất khẩu, da thuộc được ưa chuộng.



Tình trạng:

Số lượng rắn hổ mang chúa hiện nay suy giảm rất nhiều ít do thiều nơi ở thích hợp. Mức độ đe dọa: bậc T.



Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 211.










Tên Việt Nam:

Vích

Tên Latin:

Caretta caretta

Họ:  

Vích Cheloniidae

Bộ:  

Rùa Testudinata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

Vích

Caretta olivacea Eschscholtz, 1829

Chelonia olivacea Eschscholtz, 1829

Caretta caretta Siebenrock, 1909

Thalassochelys caretta Boulenger, 1889

Lipidochelys olivacea Fitzinger, 1843

Caretta caretta olivacea Smith, 1931

Họ: Vích Cheloniidae

Bộ: Rùa Testudinata

Mô tả:

Đầu có 2 đôi vảy trước trán. Mỏ ngắn, tầy. Mai lưng được bao phủ bằng những tấm sừng, sắp xếp thành những dạng lợp ngói mà toàn bộ dính sát vào mai lưng. Có 5 đôi tấm sườn, chân có 2 vuốt, kích thước trung bình đạt tới 1m.



Sinh học:

Thức ăn chủ yếu là thực vật biển (rong tảo), có khi ăn cả cá, tôm cua. Mùa đẻ trứng từ tháng 2 - 5, mỗi lần đẻ khoảng 170 - 200 trứng, tròn, đường kính từ 38 - 41mm. Khi đẻ con mẹ bỏ lên bãi cát trên vùng triều ở ven biển hoặc hải đảo nơi vắng người hoặc các loài kẻ thù khác, dùng chân sau đào lỗ sâu khoảng 30 - 50cm, đẻ trứng xuống đó xong, con mẹ vùi cát cẩn thận rồi quay xuống biển. Trứng nhờ bức xạ mặt trời sưởi ấm và phát triển. Con non mới nở bới cát chui lên, lập tức bò ngay xuống biển, tìm nơi trú ẩn trong các hang, lỗ hoặc vách đá hay là ẩn trong các bụi cây rong tảo, chỉ khi đói mới bò ra kiếm mồi.



Nơi sống và sinh thái:

Sống ở biển cạnh các hải đảo, nơi có nhiều rong biển. Có thể nuôi trong các ao đầm nước mặn, có khả năng nhịn đói nhiều ngày nhưng phải thấm ướt da bằng nước mặn. Kẻ thù chủ yếu của con non là chim biển, chó, cá dữ (cá mập, cá mú...).



Phân bố:

Việt Nam: Có ở khắp các vùng biển thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Thế giới: Đại Tây Dương (bắc Mỹ, vịnh Mêhicô, Cuba, Côlômbia), vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

Giá trị: Thịt rất ngon, sản lượng tương đối nhiều, cũng có thể làm hàng mỹ nghệ.

Tình trạng:

Đây là loài rùa biển hay gặp nhất và có số lượng nhiều ở biển nước ta, nhưng những năm gần đây do đánh bắt quá mức, nhất là việc khai thác trứng đã làm cho sản lượng ngày càng giảm. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Trong thời gian từ tháng 3 - 5 cấm khai thác trứng và bắt giết con mẹ ở tất cả các vùng biển nước ta. Tổ chức các trại nuôi và sản xuất con giống và trứng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 219.










Tên Việt Nam:

Đồi mồi

Tên Latin:

Eretmochelys imbricata

Họ:  

Vích Cheloniidae

Bộ:  

Rùa Testudinata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

ĐỒI MỒI

Eretmochelys imbricata Linnaeus, 1766

Testudo imbricata Linnaeus, 1766

Chelonia imbricata Schweigger, 1814

Chelonia caretta Temminck et Schlegel, 1835

Eretmochelys squamata Agassiz, 1857

Họ: Vích Cheloniidae

Bộ: Rùa Testudinata

Mô tả:

Đầu có 2 đôi vảy trước trán. Mỏ nhọn, mai lưng được bao phủ bằng những tấm sừng, sắp xếp thành những dạng lợp ngói viền sau và viền bên của các tấm sừng không dính liền mai lưng. Có 4 đôi tấm sườn. Chân trước có 2 vuốt. Cá thể lớn nhất dài đến 90cm.



Sinh học:

Đồi mồi ăn chủ yếu là thực vật biển (rong tảo), có khi ăn cả cá, tôm cua. Mùa đẻ trứng từ tháng 2 - 5, mỗi lần đẻ khoảng 170 - 200 trứng, tròn, đường kính từ 38 - 41mm. Khi đẻ con mẹ bỏ lên bãi cát trên vùng triều ở ven biển hoặc hải đảo nơi vắng người hoặc các loài kẻ thù khác, dùng chân sau đào lỗ sâu khoảng 30 - 50cm, đẻ trứng xuống đó xong, con mẹ vùi cát cẩn thận rồi quay xuống biển. Trứng nhờ bức xạ mặt trời sưởi ấm và phát triển. Con non mới nở bới cát chui lên, lập tức bò ngay xuống biển, tìm nơi trú ẩn trong các hang, lỗ hoặc vách đá hay là ẩn trong các bụi cây rong tảo, chỉ khi đói mới bò ra kiếm mồi.



Nơi sống và sinh thái:

Sống ở biển cạnh các hải đảo, nơi có nhiều rong biển. Có thể nuôi trong các ao đầm nước mặn, có khả năng nhịn đói nhiều ngày nhưng phải thấm ướt da bằng nước mặn. Kẻ thù chủ yếu của con non là chim biển, chó, cá dữ (cá mập, cá mú...).



Phân bố:

Việt Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng (Cát Bà), Thanh Hóa, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc, Thổ Chu), Hoàng Sa, Trường Sa.

Thế giới: Đại Tây Dương có từ bắc Mỹ đến nam Braxin, ở Ấn Độ Dương thường gặp ở Madagasca; Tây Thái Bình Dương có ở Nhật Bản, Trung Quốc, Philíppin, Đông Thái Bình Dương có từ nam California đến Pêru.

Giá trị:

Thịt ăn ngon, vảy làm hàng mỹ nghệ (đồ trang sức qúy).



Tình trạng:

Trước đây có nhiều ở Cát Bà, Côn Đảo, Nha Trang, Phú Quốc, Thổ Chu, nhưng những năm gần đây số lượng đã giảm đi nhiều do bị săn bắt quá mức để làm hàng mỹ nghệ và khai thác trứng để ăn, phá hoại các bãi đẻ. Mức độ đe dọa: bậc E.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm khai thác trứng và con mẹ đẻ trứng ở các nơi dọc bờ biển, đặt biệt là Khánh Hòa, Kiên Giang (Phú Quốc), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Trường Sa và Cát Bà. Tổ chức các trại nuôi và sản xuất con giống.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 221.









Tên Việt Nam:

Rùa đầu to

Tên Latin:

Platysternum megacephalum

Họ:  

Rùa đầu to Platysternidae

Bộ:  

Rùa Testudinata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

RÙA ĐẦU TO

Platysternum megacephalum Gray, 1831

Platysternon megacephalum Gray, 1831

Họ: Rùa đầu to Platysternidae

Bộ: Rùa Testudinata

Mô tả:

Rùa cỡ trung bình nhỏ, có đầu khá to không thụt vào trong mai. Mỏ rùa trông giống như mỏ chim vẹt. Mai rùa rất đẹp và dưới đuôi mắt ở mỗi bên đầu có một vệt vàng nhạt chạy từ mắt tới cổ. Mai màu xám, mặt bụng có màu vàng rất nhạt. Chiều dài mai khoảng 15, 0 - 18, 4cm.



Sinh học:

Thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, thân mềm, cua, giun đất và những động vật không xương sống khác và rùa đầu to đẻ 2 trứng vào mùa hè.



Nơi sống và sinh thái:

Sống ở ven suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Ban ngày chúng ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng trên bờ suối. Rùa đi tìm mồi lúc sẩm tối hoặc ban đêm.



Phân bố:

Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Bắc Thái (Định Hòa), Lạng Sơn, Quảng Trị (Đồng Tâm Vẽ), Gia Lai (Sơ Klang).

Thế giới: nam Mianma, nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), Thái Lan, bắc Lào.

Giá trị:

Có gíá trị thẩm mỹ. Mai và yếm còn được dùng nấu cao.



Tình trạng:

Số lượng ít do bị săn bắt liên tục, nhất là thời gian gần đây do việc mua bán trao đổi với nước ngoài tăng mạnh. Mức độ đe dọa: bậc R.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm tuyệt đối săn bắt, mua bán trao đổi, cần tổ chức nuôi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 225.


 








Tên Việt Nam:

Rùa trung bộ

Tên Latin:

Annamemys annamensis

Họ:  

Rùa đầm Emydidae

Bộ:  

Rùa Testudinata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

RÙA TRUNG BỘ

Annamemys annamensis (Siebenrock, 1903)

Cyclemys annamensis Siebenrock

Họ: Rùa đầm Emydidae

Bộ: Rùa Testudinata

Mô tả

Rùa trung bộ có kích thước cỡ trung bình hoặc nhỏ. Mai dẹp, dài khoảng 17cm màu xám sẫm; có 3 gờ chạy dọc lưng, gờ giữa lưng rõ nhất, rìa sau mai không có răng cưa. Yếm màu vàng hoặc màu cam có những đốm lớn màu đen ở mỗi tấm yếm. Đầu màu nâu sẫm hoặc đen, có một sọc màu vàng, một đôi sọc chạy từ sau mũi qua phía trên ổ mắt xuống cổ. 1 đôi khác lớn hơn bắt đầu từ mũi qua ổ mắt và màng nhĩ xuống cổ. đôi thứ 3 chạy dọc phía dưới hàm dưới xuống cổ.



Sinh học:

Thức ăn chủ yếu của loài này là thực vật (rau, hoa quả) và động vật (cá). Sinh sản của loài này chưa có tài liệu dẫn.



Nơi sống và sinh thái:

Rùa trung bộ sống ở các dầm lầy và suối có dòng cháy chậm trong các khu rừng rậm.



Phân bố:

Việt Nam: Quảng Nam - Đà Nẵng (Phúc Sơn)

Thế giới: Chưa rõ

Tình trạng:

Số lượng rất ít nên hiếm gặp.

 

Tài liệu dẫn: Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán - trang 27. Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam trang 160.





Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương