Vietnam name: Cá cóc tam đảo



tải về 1.02 Mb.
trang12/13
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25432
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13






Tên Việt Nam:

Khỉ đuôi dài

Tên Latin:

Macaca fascicularis

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     







 Hình: Phùng mỹ Trung

 




------------------------------------------------------------------------------------------------




 

 

KHỈ ĐUÔI DÀI

Macaca fascicularis Raffes, 1821

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Việt Nam có hai phân loài: Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis và Khỉ đuôi dài Côn Đảo Macaca mulatta. Về hình thái hai phân loài này tương đối gần giống nhau. Trọng lượng cơ thể 5 - 7 kg, dài thân 500 - 550mm.

Màu sắc lông có thể bến đổi theo tuổi, theo mùa và có thể theo nơi sinh sống nh­ng cơ bản là nâu xám hay nâu phớt đỏ. Mặt bụng xám, Đầu có mào lông (nâu đậm ở khỉ đuôi dài Côn Đảo). Có thể có vòng lông rậm quanh mặt, lông mày thiếu. Đuôi tròn, to khỏe, mập gốc.

Sinh thái và tập tính:

Khỉ đuôi dài thích sống ở rừng ngập mặn, rừng trên đảo, trên đất liền. ở rừng ngập mặn chúng ngủ trên cây có tán lớn. Trên đảo chúng ngủ hang. Sống đàn 40 - 50 con. Leo trèo giỏi. Rất thích nước và tắm nước. Không những bơi tốt mà còn lặn giỏi, có thể lặn xa 50m (B. Lekagul, 1977).

Kiếm ăn ngày. Leo trèo hái quả và thò tay vào hang bắt cua, tôm ven các khe đá ngập nước. Khỉ đuôi dài thích ăn các loại qủa cây rừng, cá, thân mềm (ốc, hến, sò) giáp xác (tôm, cua) và các loại côn trùng.

Phân bố:

Loài này phân bố từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam.



Giá trị sử dụng:

Khỉ đuôi dài có giá trị da lông, thực phẩm và nguyên dược liệu.



Tình trạng:

Khỉ đuôi dài hiện còn số lượng rất nhiều trong họ khỉ Cercopithecidae có ở Việt Nam. Song trong những năm gần đây chúng bị săn bắt xuất khẩu mãnh liệt. Cần bảo vệ và khai thác hợp lý loài này.

 

Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật trang 150.












Tên Việt Nam:

Khỉ mốc

Tên Latin:

Macaca assamesis

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

KHỈ MỐC

Macaca assamesis (M’Clelland, 1839)

Macaca oinops Gray, 1843

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Bộ lông từ mầu vàng xám nhạt đến nâu thẫm. Vùng đầu, tay, vai sáng hơn phần sau chân và đuôi. Xung quanh cằm màu nâu sáng, dưới mắt thẫm hơn. Diềm bên má thẫm và hướng về phía sau kéo đến tai. Bờ sau đít có lông (trụi ở khỉ vàng), vùng mông màu xám nhạt. Lông đuôi dài, cụp xuống.



Sinh học:

Khỉ mốc chủ yếu ăn thực vật, thỉnh thoảng ăn côn trùng cánh cứng hoặc ấu trùng. Sinh sản quanh năm. Đẻ 1 con, thường gặp khỉ con vào tháng 4, 5, 7, 8 và 10. Trọng lượng sơ sinh 300 - 500g. Khỉ con có màu lông giống khỉ mẹ. Khỉ mẹ bảo vệ con rất tốt.



Nơi sống và sinh thái:

Sống trong rừng cây cao trên núi đá và núi đất. Trú ẩn trong hốc dưới mỏm đá, hoặc náu mình trong các lùm cây rậm rạp. Sống thành đàn 15 - 20 con, do một đực già làm đầu đàn chỉ huy canh gác khi đàn kiếm ăn. Có thể sống chung với khỉ vàng, voọc đen.



Phân bố:

Việt Nam: Bắc Thái, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Thế giới: Nepan, Ấn Độ (Assam, Bhutan, Sikkim), bắc Mianma, Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan.

Giá trị: Khỉ mốc có giá trị kinh tế và y học: lấy thịt, xương nấu cao, mật làm thuốc.

Tình trạng:

Khỉ mốc ngoài thiên nhiên có số lượng thứ hai sau khỉ vàng. Trước đây chúng là đối tượng xuất khẩu. Trong những năm 60, 70 về trước hàng năm có 10 vạn con bị săn bắn. Nạn săn bắn quá mức, phá rừng bừa bãi nên số lượng khỉ mốc đã giảm rất nhiều. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắn, bẫy bắt. Nghiên cứu các chủng quần và số lượng của chúng ngoài thiên nhiên để có những biện pháp cụ thể hơn.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 35.









Tên Việt Nam:

Khỉ đuôi lợn

Tên Latin:

Macaca nemestrina

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Mammals of Cambodia

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

KHỈ ĐUÔI LỢN

Macaca nemestrina (Linnaeus, 1766)

Simia nemestrina Linnaeus, 1766

Macaca leonius Blyth, 1863

Macaca alusta Miller, 1906

Macaca indochinesis Kloss, 1919

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Cỡ lớn như khỉ vàng. Dài thân: 470 - 585mm, trọng lượng: 3, 5 - 9kg. Hai bên má lông dài, rậm màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt ở đỉnh đầu lông màu xám đen tạo thành xoáy tỏa ra xung quanh gân giống cái mũ. Thân phủ lông màu nâu xám. Lông đuôi rất ngắn giống đuôi lợn.



Sinh học:

Khỉ đuôi lợn kiếm ăn chủ yếu trên mặt đất. Thức ăn là quả, hạt, chồi cây và sâu bọ, ưu thích các loại cỏ có vị chua chát. Sinh sản hầu như quanh năm không tập trung theo mùa. Tuổi sinh sản lúc 4 tuổi. Thời gian có chửa 162 - 186 ngày. Mỗi lứa đẻ một con.



Nơi sống và sinh thái:

Thường sống ở rừng già trên núi đá vôi, hoạt động kiếm ăn ban ngày cả ở thung lũng, rừng thưa trên núi đất gấn núi đá. Mùa đông trú ẩn trong các hốc đá, mùa hè trú ẩn trên vách đá hoặc cành cây. Sống đàn 10 - 12 con, có đàn 40 con. Đôi khi hoạt động riêng rẽ hoặc nhóm 4 - 5 con.



Phân bố:

Việt Nam: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Thái, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thên - Huế, Gia Lai, Kontum , Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh.

Thế giới: Ấn Độ, (Assam), Mianma, Thái Lan, Trung Quốc (Vân Nam), Lào, Cămpuchia, Bocnêo, Xumatơra.

Giá trị:

Khỉ đuôi lợn có lợi về nhiều mặt như các loài khỉ khác. Có nơi chúng được nuôi để hái dứa.



Tình trạng:

Chúng rất dạn người nên thường bị săn bắn. Hiện nay số lượng khỉ đuôi lợn rất ít. Nhiều nơi chỉ còn lại ở một số vùng như: Sơn La chỉ còn ở Sông Mã, Cao Bằng chỉ còn ở Quảng Bạ. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắn, bẫy bắt. Nghiên cứu các chủng quần và số lượng của chúng ngoài thiên nhiên để có những biện pháp cụ thể hơn.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 36.









Tên Việt Nam:

Cu li lớn

Tên Latin:

Nyctiebus coucang

Họ:  

Culi Loricidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Tilo Nadler

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

Cu li lỚn

Nyctiebus coucang Boddaert, 1785

Tardigradus coucang Boddaert, 1785

Loris bengalensis Fischer, 1804

Nycticbus cinereus Milne - Edwards, 1867

Họ: Culi Loricidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Cỡ nhỏ. Dài thân: 260 - 310mm, dài đuôi: 19 - 40mm, dài bàn chân sau: 55 - 75mm. Đầu tròn. Mắt trố to. Lông mềm mại, màu nâu vàng đỏ, dọc sống lưng màu xám tro không liên tục. Ngực xám tro. Bụng vàng đỏ nhạt. Hông và chân sau đỏ hoe.



Sinh học:

Cu li lớn kiếm ăn ở trên cây, thức ăn chủ yếu là quả cây, lá nõn cây, côn trùng, trứng chim và chim non trong tổ. Mùa sinh sản thường từ tháng 10 đến tháng 12. Chu kỳ động dục 37 - 54 ngày. thời gian có chửa 180 - 193 ngày. Thời gian nuôi con 6 - 9 tháng. Mỗi lứa đẻ 1 - 2 con. Tuổi thọ: 12 - 14 năm.



Nơi sống và sinh thái:

Cu li lớn sống trong tất cả các sinh cảnh rừng, kể cả rừng tre nứa, đồi cây bụi. Sống đơn độc hoặc nhóm 3 - 4 cá thể gồm bố mẹ và con. Hoạt động ban đêm, ban ngày ngủ trên cây cuộn tròn cúi mặt vào trong lòng.



Phân bố.

Việt Nam: Cao Bằng (Ba Bể), Thác Thái (Chợ Đồn, Đình Cả, Chợ Rả), Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Trị (Lao Bảo) Thừa

Thế giới: Hymalaya, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămphuchia, Bôcnêo, Xumatơra, Giava.

Giá trị:

Thú quý và cổ trong bộ linh trưởng, có vị trí đặc biệt trong nghiên cứu tiến hóa và thích nghi với đời sống trên cây. Mặt khác dễ nuôi, rất hấp dẫn trong các vườn thú nên có thể nuôi nhân giống để xuất khẩu.



Tình trạng:

Số lượng trong thiên nhiên chưa xác định, nhưng không nhiều. Những năm gần đây, chúng bị bẫy bắt khá nhiều. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt buôn bán cu li lớn. Đưa về nuôi bán tự nhiên ở vườn quốc gia, khu bảo vệ thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 33.









Tên Việt Nam:

Cu li nhỏ

Tên Latin:

Nycticebus pygmaeus

Họ:  

Culi Loricidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

Cu li nhỎ

Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907

Nycticebus intermedius Tien, 1960

Họ: Culi Loricidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Cỡ nhỏ hơn cu li lớn. Dài thân: 286mm + 18 dài đuôi 30mm + 10, bàn chân sau: 45mm + 1. Trọng lượng 377g + 37. Lông mềm mại màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi có vết trắng. Dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẩm. Bụng trắng vàng ánh bạc.



Sinh học:

Kiếm ăn ở trên cây. Thức ăn là quả, lá nõn cây, côn trùng, trứng chim, chim non trong tổ. Mùa sinh sản vào tháng 10, 11, 12. Mỗi lứa đẻ 1 - 2 con.



Nơi sống và sinh thái:

Sống trong nhiều sinh cảnh rừng khác nhau. Hoạt động kiếm ăn ban đêm ở rừng thưa quang thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm ven rừng, trên nương rẫy. Sống đơn độc, lặng lẽ, hoặc thành nhóm 3 - 4 con, di chuyển nhẹ nhàng chậm chạp chuyền từ cành này sang cành khác. Ban ngày cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây.



Phân bố.

Việt Nam: Có nhiều nơi: Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Kontum , Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Phú Yên.

Thế giới: Lào.

Giá trị:

Có giá trị khoa học nghiên cứu tiến hóa của bộ linh trưởng. Dễ nuôi làm thú cảnh phục vụ tham quan du lịch và xuất khẩu, bộ da làm thú nhồi để trang trí.



Tình trạng:

Số lượng trong thiên nhiên chưa xác định, nhưng độ thường gặp trong rừng đã giảm nhiều so với những năm trước đây. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt, bẫy bắn, buôn bán Cu li nhỏ trên thị trường. Nuôi bán tự nhiên ở các vườn quốc gia để nhân giống.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 34.









Tên Việt Nam:

Vọoc ngũ sắc

Tên Latin:

Pygathrix nemaeus nigripes

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Tilo Nadler

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

VOỌC NGŨ SẮC

Pygathrix nemaeus nigripes Milne - Edwards, 1871

Semnopithecus nigripes Milne - Edwards, 1871

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Mặt và cổ có khoang màu hạt dẻ. Trán, đỉnh đầu màu xám đen. Bộ lông dày mềm mại nhiều màu sặc sỡ. Lưng đốm đen xám. Chân, tay và đuôi rất dài (hơn 580mm). Hông trắng chuyển sang xám đen. Vùng bẹn và đuôi trắng đục.



Sinh học:

Thức ăn là quả, hạt, lá cây rừng, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Sinh sản rải rác quanh năm nhưng thường vào mùa xuân, mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con.



Nơi sống và sinh thái:

Voọc ngũ sắc thường sống trong rừng già trên núi cao từ 300 m trở lên so với mặt biển. Nơi ở của chúng là những cánh rừng rậm trên đỉnh núi hoặc bên sườn núi có độ dốc lớn. Chúng sống thành từng nhóm 3 - 5 cá thể. Hoạt đông kiếm ăn vào hai buổi sáng và chiều ở trên cây, ít khi xuống mặt đất. Buổi trưa và ban đêm trở về nghỉ ngơi thường cố định khá lâu. Di chuyển chậm chạp hơn vượn và gây ra nhiều tiếng động xào xạc cành cây, rất dạn người.



Phân bố:

Việt Nam: Kontum (Sa Thầy), Đắc Lắc (Nam Ca), Lâm Đồng (Di Linh), thành phố Hồ Chí Minh.

Thế giới: Không.

Giá trị:

Phân loài đặc hữu.



Tình trạng:

Voọc ngũ sắc là phân loài thú quý hiếm, sách đỏ thế giới xếp voọc ngũ sắc vào bậc E. Ở nước ta trong những năm trước đây voọc ngũ sắc có ở nhiều nơi, có những nơi số lượng khá phong phú (thành phố Hồ Chí Minh). Trong nhiều năm gần đây, do săn bắn quá mức, nhiều nơi đã trở nên rất hiếm. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm tuyệt đối săn bắn voọc ngũ sắc. Xây dựng các khu bảo vệ ở Sa Thầy, bán đảo Sơn Trà, Yok Đôn, Nam Cát Tiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 225.









Tên Việt Nam:

Vọoc đen má trắng

Tên Latin:

Trachypithecus francoisi francoisi

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG

Trachypithecus francoisi francoisi (Pousargues, 1898)

Semmopithecus francoisi Pousargues, 1898

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Bộ lông mầu đen tuyền. Trên má có vệt lông màu trắng kéo dài quá tai như voọc mông trắng. Đỉnh đầu có mào lông đen. Đuôi lông màu đen, không xù xì.



Sinh học:

Thức ăn chồi non, lá cây và rất ít quả cây rừng. Đẻ 1 con. Trọng lượng con sơ sinh 300 - 320g, non yếu, có bộ lông màu vàng. Đẻ xong, mẹ theo đàn đI kiếm ăn để lại con non trong hang nên thường bị thú ăn thịt, rắn gây hại. Con non được 3 - 4 tháng tuổi có thể ôm ngang ngực mẹ và đem theo khi kiếm ăn.



Nơi sống và sinh thái:

Sống trên những vách núi đá vôi ở độ cao không lớn có nhiều cây gỗ và dây leo. Mùa hè, đêm ngủ trên vách đá hoặc tán cây, mùa đông ngủ trong hang sâu kín gió. Cửa hang thường tránh hướng đông bắc. Sống đàn, con đực trưởng thành làm đầu đàn với 3 - 4 con cái và con non. Mỗi đàn có vùng lãnh thổ hoạt đông riêng không xâm phạm lẫn nhau, chúng có thể sống ôn hòa với các loài khỉ khác.



Phân bố:

Việt Nam: Tuyên Quang (Nà Hang, Chiêm Hóa), Cao Bằng (Ba Bể và các huyện phía tây bắc), Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây).

Giá trị:

Có giá trị về khoa học vì chủng quần của chúng trên thế giới không lớn.



Tình trạng:

Trước đây có thể gặp chúng dễ dàng ở các vùng phụ cận hồ Ba Bể với số lượng đáng kể, đến nay đã trở nên hiếm. Năm 1989 có 3 con bị săn bắn ở hồ Ba Bể. Nghiên cứu khảo sát vào tháng 8/1989 chúng tôi quan sát được chúng ngoài thiên nhiên ở hồ Ba Bể. Nhưng nơi có voọc đen má trắng phân bố, rừng đã bị tàn phá không còn đủ điều kiện sống cho chúng. Mức độ đe dọa: bậc V.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 40.









Tên Việt Nam:

Vọoc mông trắng

Tên Latin:

Trachypithecus francoisi delacouri

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Tilo Nadler

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

VOỌC MÔNG TRẮNG

Trachypithecus francoisi delacouri (Osgood, 1932)

Presbytis francoisi delacouri Osgood, 1932

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Bộ lông mầu đen. Có mào lông trên đỉnh đầu. Vệt lông trắng trên má rộng hơn ở Tr. f. Francoisi, kéo dài xuống tạn gốc đuôi. Đuôi dài hơn thân, lông đầy màu đen.



Sinh học:

Thường gặp con cái và con non vào khoảng tháng 5 - 7. Ngoài ra chưa có những tài liệu về sinh học của loài này.



Nơi sống và sinh thái:

Thường sống thành đàn 5 - 10 con do con đực già làm đầu đàn. Nơi sống ưa thích là vùng rừng thứ sinh cây gỗ cao 4 - 5m, mọc trên vách đá có nhang động. Mùa đông ngủ trong hang đá, mùa hè ngủ trên vách đá cửa hang. Không có sự cạnh tranh về nơi ăn và thức ăn vì phạm vi phân bố của mỗi đàn rộng. Kẻ thù tự nhiên là thú ăn thịt lớn: hổ, báo, hoa mai, báo gấm, chồn mác. Trong điều kiện nuôi dưỡng thường bị bệnh đuờng ruột và trướng bụng.



Phân bố:

Việt Nam: Yên Bái (Văn Chấn), Hòa Bình (Chi Nê), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa, Nghệ An (Quỳ Châu, Con Cuông), Hà Tĩnh (Hương Sơn).

Thế giới: Không.

Giá trị:

Phân loài đặc hữu Việt Nam nên có ý nghĩa khoa học lớn. Bộ lông đẹp có giá trị thẩm mỹ. Nhiều nhà động vật học quan tâm đến chúng.



Tình trạng:

Trước đây có thể gặp chúng dễ dàng ở những vùng kể trên, ngày nay số lượng đã giảm đi nhiều do săn bắn quá mức, khai thác rừng bừa bãi làm mất nơi sinh sống. Mức độ đe dọa: bậc E.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm tuyệt đối săn bắn voọc đen Tây Bắc kết hợp giải thích cho dân địa phương thấy giá trị của chúng để bảo vệ. Bảo vệ các khu rừng đang còn voọc sinh sống.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 39.









Tên Việt Nam:

Vọoc đầu trắng

Tên Latin:

Trachypithecus francoisi poliocephalus

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Tilo Nadler

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

VOỌC ĐẦU TRẮNG

Trachypithecus francoisi poliocephalus Trouessart, 1911

Presbytis francoisi poliocephalus Trouessart, 1911

Semmopithecus poliocephalus Trouessart, 1911

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Cá thể trưởng thành, đầu và vai ở con đực lông màu trắng nhạt, ở con cái lông màu thẫm hơn. Vùng mông có vệt lông hình chữ V màu xám nhạt chạy qua gốc đuôi. Đuôi dài màu đen. Con non có mấu vàng, đầu và vai nhạt hơn, đuôi vàng thẫm.



Sinh học:

Thức ăn là lá, quả cây rừng: đa, huyết dụ, lá và quả cây độc: lá ngón, hạt mã tiền. Chưa có dẫn liệu về sinh sản của loài này. Nhưng đã gặp con cái mang thai vào tháng 7.



Nơi sống và sinh thái:

Sống ở rừng cây gỗ và dây leo mọc trên vách đá ở độ cao 100 - 150 m so với mặt biển. Sống thành đàn 10 - 20 con do con đực chỉ huy. Khi kiếm ăn, con chỉ huy chọn ngọn cây hay mỏm đá cao canh gác cho cả đàn. Gặp nguy hiểm nó phát tiếng kêu báo hiệu cho cả đàn tìm nơi ẩn nấp. Khi hết nguy hiểm chúng tập hợp thành đàn chuyển qua vùng khác an toàn hơn ở đảo Cát Bà, chúng sống chung với khỉ vàng.



Phân bố:

Việt Nam: Quảng Ninh (đảo Cát Chiên), Hải Phòng (đảo Cát Bà).

Thế giới: Không.

Giá trị:

Phân loài đặc hữu của Việt Nam. Nguồn gen quý và độc đáo, có giá trị khoa học và thẩm mỹ.



Tình trạng:

Đảo Cái Chiên không còn, chúng chỉ còn ở đảo Cát Bà, nhưng số lượng không nhiều, và đã được bảo vệ ở vườn quốc gia Cát Bà. Mức độ đe dọa: bậc E.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 43.









Tên Việt Nam:

Vọoc mũi hếch

Tên Latin:

Rhinopithecus avunculus

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

VOỌC MŨI HẾCH

Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Bộ lông mầu nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Không có mào lông trên đỉnh đầu. Vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có mầu trắng mờ. Mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù. Voọc con mới đẻ lông mầu vàng nhạt, khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành.



Sinh học:

Voọc mũi hếch có chửa vào tháng 11. Thường găp con cái mang con non trước ngực vào khoảng tháng 3 đến tháng 6.



Nơi sống và sinh thái:

Nơi sống của voọc mũi hếch có phần đa dạng hơn các loài voọc khác. Thường ở những vùng cây cao trên núi đất và thung lũng hơn rừng cây núi đá, vùng sườn đồi dưới chân núi có rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa. Nghỉ ngơi trú ẩn trên cây cao có tán rậm kể cả trong mùa đông giá lạnh. Đôi khi chúng kéo vít cành lá bên thành tổ làm chỗ nghỉ. Chỗ ở và nơi ăn của voọc mũi hếch khác với các loài khỉ khác nên không có sự cạnh tranh về thức ăn. Kẻ thù tự nhiên của chúng là thú ăn thịt lớn: hổ, báo gấm, báo hoa mai, beo, chồn mác...., chim ăn thịt lớn cũng gây cũng gây hại cho con non.



Phân bố:

Việt Nam: Vùng phân bố lịch sử của voọc mũi hếch: Tuyên Quang (Chiêm Hóa, Nà Hang), Cao Bằng (Ba Bể), Yên Bái (Trấn Yên), Bắc Thái (Chợ Đồn, Nà Rì, Bạch Thông, Định Hóa, ĐạI Từ), Quảng Ninh (Hoành Hồ).

Thế giới: Không.

Giá trị:

Loài đặc hữu của Việt Nam, được nhiều nhà động vật học quốc tế quan tâm.



Tình trạng:

Vào khoảng năm 60, 70 voọc mũi hếch tập trung số lượng nhiều ở Tuyên Quang, Bắc Thái. Đến năm 1988, 1989 còn một số đàn ở một vài nơi thuộc huyện Chợ Đồn và có thể còn ở Bắc Thái (Định Hóa, Bạch Thông).

Do săn bắn quá mức, phá rừng lấy gỗ, làm nương rẫy làm mất nơi sinh sống của voọc đã dẫn đến tình trạng có thể loài này bị tuyệt chủng. Mức độ đe dọa: bậc E.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm tuyệt đối săn bắn voọc mũi hếch. Sớm khởi thảo dự án bảo vệ và nuôi nhân giống voọc mũi hếch với sự giúp đỡ của WWFLUCN Giáo dục nhân dân về ý nghĩa khoa học của loài này để tích cực tham gia bảo vệ.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 44.









Tên Việt Nam:

Vọoc xám

Tên Latin:

Trachypithecus phayrei crepusculus

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Cục kiểm lâm

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

VOỌC XÁM

Trachypithecus phayrei crepusculus (Elliot, 1909)

Presbytis crepusculus Elliot, 1909

Presbytis argienteus Kloss, 1909

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Mô tả:

Bộ lông mầu xám tro. Trên đầu có mào lông. Da bao quanh mắt có màu xanh. Lông ở vùng lưng thẫm hơn ở vùng bụng. Bên hông có các lông dài, đầu lông có ánh bạc. Đuôi dài hơn thân, lông rất dài.



Sinh học:

Voọc xám sinh sàn quanh năm. Đã gặp voọc cái có chửa vào tháng 3 và tháng 7. Gặp voọc mẹ mang con trên ngực vào các tháng 4, 6, 10, 12. Mổi lứa để 1 con, con non mới đẻ mầu vàng nhạt.



Nơi sống và sinh thái:

Sống ở những vùng rừng cây cao trên núi đá vôi, không sống trên rừng hỗn giao tre nứa. Có thể gặp chúng kiếm ăn ở vùng đồi cây bụi gần rừng. Thường ngủ trên các vách núi đá vôi dựng đứng hoặc trên tán cây cao rậm kín gió. Voọc xám sống chung với khỉ mốc, khỉ vàng nhưng không cạch tranh về thức ăn. Kẻ thù tự nhiên là các loài thú ăn thịt cỡ lớn.



Phân bố:

Việt Nam: Yên Bái (Trấn Yên, Nghĩa Lộ), Lai Châu, Hà Tây, Hòa Bình Vĩnh Phú, (Thanh Sơn), Ninh Bình (Hoàng Long), Thanh Hóa (Lang Chánh, Hồi Xuân), Nghệ An (Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn).

Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.

Giá trị:

Loài phổ biến tương đối rộng ở Đông Nam Á nên ít có giá trị khoa học cao như các loài voọc khác. Bộ lông đẹp có giá trị thẩm mỹ.



Tình trạng:

Nước ta, voọc xám tuy phân bố rộng nhưng số lượng không nhiều, và ít nhất trong các loài voọc ở Cúc Phương vào những năm 60 số lần gặp voọc xám ít hơn số lần gặp voọc mông trắng. Đợt nghiên cứu của chúng tôi vào tháng 7 - 1989 không gặp voọc xám ở Cúc Phương, có thể chúng đã không còn. Hiện trạng về phân bố, và số lượng trong những năm gần đây chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chúng là loài thú hiếm ở nước ta. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm tuyệt đối săn bắn voọc xám. Thành lập khu nuôi bán tự nhiên trong Vườn quốc gia Cúc Phương để giữ và nhân giống.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 37.


 








Tên Việt Nam:

Vọoc bạc

Tên Latin:

Trachypithecus cristatus

Họ:  

Khỉ Cercopithecidae

Bộ:  

Linh trưởng Primates  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Tilo Nadler

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

VOỌC BẠC

Trachypithecus cristatus (Raffles, 1821)

Semnopithecus cristatus Raffles, 1821

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates



Kích thước:

Chiều dài đầu - thân: 490 - 570mm. Chiều dài đuôi: 720 - 840mm. Trọng lượng: khoảng 6 - 8kg



Đặc điềm nhận dạng:

Ngoại hình có bộ lông màu sẫm. Chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Trên đầu có lông mọc dài thành chóp nhọn, mặt màu đen không có vòng tròn trắng, xung quanh khóe mắt, tay và chân đen. Voọc bạc lúc mới sinh có lông toàn thân màu vàng.



Phân bố:

Loài này sống chủ yếu ở phía Đông và miền Tây Thái Lan, miền Nam Lào, Việt Nam, Campuchia, đảo Xumatơra, đảo Java, đảo Bocnêo.



Đặc điểm sinh thái:

Sống trên cây cao,đôi khi cũng gặp ở rừng sình lầy. Thức ăn là lá non, hoa, quả cây rừng và sâu bọ. Kiếm ăn ban ngày. Sống theo bầy đàn, khoảng 10 - 15 con.



Tình trạng:

Hiện trạng của voọc bạc ở nước ta ch­a xác định được. Chúng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cần sớm có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ loài linh trưởng quí hiếm này.

 

Tài liệu dẫn: Thú Đông Dương & Thái Lan trang 44. Danh lục thú Việt Nam









Tên Việt Nam:

Sao la

Tên Latin:

Pseudoryx nghetinhensis

Họ:  

Trâu bò Bovidae

Bộ:  

Ngón chẵn Artiodactyla  

Nhóm:  

Thú  




     


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương