Vietnam name: Cá cóc tam đảo



tải về 1.02 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25432
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




 Hình: Alain Compost

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

BÁO HOA MAI

Panthera pardus Linnaeus, 1758

Felis fusca Meyer, 1794

Felis orientalis Schlegel. 1857

Panthera antiquorum Fitzinger, 1868

Họ: Mèo Felidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cỡ lớn thân dài 970 - 1430mm, dài đuôI 750mm, dài bàn chân sau: 210 - 280mm. Bộ lông màu vàng nhạt. Đầu có các đốm màu đen nhỏ. Toàn thân có đốm hoa mai màu nâu đen. Chân có đốm nhỏ hơn thân. Nửa cuối đuối có đốm vòng ở mặt trên.



Sinh học:

Thức ăn chủ yếu là các loài thú khác như nai hươu, hoẵng, lợn rừng, khỉ và động vật nuôi như trâu bò, dê, cừu... mùa sinh sản không rõ rệt. Thời gian có chửa 94 - 98 ngày, mỗi lứa đẻ 1 con. Mỗi năm hoặc 3 năm đẻ 1 lứa.



Nơi sống và sinh thái:

Sống trong nhiều kiểu rừng, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và cây bụi kề rừng. Chỗ ở không cố định. Vùng hoạt động rộng ở nhiều độ cao khác nhau. Có thể leo trèo cây lớn, cao 2 - 3m. sống đơn độc, chỉ ghép đôi trong tjời kỳ động dục và hợp đàn tạm thời lúc săn mồi.



Phân bố:

Việt Nam: Các tỉnh miền núi từ Bắc tới Nam.

Thế giới: Châu Á, Châu Phi (trừ xa mạc Xahara)

Giá trị:

Có giá trị kinh tế cho da lông và dược liệu



Tình trạng:

Loài thú hiếm, sách đỏ Thế giới xếp bậc V. số lượng ít, ngày càng trở nên rất hiếm do sức ép của nạn săn bắn bừa bãi và chặt phá rừng. Mức độ đe dọa: bậc E



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 76.









Tên Việt Nam:

Hổ

Tên Latin:

Panthera tigris

Họ:  

Mèo Felidae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

HỔ

Panthera tigris (Lannaeus, 1758)

Felis tigris Lannaeus, 1758

Tigris striatus Severtzop, 1858

Panthera tigris corbetti Mazak, 1968)

Họ: Mèo Felidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cỡ lớn nhất trong họ nhà mèo. Dài thân 1530 - 1600mm, dài đuôI 670 - 880mm, dài bàn chân sau: 310 - 330mm, trọng lượng 106kg. Sau tai có đốm trắng cằm và họng màu trắng nhạt. Bộ lông có nền vàng màu da bò, vàng nhạt. Toàn thân có nhiều sọc ngang (vằn) màu đen hoặc màu nâu đen. đuôi có vòng nâu đen không đều từ gốc đến nút đuôi (có thể có hổ bạch).



Sinh học:

Thức ăn chủ yếu là các loài thú khác như nai hươu, hoẵng, lợn rừng, khỉ và động vật nuôi như trâu bò, dê, cừu... mùa sinh sản của hổ không rõ ràng. Hổ cái động dục 5 ngày theo chu kỳ 50 ngày và ghép đôi đến khi có thai. Thời gian có chửa 100 - 108 ngày, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Con non sống với mẹ 1 - 2 năm.



Nơi sống và sinh thái:

Sống chủ yếu các khu rừng già lớn, vùng hoạt động rất rộng ở vùng tái sinh, cây bụi lau lách, trảng cỏ cao. Mỗi ngày đêm có thể đi được 30km, ít hoạt động ở một chỗ trong nhiều ngày. Sống độc thân.



Phân bố:

Việt Nam: Sống ở các tỉnh miền núi từ Bắc vào Nam

Thế giới: Liên Xô (cũ), Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Đông Dương, Malaixia, Thái Lan, Xumatơra, Giava và Bali

Giá trị:

Có giá trị kinh tế cao về dược liệu (cao hổ cốt) và kỹ nghệ da lông.



Tình trạng:

Loài thú hiếm. sách đỏ thế giới xếp bậc E. Ở Việt Nam 40 đến 50 năm trước số lượng hổ khá nhiều, hiện nay trở nên hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt do sức ép của nạn truy lùng săn bắn và trặt phá rừng. Mức độ đe dọa: bậc E.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, và có pháp lệnh cụ thể để ngặn chặn tệ săn bắn hiện nay, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 77.









Tên Việt Nam:

Vượn đen tuyền

Tên Latin:

Hylobates concolor concolor

Họ:  

Vượn Hylobatidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Tilo Nadler

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

VƯỢN ĐEN TUYỀN

Hylobates concolor concolor (Harlan, 1826)

Simia concolor Harlan, 1826

Hylobates larlani Lesson, 1827

Họ: Vượn Hylobatidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Thân hình thon mảnh, chân tay dài, không có đuôi. Dài thân: 530 - 640mm, dài bàn chân 130 - 167mm. Con đực trưởng thành mầu đen tuyền. Con cái màu vàng nhạt (hoặc trắng đục), có đốm đen ở đỉnh đầu và ngực. Vượn con, cả đực và cái đều có màu vàng nhạt.



Sinh học:

Kiếm ăn trên cây cao. Thức ăn là lá cây, chồi nõn, quả cây, côn trùng, trứng chim, chim non trong tổ. Cá thể trưởng thành vào lúc 7 - 8 tuổi vượn cái bắt đầu sinh sản. Thời kỳ động dục của con cái xẩy ra theo chu kỳ hàng tháng. Thời gian có chửa 7 - 8 tháng. Thường hai năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con.



Nơi sống và sinh thái:

Vượn đen tuyền sống ở rừng già trên đỉnh núi cao, thường là núi đá ở độ cao 500 - trên 1000 m so với mực nước biển, chúng sống định cư trong các khu rừng nhất định. Không sống ở rừng thưa, rừng tre nứa. Vượn sống từng nhóm nhỏ như một gia đình, gồm 1 đực già, 1 - 2 con cái và các con của chúng. Mỗi nhóm có khu vực cư trú riêng khoảng 6 - 10km2 tách biệt với các nhóm khác. Đôi khi cũng gặp những cá thể riêng rẽ mới tách nhóm để tạo thành nhóm mới. Hoạt động ban ngày vào sáng và chiều tối, trưa và đêm nghỉ ngơi trên ngọn cây. Thường hay kêu (hú) vào sáng sớm.



Phân bố:

Việt Nam: vùng Tây Bắc: Lào Cai (Sapa), Yên Bái (Văn Chấn), Sơn La (Mộc Châu), Thanh Hóa (Hồi Xuân).

Thế Giới: Nam Trung Quốc, bắc Lào.

Giá trị:

Vượn là loài thú bậc cao, có một số đặc điểm giống người nên là đối tượng nghiên cứu y học thực nghiệm và tiến hoá. Vượn được nuôi ở các vườn thú hấp dẫn và có gía trị xuất khẩu. Mật và xương có giá trị dược liệu.



Tình trạng:

Vượn là loài thú quí hiềm sách đỏ Thế giới xếp bậc I nước ta, vượn đen tuyền phân bố hẹp, hàng năm bị săn bắn qúa nhiều tới hàng trăm con, cùng với nạn phá rừng làm mất nơi sinh sống của chúng, nên hiện nay số lượng còn rất ít. Mức độ đe dọa bậc E.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắn vượn nói chung, vượn đen tuyền má nói riêng. Bảo vệ các khu rừng đang còn vượn đen tuyền sinh sống. Bắt một số cá thể về nuôi tại vườn quốc gia.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 48.









Tên Việt Nam:

Vượn đen má hung

Tên Latin:

Hylobates gabriellae

Họ:  

Vượn Hylobatidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Nguyễn thị liên Thương

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 VƯỢN ĐEN MÁ HUNG



Hylobates gabriellae Thomas, 1909

Họ :

Bộ :

Kích thước :

Chiều dài đầu - 450 - 630 mm.



Trọng lượng :  khoảng 5,75 kg.

Đặc điểm nhận dạng:

Có sự phân biệt giữa con đực và con cái, bộ lông con đực màu đen, quanh má lông màu đồng đỏ, cằm lông màu trắng. Con cái bộ lông vàng nhạt hoặc trắng đục. Khi còn nhỏ thân có màu trắng mịn kể cả con đực và con cái.



Phân bố:

Vùng đông bắc Campuchia, và miền nam Việt Nam. Vườn quốc gia Cát Tiên Đồng Nai



Đặc điểm sinh thái:

Sống trên cây cao giống như vượn đen. Thức ăn gồm các trái cây và các lá non. Kiếm ăn ban ngày bằng cách đu hoặc truyền trên các cành cây. Tiếng kêu của con đực và con cái có sự phối hợp với nhau, thường tjhì con cái kêu xong rồi con đực mới lên tiếng. Những bản tính khác của loài vượn này tương tự như loại Vượn đen Hylobates concolor concolor và Vượn đen bạc má Hylobates concolor leucogienis.

 

Tài liệu dẫn: Thú Đông D­ương & Thái Lan trang 49. Danh lục thú Việt Nam









Tên Việt Nam:

Khỉ vàng

Tên Latin:

Macaca mulatta

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Gerald Cubitt

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

KHỈ VÀNG

Macaca mulatta Zimmermann, 1780

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Khỉ vàng, nặng 4 - 8 kg, dài thân 320 -620mm, dài đuôi 137 - 230mm. Bộ lông dày, lưng nâu vàng  phớt xám ở vai. Vùng dưới sườn, quanh mông và nửa đùi trên nâu đỏ rực rỡ. Bụng trắng ngà, Đuôi dài hơn bàn chân sau. Chai mông đỏ, quanh chai mông trần (không có lông). Mặt th­ưa lông, túi má lớn.



Sinh thái và tập tính:

Khỉ vàng sống trong nhiều kiểu rừng khác nhau, thích hợp là rừng gỗ nhiều tầng trên núi đá, dọc theo các con sông hồ ven biển. Vùng sống thường ổn định. Sống đàn từ 20 - 50 con với 10 - 15% con đực trưởng thành, 30 - 35% con cái trưởng thành, 25 - 30% con bán trưởng thành và 20 - 25% con non, Đầu đàn là một con đực to, khoẻ nhất và quản lý mọi sinh hoạt của đàn. Kiếm ăn ngày 2 buổi sáng và chiều, tr­ưa nghỉ.

Mùa đông ngủ hang, mùa hè ngủ trên cây ngoài cửa hang. Vận động nhanh nhẹn cả trên cây lẫn dưới đất. Bơi lội tốt. Hoạt động của đàn khỉ vàng rất náo nhiệt, th­ường phát tiếng kêu chít, chít hoặc hít, hít khi kiếm ăn. Khỉ vàng ăn tạp. Thức ăn là chồi lá non và quả các loài cây trong rừng và các loài cây lương thực phẩm trên bãi (ngô, sắn, đu đủ...) và một số loài động vật (trứng chim, nhện, cào cào...) Còn gặp khỉ vàng xuống bãi biển ăn tôm, hà, vẹn (Phạm Nhật, 1988).

Khỉ vàng động dục hàng tháng, sinh sản quanh năm nh­ng tập trung từ tháng 4 đến tháng 9. Mang thai 165 - 175 ngày. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. thời gian bú sữa của khỉ con 12 tháng.



Phân bố:

Apganistan, Nêpan, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Nam Trung Quốc và ở nước ta khỉ vàng phân bố khắp các tỉnh có rừng từ Gia Lai trở ra Bắc kể cả các đảo gần bờ.



Giá trị sử dụng:

Khỉ vàng là loài thú có giá trị trong y d­ợc (thử nghiệm y sinh học, bào chế vắc xin, cao bồi dưỡng cơ thể), thực phẩm và thư­ơng mại.



Tình trạng:

Khỉ vàng là loài có số lượng thấp hiện nay. Nghị định 18 HĐBT nêu hạn chế khai thác sử dụng. Chúng ta có thể qui hoạch các điểm chăn nuôi loài khỉ vàng này.

 

Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật trang 146.









Tên Việt Nam:

Khỉ mặt đỏ

Tên Latin:

Macaca artoides

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Nguyễn Thanh Bình

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

KHỈ MẶT ĐỎ

Macaca artoides Geoffory, 1831

Papio melanotis Ogilby, 1839

Macaca speciosa Blyth, 1875

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Thân to khoẻ. Dài thân: 485 - 635mm, dài đuôi: 37 - 38mm, dài bàn chân sau: 145 - 177. Trọng lượng 8 - 12kg. Mặt mầu đỏ thẫm có lông thưa thớt. Lưng lông dài rậm màu nâu đỏ hoạc nâu xám. Chân và đuôi có màu giống thân.



Sinh học:

Thức ăn là lá, quả cây và cả côn trùng, ốc sên giun đất... sinh sản gần như quanh năm, nhưng thường từ tháng 2 đến tháng 10. Mỗi lứa đẻ 1 con, con sơ sinh nặng 320 - 410g. Khỉ mặt đỏ đã được nuôi ở một số vùng cũng sinh sản tốt.



Nơi sống và sinh thái:

Sống trong rừng già, trên núi đá và núi đất, đôi khi gặp chúng kiếm ăn cả ở rừng thưa, nương rẫy. Sống thành đàn 10 - 30 con, con đực to khỏe làm đầu đàn. Hoạt động kiếm ăn ban ngày, di chuyển trên cây và cả trên mặt đất, ban đêm trú ẩn nghỉ ngơi trong hang đá, hốc đất hoặc trên các cây lớn trong rừng. Khi di chuyển trên mặt đất, khỉ mặt đỏ cũng dễ bị các loài thú ăn thịt cỡ lớn tấn công gây hại.



Phân bố:

Việt Nam: Hà Giang (Quảng Bạ), Cao Bằng (Trùng Khánh, Quảng Hòa), Lai Châu (Mường Tè, Tuần Giáo, Sình Hồ), Yên Bái (Văn Chấn), Sơn La (Sông Mã, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Mộc châu), Hòa Bình (Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu), Thanh Hóa (Hồi Xuân, Như Xuân), Hà Tĩnh (Hương Khuê, Hương Sơn), Quảng Bình (Tuyên Hóa), Thừa Thiên Huế (đảo Hải Vân, Huế), Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đắc Lắc (Easúp, Krông Nô, Đắc Min)...

Thế giới: Ấn Độ (Assam), Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Cămpuchia.

Giá trị:

Khỉ mặt đỏ là nguồn gen quý của rừng nhiệt đới. Giá trị kinh tế cung cấp da lông và dược liệu. Mặt khác nếu bảo cệ tốt chúng sẽ trở thành nguồn hàng xuất khẩu có Giá trị:



Tình trạng:

Nước ta số lượng khỉ mặt đỏ không nhiều, nhưng những năm gần đây người ta săn bắn khá nhiều để bán cho các trạm dược liệu, bẫy bắt để buôn bán qua biên giới, nên số lượng ngày càng giảm. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắn, bắt bẫy, buôn bán khỉ mặt đò. Tổ chức nuôi bán tự nhiên ở vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 35.


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương