VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ


Hiệu quả bổ sung đa vi chất, sắt - acid folic lên TTDD ở PNMT



tải về 2.51 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.51 Mb.
#38780
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Hiệu quả bổ sung đa vi chất, sắt - acid folic lên TTDD ở PNMT

  1. Đặc điểm PNMT tham gia nghiên cứu can thiệp


Tổng số có 404 PNMT 6-16 tuần (T0) được chọn tham gia can thiệp gồm 202 PNMT ở nhóm bổ sung sắt - acid folic và 202 PNMT thuộc nhóm bổ sung đa vi chất. Số đối tượng nghiên cứu giảm dần theo từng đợt điều tra: thai 32 tuần (T1) còn 387; khi sinh (T2) còn 381; sau sinh 6 tuần (T3) còn 374; sau sinh 6 tháng (T4) còn 343; khi trẻ 12 tháng tuổi (T5) còn 331. Tổng cộng có 73 trường hợp (18%) không tham gia đánh giá với các lý do: 44 trường hợp bỏ cuộc, 9 chuyển đi nơi khác, 19 sảy thai, 1 trường hợp thai đôi. Số lượng bỏ cuộc ở 2 nhóm gần xấp xỉ nhau. Trong đó các trường hợp bỏ cuộc có 13 trường hợp bỏ cuộc do gặp biến cố bất lợi (nôn, buồn nôn), 9 trường hợp (4%) thuộc nhóm đa vi chất và 4 trường hợp (2%) thuộc nhóm sắt - acid folic.
        1. Thông tin chung về đối tượng trước khi tham gia nghiên cứu can thiệp


Kết quả điều tra ban đầu cho thấy nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic có số lượng đối tượng tham gia bằng nhau (202) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về đặc điểm dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình.
Bảng 3.11. Đặc điểm tuổi, thai sản, số con, tuổi con gần nhất

Đặc điểm

Nhóm Sắt - acid folic

(n =202)


Nhóm Đa vi chất

(n =202)


p

Test 2

n

%

n

%




Tuổi












0,05



23

68

33,7

60

29,7

24-28

82

40,6

90

44,6

29

52

25,7

52

25,7

Số lần sinh trước đây
















0 lần

65

32,2

57

28,3

0,05



1 lần

137

67,8

145

71,7

Số con đang sống
















1 con

112

55,4

112

55,4

0,05



2 con

23

11,4

31

15,3

3 con

1

0,5

2

1,0

Tuổi con gần nhất
















< 2

17

8,4

10

5,0

 0,05


≥ 2

120

59,4

135

66,8

Bảng 3.10 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa hai nhóm đa vi chất và sắt - acid folic về nhóm tuổi, số lần có thai, số lần sinh, số con đang sống, tuổi con gần nhất. Tỷ lệ tương ứng nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic xếp theo thứ tự từ cao đến thấp gồm: nhóm 24-28 tuổi là 44,6% ở nhóm đa vi chất và 42,6% ở nhóm sắt - acid folic; nhóm dưới 24 tuổi là 29,7% ở nhóm đa vi chất và 33,7% ở nhóm sắt - acid folic; nhóm trên 28 tuổi là 25,7% ở nhóm đa vi chất và 25,7% ở nhóm sắt - acid folic. Tỷ lệ sinh con lần hai trở lên là 71,7% ở nhóm đa vi chất và 67,8% ở nhóm sắt - acid folic; tỷ lệ sinh con lần đầu là 28,3% ở nhóm đa vi chất, 32,2% ở nhóm sắt - acid folic. Tỷ lệ có một con là 55,4% ở nhóm đa vi chất, 55,4%), tỷ lệ có hai con là 15,3% ở nhóm đa vi chất và 11,4% ở nhóm sắt - acid folic, tỷ lệ có ba con là 1% ở nhóm đa vi chất, 0,5% ở nhóm sắt - acid folic. Tỷ lệ tuổi con gần nhất từ 2 tuổi trở lên là 66,8% ở nhóm đa vi chất và 59,4% ở nhóm sắt - acid folic; tỷ lệ có con dưới hai tuổi là 5% ở nhóm đa vi chất và 8,4% ở nhóm sắt - acid folic.
        1. Đặc điểm dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng trước can thiệp


Bảng 3.12. Đặc điểm dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng trước khi can thiệp

Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic

(n = 202)

(TB  SD)



Nhóm Đa vi chất

(n = 202)

(TB  SD)

p*

BMI trước khi có thai (kg/m2)

19,7 ± 1,9

19,7 ± 1,9

> 0,05

Cân nặng (kg)

46,9 ± 5,4

46,0 ± 5,3

 0,05

Chiều cao (cm)

154,3 ± 4,9

153,0 ± 4,5

 0,05

Vòng cánh tay (cm)

23,8 ± 2,0

23,8 ± 2,1

 0,05

Nồng độ Hemoglobin (g/l)

118,2 ± 11,4

118,1 ± 10,0

> 0,05

Nồng độ TfR HT (mg/l)

2,8 ± 0,6

2,9 ± 0,6

> 0,05

Chỉ số

TV (25th - 75th)

TV (25th - 75th)

p**

Nồng độ Ferritin HT (µg/l)

55,5 (36 - 86)

58 (39 - 83)

 0,05

Acid folic huyết thanh (nmol/L)

29,1 (21,8 - 34)

28 (22,8 - 33,1)

 0,05

Vitamin B12 huyết thanh (pmol/L)

420 (332 - 544)

427 (332 - 528)

> 0,05

*) T-test độc lập cho 2 giá trị trung bình;

**) Test Mann Whitney cho 2 giá trị trung vị.

Bảng 3.11 cho thấy không có sự khác biệt về các chỉ số BMI, chiều cao, cân nặng, vòng cánh tay, nồng độ hemoglobin, tranferin, ferritin, acid folic, vitamin B12 huyết thanh giữa hai nhóm đa vi chất và sắt - acid folic trong điều tra ban đầu trước khi can thiệp (p>0,05). Kết quả hai nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic theo từng chỉ số gồm: BMI trước khi có thai là 19,7 ± 1,9 kg/m2 ở nhóm đa vi chất và 19,7 ± 1,9 kg/m2 ở nhóm sắt - acid folic; Cân nặng trước khi mang thai là 46,0 ± 5,3 kg ở nhóm đa vi chất và 46,9 ± 5,4 kg ở nhóm sắt - acid folic; Chiều cao là 153,0 ± 4,5 cm ở nhóm đa vi chất và 154,3 ± 4,9 cm ở nhóm sắt - acid folic; Vòng cánh tay là 23,8 ± 2,1 cm ở nhóm đa vi chất và 23,8 ± 1,9 cm ở nhóm sắt - acid folic; Nồng độ Hemoglobin huyết thanh là 118,1 ± 10,0 g/l ở nhóm đa vi chất và 118,2 ± 11,4 g/l ở nhóm sắt - acid folic; Nồng độ transferrin receptor huyết thanh là 2,9 ± 0,6 mg/l ở nhóm đa vi chất và 2,8 ± 0,6 mg/l) ở nhóm sắt - acid folic; Nồng độ Ferritin huyết thanh trung vị là 58 (39 - 83) µg/l ở nhóm đa vi chất và 55,5 (36 - 86) µg/l ở nhóm sắt - acid folic; Nồng độ acid folic huyết thanh trung vị là 28 (22,8 - 33,1) ở nhóm đa vi chất nmol/L và 29,1 (21,8 - 34)nmol/L ở nhóm sắt - acid folic. Nồng độ vitamin B12 là 427 (332 - 528) ở nhóm đa vi chất và 420 (332 - 544) pmol/L ở nhóm sắt - acid folic.

Bảng 3.13. Một số yếu tố liên quan đến dinh dưỡng, thiếu máu

Đặc điểm

Nhóm Sắt - acid folic (n =202)

Nhóm Đa vi chất (n =202)

p

Test 2

n

%

n

%

Thay đổi chế độ ăn khi có thai













0,05

Ăn nhiều rau quả hơn

79

39,1

67

33,2

Ăn nhiều thịt cá hơn

90

44,5

72

35,6

Có sử dụng bổ sung
















Sắt

75

37,1

66

32,7

0,05



Vitamin tổng hợp

Thuốc nam, đông y

26

11

12,9

5,5

21

18

10,4

8,9

Tẩy giun trong năm qua

43

21,3

42

20,8

0,05

Quáng gà vào chiều tối

4

2,0

7

3,5

0,05

Bảng 3.12 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa nhóm sắt - acid folic và nhóm đa vi chất về các chỉ số: thay đổi chế độ ăn khi có thai, có sử dụng thuốc bổ gồm sắt, vitamin tổng hợp, thuốc đông y và việc tẩy giun, quáng gà vào chiều tối. So sánh kết quả theo nhóm đa vi chất và sắt - acid folic theo từng chỉ số ta có: Tỷ lệ ăn nhiều thịt cá hơn là 35,6% ở nhóm ĐVC và 44,6% nhóm SAF; tỷ lệ ăn nhiều rau quả hơn là 33,2% ở nhóm đa vi chất và 39,1 ở nhóm sắt - acid folic. Tỷ lệ tự sử dụng viên sắt là 32,7% ở nhóm đa vi chất và 37,1 ở nhóm sắt - acid folic; tỷ lệ sử dụng vitamin tổng hợp là 10,4% ở nhóm đa vi chất và 12,9% ở nhóm sắt - acid folic; tỷ lệ sử dụng thuốc nam, đông y là 8,9% ở nhóm đa vi chất và 5,5% ở nhóm sắt - acid folic. Tỷ lệ tẩy giun trong năm là 20,8% ở nhóm đa vi chất và 21,3 % ở nhóm sắt - acid folic. Tỷ lệ quáng gà vào chiều tối là 3,5% ở nhóm đa vi chất và 2,0% ở nhóm sắt - acid folic.

      1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất với sắt - acid folic lên tình trạng thiếu máu


Bảng 3.14. Thay đổi hàm lượng Hb của hai nhóm ở tuần thai 32

Chỉ số

Nhóm Sắt - Acid folic (TB  SD)

Nhóm Đa vi chất (TB  SD)

p*

Hb huyết thanh

n

(g/l)

n

(g/l)

Trước can thiệp (T0)

202

118,2 ± 11,4

202

118,1 ± 10,1

>0,05

Thai 32 tuần (T1)

192

122,6 ± 11,8

187

123,1 ± 11,5

>0,05

Chênh lệch trước - sau




4,4 ± 12,8




4,9 ± 12,5

>0,05

P**




<0,05




<0,05




*) T-test độc lập so sánh 2 nhóm; **) Paired test so sánh trước sau cùng nhóm.

Bảng 3.15 cho thấy ở tuần thứ 32 của thai kỳ (T1), cả hai nhóm đều có sự cải thiện về nồng độ Hb huyết thanh trung bình so với trước khi can thiệp (T0). Ở nhóm đa vi chất trước can thiệp là 118,1 ± 10,1 g/l sau 16 tuần can thiệp là 123,1 ± 11,5 g/l (tăng 4,9 ± 12,5 g/l), nhóm sắt - acid folic trước can thiệp là 118,2 ± 11,4 g/l sau can thiệp là 122,6 ± 11,8 g/l(tăng 4,4 ± 12,8 g/l). Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê khi kiểm định bằng paired test (p<0,05). Tuy vậy, không có sự khác biệt giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic khi kiểm định sự bằng T test độc lập (p>0,05).



Hình 3.7. Thay đổi tỷ lệ thiếu máu của PNMT ở tuần thai 32

Ở tuần thai thứ 32 (T1) tỷ lệ thiếu máu của cả hai nhóm đều có xu hướng giảm (hình 3.5) so với trước khi can thiệp (T0). Tỷ lệ thiếu máu chung của nhóm đa vi chất giảm từ 19,3% xuống còn 11,2%, nhóm sắt - acid folic giảm từ 20,3% xuống còn 11,5%; Tỷ lệ thiếu máu nhẹ giảm của nhóm đa vi chất giảm từ 16,3% xuống còn 9,6%, nhóm sắt - acid folic giảm từ 16,8% xuống còn 10,9%, Tỷ lệ thiếu máu vừa của nhóm đa vi chất giảm từ 3,0% xuống 1,6% nhóm sắt - acid folic giảm từ 3,5% xuống còn 0,5%. Sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu của từng nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên không có sự khác biệt giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic khi kiểm định test 2 và Fisher’s Exact Test.

Bảng 3.15. Thay đổi hàm lượng Ferritin của PNMT ở tuần thai 32



Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic

TV (25th - 75th)



Nhóm Đa vi chất

TV (25th - 75th)



p*

Ferritin huyết thanh

n

(µg/l)

n

(µg/l)

Trước can thiệp (T0)

202

55,1

(36,0 - 86,3)



201

58,0

(38,5 - 83,5)



>0,05

Thai 32 tuần (T1)

192

33,0

(21,0 - 45,0)



187

33,0

(24,0 - 51,0)



>0,05

Chênh lệch trước - sau




-22,1




-25

>0,05

P**




<0,01




<0,01




*) Test Mann Whitney so sánh 2 trung vị; **) Wilcoxon Signed Ranks Test so sánh trước sau cùng nhóm.

Ở tuần thai thứ 32 (T1) nồng độ Ferritin huyết thanh bị sụt giảm rõ rệt (Bảng 3.14). Ở nhóm sắt - acid folic, trung vị giảm từ 55,1 µg/l xuống 33,0 µg/l; ở nhóm đa vi chất, trung vị giảm từ 58,0 µg/l xuống 33,0 µg/l. Sự khác biệt trong cùng một nhóm tại T0 và T1 có ý nghĩa thống kê mức p<0,01 khi kiểm định với Wilcoxon Signed Rank test. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm đa vi chất và sắt - acid folic tại cùng một thời điểm khi kiểm định với test Mann Whitney so sánh 2 trung vị (p>0,05).



Hình 3.8. Thay đổi tỷ lệ thiếu dự trữ sắt của PNMT ở tuần thai 32

Hình 3.6 cho thấy dự trữ sắt thiếu tại thời điểm thai 32 tuần (T1) có xu hướng tăng rõ rệt so với trước khi can thiệp (T0) ở cả hai nhóm so với thời điểm thai 6-16 tuần (T0). Tình trạng thiếu dự trữ sắt ở nhóm đa vi chất tăng từ 13,4% lên 39,6%; ở nhóm sắt - acid folic tăng từ 15,4% lên 40,1%. Trong đó, ở nhóm đa vi chất tỷ lệ dự trữ sắt thấp tăng 10,4% lên 31,6%; tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt tăng từ 3% lên 8%. Ở nhóm sắt - acid folic tỷ lệ dự trữ sắt thấp tăng từ 12,9% lên 31,8%; dự trữ sắt cạn kiệt tăng từ 2,5% lên 8,3% ở nhóm sắt - acid folic. Sự khác biệt giữa T1 và T0 có ý nghĩa thống kê với kiểm định với test 2 và Fisher’s Exact Test (p<0,05). Tuy vậy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm tại cùng một thời điểm khi kiểm định với test 2 và Fisher’s Exact Test (p>0,05)
Bảng 3.16. Thay đổi hàm lượng Hemoglobin sau sinh 6 tháng

Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic (TB  SD)

Nhóm Đa vi chất (TB  SD)

p*

Hb huyết thanh

n

(g/l)

n

(g/l)

Trước can thiệp (T0)

202

118,2 ± 11,4

202

118,1 ± 10,1

>0,05

Sau sinh 6 tháng (T4)

171

122,5 ± 10,8

171

122,9 ± 10,9

>0,05

Chênh lệch trước - sau




4,6 ± 12,3




5,4 ± 11,2

>0,05

P**




<0,05




<0,05




*) T-test độc lập so sánh 2 nhóm; **) Paired test so sánh cùng nhóm.

Bảng 3.15 cho thấy nồng độ Hb ở bà mẹ sau sinh 6 tháng (T4) vẫn còn ở mức cao hơn trước khi can thiệp (T0) ; ở nhóm đa vi chất là 122,9 ± 10,9 g/l , ở nhóm sắt - acid folic là 122,5 ± 10,8 g/l; với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sự khác biệt giữa hai nhóm rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).



Hình 3.9. Sự thay đổi tỷ lệ thiếu máu ở sau sinh 6 tháng

Tại thời điểm sau sinh 6 tháng, tỷ lệ thiếu máu của hai nhóm vẫn thấp hơn trước khi can thiệp (Hình 3.7) ở cả hai nhóm. Tỷ lệ thiếu máu chung là 7% ở nhóm đa vi chất và 8,2% ở nhóm sắt - acid folic so với (T0) là 19,3% ở nhóm đa vi chất và 8,2% ở nhóm sắt - acid folic. Trong đó, tỷ lệ thiếu máu nhẹ là 5,3% ở nhóm đa vi chất và 5,8% ở nhóm sắt - acid folic so với 16,3% và 16,8% ở giai đoạn T0. Tỷ lệ thiếu máu vừa ở T4 là 1,8% ở nhóm đa vi chất và 2,3% ở nhóm sắt - acid folic so với 3% ở nhóm đa vi chất và 3,5% ở nhóm sắt -acid folic. Tuy vậy, không có sự khác biệt: giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic (p>0,05 với test 2 hoặc Fisher’s Exact Test, Bootstrap 1000 samples).

Bảng 3.17. Thay đổi hàm lượng Ferritin sau sinh 6 tháng



Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic

TV (25th - 75th)



Nhóm Đa vi chất

TV (25th - 75th)



p*

Ferritin huyết thanh

n

(µg/l)

n

(µg/l)

Trước can thiệp (T0)

202

55,1

(36,0 - 86,3)



201

58,0

(38,5 - 83,5)



>0,05

Sau sinh 6 tháng (T4)

171

53,0

(37,0 - 72,0)



169

56,0

(38,0 - 77,0)



>0,05

Chênh lệch trước - sau




-2,1




-2

>0,05

P**




<0,05




<0,05




*) Test Mann Whitney so sánh 2 trung vị; **) Wilcoxon Signed Ranks Test so sánh trước sau cùng nhóm.

Bảng 3.16 cho thấy nồng độ ferritin huyết thanh của hai nhóm ở thời điểm 6 tháng sau sinh (T4) vẫn cao hơn trước khi can thiệp (T0) ở mức có ý nghĩa thống kê (p<0,05 với Wilcoxon Signed Ranks Test so sánh trước sau cùng nhóm). Không có sự khác biệt giữa trung vị hai nhóm sắt - acid folic và đa vi chất (p>0,05). Nồng độ của ferritin huyết thanh trung vị ở T4 là 56,0 (38,0 - 77,0) µg/l ở nhóm đa vi chất và 53,0 (37,0 - 72,0)µg/l ở nhóm sắt - acid folic so với tại thời điểm T0 là 58,0 (38,5 - 83,5) µg/l ở nhóm đa vi chất và 55,1( 36,0 - 86,3) µg/l ở nhóm sắt - acid folic



Hình 3.10. Thay đổi tỷ lệ thiếu dự trữ sắt sau sinh 6 tháng

Tỷ lệ dự trữ sắt thấp và dự trữ sắt cạn kiệt ở thời điểm 6 tháng sau sinh (T4) ít khác biệt với trước can thiệp và giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic (Hình 3.8). Tỷ lệ thiếu dự trữ sắt ở T4 là 13,6% ở nhóm đa vi chất và 15,2% ở nhóm sắt - acid folic so với T0 là 13,4% ở nhóm đa vi chất và 15,3% ở nhóm sắt - acid folic. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp ở T4 là 11,4% ở nhóm đa vi chất và 14% ở nhóm sắt - acid folic so với T0 là 12% ở nhóm đa vi chất và 12,9% ở nhóm sắt - acid folic. Tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt tại thời điểm T4 là 1,8% ở nhóm đa vi chất và 1,2% ở nhóm sắt - acid folic so với tại thời điểm T0 2,4% ở nhóm đa vi chất và 2,9% ở nhóm sắt - acid folic. Những sự khác biệt giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt về thiếu dự trữ sắt, dự trữ sắt thấp, dự trữ sắt cạn kiệt đều không có ý nghĩa thống kê (p>0,05 với test 2 hoặc Fisher’s Exact Test, Bootstrap 1000 samples).

Bảng 3.18. Thay đổi hàm lượng TfR sau sinh 6 tháng



Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic

Nhóm Đa vi chất

p

Nồng độ transferrin receptor huyết thanh (mg/l)

n

(TB SD) (mg/l)

n

(TB SD) (mg/l)

Trước can thiệp (T0)

202

2,84 ± 0,65

201

2,92 ± 2,99

>0,05a

6 tháng sau sinh (T4)

171

3,51 ± 0,77

169

3,52 ± 0,80

>0,05a

p




<0,05b




<0,05b







n

%

n

%




TfR >8 mg/l (T0)

0

0

0

0




TfR >8 mg/l (T4)

0

0

0

0




TfR >3,6 mg/l (T0)

24

11,9

23

11,4

>0,05c

TfR >3,6 mg/l (T4)

78

45,6

74

43,8

>0,05c

a) T-test độc lập so sánh 2 nhóm; b) Paired test so sánh trước sau cùng nhóm; c) Test 2.

Bảng 3.17 cho thấy nồng độ trung bình transferrin receptor huyết thanh ở thời điểm 6 tháng sau sinh (T4) cao hơn trước can thiệp (T0) ở cả hai nhóm. Nhóm đa vi chất có nồng độ trung bình cao hơn nhóm sắt - acid folic không đáng kể. Tại thời điểm T4 nồng độ transferrin huyết thanh ở nhóm đa vi chất là 3,52 ± 0,80 mg/l ở nhóm sắt - acid folic là 3,51 ± 0,77 mg/l so với T0 ở nhóm đa vi chất là 2,92 ± 2,99 mg/l ở nhóm sắt - acid folic là 2,84 ± 0,65 mg/l. Sự khác biệt giữa ở thời điểm T0 và T4 ở cả hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sự khác biệt giữa hai nhóm ở mỗi thời điểm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nồng độ transferrin receptor huyết thanh tính theo ngưỡng >8 mg/l, thì cả hai thời điểm T0 và T4 đều không có PNMT nào vượt ngưỡng này. Nếu tính theo ngưỡng >3,6 mg/l tại thời điểm T0 tỷ lệ PNMT có nồng độ transferrin receptor trung bình cao hơn ngưỡng là 11,4% ở nhóm đa vi chất và 11,9 ở nhóm sắt - acid folic. Tại thời điểm T4 có 43,8% ở nhóm đa vi chất và 45,6% ở nhóm sắt - acid folic. Sự khác biệt giữa nhóm đa vi chất và sắt - acid folic không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.19. Thay đổi hàm lượng hemoglobin sau sinh 12 tháng

Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic (TB  SD)

Nhóm Đa vi chất (TB  SD)

p*

Hb huyết thanh

n

(g/l)

n

(g/l)

Trước can thiệp (T0)

202

118,2 ± 11,4

202

118,1 ± 10,1

>0,05

Sau sinh 12 tháng (T5)

165

123,5 ± 11,7

164

124,6 ± 10,6

>0,05

Chênh lệch trước - sau




5,6 ± 12,4




6,9 ± 10,7

>0,05

P**




<0,05




<0,05




*) T-test so sánh 2 nhóm; **) Paired test so sánh trước sau cùng nhóm.

Bảng 3.18 cho thấy nồng độ Hb ở bà mẹ sau sinh 12 tháng (T5) vẫn còn ở mức cao hơn trước khi can thiệp (T0) ; ở nhóm sắt - acid folic là 123,5 ± 11,7 g/l ; nhóm đa vi chất là 124,6 ± 10,6 g/l  với sự khác biệt của mỗi nhóm ở hai thời điểm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sự khác biệt giữa hai nhóm cùng thời điểm là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).



Hình 3.11. Thay đổi tỷ lệ thiếu máu sau sinh 12 tháng



Tại thời điểm sau sinh 12 tháng (T5), tỷ lệ thiếu máu của hai nhóm vẫn thấp hơn trước khi can thiệp (Hình 3.9). Ở nhóm đa vi chất có tỷ lệ thiếu máu chung là 9,8%, trong đó tỷ lệ thiếu máu nhẹ là 9,1%, tỷ lệ thiếu máu vừa là 0,7%. Ở nhóm sắt - acid folic có tỷ lệ thiếu máu chung là 10,9%, trong đó tỷ lệ thiếu máu nhẹ là 6,7% và thiếu máu vừa là 4,2%. Sự khác biệt giữa T0 và T5 có ý nghĩa thống kê. Tuy vậy, sự khác biệt giữa tỷ lệ thiếu máu của nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic không có ý nghĩa thống kê (p>0,05 với test 2, Fisher’s Exact Test, Bootstrap 1000 samples cho trường hợp số quan sát nhỏ).

Hình 3.12. Thay đổi tỷ lệ thiếu máu qua các thời điểm nghiên cứu



Hình 3.10 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở cả hai nhóm biến thiên theo xu hướng cao nhất khi trước can thiệp (T0) và giảm đáng kể sau 16 tuần can thiệp (T1) và tiếp tục giảm sau khi sinh 6 tháng (T4) và tăng trở lại tại thời điểm sau sinh 12 tháng (T5). Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm đa vi chất có xu hướng thấp hơn so với nhóm sắt - acid folic tại tất cả thời điểm điều tra nhưng sự khác biệt là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
      1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất với sắt - acid folic lên tình trạng dinh dưỡng

        1. So sánh hiệu quả của bổ sung sắt - acid folic, đa vi chất trên các chỉ số nhân trắc



Bảng 3.20. Thay đổi cân nặng của hai nhóm qua từng thời điểm

Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic (TB SD)

Nhóm Đa vi chất (TB SD)

p*

Cân nặng (Kg)

n

(Kg)

n

(Kg)

Trước khi có thai

201

45,7 ± 5,4

201

44,7 ± 5,1

>0,05

Có thai 6-16 tuần (T0)

202

46,9 ± 5,5

202

46,1 ± 5,3

>0,05

Thai 32 tuần (T1)

194

55,2 ± 5,9

193

55,2 ± 5,5

>0,05

Tăng cân tuần 32




9,7 ± 2,4




10,3 ± 2,4

>0,05

Sau sinh 6 tháng (T4)

169

48,7 ± 6,0

171

49,3 ± 6,0

>0,05

Sau sinh 12 tháng (T5)

165

47,7± 5,9

165

47,9± 6,0

>0,05

*) T-test độc lập so sánh 2 nhóm.

Bảng 3.19 cho thấy trước khi có thai, nhóm đa vi chất có cân nặng trung bình (44,7 ± 5,1kg) thấp hơn nhóm sắt - acid folic (45,7 ± 5,4 kg). Tại thời điểm thai 6-16 tuần (T0) nhóm sử dụng đa vi chất có xu hướng tăng cân tốt hơn (46,1 ± 5,3 kg) nhưng vẫn nhẹ cân hơn nhóm sắt - acid folic (46,9 ± 5,5kg). Tại thời điểm thai 32 tuần cân nặng trung bình của nhóm đa vi chất (55,2 ± 5,5 kg) bằng nhóm sắt - acid folic (55,2 ± 5,9 kg). Và như vậy sau 32 tuần, mức tăng cân ở nhóm đa vi chất là 10,3 ± 2,4 kg cao hơn hơn nhóm sắt - acid folic là 9,7 ± 2,4 kg. Tại thời điểm sau sinh 6 tháng, cân nặng trung bình của phụ nữ nhóm đa vi chất là 49,3 ± 6,0 kg và nhóm sắt - acid folic là 48,7 ± 6,0 kg. Tại thời điểm sau sinh 12 tháng, cân nặng trung bình của phụ nữ nhóm đa vi chất là 47,9± 6,0 kg và nhóm sắt - acid folic là 47,7± 5,9 kg. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm sắt - acid folic và đa vi chất với p>0,05.


Bảng 3.21. Tỷ lệ BMI của hai nhóm trước và sau sinh 12 tháng

Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic

Nhóm Đa vi chất

p

Test 2

BMI thấp (<18,5 kg/m2)

n

%

n

%




Trước khi có thai

75

38,5

78

39,2

>0,05

Sau sinh 6 tháng (T4)

27

16,1

18

10,7

>0,05

Sau sinh 12 tháng (T5)

37

22,8

165

16,8

>0,05

BMI cao (25 kg/m2)

n

%

n

%




Trước khi có thai

0

0

1

0,5

>0,05

Sau sinh 6 tháng (T4)

8

4,8

11

6,5

>0,05

Sau sinh 12 tháng (T5)

5

3,1

6

3,7

>0,05

Bảng 3.20 cho thấy tỷ lệ phụ nữ có BMI thấp (<18,5 kg/m2) ở PNMT trước khi có thai ở nhóm đa vi chất là 39,2% cao hơn ở nhóm sắt - acid folic là 38,5%; tại thời điểm sau sinh 6 tháng (T4) ở nhóm đa vi chất là 10,7% thấp hơn nhóm sắt - acid folic là 16,1%; tại thời điểm sau sinh 12 tháng (T5) ở nhóm đa vi chất là 16,8% thấp hơn ở nhóm sắt - acid folic là 22,8%. Tuy vậy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ phụ nữ có BMI cao (≥ 25 kg/m2) trước khi có thai bằng ở nhóm đa vi chất là 0,5% và ở nhóm sắt - acid folic 0%; tỷ lệ này sau sinh 6 tháng (T4) là 6,5% ở nhóm đa vi chất và 4,8% ở nhóm sắt - acid folic. Đến sau sinh 12 tháng (T5) tỷ lệ này là 3,7% ở nhóm đa vi chất và 3,1% ở nhóm sắt - acid folic. Sự khác biệt giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.22. Thay đổi vòng cánh tay trước và sau sinh

Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic (TB  SD)

Nhóm Đa vi chất (TB  SD)

p*

Vòng cánh tay (cm)

n

(cm)

n

(cm)

Có thai 6-16 tuần (T0)

202

23,8 ± 2,0

202

23,8 ± 2,1

>0,05

Thai 32 tuần (T1)

187

24,8 ± 2,0

190

25,1 ± 2,1

>0,05

Sau sinh 6 tháng (T4)

169

24,9 ± 2,2

164

25,3 ± 2,3

>0,05

Sau sinh 12 tháng (T5)

165

24,8 ± 2,2

164

25,1 ± 2,5

>0,05

*) T-test độc lập so sánh 2 nhóm.

Bảng 3.21 cho thấy số đo vòng cánh tay trung bình của PNMT cả hai nhóm đều tăng khi thai 32 tuần (T1) và tăng cao nhất ở thời điểm 6 tháng sau sinh (T4) rồi giảm nhẹ ở thời điểm 12 tháng sau sinh. Tại T0, số đo vòng cánh tay trung bình ở nhóm đa vi chất là 23,8 ± 2,1 cm, ở nhóm sắt - acid folic là 23,8 ± 2,0 cm; ở thời điểm T1, ở nhóm đa vi chất là 25,1 ± 2,1 cm, ở nhóm sắt - acid folic là 24,8 ± 2,0 cm; ở thời điểm T4, ở nhóm đa vi chất là 25,3 ± 2,3 cm, ở nhóm sắt - acid folic là 24,9 ± 2,2 cm; ở thời điểm T5, ở nhóm đa vi chất là 25,1 ± 2,5 cm, ở nhóm sắt - acid folic là 24,8 ± 2,2 cm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic ở cùng thời điểm.


Bảng 3.23. So sánh tỷ lệ vòng cánh tay dưới 23 cm của hai nhóm

Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic

Nhóm Đa vi chất

P

Test 2

Vòng cánh tay thấp (<23 cm)

n

%

n

%

Thai 6-16 tuần (T0)

69

34,2

70

34,7

>0,05

Thai 32 tuần (T1)

25

13,4

23

12,1

>0,05

Sau sinh 6 tháng (T4)

24

14,2

22

13,4

>0,05

Sau sinh 12 tháng (T5)

30

18,2

26

15,9

>0,05

Bảng 3.22 cho thấy tỷ lệ vòng cánh tay nhỏ (<23 cm) ở các thời điểm điều tra khác nhau có xu hướng giảm dần ở thai tuần 32 và sau sinh 6 tháng sau đó tăng trở lại vào tháng 12 sau sinh. Tại thời điểm T0, tỷ lệ vòng cánh tay nhỏ ở nhóm đa vi chất là 34,7% cao hơn nhóm sắt - acid folic là 34,2%; tại thời điểm T1, ở nhóm đa vi chất là 12,1% thấp hơn nhóm sắt - acid folic là 13,4%; tiếp đến thời điểm sau sinh 6 tháng (T4), ở nhóm đa vi chất là 13,4% thấp hơn nhóm sắt - acid folic là 14,2%; tại thời điểm trẻ 12 tháng (T5), ở nhóm đa vi chất là 15,9% thấp hơn nhóm sắt - acid folic là 18,2%. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa 2 nhóm sắt - acid folic và đa vi chất tại từng thời điểm nghiên cứu.
        1. Hiệu quả của bổ sung sắt - acid folic, đa vi chất đối với một số vi chất dinh dưỡng ở PNMT



Bảng 3.24. Nồng độ iốt niệu tại thời điểm thai 32 tuần và sau sinh 6 tháng

Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic

Nhóm Đa vi chất

p

Nồng độ iốt niệu

n

TV (25th - 75th) (µg/l)

n

TV (25th - 75th) (µg/l)

Thai 32 tuần (T1)

194

53,0

(33,6 - 82,5)



192

66,6

(35,8 - 114,2)



<0,05a

Sau sinh 6 tháng (T4)

170

36,4

(18,8 - 70,0)



171

41,0

(20,6 - 69,7)



>0,05a

P**




<0,05b




<0,05b




Tỷ lệ iốt niệu thấp

(<150 µg/l)

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %




Tỷ lệ iốt niệu thấp ở T1

165

85,1

136

70,8

<0,01c

Tỷ lệ iốt niệu thấp ở T4

144

84,7

144

84,2

>0,05c

a) Kiểm định Mann Whitney so sánh 2 trung vị; b) Kiểm định Wilcoxon Signed Ranks so sánh trước sau cùng nhóm; c) Test 2 so sánh tỷ lệ hai nhóm.

Bảng 3.23 cho thấy nồng độ iốt niệu của cả hai nhóm ở thời điểm sau sinh 6 tháng (T4) thấp hơn ở thời điểm thai 32 tuần (T1). Tại thời điểm T1, nhóm đa vi chất có nồng độ iốt niệu trung vị là 66,6 µg/l cao hơn ở nhóm sắt - acid folic là 53,0 µg/l; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đến thời điểm T4, nồng độ iot niệu trung vị nhóm đa vi chất là 41,0 µg/l cao hơn nhóm sắt - acid folic là 36,4 µg/l nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ iốt niệu thấp tại thời điểm T1 ở nhóm đa vi chất là 70,8% nhỏ hơn ở nhóm sắt - acid folic là 85,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Đến thời điểm T4, ở nhóm đa vi chất là 84,2% thấp hơn nhóm sắt - acid folic 84,7%; sự khác biệt nhỏ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


Bảng 3.25. Hàm lượng vitamin D huyết thanh tại thời điểm thai 32 tuần

Chỉ số

Nhóm Sắt - acid folic


Nhóm Đa vi chất


p*




n

TV

(25th - 75th)



n

TV

(25th - 75th)



Nồng độ 25-OH vitamin D huyết thanh (nmol/L)

180

66,8

(56,7 - 81,0)



178

76,4

(60,9 - 89,1)



<0,05*

Tỷ lệ thiếu Vitamin D (<50 nmol/L)

30

17,3%

16

9,2%

<0,05**

Tỷ lệ thừa Vitamin D (>100 nmol/L)

14

8,1%

26

14,9%

<0,05**

*) Test Mann Whitney so sánh 2 trung vị; **) Test 2 so sánh tỷ lệ hai nhóm.

Bảng 3.24 cho thấy nồng độ 25-OH vitamin D huyết thanh ở thời điểm T1 có sự khác biệt giữa nhóm đa vi chất 76,4 (60,9 - 89,1) nmol/L và nhóm sắt - acid folic 66,8 (56,7 - 81,0) nmol/L. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ thiếu vitamin D (<50 nmol/L) ở nhóm đa vi chất là 9,2% thấp hơn nhóm sắt - acid folic 17,3%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ dư thừa vitamin D (≥ 100 nmol/L) tại thời điểm T1 ở nhóm đa vi chất là 14,9% cao hơn ở nhóm sắt - acid folic là 8,1% cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Không có trường hợp nào có nồng độ vitamin D cao quá mức (≥ 200 nmol/L). Nồng độ vitamin D cao nhất ở nhóm đa vi chất có duy nhất 1 trường hợp 178 nmol/L, các trường hợp khác từ 139 nmol/L trở xuống; ở nhóm sắt - acid folic cao nhất là 131 nmol/L.



    1. Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
      Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
      Documents -> TỔng cục dạy nghề
      Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
      Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
      Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
      Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
      2017 -> ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG
      2017 -> TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG

      tải về 2.51 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương