Vietnam name: Cá cóc tam đảo



tải về 1.02 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25432
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

GẤU NGỰA

Ursus thibetanus G. Cuvier, 1823

Selenarctos thibetanus G. Cuvier, 1823

Ursus rexi Matschie, 1897

Melursus urinus Shaw, 1791

Họ: Gấu Ursidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Loài thú cỡ lớn. Dài thân: 1070 - 1490mm, dài đuôi: 38 - 88mm, dài bàn chân sau: 160 - 170mm, trọng lượng tới 200kg. Tai lớn. Vùng lông trắng ở mõm không rõ hoặc không lan rộng đến mặt. Toàn thân lông đen, dài, thô. Đặc biệt có yếm ở ngực hình chữ V nhọn màu vàng nhạt hoặc trắng mờ.



Sinh học:

Gấu ngựa ăn tạp, thức ăn gồm nhiều loại quả chín như: sung, vả, chuối, cam, các loại hạt dẻ, ngô... Các loại mầm cây, và cả thức ăn động vật: mật ong, chim, thú nhỏ, trứng chim, cá. Trong diều kiện nuôi nhốt chúng ăn nhiều loại thức ăn của người. Mùa sinh sản không rõ rệt trong năm. Thời gian có chửa 7 - 8 tháng. Mỗi lứa đẻ 2 con.



Nơi sống và sinh thái:

Sống ở rừng, chủ yếu ở rừng đầu nguồn, cây gỗ lớn, rừng hỗn giao trên núi đất và núi đá. Gấu sống trên mặt đất, leo trèo giỏi. Hoạt động kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày ngủ trong hốc cây lớn, hang động hoặc vách đá, không cố định. Sống đơn độc, chỉ ghép đôi vào thời kỳ động đực và gia đình mẹ con non.



Phân bố:

Việt Nam: Tuyên Quang, Lai Châu, Bắc Thái, Sơn La (Mộc Châu), Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Tây Nguyên. Gấu ngựa phân bố rộng ở các tỉnh miền đồi núi, nhưng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc.

Thế giới: Viễn đông Liên Bang Nga, Nepan, bắc Ấn Độ (Assam), Apganistan, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Lào, Cămpuchia.

Giá trị: Giá trị kinh tế cao mật gấu, xương và mỡ làm dược liệu; da lông cho kỹ nghệ hàng da.

Tình trạng:

Việt Nam, 30 - 40 năm về trước gấu ngựa tương đối phổ biến. Hiện nay đã trở nên hiếm đến mức báo động. Nguyên nhân chủ yếu là tệ săn bắn bừa bãi và nạn phá rừng. Mức độ đe dọa: bậc E.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm tuyệt đối săn bắn. Bảo vệ rừng và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên, nhất là rừng đầu nguồn.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 55.









Tên Việt Nam:

Gấu chó

Tên Latin:

Ursus malayanus

Họ:  

Gấu Ursidae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

GẤU CHÓ

Ursus malayanus Raffles, 1821

Helartor malayanus Heude, 1901

Họ: Gấu Ursidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cỡ nhỏ hơn gấu ngựa. Dài thân: 1130mm, dài đuôi: 89mm, dài bàn chân sau 172mm, trọng lượng khoảng 39kg. Mõm vàng hoe hoặc trắng ngà có thể lan đến mắt. Tai tròn ngắn. Trán và sau tai có xoáy. Bộ lông mầu đen tuyền, ngắn hơn lông gấu ngựa. Yếm ngực hình chữ U bán nguyệt mầu vàng nhạt hoặc trắng ngà. Chân vòng kiềng. Đuôi ngắn.



Sinh học:

Thức ăn của gấu chó giống gấu ngựa, gồm các loại quả chín: sung, vả, chuối, cam... hạt dẻ, ngô, các mầm cây, măng, củ; thức ăn động vật gồm: mật ong, ong non, chim, trứng chim. Trong điều kiện nuôi nhốt, ăn tạp. Mùa sinh sản không rõ rệt trong năm. Thời gian có chửa 95 - 96 ngày. Mỗi lứa đẻ 2 con. Gấu con sống với mẹ đến trưởng thành.



Phân bố:

Việt Nam: Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thên - Huế, Gia Lai, Kontum , Tây Ninh. Gấu chó phân bố dọc dãy Trường Sơn từ Lai châu qua các tỉnh miền Trung đến Tây Ninh.

Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Malaixia, Bocnêo, Xumatơra. Có thể có ở phía nam Trung Quốc.

Giá trị:

Loài thú hiếm. Giá trị kinh tế cao: mật và xương làm dược liệu, da gấu là mặt hàng mỹ nghệ da lông.



Tình trạng:

Từ trước đến nay, gấu chó rất hiếm ở nước ta, hiện nay đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng trong vòng 10 - 20 năm tới. Mức độ đe dọa: bậc E.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm tuyệt đối săn bắn, kết hợp xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên và bảo vệ rừng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 54









Tên Việt Nam:

Mèo rừng

Tên Latin:

Felis bengalensis

Họ:  

Mèo Felidae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Mammals of Cambodia

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

MÈO RỪNG

Felis bengalensis Kerr, 1792

Prionailurus bengalensis Kerr, 1792

Họ: Mèo Felidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora



Mô tả:

Hình dạng giống mèo nhà, nặng 3 - 5 kg, dài thân 450 - 550mm, dài đuôi 250 - 290mm. Lông mềm màu vàng trắng điểm nhiều đốm đen không đều, quanh đốm đen viền vàng nâu. Bụng và chân màu xám trắng.



Sinh thái và tập tính:

Mèo rừng sống ở rừng thứ sinh nghèo, trên các savan cây bụi, các bãi cây ven nương rẫy. Không có nơi ở cố định. Vận động nhanh nhẹn, leo trèo, bơi lội giỏi. Kiếm ăn đêm, ngày ngủ trong hốc cây, hang đá, trong bụi rậm hay trên chạc cây to kín. Thường ngồi rình mồi, đợi khi con mồi đi qua, nhảy ra vồ và ngoạm vào gáy.

Mèo rừng ăn chuột, sóc, chim, lưỡng cư và các loại côn trùng (cào cào, châu chấu). Thức ăn ưa thích là chuột.

Phân bố:

Việt Nam: Mèo rừng gặp ở khắp các tỉnh trung du và miền núi

Thế giới: Viễn Đông Liên Xô (cũ), Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaixia, Indonesia, Philippines.

Giá trị sử dụng:

Mèo rừng ăn chuột nên rất có ích cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đây là loài thú cho da lông đẹp, cho nguyên dược liệu và thương mại.



Tình trạng:

Số lượng mèo rừng nước ta không còn nhiều. Để nghị việc cấm khai thác nguồn lợi tự nhiên chúng ta có thể nuôi mèo rừng.

 

Tài liệu dẫn: Thú Đông Dương & Thái Lan trang 97.









Tên Việt Nam:

Mèo gấm

Tên Latin:

Pardofelis marmorata

Họ:  

Mèo Felidae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Ken Scriven

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

MÈO GẤM

Pardofelis marmorata (Martin, 1837)

Felis longicaublata Balinville, 1843

Leopardus dosul Gray, 1863

Họ: Mèo Felidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cỡ nhõ trong họ mèo. Dài thân: 605 - 635mm, dài đuôi: 560 - 565mm, dài bàn chân sau: 130 - 145mm, trọng lượng 3, 2 - 3, 8 kg. Cằm và dưới môi trắng hoặc vàng nhạt, sau tai có đốm trắng. Bộ lông dày, mịn, màu nền xám nâu hoặc xám xanh có nhiều hoa vân cẩm thạch hai bên sườn. Chân và đuôi co nhiều đốm thẫm. Đuôi dài và mập



Sinh học:

Thức ăn của Mèo gấm gồm các loại động vật nhỏ chim, thằn lằn, rắn, ếch nhái, côn trùng.



Nơi sống và sinh thái:

Sống ở rừng, chủ yếu ở rừng sâu cây gỗ lớn nhiều tầng tán. Hoạt động ban đêm trên mặt đất.



Phân bố:

Việt Nam: Cao Bằng (Ba Bể), Lai Châu, Lào Cai (Sapa), Bắc Thái, Gia Lai Kontum .

Thế giới: Đông Hymalaya, Nepal, Ấn Độ (Assam, Sikkim), Mianma, Thái Lan, Malaysia, Bocnêo, Xumatara.

Giá trị:

Loài hiếm. Sách đỏ thế giới xếp bậc I. Giá trị kinh tế cho da, lông.



Tình trạng:

Loài thú hiếm, số lượng ít, đang bị săn bắn bừa bãi. Mức độ đe dọa bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắn Mèo gấm. Bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu rừng bảo vệ.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 72.









Tên Việt Nam:

Báo lửa

Tên Latin:

Catopuma temmincki

Họ:  

Mèo Felidae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

BÁO LỬA

Catopuma temmincki Vigors et Horsfield, 1827

Felis moormensis Hodgson, 1831

Họ: Mèo Felidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cỡ trung bình trong họ mèo. Dài thân: 840 - 920mm. Dài đuôi: 450 - 560mm, dài bàn chân sau: 165 - 180mm. Mặt có 2 vệt sáng từ gáy đến đỉnh đầu. Bộ lông màu vàng da bò hoặc xám hung. Đuôi có 2 màu, trên tối, dưới sáng bạc.



Sinh học:

Thức ăn gồm thú cỡ nhỏ: thỏ, khỉ, nai non, hoẵng, mễn, lợn rừng non, và các loài chim... không có mùa sinh sản rõ rệt. Thời gian có bầu 95 ngày.



Nơi sống và sinh thái:

Báo lửa sống trong nhiều kiểu rừng như rừng già, rừng tái sinh, trảng cây bụi, cạnh rừng trên núi đất và núi đá. Cảnh quan ưa thích là rừng nhiều tầng, có tầng thấp phát triển, mặt đất có nhiều lá nổi. Báo lửa không có chỗ ở cố định lâu dài. Sống đơn độc làm tổ ở gốc cây, hốc đá.



Phân bố:

Việt Nam: Báo lửa phân bố rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và phía Nam

Thế giới: Nêpan, Ấn Độ (Assam, sikkim), Mianma, nam Trung Quốc, Đông Dương, Thái Lan, Malaixia, Xumatơra

Giá trị: Loài thú hiếm, sách đỏ Thế giới xếp bậc I. Giá trị kinh tế cho da lông và dược liệu

Tình trạng:

Trong thiên nhiên số lượng ít. Hiện nay số lượng ngày càng hiếm do săn bắn bừa bãi và nạn phá rừng. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 73.









Tên Việt Nam:

Báo gấm

Tên Latin:

Padofelis nebulosa

Họ:  

Mèo Felidae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     




 Hình: Gerald Cubitt

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

BÁO GẤM

Padofelis nebulosa (Griffth, 1821)

Felis melli Matschie, 1922

Leopardus brachyurus Swinhoe, 1862

Họ: Mèo Felidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả:

Cỡ lớn trong họ mèo, Dài thân 960 - 1150mm, dài đuôI 660 - 860mm, dài bàn chân sau: 160 - 190mm. Mắt viền đen má có 2 sọc đen song song. Bộ lông nền xám xanh, nhiều vân mây lớn ở lưng, sườn. Mỗi vân mây lớn đều có đường viền màu xám đen ở phía sau, phía trước xám nhạt. Bụng trắng vàng có các đốm đen nhỏ. Chân có đốm đen nhỏ, đuôi có các khoanh đen.



Sinh học:

Thức ăn chủ yếu của báo gấm là các loài chim thú nhỏ như khỉ, voọc, cu ly, cheo cheo, nai non và hoẵn. mùa sinh sản thường vào mùa hè. Thời gian có chửa 90 - 95 ngày, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con.



Nơi sống và sinh thái:

Bào gấm sống ở rừng rậm nhiều tầng, trên núi đất, núi đá. Chúng sử dụng các hang hốc tự nhiên làm tổ đẻ. Hoạt động ban đem, leo trèo giỏi, bắt mồi từ trên cây. ban ngày thường ngủ trên cành cây.



Phân bố:

Việt Nam: Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Lài Châu (Mường Tè), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Hữu Liên), Sơn La (Thuận Châu, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã), Vĩnh Phú (Thanh Sơn), Hòa Bình (Đà Bắc), Gia Lai, Kontum (Xa Thầy, Kom Hà Nừng)

Thế giới: Nêpan, Ấn Độ (Assam, Sikkim), Mianma, nam Trung Quốc (Hải Nam), Đài Loan, Đông Dưong, Thái Lan, Malaixia, Bocnêo, Xumatơra.

Giá trị:

Loài thú hiếm cho da và lông, dược liệu.



Tình trạng:

Hiện nay báo gấm đã trở nên hiếm. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 75.









Tên Việt Nam:

Báo hoa mai

Tên Latin:

Panthera pardus

Họ:  

Mèo Felidae

Bộ:  

Ăn thịt Carnivora  

Nhóm:  

Thú  




     


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương