VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ


Tác động bổ sung đa vi chất, sắt - acid folic ở PNMT đối với tăng trưởng của trẻ đến 12 tháng tuổi



tải về 2.51 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.51 Mb.
#38780
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Tác động bổ sung đa vi chất, sắt - acid folic ở PNMT đối với tăng trưởng của trẻ đến 12 tháng tuổi

  1. Tác động bổ sung đa vi chất, sắt - acid folic ở PNMT đối với kết quả cuộc đẻ và trẻ sơ sinh


Nhóm đa vi chất có xu hướng sinh non, sinh sớm nhiều hơn nhóm sắt - acid folic nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ sinh non (thai <34 tuần) ở nhóm đa vi chất là 1,1%, nhóm sắt - acid folic là 0%. Tỷ lệ sinh sớm (thai 34-37 tuần) ở nhóm đa vi chất là 4,7%, ở nhóm sắt - acid folic là 4,2%. Tỷ lệ sinh đủ tháng (thai 38-41 tuần) ở nhóm đa vi chất là 93,2%, nhóm sắt - acid folic là 95,3%. Tỷ lệ sinh già tháng (thai > 41 tuần) ở nhóm đa vi chất là 1,1%, nhóm sắt - acid folic là 0,5%. Số tuần mang thai trung bình ở nhóm đa vi chất là 39 tuần ở nhóm sắt - acid folic là là 39,2 tuần. Kết quả này tương tự với nghiên cứu ở Bangladesh [12], khác với nghiên cứu ở Indonesia với kết quả bổ sung đa vi chất làm giảm đáng kể xu hướng sinh non, sinh sớm [102].

Trẻ em trong nhóm sinh non, sinh sớm, và thai già tháng là những đối tượng nguy cơ SDD cao. Một vòng xoáy có thể hình thành trên những trẻ này là SDD dẫn đến sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh tật, khi đã mắc bệnh thì lâu khỏi và làm ảnh hưởng đến bú mẹ, ăn uống, tiêu hóa và lại làm SDD nặng hơn. Đặc biệt là những trẻ sinh non, sớm, già tháng này lại ở nhóm bà mẹ trẻ dưới 20 tuổi thiếu kiến thức, kỹ năng, điều kiện chăm nuôi trẻ thì có nguy cơ cao hơn và khả năng SDD ở những năm đầu đời của trẻ là rất cao



Chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu, dị tật của bổ sung đa vi chất so với sắt - acid folic. Tỷ lệ sảy thai ở nhóm đa vi chất là 4,5%, ở nhóm sắt - acid folic là 5%; Không có tử vong sơ sinh. Tỷ lệ dị tật nhóm đa vi chất là 0% ở nhóm sắt - acid folic là 0,5%. Những sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Do hạn chế về cỡ mẫu, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lực để xác nhận được xu hướng ảnh hưởng của bổ sung đa vi chất tới tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu, tử vong sơ sinh, và dị tật sơ sinh. Nghiên cứu tổng quan từ 9 nghiên cứu trên thế giới của Haider và Bhutta năm 2016 cho thấy việc bổ sung vi chất dinh dưỡng làm giảm tỷ lệ sảy thai, không làm giảm tỷ lệ thai chết lưu, chết chu sinh [17].

Đẻ thường chiếm phần lớn; tỷ lệ mổ đẻ dưới 20% ở các hai nhóm và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ đẻ thường ở nhóm đa vi chất là 79,5%, ở nhóm sắt -acid folic là 86,4%. Tỷ lệ đẻ mổ ở nhóm đa vi chất là 18,4%, ở nhóm sắt -acid folic là 12%; Tỷ lệ đẻ chỉ huy ở nhóm đa vi chất là 2,1%, ở nhóm sắt -acid folic là 1,6%. Kết quả này phù hợp với khu vực nông thôn Việt Nam. Ở khu vực thành thị tỷ lệ mổ đẻ cao hơn 30-40%, tại các bệnh viện lớn, bệnh viện tư nhân có thể lên đến 60-70% [148]. Tỷ lệ này cũng tương tự nhóm các nước có tỷ lệ mổ đẻ trung bình theo thống kê của WHO [149] . Những trẻ sinh mổ có những bất lợi về sức khỏe so với trẻ sinh thường như ảnh hưởng thuốc tê, thuốc mê, nguy cơ hít nước ối, chạm thương, miễn dịch kém. Mẹ sinh mổ cũng giảm sức khỏe vì mất một lượng máu nhất định, và những ảnh hưởng của vết mổ, thuốc tê, kháng sinh ảnh hưởng đến tiết sữa [150] ; Hiện nay với khuynh hướng sinh mổ đang gia tăng với những lý do mổ không đau, nhanh chóng, chọn giờ tốt cho con, con thông minh hơn, tránh bệnh truyền nhiễm. Do vậy việc giữ được tỉ lệ sinh mổ thấp như khuyến cáo của WHO (10-15%) là việc làm cần được sự chú ý trong truyền thông giáo dục sức khỏe.

Tỷ lệ trẻ trai ở hai nhóm đều cao hơn trẻ gái, nhóm đa vi chất có tỷ lệ thấp hơn nhóm sắt - acid folic nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ trẻ trai ở nhóm đa vi chất là 51,6% và nhóm sắt - acid folic là 52,9%. Tỷ lệ trẻ gái ở nhóm đa vi chất là 48,4%, ở nhóm sắt - acid folic là 47,1%. Như vậy ở nhóm đa vi chất là 106 trẻ trai/100 trẻ gái; ở nhóm sắt - acid folic là 112 trẻ trai/100 trẻ gái. Tỷ lệ này xấp xỉ kết quả điều tra của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình năm 2013 [151]. Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy ở Kim Sơn, Vĩnh Bảo năm 2009, Nguyễn Đăng Trường ở Hải Phòng năm 2015 và một số nghiên cứu khác [152].

Về nhân trắc trẻ sơ sinh:

Bổ sung đa vi chất cho PNMT đã cải thiện cân nặng sơ sinh trung bình tốt hơn bổ sung sắt - acid folic với mức có ý nghĩa thống kê. Cân nặng sơ sinh trung bình ở nhóm đa vi chất (3233 ± 359 g) cao hơn nhóm sắt - acid folic (3161 ± 335 g) sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy (2009) ở Kim Sơn, Vĩnh Bảo với cân nặng trung bình nhóm đa vi chất là 3131 ± 422g và ở nhóm sắt - acid folic là 3070 ± 428g. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường ở An Lão (2015) cũng tương tự với cân nặng trung bình nhóm đa vi chất là 3131 ± 355 g và ở nhóm sắt - acid folic là 3101 ± 328 g. Xu hướng cân nặng sơ sinh trung bình ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic cũng thấy ở các nghiên cứu của Bhutta ở Pakistan, Zeng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu tại một số nơi khác lại cho thấy việc bổ sung đa vi chất không làm tăng cân nặng sơ sinh trung bình như nghiên cứu ở Mexico, Anh [17].

Có một số giả thiết giải thích sự khác biệt liên quan đến cân nặng sơ sinh như BMI người mẹ, tình trạng kinh tế văn hóa xã hội, số con sinh, chế độ ăn uống, bệnh tật, nhiễm khuẩn v.v [153]. Nghiên cứu của Vaktskjold ở Khánh Hòa năm 2005 trên 240 PNMT cho thấy cân nặng trung bình là 3201g , cân nặng trung bình của trẻ đầu lòng nặng hơn từ 216 - 552 g so với trẻ là con thứ ba [154]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hợp theo dõi trong hai thập niên cho thấy ở Việt Nam những năm 1981 - 1984 khi kinh tế khó khăn thì cân nặng sơ sinh trung bình ở Hà Nội là 3,03 kg đến những năm 1998 -1999, điều kiện kinh tế văn hóa xã hội tốt lên, cân nặng trung bình ở Hà Nội đã tăng lên 3,22 kg [89].



Bổ sung đa vi chất có hiệu quả tốt hơn sắt - acid folic trong việc làm giảm tỷ lệ nhẹ cân so với tuổi thai. Tỷ lệ nhẹ cân so với tuổi thai đã điều chỉnh theo giới ở nhóm đa vi chất là 2,6%, ở nhóm sắt - acid folic là 7,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Xu hướng này cũng thấy ở các nghiên cứu ở Zimbabue (2007) [155] , Roberfroid (2008) [103].

Bổ sung đa vi chất có xu hướng tốt hơn bổ sung sắt - acid folic trong việc làm giảm tỷ lệ nhẹ cân sơ sinh. Tỷ lệ nhẹ cân sơ sinh <2500g ở nhóm đa vi chất là 1,6%, ở nhóm sắt - acid folic là 3,7%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Xu hướng cải thiện tình trạng sơ sinh nhẹ cân ở nhóm đa vi chất ở nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy (2009) ở Kim Sơn và Vĩnh Bảo với tỷ lệ nhẹ cân sơ sinh ở nhóm đa vi chất là 4% và nhóm sắt - acid folic là 10%. Xu hướng cải thiện tình trạng sơ sinh nhẹ cân cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác ở Pakistan, Trung Quốc, Bangladesh [15]. Có một số nghiên cứu có kết quả khác với xu hướng này. Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường ở An Lão (2015) với tỷ lệ nhẹ cân sơ sinh nhóm đa vi chất là 2,5% và nhóm sắt - acid folic là 1,5% . Có thể do tỷ lệ mắc rất thấp trong khi cỡ mẫu chưa đủ lớn để khẳng định sự khác biệt.

Bổ sung đa vi chất cho PNMT đã cải thiện chiều dài sơ sinh trung bình tốt hơn bổ sung sắt - acid folic với mức có ý nghĩa thống kê. Chiều dài sơ sinh trung bình ở nhóm đa vi chất (49,8 ± 2,8 cm) cao hơn nhóm sắt - acid folic 0,8cm (49,0 ± 2,21 cm) với mức có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường ở An Lão cũng cho thấy chiều dài sơ sinh trung bình ở nhóm đa vi chất (49,7 ± 2,2 cm) có xu hướng cao hơn nhóm sắt - acid folic (49,5 ± 2,4 cm). Xu hướng này cũng thấy ở các nghiên cứu ở Trung Quốc, Nepal, Bukina, Bangladesh [17].

Bổ sung đa vi chất cho PNMT đã cải thiện vòng đầu sơ sinh tốt hơn bổ sung sắt - acid folic với mức có ý nghĩa thống kê. Vòng đầu sơ sinh trung bình ở nhóm đa vi chất (33,1 ± 2,2 cm) cao hơn nhóm sắt - acid folic (32,1 ± 2,1 cm) sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Xu hướng cải thiện vòng đầu sơ sinh của bổ sung đa vi chất cũng được thấy ở một số kết quả nghiên cứu của Robertfroid (2012) ở Burkina Faso [103] và Friis ở Zimbabue [155].
      1. Tác động bổ sung đa vi chất, sắt - acid folic ở PNMT đối với tăng trưởng của trẻ sau sinh đến 12 tháng tuổi


Kết quả nghiên cứu khi trẻ 6 tuần tuổi cho thấy nhóm đa vi chất có chiều dài tốt hơn nhóm sắt - acid folic ở mức có ý nghĩa thống kê; cân nặng, vòng đầu trung bình có xu hướng tốt hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Tại thời điểm trẻ 6 tuần tuổi, có 374 trẻ tham gia điều tra với 186 trẻ thuộc nhóm đa vi chất và 188 trẻ thuộc nhóm sắt - acid folic (Phụ lục 1.2). Tỷ lệ trẻ trai được điều tra ở hai nhóm khá tương đồng (52,7%, 51,1%). Tuổi trung bình của nhóm sắt - acid folic là là 6,9 ± 0,7 tuần, của nhóm đa vi chất là 6,8 ± 0,6 tuần. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).



Chiều dài trung bình của trẻ 6 tuần tuổi ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chiều dài của trẻ trung bình ở nhóm đa vi chất (57,2 ± 3,0 cm) cao hơn nhóm sắt - acid folic (56,5 ± 2,5 cm) sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Cân nặng trung bình trẻ 6 tuần tuổi ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Cân nặng trung bình ở nhóm đa vi chất là 4862 ± 464 g cao hơn nhóm sắt - acid folic là 4795 ± 460 g với p>0,05. Z-score trung bình của cân nặng/tuổi ở nhóm đa vi chất (-0,25 ± 0,71) thấp hơn nhóm sắt - acid folic (-0,32 ± 0,73); nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Z-score trung bình của chiều dài/tuổi ở nhóm đa vi chất (-0,41 ± 0,46) thấp hơn nhóm sắt - acid folic (-0,71 ± 0,79) với mức có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Z-score trung bình cân nặng/chiều dài ở nhóm đa vi chất (-0,27 ± 0,54) cao hơn nhóm sắt - acid folic (-0,24 ± 0,52); sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Nhóm đa vi chất có tỷ lệ SDD thấp còi (3,7%) thấp hơn so với nhóm sắt - acid folic (6,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở nhóm đa vi chất, tỷ lệ SDD nhẹ cân (1,5%) thấp hơn so với nhóm sắt - acid folic ( 2,1%); tỷ lệ SDD gầy còm (1,9%) cao hơn nhóm sắt - acid folic (1,6%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).



Vòng đầu trung bình trẻ 6 tuần tuổi ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Vòng đầu trung bình ở nhóm đa vi chất (37,2 ± 1,6 cm) cao hơn nhóm sắt - acid folic (37,0 ± 1,8 cm) sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kết quả về chiều dài, cân nặng, vòng đầu ở 6 tuần tuổi này tương tự với kết quả nghiên cứu của Khan ở Bangladesh 2011 [16] và Roberfroid ở Burkina Faso 2012 [103] . Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu tổng quan trên 10 nghiên cứu của Wei Ping Lu năm 2014 [18]. Như vậy sự khác biệt giữa hai nhóm về chiều dài, cân nặng, vòng đầu của ở trẻ sơ sinh tới khi trẻ 6 tuần tuổi đã giảm bớt.



Tỷ lệ mẹ đủ sữa, cho con bú sớm sau sinh, cho con bú hoàn toàn ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic với mức có nghĩa thống kê. Tỷ lệ mẹ đủ sữa cho con bú ở nhóm đa vi chất là 87,6%, ở nhóm sắt - acid folic là 79,7%. Tỷ lệ trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu ở nhóm đa vi chất là 62,8%, ở nhóm sắt - acid folic 60,8%. Tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tuần đầu ở nhóm đa vi chất là 34,4% cao hơn nhóm sắt - acid folic là 18,2%. Thời gian bú mẹ trung bình lần đầu ở nhóm đa vi chất là 1,5 giờ, ở nhóm sắt - acid folic là 5,9 giờ. Những sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Ngoài ra tỷ lệ bú sữa non và tỷ lệ trẻ đang bú mẹ ở hai nhóm cũng cao bằng nhau (98,9%, 100%). Chúng tôi chưa tìm thấy kết quả nghiên cứu về tác động vi chất trên sữa mẹ.

Chưa thấy sự khác biệt rõ rệt về bệnh tật giữa nhóm bổ sung đa vi chất và bổ sung sắt - acid folic. Tỷ lệ trẻ bị sốt, ho, tiêu chảy trong 2 tuần qua ở hai nhóm có sự khác biệt nhỏ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số lần khám bệnh và loại hình cơ sở y tế điều trị nội trú của hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Riêng số ngày điều trị nội trú của nhóm đa vi chất (4,7  6,2 ngày) cao hơn nhóm sắt - acid folic (2,7  3,5 ngày). Tỷ lệ nhập viện bởi viêm đường hô hấp và vàng da ở nhóm đa vi chất cũng cao hơn nhóm sắt - acid folic với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này có thể lý giải ở 6 tuần tuổi khi hầu hết trẻ đang bú sữa mẹ là chính, được hưởng các kháng thể từ mẹ tỷ lệ nhiễm khuẩn thấp, trong khi với cỡ mẫu không lớn, nghiên cứu của chúng tôi chưa thể xác định được sự khác biệt.

Kết quả nghiên cứu khi trẻ 6 tháng tuổi cho thấy nhóm đa vi chất có chiều dài cao hơn nhóm sắt - acid folic với mức có ý nghĩa thống kê; cân nặng, vòng đầu trung bình cao hơn nhóm sắt - acid folic nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ đủ sữa, bú sữa mẹ ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic với mức có ý nghĩa thống kê.

Tại thời điểm điều tra 6 tháng tuổi (T4), có 343 trẻ tham gia với 172 trẻ thuộc nhóm đa vi chất và 171 trẻ thuộc nhóm sắt - acid folic (Phụ lục 1). Tỷ lệ trẻ trai hai nhóm khá tương đồng (52,6%, 52,3%) sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuổi trung bình của nhóm sắt - acid folic là là 6,23 ± 0,2 tháng, của nhóm đa vi chất là 6,3 ± 0,2 tháng. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).



Chiều dài trung bình của trẻ 6 tháng tuổi ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chiều dài của trẻ trung bình ở nhóm đa vi chất (66,3 ± 2,2 cm) cao hơn nhóm sắt - acid folic (65,8 ± 2,0 cm) sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Cân nặng trung bình trẻ 6 tháng tuổi ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Cân nặng trung bình trẻ ở nhóm đa vi chất (7795 ± 994g) cao hơn nhóm sắt - acid folic (7698 ± 928 g). Tuy vậy sự chênh lệch không có có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ SDD thấp còi ở nhóm đa vi chất là 3,5%, ở nhóm sắt - acid folic là 5,3%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ nhẹ cân và gầy còm có sự khác biệt nhỏ, không có ý nghĩa thống kê. Vòng đầu trung bình trẻ 6 tháng tuổi ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Vòng đầu trung bình ở nhóm đa vi chất (42,8 ± 1,44 cm) cao hơn nhóm sắt - acid folic (42,6 ± 1,3 cm) sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kết quả về tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở 6 tháng tuổi cho thấy thoảng cách khác biệt giữa hai nhóm ở thời điểm sơ sinh giảm dần. Kết quả này tương tự như kết quả của nghiên cứu của Khan ở Bangladesh (2011) [16], Roberfroid (2012) ở Burkina Faso [103], của Lannotti ở Peru (2012) [156].



Tỷ lệ mẹ đủ sữa, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic với mức có nghĩa thống kê. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ở nhóm đa vi chất (25,6%) cao hơn nhóm sắt - acid folic (15,3%). Tỷ lệ mẹ có đủ sữa mẹ cho trẻ bú ở nhóm đa vi chất là 83% cao hơn ở nhóm sắt - acid folic là 79%. Tỷ lệ ăn dặm ở hai nhóm là tương đương (98,8%) chứng tỏ sự tương đồng về kiến thức, kỹ năng về ăn dặm của hai nhóm. Kết quả này có thể lý giải bởi ngoài nhóm đa vi chất được bổ sung những vi chất có ảnh hưởng đến việc tiết sữa như iốt tác động lên mô tuyến vú hoặc những vitamin A, D, B, C tham gia chuyển hóa, nguyên liệu sản xuất sữa và các hócmôn kích thích tiết sữa như prolactin hoặc vi chất kích thích sự ngon miệng như kẽm [31],[157],[158].

Kết quả nghiên cứu khi trẻ 12 tháng tuổi cho thấy nhóm đa vi chất có chiều dài, cân nặng, vòng đầu cao hơn nhóm sắt - acid folic nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ đủ sữa, bú sữa mẹ ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic với mức có ý nghĩa thống kê.

331 trẻ tham gia điều tra với 165 trẻ thuộc nhóm đa vi chất và 166 trẻ thuộc nhóm sắt - acid folic (Phụ lục 1.2). Tỷ lệ trẻ trai được điều tra khi 12 tháng tuổi (T4) ở hai nhóm khá đồng đều (53,0%, 53,3%) sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuổi trung bình của nhóm sắt - acid folic là 12,4 ± 0,4 tháng, của nhóm đa vi chất là 12,4 ± 0,4 tháng; không có sự khác biệt.



Cân nặng trung bình trẻ 12 tháng tuổi ở nhóm đa vi chất cao hơn nhóm sắt - acid folic nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Cân nặng trung bình trẻ ở nhóm đa vi chất (9208 ± 1222g) cao hơn nhóm sắt - acid folic (9103 ± 1051g). Tuy vậy sự chênh lệch không có có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Chiều dài nằm của trẻ trung bình ở nhóm đa vi chất (74,6 ± 2,5 cm) cao hơn nhóm sắt - acid folic (74,3 ± 2,5 cm), tuy vậy sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Z-score trung bình cân nặng/tuổi, chiều dài/tuổi, cân nặng/chiều dài ở nhóm đa vi chất (-0,29 ± 0,89, -0,35 ± 0,93, -0,16 ± 0,84) cao hơn nhóm sắt - acid folic (-0,34 ± 0,94, -0,42 ± 0,95, -0,18 ± 0,94) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các tỷ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi và gầy còm tương ứng ở nhóm đa vi chất là 1,3%, 3%, 1,8% thấp hơn ở nhóm sắt - acid folic là 1,8%, 3,6%, 2,0%; nhưng khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả về tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở 12 tháng tuổi này tương tự như kết quả của nghiên cứu của Khan ở Bangladesh (2011) [16], Roberfroid (2012) ở Burkina Faso [103], của Lannotti ở Peru (2012) [156]. Như vậy xu hướng khác biệt giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic về chiều dài, cân nặng, vòng đầu đã giảm dần từ khi sinh đến khi 12 tháng tuổi. Có thể sau khi ngừng uống đa vi chất bổ sung (sau sinh 3 tháng) thì nhóm đa vi chất giảm dần ưu thế so với nhóm sắt - acid folic.

Tỷ lệ trẻ bị ốm thuộc nhóm đa vi chất có xu hướng thấp hơn nhóm sắt - acid folic nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ ốm trong 1 tháng qua ở nhóm đa vi chất là 54,5% ở nhóm sắt - acid folic là 58,4%, trong đó tỷ lệ ho chiếm 26,7% ở nhóm đa vi chất và 28,3% ở nhóm sắt - acid folic, ho kèm sốt là 20% ở nhóm đa vi chất và 22,9% ở nhóm sắt - acid folic, khó thở 5,5 ở nhóm đa vi chất và 9,6% ở nhóm sắt - acid folic, tiêu chảy 6,0% ở nhóm đa vi chất và 7,3% ở nhóm sắt - acid folic, sẩn ngứa 3% ở nhóm đa vi chất và 4% ở nhóm acid folic. Những khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với (p>0,05).

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ cai sữa, bổ sung vi chất, tần suất bữa ăn và loại thức ăn giữa hai nhóm đa vi chất và sắt - acid folic. Tỷ lệ cai sữa là 10,8% nhóm sắt - acid folic và 10,9% nhóm đa vi chất. Tỷ lệ bổ sung thêm men tiêu hóa, canxi, đa vi chất, vitamin A, vitamin D, kẽm là 46,4% nhóm sắt - acid folic và 41,2 % nhóm đa vi chất. Tỷ lệ sử dụng muối iốt ở nhóm sắt - acid folic là 63,9% ở nhóm đa vi chất là 63,7%. Chế độ ăn cho trẻ trong 1 tuần không có sự khác biệt; cả hai nhóm đề có 21 bữa chế phẩm từ gạo và dầu mỡ; 10 bữa thịt, 2 bữa trứng, 3 bữa tôm cua cá. Ngoài ra nhóm đa vi chất có 7 bữa sữa, 3 bữa hoa quả; nhóm sắt - acid folic có 5,5 bữa sữa và 4 bữa hoa quả. Những sự khác biệt giữa hai nhóm sắt - acid folic và đa vi chất không có ý nghĩa thống kê với (p>0,05).

Hạn chế của nghiên cứu


Cỡ mẫu mới nhằm so sánh sự thay đổi Hb, ferritin chưa đủ lớn để đánh giá các tác động can thiệp trên các chỉ số đầu ra phụ như sảy thai, dị tật thai nhi thai lưu, tử vong sơ sinh. Nghiên cứu mới chỉ thực hiện ngẫu nhiên cụm chưa thực hiện được ngẫu nhiên đơn.

Xét nghiệm vitamin D huyết thanh và iốt niệu chỉ thực hiện ở thai có tuần 32, và 6 tháng tuổi không thực hiện trước khi can thiệp nên không theo dõi được sự thay đổi trước sau can thiệp. Kết quả cân nặng PNMT trước khi có thai là kết quả hồi cứu.

Chưa có các xét nghiệm vi chất khác như kẽm, vitamin A, vi chất trong sữa mẹ, đánh giá khẩu phần ăn.

KẾT LUẬN


1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 657 PNMT từ 6-16 tuần cho thấy:

- Tình trạng thiếu máu ở mức trung bình theo WHO: Tỷ lệ PNMT bị thiếu máu là 20,7 %, trong đó tỷ lệ thiếu máu vừa là 3,7%, thiếu máu nhẹ là 17,0%. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp (Ferritin <30 µg/l) là 17,4%; trong đó có 4,3% dự trữ sắt cạn kiệt (Ferritin <15µg/l).

- Tình trạng thiếu folate, vitamin B12 ở mức nhẹ: Tỷ lệ folate huyết thanh thấp là 0,8%. nồng độ vitamin B12 thấp là 0,5%.

- Tình trạng thấp và nhẹ cân ở mức cao: Chiều cao TB là 153,6 ± 4,61 cm; 20,5% thấp dưới 150 cm. Khi tham gia nghiên cứu (tuổi thai TB 12,3 tuần), cân nặng TB là 46,5 ± 5,3 kg, vòng cánh tay TB là 23,7 ± 2,0 cm.



2. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng trên 404 PNMT cho thấy:

- Bổ sung đa vi chất tương đương với sắt - acid folic trong cải thiện nồng độ Hb huyết thanh và tình trạng thiếu máu: Tỷ lệ TM chung của nhóm ĐVC (11,2%) thấp hơn nhóm SAF (11,5%) với p >0,05. Tình trạng dự trữ sắt thấp ở nhóm ĐVC (39,6%) thấp hơn nhóm SAF (40,1%).

- Bổ sung đa vi chất có xu hướng tốt hơn sắt - acid folic với mức tăng cân nặng và vòng cánh tay: Tại thời điểm thai 32 tuần, mức tăng cân ở nhóm ĐVC (10,3 ± 2,4 kg) cao hơn nhóm SAF (9,7 ± 2,4 kg). Số đo vòng cánh tay TB khi thai 32 tuần ở nhóm ĐVC (25,1 ± 2,1cm) cao hơn nhóm SAF (24,8 ± 2,0cm).

- Bổ sung ĐVC có hiệu quả hơn SAF trong cải thiện tình trạng thiếu iốt niệu và vitamin D huyết thanh ở PNMT: Tỷ lệ thiếu vitamin D ở nhóm ĐVC (9,2%) thấp hơn nhóm SAF (17,3%); Tỷ lệ iốt niệu thấp ở nhóm ĐVC (70,8%) thấp hơn ở nhóm SAF (85,1%) với p<0,05.



3. Nghiên cứu theo dõi tác động của bổ sung đa vi chất, sắt - acid folic ở PNMT lên tăng trưởng của trẻ đến 12 tháng tuổi cho thấy:

Bổ sung ĐVC có tác động tốt hơn bổ sung SAF đối với chiều dài, cân nặng. Sự khác biệt giảm dần từ sơ sinh, đến 6 tháng và 12 tháng tuổi:

- Trẻ sơ sinh: CCTB ở nhóm ĐVC (49,8 ± 2,8 cm) cao hơn nhóm SAF (49,0 ± 2,2 cm). CNTB ở nhóm ĐVC (3233 ± 359 g) cao hơn nhóm SAF (3161 ± 335 g). Tỷ lệ nhẹ cân so với tuổi thai ở nhóm ĐVC (2,6%) thấp hơn nhóm SAF (7,3%). VĐTB ở nhóm ĐVC (33,1 ± 2,2 cm) cao hơn nhóm SAF (32,1 ± 2,1 cm). Những khác biệt này đều có YNTK (p<0,05).

- Trẻ 6 tháng tuổi: CCTB ở nhóm ĐVC (66,3 ± 2,2 cm) cao hơn nhóm SAF (65,8 ± 2,0 cm) với p<0,05. CNTB nhóm ĐVC (7795 ± 994 g) cao hơn nhóm SAF (7698 ± 928 g) và VĐTB ở nhóm ĐVC (42,8 ± 1,44 cm) cao hơn nhóm SAF (42,6 ± 1,3 cm) nhưng không có YNTK (p>0,05).

- Trẻ 12 tháng tuổi: CNTB trẻ ở nhóm ĐVC (9208 ± 1222 g) cao hơn nhóm SAF (9103 ± 1051 g) và CCTB ở nhóm ĐVC (57,2 ± 3,0 cm) cao hơn nhóm SAF (49,0 ± 2,21 cm) nhưng không có YNTK (p>0,05).

KHUYẾN NGHỊ


- Bổ sung đa vi chất cho phụ nữ mang thai là một biện pháp can thiệp thay thế cho bổ sung sắt - acid folic làm giảm tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở PNMT đồng thời cải thiện chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh.

- Bổ sung đa vi chất với liều 2 viên một tuần là phác đồ bổ sung vi chất phù hợp với vùng thiếu vi chất dinh dưỡng tương tự địa bàn nghiên cứu.

- Nên có những nghiên cứu đánh giá các tác động khác của đa vi chất với phát triển tâm vận động, trí thông minh của trẻ.



NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu đã cung cấp bộ số liệu về dinh dưỡng, thiếu máu ở PNMT, bổ sung thêm bằng chứng khoa học về can thiệp vi chất dinh dưỡng trên PNMT và theo dõi tác động của vi chất dinh dưỡng được bổ sung cho PNMT lên trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi.

Nghiên cứu đã đóng góp cơ sở lý luận và thực hành cho việc đề xuất một triển khai can thiệp cộng đồng mới nhằm cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cho khu vực thiếu máu trung bình, nhẹ với phác đồ bổ sung đa vi chất liều 2 viên/tuần.





Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
2017 -> ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG
2017 -> TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG

tải về 2.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương