Khu bảo tồn loài và sinh cảnh sao la dfdfdfdsfsdf kế hoạch quản lý giai đOẠN 2013- 2015



tải về 4.06 Mb.
trang1/25
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.06 Mb.
#11817
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25


CHI CỤC KIỂM LÂM QUẢNG NAM

KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH SAO LA

DFDFDFDSFSDF

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ

GIAI ĐOẠN 2013- 2015

VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Quảng Nam, tháng 3 năm 2013

TÓM TẮT

Năm 1992, loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) được phát hiện lần đầu ở vùng rừng Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh, thuộc khu vực Trung Bộ, Việt Nam). Từ đó, các cuộc điều tra nghiên cứu đã được tiến hành dưới dạng các đề tài và chương trình khác nhau thuộc sự quản lý của Nhà nước và các Tổ chức bảo tồn (NGOs) trong nước cũng như quốc tế. Cho đến nay những kết quả điều tra nghiên cứu đó cũng đã cho thấy các quần thể Sao la được tìm thấy trong các vùng phân bố khác nhau đã và đang bị suy giảm nhanh chóng (Chi cục kiểm lâm Quảng Nam - Đà Nẵng 1996; Dawson S 1994; Đặng Công Oanh 2004; Hoàng Ngọc Khanh 2007; Vũ Văn Dung et al. 1995; Wilkinson, N. et al 2007; Robichaud, W.G. 2004; Nguyễn Xuân Đặng et al. 2007 v.v.), và đang bị đe dọa ở mức độ báo động: Xếp hạng EN (Sách đỏ Việt Nam 2007) và CR (Danh lục đỏ IUCN 2010). Các khu vực phân bố của chúng còn lại hiện nay ở Việt Nam hầu như chỉ còn được khẳng định ở các tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, thuộc khu vực Trung Trường Sơn. Trên cơ sở đó, tại tỉnh Quảng Nam đã đề xuất thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam (diện tích 15.800 ha), nằm phía Tây bắc của tỉnh (Bản đồ 1, Phần Phụ lục) thuộc địa phận 04 xã của 02 huyện Tây Giang và Đông Giang. Đề xuất chủ yếu dựa trên tinh thần Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng và Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý rừng đặc dụng, trong đó có tham khảo Quyết định 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, hệ thống phân hạng khu bảo tồn thiên nhiên của IUCN (IUCN 1994). Khu bảo tồn được thành lập còn là nơi phân bố các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, bị đe dọa cao; trong đó, có cả 01 loài mới là Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), các loài khác như: Trĩ sao (Rheinartia ocellata), Rùa vàng (Cuora trifasciata), và một số loài thực vật như Kiền kiền (Hopea pierrei), Huỷnh (Tarrietia sp), Giổi (Tsoongiodendron sp.) .v.v.. (Chi tiết tại Phụ lục 5, 6, 7, 8, 9)

Vùng cư trú của Sao la ở tỉnh Quảng Nam thuộc hệ sinh thái rừng trên đai địa hình núi thấp Trung Bộ, là nơi có tính đa dạng sinh học cao và thường xuyên bị đe dọa, cần được ưu tiên bảo tồn. Các đe dọa lên khu bảo tồn đã xác định chủ yếu là săn bắt động vật và chặt gỗ trái phép, khai thác sử dụng tài nguyên rừng ngoài gỗ không bền vững, xâm lấn đất rừng và các áp lực khác kể cả việc đi lại tiếp cận rừng khu bảo tồn khá khó khăn, nhất là đối với lực lượng bảo vệ. Ban quản lý Khu bảo tồn được thành lập theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 16/02/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam và đề án thành lập Khu bảo tồn mới được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 13/7/2012. Do vậy, còn nhiều khó khăn trong quản lý, bảo vệ thể hiện trong việc xác định ranh giới; hạn chế về thực thi luật, năng lực của cán bộ, lực lượng bảo vệ rừng, Kiểm lâm; thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và vật tư trang bị .v.v.. Nhiều áp lực về phía cộng đồng do xung quanh khu bảo tồn đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số, ít hiểu biết về bảo tồn, mức sống thấp, chủ yếu phụ thuộc việc khai thác các nguồn tài nguyên rừng .v.v..

Dựa trên cách tiếp cận mang tính chiến lược về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học hiện nay, Kế hoạch quản lý nhằm mục đích chủ yếu là khôi phục, bảo vệ và bảo tồn loài Sao la đang bị đe dọa tuyệt chủng cùng với vùng cư trú của chúng. Mục tiêu chủ yếu của KHQL cũng vì thế là (1) bảo tồn Sao la nhưng đồng thời cũng bao hàm mục tiêu (2) bảo vệ các loài động thực vật có giá trị bảo tồn quan trọng đối với thế giới sinh vật còn sống sót trong vùng. Đồng thời (3) bảo vệ vùng đầu nguồn của khu vực và (4) góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, phát triển các dịch vụ hệ sinh thái và cải thiện sinh kế cho người dân vùng đệm.

Kế hoạch quản lý phản ảnh các mặt nhất định về công tác quản lý khu bảo tồn, trong đó có mô tả các mục tiêu, nội dung hoạt động quản lý cụ thể, và yêu cầu nguồn kinh phí .v.v.. Nó bao gồm 3 phần chính: Phần 1 là mô tả về khu bảo tồn; Phần 2 gồm các đánh giá và kết luận các hoạt động hiện hữu; Phần 3 mô tả các chương trình quản lý kèm theo kinh phí đề xuất. Đây là nội dung cơ bản của KHQL, thể hiện các hoạt động phục vụ công tác bảo tồn, khôi phục các nguồn tài nguyên, các hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác giám sát, xây dựng và cũng cố cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp vật tư trang thiết bị… Cùng với các chương trình quản lý nêu trên là phần đề xuất kinh phí, lịch trình thực hiện cho thời kỳ 2012-2015 và định hướng đến năm 2020.

Sau khi được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt, trong quá trình thực hiện KHQL, Ban quản lý Khu bảo tồn nên coi đây là tài liệu hướng dẫn cho mọi hoạt động của mình, nó cần được bổ sung hàng năm theo định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế.



LỜI CẢM ƠN
Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam xin chân thành cảm ơn Dự án CarBi thuộc Chương trình Việt Nam của WWF Great Mekong về sự hỗ trợ tài chính để chúng tôi thực hiện việc xây dựng bản kế hoạch quản lý giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020. Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam cũng gửi lời cảm ơn Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, UBND huyện Đông Giang và Tây Giang đã chỉ đạo góp ý, xây dựng và phê duyệt kế hoạch quản lý này. Đồng thời, Ban quản lý Khu bảo tồn cũng xin chân thành cám ơn lãnh đạo các xã: Bhalêê, Avương huyện Tây Giang; Tà Lu và Sông Kôn huyện Đông Giang cũng như các UBND các xã và người dân địa phương sống ở vùng đệm của Khu bảo tồn về sự hợp tác và cung cấp thông tin cần thiết cho việc biên soạn Kế hoạch quản lý nói trên.

Cuối cùng, Ban quản lý khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của tổ chức WWF Việt Nam, các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước đặc biệt là các ông: Ronald Petocz, Nguyễn Cử, Văn Ngọc Thịnh, Nguyễn Quang Hòa Anh đã giúp đỡ chúng tôi trong việc thực hiện và hoàn thành quá trình biên soạn kế hoạch quản lý này.



Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam hy vọng rằng việc hợp tác chặt chẽ giữa Ban quản lý KBT, Dự án CarBi cùng với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan ở vùng đệm sẽ được tiếp tục để bản kế hoạch quản lý giai đoạn 2012-2015 đã xây dựng đạt kết quả và thực hiện đúng theo kế hoạch đã vạch ra. Đồng thời, các bên tham gia sẽ tiếp tục góp phần mình làm giảm thiểu các mối đe dọa và phát triển kế hoạch bảo tồn loài Sao la và các giá trị đa dạng sinh học khác trong vùng vào giai đoạn tiếp theo.


MỤC LỤC



Nội dung


Trang


GIỚI THIỆU CHUNG

9

PHẦN MỘT




    1. Vị trí, diện tích, ranh giới

12

1.2 Hiện trạng về pháp lý

13

1.3 Đặc điểm tự nhiên

14

1.4 Đặc điểm về sinh học

19

1.5 Dân số và vấn đề sử dụng đất

21

1.6 Các chương trình quản lý hiện nay

25

1.7 Du lịch

26

1.8 Các chương trình phát triển

26

1.9 Hoạt động vùng giáp ranh

27

PHẦN HAI




    1. Lý giải về khu bảo tồn

28

    1. Mục tiêu quản lý

29

2.3 Tình trạng quản lý và phát triển hiện nay

29

2.4 Các đe dọa và các vấn đề về quản lý

31

    1. Những hạn chế về quản lý

31

    1. Phân vùng

32

2.7 Các vấn đề về cộng đồng

32

2.8 Các sinh cảnh (vùng cư trú) đại diện

33

2.9 Xác định ranh giới và mốc giới

33

2.10 Nâng cao nhận thức về môi trường

34

2.11 Hiện trạng về vấn đề xuyên biên giới (với Lào và nội địa)

34

PHẦN BA




    1. Mục tiêu

36

    1. Về luật pháp

36

    1. Ranh giới và phân vùng

36

    1. Các chương trình quản lý

39

    1. Chi tiết về kinh phí

52

3.5 Xây dựng lịch trình thực hiện

68

Tài liệu tham khảo

73

Phụ lục:

74


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU PHỤ LỤC


TÊN BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1. Diện tích khu bảo tồn

77

Bảng 2. Hiện trạng quy hoạch

85

Bảng 3. Diện tích vùng lõi và vùng đệm

86

Bảng 4. Chỉ số kinh tế xã hội vùng đệm

86

Bảng 5. Thành phần khu hệ thú

88

Bảng 6. Thành phần khu hệ chim

90

Bảng 7. Thành phần khu hệ lưỡng cư

95

Bảng 8. Thành phần khu hệ bò sát

99

Bảng 9. Thành phần khu hệ thực vật

101

Bảng10. Các mối đe dọa

101

Bảng 11. Đánh giá nhu cầu bảo tồn (CAN)

103

Bảng 12. Đánh giá hiệu quả quản lý (METT)

105




TÊN BẢN ĐỒ

Trang

Bản đồ 1: Vị trí khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam ở khu vực Trung Trường sơn

114

Bản đồ 2: Hệ thống giao thông vào KBT

115

Bản đồ 3: Hệ thông thủy văn trong KBT

116

Bản đồ 4: Thông tin phân bố Sao la

117

Bản đồ 5: Hiện trạng rừng KBT

118



CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BQL

  • Ban quản lý

BirdLife International

  • Tổ chức bảo tồn chim quốc tế

BVR

  • Bảo vệ rừng

CCKL

  • Chi cục Kiểm lâm

CarBi Project

  • Dự án CarBi

BV & PT rừng

  • Bảo vệ và phát triển rừng

ĐDSH

  • Đa dạng sinh học

FIPI

  • Viện điều tra quy hoạch rừng

IUCN

  • Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế

KBT

  • Khu bảo tồn

KHQL

  • Kế hoạch quản lý

MIST

  • Phần mềm quản lý dữ liệu

M&E programme

  • Chương trình giám sát và đánh giá

NN&PTNT

  • Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTFPs

  • Lâm sản ngoài gỗ

PCCCR

  • Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBVR

  • Quản lý bảo vệ rừng

RĐD

  • Rừng đặc dụng

TT-H

  • Thừa Thiên Huế

UBND

  • Ủy ban nhân dân

WWF Great Mekong

  • Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới Chương trình tiểu vùng Mê Kông


GIỚI THIỆU
Một trong những phát hiện lớn nhất làm chấn động các nhà sinh học trên thế giới ở cuối thế kỷ thứ XX là vào năm 1992, lần đầu tiên loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) được tìm thấy ở vùng rừng Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam). Từ đó đến nay, nhờ có sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền các cấp, các tổ chức bảo tồn, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tập trung nghiên cứu một số đặc tính sinh thái, phân bố của Sao la và kết luận rằng đây là loài thú móng guốc đặc hữu của dãy Trường Sơn, chỉ có ở miền Trung Việt Nam và Lào. Các kết quả điều tra nghiên cứu (Dickinson et al., 2006; Hoàng Ngọc Khanh, 2007; Wilkinson, N., 2007; WCS, 1999 v.v.) cũng chỉ ra rằng quần thể Sao la đang ngày càng bị đe dọa tuyệt chủng. Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã xếp Sao la vào phân hạng nguy cấp (EN), còn Sách Đỏ Thế giới (IUCN, 2010) đã xếp loài này vào phân hạng cực kỳ nguy cấp (CR). Các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng nếu như Việt Nam và Lào không có những chương trình hành động bảo tồn khẩn cấp thì Sao la có thể sẽ biến mất vĩnh viễn ngoài tự nhiên, dù cho các kế hoạch hành động bảo tồn Sao la đã sớm được thành lập như ở Lào (Robichaud W., 1999).

Kết quả của quá trình nghiên cứu sau gần 20 năm của các nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn trong nước và thế giới cùng với những nỗ lực của chính quyền địa phương các cấp đã xác định được hai khu vực quan trọng được ưu tiên hàng đầu để bảo tồn loài Sao la và đề xuất thành lập hai khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la. Khu vực thứ nhất là A Lưới - Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực thứ hai là Tây Giang - Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam. Hai khu vực này nối liền với nhau và liền kề với khu vực mở rộng có sự hiện diện của Sao la thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã tạo thành một khu vực rộng lớn có thể đáp ứng yêu cầu bảo tồn loài và sinh cảnh vùng cư trú Sao la cũng như một số loài động thực vật quan trọng khác cần được bảo vệ.

Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam (gọi tắt là Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam) được thành lập theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 16/02/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam. Khu bảo tồn nằm phía Tây Bắc của tỉnh, trên địa phận hành chính 4 xã: Bhalêê, AVương (huyện Tây Giang), Tà Lu và Sông Kôn (huyện Đông Giang). Đây là khu vực núi thấp có độ cao 600 - 1.440 m so với mặt nước biển, là sinh cảnh hết sức quan trọng đối với Sao la. Các kết quả điều tra bước đầu của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Điều tra Quy hoạch rừng (FIPI), Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR) và nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước cho thấy nơi đây là một trong các vùng phân bố của Sao la hiện nay đồng thời còn là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao cần phải bảo tồn. Các kết quả điều tra nghiên cứu đã cho thấy khu vực đề xuất xây dựng khu bảo tồn Sao la thuộc tỉnh Quảng Nam còn là nơi phân bố của nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu khác như loài mới - Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Trĩ sao (Rheinartia ocellata), Rùa vàng (Cuora trifasciata), Kiền kiền (Hopea pierrei), Huỷnh (Tarrietia sp), Giổi (Tsoongiodendron sp.)... và là nơi bảo vệ các hệ sinh thái rừng phân bố trên đai địa hình núi thấp còn lại ở vùng Trung Trường Sơn thuộc địa bàn tỉnh.

Do đặc điểm địa hình và sự phong phú về đa dạng sinh học, khu vực này đã trở thành mục tiêu của tình trạng khai thác gỗ, săn bắt động vật và khai thác tài nguyên ngoài gỗ của người dân trong vùng cũng như từ các nơi khác đến; tình trạng lấn đất rừng làm nương rẫy và một số áp lực khác đã diễn ra hết sức phức tạp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng, gây tổn thất đa dạng sinh học và đe dọa trực tiếp đến nơi sống của Sao la và các loài cần bảo tồn quan trọng khác.

Với những đặc điểm đó, việc thành lập Khu bảo tồn Sao la ở khu vực này là rất cần thiết. Được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Nam với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF Great Mekong), Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam đã phối hợp với Trung tâm Tài nguyên và Môi trường lâm nghiệp - Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Bộ NN&PTNT tiến hành khảo sát xây dựng dự án thành lập Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam. Ngày 13/7/2012 UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 2265/QĐ-UBND về phê duyệt đề án thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la. Thực tế cho thấy nếu không có sự hỗ trợ, đồng hành của chính quyền các cấp và sự nỗ lực của Ban quản lý Khu bảo tồn thì việc thực hiện được các mục tiêu xây dựng Khu bảo tồn đã đề ra là không khả thi.

Bên cạnh Kế hoạch xây dựng khu bảo tồn, được sự trợ giúp của Dự án CarBi thuộc Tổ chức WWF Greater Mekong, Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam giai đoạn 2012 – 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Ban quản lý Khu bảo tồn soạn thảo. Kế hoạch quản lý nhằm mục đích chính là bảo tồn và phát triển loài Sao la, các hệ sinh thái cũng như sinh cảnh vùng cư trú thích hợp của chúng bên cạnh các loài thực vật và động vật có giá trị bảo tồn khác cùng với các nguồn gen quý, hiếm còn lại trong khu bảo tồn. Các mục tiêu quản lý (xem chi tiết tại Phần 2, Mục 2.2), ngoài mục tiêu chính đã nêu, các mục tiêu khác được thể hiện về mặt bảo vệ vùng đầu nguồn của khu vực các sông suối; Khu bảo tồn hỗ trợ các cộng đồng địa phương nâng cao nhận thức về bảo tồn, tham gia các hoạt động bảo vệ, dịch vụ hệ sinh thái và quản lý khu bảo tồn, góp phần cải thiện đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần, từng bước làm giảm thiểu các đe dọa và áp lực lên Khu bảo tồn. Kế hoạch quản lý, gồm 3 phần chính: Phần 1 mô tả các đặc điểm của Khu bảo tồn; Phần 2 gồm các đánh giá và kết luận các hoạt động hiện hữu; Phần 3 mô tả các chương trình quản lý kèm theo kinh phí đề xuất. Đây là nội dung cơ bản của KHQL, thể hiện các hoạt động phục vụ công tác bảo tồn, khôi phục các nguồn tài nguyên, các hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác giám sát, xây dựng và cũng cố cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp vật tư trang thiết bị và tái cấu trúc Ban quản lý theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng và Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ .v.v.. Cùng với các chương trình quản lý nêu trên là phần đề xuất kinh phí và lịch trình thực hiện kế hoạch quản lý cho thời kỳ 2012-2015 và định hướng đến năm 2020. KHQL là tài liệu hướng dẫn Ban quản lý thực hiện các hoạt động, nó sẽ được bổ sung theo định kỳ sao cho phù hợp với tình hình thực tế và nguồn kinh phí.

Hệ thống khu rừng đặc dụng Việt Nam được quản lý trực tiếp ở cấp Trung ương là Bộ NN & PTNT, Tổng cục lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm; tuy nhiên, thuộc loại này hiện nay trong cả nước chỉ có 6 Vườn quốc gia, tất cả số còn lại đều do UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương quản l‎ý‎‎‎ trực tiếp là Sở NN & PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam do UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định thành lập và giao cho Chi cục Kiểm trực tiếp quản lý theo quy định nói trên.

PHẦN MỘT

MÔ TẢ

1.1 Vị trí, diện tích, ranh giới:

1.1.1 Vị trí:

KBT Sao la Quảng Nam nằm ở tọa độ địa lý: 17056’57’’ đến 18005’25’’ Vĩ độ Bắc và 105051’07’’ đến 106004’ 36’’ Kinh độ Đông

Khu vực quy hoạch Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Nam, trên địa giới hành chính của các xã: Bhalêê và Avương (huyện Tây Giang), xã Tà lu và Sông Kôn (huyện Đông Giang). (Bản đồ 1).

1.1.2 Diện tích:

Khu bảo tồn có diện tích là 15.800 ha, thuộc phạm vi 22 tiểu khu rừng và nằm trên địa phận của 04 xã thuộc 02 huyện nói trên, cụ thể như sau:



Bảng 1: Diện tích khu bảo tồn theo đơn vị hành chính


Huyện



Tiểu khu rừng

Diện tích (ha)

Tây Giang

AVƯƠNG

8 TK

6.131,43

20

1.189,27

21

1.043,00

22

1.083,00

23

1.251,71

24

557,00

25

434,87

26

400,93

27

171,65

BHALÊÊ

4 TK

2.760,75

12

930,42

13

714,00

14

965,66

16

150,66

Đông Giang

SÔNG KÔN

4 TK

2502,82

43

548,82

44

719,00

45

802,00

47

433,00

TÀ LU

6 TK

4.405,00

34

883,00

35

509,00

36

1.053,00

37

1.229,00

38

492,00

39

239,00

TỔNG CỘNG

22 TK

15.800,00

Ngoài ra, đề xuất thêm 20 ha để làm khu dịch vụ hành chính và 2 ha xây dựng các Trạm Kiểm lâm (nằm ngoài ranh giới KBT đề xuất hiện nay) tại các xã: Bhalêê, AVương huyện Tây Giang; Tà Lu, Sông Kôn huyện Đông Giang. Như vậy tổng diện tích Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam sẽ là 15.822 ha.

1.1.3 Ranh giới, đi lại:

- Ranh giới phía Bắc: Là ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp giáp với phần diện tích mở rộng của VQG Bạch Mã hiện nay, phần diện tích mở rộng này của VQG Bạch Mã được khẳng định là 01 trong 03 vùng phân bố của loài Sao la và được ưu tiên bảo tồn trong phạm vi cả nước.

- Ranh giới phía Đông: Là đường ranh giới giữa 2 xã ATing và Sông Kôn huyện Đông Giang, là vùng ranh giới giữa cáctiểu khu 43 và 56 thuộc tỉnh Quảng Nam.

- Ranh giới phía Tây: Phần phía Tây Bắc là ranh giới 2 tỉnh Quảng Nam (xã Bahlêê, AVương huyện Tây Giang; xã Tà Lu, Sông Kôn huyện Đông Giang) và Thừa Thiên Huế (xã Aroàng, Hương Nguyên huyện ALưới; xã Nam Hòa huyện Nam Đông), phần còn lại là ranh giới quốc gia giữa 2 nước Việt Nam và Lào (thuộc xã Bhalêê huyện Tây Giang).

- Ranh giới phía Nam: Từ Đông sang Tây bắt đầu tại điểm ngã 3 ranh giới hai xã Sông Kôn và xã A Ting, từ ranh giới tiểu khu 43 với tiểu khu 57, chạy theo hướng Tây Nam theo khoảnh 4 và 5 của tiểu khu 43 tỉnh Quảng Nam trên đường dông núi cao rất dễ nhận biết. Khi chạy tới ranh giới của tiểu khu 47 thì chạy ngược lên hướng Tây Bắc, gặp ranh giới khoảnh 1 của tiểu khu 47 thì tiếp tục chạy về hướng Tây Nam theo ranh giới khoảnh này, sau đó theo ranh giới khoảnh 3 đến đỉnh cao 769m, rồi theo ranh giới phía Nam của tiểu khu 37 đến ranh giới tiểu khu 39, lấy một phần khoảnh 3, toàn bộ khoảnh 1 và 2 của tiểu khu 39. Ranh giới tiếp tục chạy theo ranh giới phía Nam của tiểu khu 34, cắt sang và ôm lấy toàn bộ khoảnh 1, 2, 3 và 4 của tiểu khu 38. Từ đó, chạy ngược lên phía Bắc, ôm lấy khoảnh 2 và 3 của tiểu khu 26, tới đỉnh cao 1.028m, theo dông núi chạy xuống ngã ba suối Tam Ya Vour, tiếp tục theo khe đi ngược lên phía Bắc, gặp một dãy dông chạy ngang thì cắt khoảnh 5, 6 và 7 của tiểu khu 23 theo hướng Tây tới suối Za Vua, tiếp tục chạy theo hướng Tây của suối này tới tiểu khu 24 thì lấy khoảnh 1, 2, 3 và 4 của tiểu khu này, tiếp tục sang hướng Tây lấy khoảnh 1 của tiểu khu 26, khoảnh 1 của tiểu khu 16, chạy theo hướng Tây Bắc trên đỉnh dông tới điểm cao 982m, rồi tiếp tục chạy theo dông cắt tiểu khu 14 tới đường Hồ Chí Minh thì ngoặt theo hướng Tây Nam, tới gặp ranh giới xã A Nông thì theo ranh giới xã hướng lên Tây Bắc đến biên giới Việt Lào (Bản đồ số 2, Phần Phụ lục)

1. 2 Hiện trạng về mặt pháp lý và lịch sử thành lập:

Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 16/02/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT Quảng Nam với chức năng quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng Khu rừng đặc dụng đã đề xuất theo đúng quy định của pháp luật.

Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam được phê duyệt đề án thành lập theo Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam. Khu bảo tồn nằm phía Tây Bắc của tỉnh, trên địa phận hành chính 4 xã: Bhalêê, AVương (huyện Tây Giang), Tà Lu và Sông Kôn (huyện Đông Giang), với diện tích 15.800 ha

Khu bảo tồn thành lập dựa trên cơ sở pháp lý sau:

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đa dạng sinh học.

Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Quyết định 192/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống Khu BTTN Việt Nam đến năm 2010.

Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 10/02/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chí phân loại rừng đặc dụng.

Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

Quyết định số 2370/QĐ-BNN-KL ngày 05/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020.

Thông tư 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Chiến lược bảo tồn tài nguyên và đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2005-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 04/5/2005 của UBND tỉnh Quảng Nam.

Quyết định số 48/2007/QĐ-UBND ngày 30/10/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Nam, trong đó có quy hoạch khu rừng đặc dụng Sao la.

Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 16/02/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Ban quản lý khu bảo tồn loài Sao la trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam.

Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt dự án thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la.

1. 3 Các đặc điểm tự nhiên:

1. 3.1 Khí hậu:

Khu vực quy hoạch nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc tiểu vùng chuyển tiếp giữa vùng Bắc và Nam dãy Trường Sơn, nóng ẩm mưa nhiều theo mùa. Tuy trong năm bắt đầu có sự phân chia thành hai mùa khô và mưa như ở khu Nam Trường Sơn nhưng chưa thực sự điển hình; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 dương lịch và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Nhưng do chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Hải Vân và không khí lạnh từ dãy Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và núi Bà Nà (Quảng Nam) nên thời tiết ở khu vực thường có rét lạnh kéo dài. Cụ thể các đặc trưng về khí hậu khu vực như sau:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 23,50C, cao nhất là 380C, thấp nhất là 80C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7; tháng có nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12. Biên độ nhiệt/năm khoảng từ 5 - 7%.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm ở khu vực này thuộc loại lớn nhất so với khu vực khác trong tỉnh Quảng Nam (chỉ sau khu vực Trà My). Tổng lượng mưa bình quân/năm phổ biến từ 2.000 - 2.500mm, có khi lên đến 4.000mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, hàng năm có từ 4 - 5 tháng có lượng mưa < 100mm, lượng mưa ít nhất xảy ra vào tháng 6 và nhiều nhất tập trung vào tháng 10, 11 dương lịch.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí liên quan đến chế độ nhiệt và mưa như trên. Độ ẩm trung bình hằng năm trong khu vực khoảng 86%, trong các tháng mùa mưa thì cũng chỉ đạt khoảng 93% (tháng 9 đến tháng 3 năm sau), trong các tháng mùa khô có độ ẩm khoảng 83% (từ tháng 4 đến tháng 8).

- Chế độ gió: Gió thịnh hành theo hai hướng chính là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc: trong mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, gió mùa Đông Bắc xuất hiện, thời tiết lạnh và kèm theo mưa lớn. Gió Tây Nam: trong mùa khô từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 dương lịch (từ giai đoạn tiết Hạ chí đến Đại thử) thường xuất hiện những đợt gió mùa Tây Nam (gió Lào), thời tiết khô hanh và nóng.

- Ngoài ra, trong năm thường xuất hiện bão từ tháng 9 đến tháng 12, tốc độ gió có khi đạt hơn 30m/s. Lũ lụt xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch thường kèm theo các đợt gió mùa Đông Bắc.

1. 3.2 Địa hình và địa lý:

Địa hình khu vực đề xuất Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la hầu hết là núi cao trung bình, nổi trội bởi dãy núi chạy theo hướng từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, với đỉnh cao nhất là 1.446m nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế còn lại các đỉnh khác cao trên dưới 1.000 m. Do sự phức tạp trong quá trình kiến tạo địa hình nên khu vực có địa hình rất dốc, gồ ghề (độ dốc từ 15 - 400). Phía Bắc và Đông Bắc dốc mạnh, phía Tây Nam ít dốc hơn. Độ chia cắt sâu rất lớn, đặc biệt là ở phía Bắc và Đông Bắc (300 - 500m); mức độ chia cắt ở phía Tây Nam yếu hơn (100 - 300m), các thung lũng thường hẹp và gần như không có, thay vào đó là các lòng suối hẹp dốc, nhiều thác ghềnh.



1.3.3 Địa chất:

Các tài liệu nghiên cứu về nền địa chất khu vực tỉnh Quảng Nam cho thấy, nền địa chất khu nằm trong tiểu vùng chuyển tiếp giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam thuộc địa đới Kon Tum. Chúng được hình thành trong giai đoạn cổ kiến tạo, thuộc Đại trung sinh, có tuổi địa chất cách đây trên 500 triệu năm trở về trước, được cấu tạo chủ yếu trên nền địa chất vững chắc của các thành tạo biến chất tạo móng kết tinh vỏ lục địa, gồm các đá biến chất của các đá trầm tích phun trào nguyên sinh có tuổi Ackêôzôi - Ocđôvic sớm.

Trải qua các thời kỳ kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, khối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp do chuyển động nâng cao và các bồn trầm tích do chuyển động sụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân của mọi nguyên nhân để tạo ra tính đa dạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính đa dạng trong khu vực.

1. 3.4 Thổ nhưỡng:

Trên cơ sở nền đá mẹ và trải qua quá trình biến đổi sâu sắc và liên tục tầng mặt của đá dưới tác dụng chủ yếu của sinh vật và nhiều yếu tố tự nhiên khác đã tạo ra các loại đất chính trong khu vực như sau:

1) Đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols):

- Đặc điểm: Loại đất này chiếm khoảng 42% tổng diện tích tự nhiên, được hình thành chủ yếu trên đá macma axit và phân bố ở độ cao tuyệt đối từ 900m trở lên, độ dốc từ 15 - 25°, có nơi trên 300. Do nằm ở địa hình cao, dốc, nên dễ bị xói mòn, Ca2+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh, đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp (50%), độ chua thủy phân cao.

- Hướng sử dụng: Phần lớn diện tích ở loại đất này vẫn còn rừng tự nhiên, một số diện tích đã bị tác động nhưng ở mức độ nhẹ; vì vậy, cần phải có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt những diện tích rừng hiện có; đối với diện tích đất trống không rừng ở nơi có độ dốc lớn thì nên để tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên tạo sinh cảnh cho Sao la.

2) Đất Feralit đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất: (Ferralic Acrisols)

- Đặc điểm: Đất này được phát sinh từ các loại đá phiến sa thạch, phiến thạch sét, phiến mica, gơnai,...và phân bố ở độ cao tuyệt đối từ 900m trở xuống và tập trung nhiều ở xã: Bhalêê, A Vương và một phần ở xã: Tà Lu và Sông Kôn. Loại đất này có diện tích khoảng 36% tổng diện tích tự nhiên, tầng đất dày trên 1,5 m, thành phần cơ giới trung bình và nặng.

- Hướng sử dụng: Đây là loại đất có tính chất tốt trong các loại đất trong khu vực, những diện tích rừng còn lại đã bị tác động mạnh. Vì vậy cần phải bảo vệ những diện tích rừng còn lại và khoanh nuôi bảo vệ những nơi đất trống không rừng và có độ dốc lớn để tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.

3) Đất Feralit đỏ vàng trên đá macma axit: (Ferralic Acrisols)

- Đặc điểm: Đá mẹ hình thành đất chủ yếu là granit, riolit, pecmatit,... là những loại đá giàu SiO2 nên đã hình thành nên loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, thường có kết cấu kém, tầng đất trung bình (thường nhỏ hơn 1,2 m), tỷ lệ đá lẫn ít. Loại đất này có diện tích khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên, phân bố từ độ cao < 900m và chủ yếu ở những nơi có địa hình dốc > 150, nên thường bị xói mòn mạnh ở những nơi không còn rừng. Vì vậy, cần thiết phải bảo vệ tốt những diện tích rừng hiện có, để rừng dần dần tự phục hồi trên toàn vùng.

4) Đất phù sa ngòi suối (Dystric Fluvisols):

- Đặc điểm: Loại đất này chiếm diện tích rất nhỏ trong khu vực (khoảng 4%), phân bố tập trung nhiều ở xã: Bhalêê, AVương, Sông Kôn. Đất hình thành do sự lắng động của phù sa sông suối lớn trong khu vực, nên thành phần cơ giới thường thô, nhẹ lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Độ phì nhiêu tự nhiên tùy từng nơi mà rất khác nhau, nhưng nói chung đất có phản ứng chua đến rất chua, hàm lượng mùn trung bình, đạm tổng số khá, lân và kali nghèo, tầng đất dày từ 70 – 80cm.

- Hướng sử dụng: Tuy là diện tích không nhiều, nhưng loại đất này rất phù hợp trồng các loài cây nông nghiệp và cũng có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết lương thực cho người dân sống trên địa bàn. Vì vậy, đất này dễ bị tác động bởi người dân, cần có các biện pháp bảo vệ.

5) Các loại đất khác:

- Ngoài những loại đất nói trên, trong khu vực còn có một số loại đất khác với diện tích nhỏ phân tán trong khu vực như: đất thung lũng dốc tụ (Dystric Gleysols), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Ferralic Acrisols), đất mặt nước. Các loại đất này chiếm khoảng 2% tổng diện tích tự nhiên của KBT.

1. 3.5 Thủy văn:

1.3.5.1 Nguồn nước mặt:

Với địa hình khu vực hầu hết là núi cao trung bình, độ dốc lớn và bị chia cắt thành nhiều vùng, đã hình thành nên hệ thống thủy văn sông suối lớn nhỏ với mật độ sông suối biến động từ 0,5 - 1 km/km2 như: sông Kôn, sông A Vương, sông A Bốc, suối Kanin, suối Za Vua, suối Bruah, suối R’Lai, suối B’Nơ,…(Bản đồ 3, Phần Phục lục).

Đặc điểm các hệ thủy đều có lòng hẹp, trắc diện trẻ, độ dốc lớn, vì vậy tác dụng xâm thực còn rất lớn. Trong mùa mưa thường xuyên xuất hiện những trận lũ lớn rất đột ngột và hung dữ, gây nên hiện tượng lở bờ sông suối, sụt đất hai bên đường giao thông, phá hỏng các công trình thủy lợi cũng như cầu cống. Mùa khô các dòng suối trong khu vực bị cạn dần; việc tưới tiêu cho các vùng đất thấp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, lớp thảm rừng còn tốt và có diện tích lớn, độ dày tầng phong hóa khá dầy, nên khả năng trữ nước ngầm khá cao. Trong mùa khô các dòng sông suối chính vẫn duy trì dòng chảy của chúng và các dòng sông phía hạ lưu có nước chảy quanh năm.

Hệ thủy Sông Kôn: Bắt nguồn từ huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế đi qua các xã A Ting, xã Sông Kôn, xã Jơ Ngây, xã Kà Dăng, xã Đại Lãnh rồi đổ ra sông Vu Gia (huyện Đại Lộc).

Hệ thủy Sông A Vương: Bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào, đi qua địa phận các xã Bhalêê, xã AVương, Thị trấn P’rao, xã Zà Hung, xã Arooi, xã Mà Cooih rồi đổ vào sông Boung.



1.3.5.2 Nguồn nước ngầm:

Thay đổi theo cấp địa hình, ở những nơi có địa hình cao mức nước ngầm ở độ sâu từ 8 - 15m, ở những nơi có địa hình thấp mực nước ngầm ở độ sâu từ 4 - 8m. Hiện nay, nguồn nước ngầm chưa được khai thác hiệu quả, người dân trong khu vực đa số sử dụng nước uống và sinh hoạt từ nguồn nước tự chảy qua bể lắng. Trong tương lai nguồn nước ngầm nếu được khai thác hiệu quả sẽ đáp ứng đủ cho sinh hoạt và tưới tiêu, do thảm thực vật rừng còn độ che phủ cao.



1. 4 Các đặc điểm về sinh học:

1. 4.1 Khu hệ và thảm thực vật rừng:

Khu hệ : Khu hệ thực vật khu bảo tồn chưa được điều tra đầy đủ, nhưng kết quả thống kê bước đầu đã ghi nhận 9 loài trong Sách Đỏ Thế giới (IUCN 2010) và 50 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 9 loài xếp vào nhóm IA và IIA của Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Những loài cây gỗ quý hiếm điển hình như: Trầm hương (Aquilaria crassna), Sến mật (Madhuca pasquiari), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Kiền kiền (Hopea pierrei),..(Danh sách các loài thực vật được mô tả tại Bảng 9, Phần Phụ lục)

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 4.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương