VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ


CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai



tải về 2.51 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.51 Mb.
#38780
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

  1. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai

    1. Đặc điểm nhân khẩu, thai sản của PNMT


Đã có 657 phụ nữ mang thai tham gia vào nghiên cứu cắt ngang; cỡ mẫu này đủ cho điều tra trước can thiệp trên PNMT theo thiết kế tìm hiểu tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt và các yếu tố liên quan và đảm bảo việc lựa chọn các đối tượng đủ tiêu chuẩn cho nghiên cứu can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng theo đề cương nghiên cứu.

Quần thể nghiên cứu tương đối thuần nhất với hầu hết PNMT là dân tộc Kinh (98,9%). Những đặc điểm này có thể cho phép giả định sự tương đồng về phong tục tập quán chế độ ăn uống, sinh hoạt. Những yếu tố tương đồng này giúp hạn chế những yếu tố nhiễu khi đánh giá hiệu quả can thiệp.

Đối tượng nghiên cứu nhìn chung có học vấn tương đối khá, không có người mù chữ, tiểu học chiếm 14,8%, trình độ phổ thông cơ sở chiếm 53,4%; trung học 23,3%, trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm 8,5%. Đặc điểm này tương đồng với vùng Đồng bằng sông Hồng và cao hơn khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa [80]. Việc này giúp cho việc triển khai nghiên cứu thuận lợi hơn từ việc nhanh chóng hiểu biết về nghiên cứu, tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ chế độ bổ sung vi chất.

Nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là làm ruộng 44,0%; làm thủ công, công việc thời vụ, buôn bán nhỏ chiếm 22,5%; công nhân chiếm 14,5%; công chức, viên chức nhà nước chiếm 9,9%. Tỷ lệ ở nhà không đi làm là 9,1%. Những đặc điểm này phù hợp với một huyện vùng đồng bằng đang phát triển ngành nghề, khu công nghiệp. Trong số các nghề nghiệp trên, nông dân và khôn có việc làm là những đối tượng có thể có nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng hơn vì họ thường có ít tiền để chi cho việc mua thức ăn và có khả năng thiếu kiến thức về bảo quản, chế biến thức ăn hợp lý. Bữa ăn của người nông dân còn ảnh hưởng nhiều bởi thời vụ, thời tiết, thời lịch của năm.

Phần lớn (71,4%) bà mẹ sinh con ở độ tuổi 20-29. Đây là độ tuổi có chất lượng trứng ở thời kỳ tốt nhất, cơ thể đã phát triển toàn diện, đầy đủ về cả thể chất, tâm - sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ. Ngoài ra độ tuổi này cũng bắt đầu có điều kiện về nghề nghiệp, kinh tế gia đình phục vụ cho chăm sóc sức khỏe khi mang thai cũng như chăm sóc em bé khi ra đời, góp phần giảm thiểu SDD trẻ. Nhóm bà mẹ dưới 20 tuổi chỉ chiếm 7,4% nhưng là đối tượng cần đặc biệt quan tâm trong việc phòng chống SDD trẻ sau này vì không có được những thuận lợi như nhóm tuổi trên và thường thiếu kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm, phòng bệnh cho trẻ. PNMT độ tuổi ≥ 35 chiếm 6,8% là những đối tượng có thể chất kém thuận lợi khi cho mang thai và sinh đẻ và có thể có nguy cơ thiếu máu nhiều hơn [125]. Độ tuổi này cũng phù hợp với đặc điểm chung cho tháp tuổi dân số và độ tuổi ở các nghiên cứu gần đây ở Việt Nam [110],[84].

Về tiền sử thai sản, phần lớn phụ nữ đã có một con. Tỷ lệ có con là 66,5% trong đó 76,4% có một con, 20,9% có hai con 2,8% có ba con. Những tỷ lệ này tương đương với các nghiên cứu khu vực đồng bằng sông Hồng khác [126]. Sau lần sinh này, những phụ nữ có 3-4 con chiếm hơn 20%. Việc nuôi dạy 3 con trở lên thường vất vả trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng hơn và cũng có nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu máu hơn. Những PNMT lần đầu là những đối tượng có thể chưa có những kiến thức về thai sản, dinh dưỡng cần đến truyền thông nhiều hơn. Và đặc biệt những PNMT trẻ có thể gặp những khó khăn về nghề nghiệp và kinh tế và cuộc sống gia đình khi mới bắt đầu lập nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng bản thân và của bào thai.

Số PNMT có con nhỏ nhất < 2 tuổi là 22,5%. Tỷ lệ này tương đương với một số nghiên cứu trong khu vực [125],[69]. Việc sinh con quá gần nhau gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Sau sinh con trong một thời gian ngắn, cơ thể người mẹ chưa hoàn toàn phục hồi, do đó em bé tiếp theo có nhiều nguy cơ bị sinh non, nhẹ cân và nhỏ bé hơn. Hơn nữa, mẹ vừa phải bận rộn chăm sóc em bé lại vừa phải chịu những mệt mỏi trong quá trình mang thai cũng làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng bản thân. 
      1. Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt của phụ nữ mang thai 6-16 tuần


Kết quả nghiên cứu trên 657 PNMT tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cho thấy đây là một cộng đồng có mức độ thiếu máu ở PNMT xếp ở mức trung bình (20-40%) theo phân loại ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của WHO [13] với tỷ lệ PNMT bị thiếu máu là 20,7%.

Hiện nay, thiếu máu ở PNMT là vấn đề sức khỏe cộng đồng quốc tế, nhất là với các nước đang phát triển. Theo đánh giá của WHO (2011), tỷ lệ thiếu máu ở PNMT trên toàn thế giới là 38%, ảnh hưởng đến khoảng 32 triệu phụ nữ mang thai. Trong đó khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ thiếu máu trung bình là 40,1% và ảnh hưởng đến 11,5 triệu PNMT [56].

Tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu này (20,7%) thấp hơn trung bình thế giới (38%) nhiều và chỉ xấp xỉ một nửa tỷ lệ trung bình khu vực Đông Nam Á (40,1%) [127]. So sánh với nghiên cứu ở một số nước trong khu vực, thì tỉ lệ thiếu máu ở PNMT trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ này ở Singapore (15,3 %) [128], tương đương với Thailand (20%) [129], thấp hơn so với Malaysia (38%) [130], và Cambodia (51,4%) [131]. Việc này cũng phù hợp với quy luật chung ở những những nước có nền kinh tế, văn hóa, y tế phát triển hơn thì thiếu máu ở PNMT có thể giảm hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn so với Điều tra Quốc gia vi chất dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2014 - 2015) là 32,1% . So với các nghiên cứu vùng miền của Việt Nam thấy: Tỷ lệ thiếu máu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Đan Thanh năm 2011 ở tỉnh Bạc Liêu khu vực miền tây Nam Bộ (36,7 %) [132]; thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trương Hồng Sơn ở miền núi tỉnh Lai Châu và Kon Tum năm 2012 (36,9 %) [109]; xấp xỉ với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự (2009) cho 3 huyện Kim Sơn, Bình Lục, Vĩnh Bảo ; nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường tại huyện An Lão, Hải Phòng cùng thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng [110]; cao hơn kết quả của Trần Thị Minh Hạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 (17,5%) [133]. Như vậy, có sự khác biệt giữa các vùng miền có điều kiện sống khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi nằm trong vùng nông thôn đồng bằng châu thổ sông Hồng và có tỷ lệ thiếu máu ở mức trung bình, cao hơn vùng miền núi, vùng miền tây Nam bộ nhưng thấp hơn khu vực thành thị.



Tỷ lệ thiếu máu ở nghiên cứu này (20,7%) đang ở mức gần với ngưỡng chuyển xuống mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nhẹ (<20%). Nếu tỷ lệ này có sự tương đồng với sự phát triển về kinh tế, điều kiện sống và chăm sóc y tế tốt hơn ở địa phương thì trong tương lai tỷ lệ này có thể thấp hơn nữa chuyển mức ý nghĩa cộng đồng thấp. Tuy nhiên cũng có những ý kiến quan ngại rằng hiện nay viên sắt folic không còn được cấp phát miễn phí nữa và tỷ lệ sử dụng thấp xuống và tỷ lệ thiếu máu có thể tăng trở lại.

Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT có xu hướng tăng dần theo nhóm tuổi. Nhóm PNMT ≤ 23 tuổi có tỷ lệ thấp nhất là 18,7%; tiếp đến nhóm PNMT 24-28 tuổi có tỷ lệ trung bình 19,6%; nhóm PNMT ≥ 29 tuổi có tỷ lệ cao nhất là 25,0%. Tỷ lệ thiếu máu của PNMT ở 3 nhóm tuổi này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả về tỷ lệ thiếu máu theo nhóm tuổi của nghiên cứu cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác ở khu vực và trong nước về xu hướng tăng thiếu máu liên quan đến nhóm tuổi [20],[110]. Điều này có thể giải thích bởi một số giả thuyết trong đó có yếu tố thể chất phụ nữ nhiều tuổi hơn khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém hơn trong khi có dự trữ dinh dưỡng kém hơn, ngoài ra có thể phụ nữ nhiều tuổi hơn phải chịu áp lực chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái và có chế độ dinh dưỡng kém hơn, khả năng mắc các bệnh tật ảnh hưởng đến dinh dưỡng nhiều hơn.

Về mức độ thiếu máu, kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn là có thiếu máu nhẹ (17,0%), tỷ lệ thiếu máu trung bình thấp (3,7%), và không có thiếu máu nặng. Xu hướng này cũng tương tự với các kết quả trong các nghiên cứu gần đây ở PNMT ở cả trong nước và trên thế giới, thiếu máu ở mức độ nhẹ phổ biến nhất, tiếp đến là thiếu máu vừa [5],[20],[110]. Điều này phù hợp với mức độ trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng về thiếu máu. Tỷ lệ thiếu máu ở các mức độ khác nhau là cơ sở cho các biện pháp điều trị, can thiệp cộng đồng trong đó có việc bổ sung sắt - acid folic và đa vi chất. Việc không thiếu máu nặng và chủ yếu là thiếu máu nhẹ ủng hộ cho giả thuyết can thiệp viên đa vi chất chỉ dùng liều 2 viên/tuần thay cho 7 viên/tuần.

Nồng độ Hemoglobin (Hb) máu của PNMT tại địa bàn nghiên cứu xấp xỉ với các nghiên cứu khu vực Đồng bằng sông Hồng. Hb là chỉ số quyết định tình trạng thiếu máu với các mức phân loại thiếu máu khác nhau [13]. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ Hb của PNMT ở thời điểm nghiên cứu cắt ngang là 118,18 ± 11,09 g/l cao hơn trung bình của thế giới và khu vực Đông Nam Á [56] và một số nước trong khu vực như Cambodia, Malaysia [131],[130]. Nồng độ trung bình này xấp xỉ Thailand [129], thấp hơn Singapore [128]. So sánh với các nghiên cứu trong nước, kết quả này xấp xỉ với nghiên cứu vùng đồng bằng sông Hồng của Nguyễn Đỗ Huy (2009) [20] và cao hơn cũng một số nghiên cứu khác ở miền núi phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên và miền tây Nam bộ của Trương Hồng Sơn, Phan Thị Đan Thanh [132],[109]. Kết quả này cũng thấp hơn vùng thành thị của Trần Thị Minh Hạnh [133]. Như vậy, có thể thấy xu hướng nồng độ Hb tương quan với sự phát triển kinh tế xã hội và có sự khác biệt giữa các vùng miền ở Việt Nam và địa bàn nghiên cứu có chỉ số tương đương với khu vực đồng bằng sông Hồng.

Nồng độ Hb có xu hướng tỷ lệ nghịch với độ tuổi. Trong đó nhóm nhỏ hơn 23 tuổi cao nhất là 119,15 ± 11,25; tiếp đến là nhóm PNMT 24 - 28 tuổi là 117,92 ± 10,21, thấp nhất là nhóm PNMT lớn hơn 29 tuổi (117,33 ± 12,1). Điều này phù hợp với các nghiên cứu khác và có thể giải thích bởi các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng và thể chất giảm dần theo tuổi tác của PNMT.

Nồng độ ferritin huyết thanh đại diện cho mức độ dự trữ sắt nằm ở mức cộng đồng trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ ferritin trung vị của quần thể nghiên cứu là 56,0 (35,0 - 86,0) µg/l. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp (Ferritin huyết thanh <30 µg/l) là 17,4%; trong đó có 4,3% PNMT có dự trữ sắt cạn kiệt (Ferritin huyết thanh <15µg/l). Về tình trạng dự trữ sắt thấp (Ferritin < 30 µg/l) của PNMT theo nhóm tuổi, kết quả nghiên cứu cắt ngang cho thấy có 17,4% PNMT có tình trạng dự trữ sắt thấp, tập trung cao nhất ở nhóm PNMT ≤ 23 tuổi 29 tuổi (18,2%), và thấp nhất ở nhóm PNMT ≥ 29 tuổi (15,8%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê khi sử dụng 2 test cho các giá trị tỷ lệ, với p > 0,05. 4,3% PNMT có mức dự trữ sắt cạn kiệt. Trong đó nhóm PNMT ≥ 29 tuổi có tỷ lệ cạn kiệt cao nhất (4,7%), nhóm PNMT ≤ 23 tuổi có tỷ lệ thấp nhất (4,0%) nhóm PNMT 24 - 28 tuổi có tỷ lệ 4,2% ở. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê khi sử dụng 2 test cho các giá trị tỷ lệ, p > 0,05

Về nồng độ transferrin receptor (TfR) huyết thanh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy nồng độ TfR trung bình ở PNMT 6-16 tuần là 2,55 ± 0,64 mg/l. Tỷ lệ PNMT có TfR huyết thanh > 8,0 mg/l là 0%. Tỷ lệ PNMT có TfR huyết thanh cao > 3,6 mg/l là 14,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Angel năm 1999 là 2,6 ± 0,1 [134], thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường là 3,78 ± 1,54 mg/l [110].

Transferrin receptor (TfR) là một protein vận chuyển cho transferrin. Nó là cần thiết cho việc chuyển sắt vào tế bào và được điều chỉnh để đáp ứng với nồng độ sắt nội bào [134]. TfR ít thay đổi với nhiễm khuẩn nhưng thay đổi khi có tăng sinh hồng cầu. TfR không sử dụng đơn độc để đánh giá thiếu sắt mà cần kết hợp với các xét nghiệm khác [114],[135],[136]. Hiện nay chưa có ngưỡng đánh giá thống nhất cho TfR huyết thanh. Kết quả khác nhau theo từng loại kỹ thuật xét nghiệm khác nhau [137],[138],[139] .

Nguyên nhân thiếu máu trong thời gian mang thai chủ yếu là do có hiện tượng tăng cả khối lượng hồng cầu và thể tích huyết tương để đạt được nhu cầu của việc phát triển tử cung và thai nhi. Thể tích huyết tương tăng lên nhiều hơn tăng khối hồng cầu dẫn tới việc giảm nồng độ hemoglobin trong máu, mặc dù đã có sự tăng tổng số lượng hồng cầu. Cơ thể đáp ứng sự thay đổi bằng cách lấy dinh dưỡng từ thức ăn qua đường tiêu hóa và huy động dinh dưỡng dự trữ cơ thể, đặc biệt là sắt [40],[140]. Người bình thường có nhu cầu sắt hàng ngày là 18mg sắt, khi có thai nhu cầu tăng lên 27mg sắt một ngày [40] và thức ăn thường không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết [40]. Do vậy lượng sắt dự trữ nhanh xuống thấp và cạn kiệt nếu không được bổ sung thỏa đáng. Nhất là những PNMT đã thiếu sắt từ trước khi có thai hoặc sau khi có thai nhưng chế độ ăn thiếu năng lượng và nghèo dinh dưỡng. Hơn nữa trong giai đoạn này PNMT có thể bị nghén, chán ăn, sợ thức ăn, sợ thịt làm cho tình trạng thiếu máu tăng cao hơn [51],[141],[142].

Thiếu máu, thiếu sắt trong thời gian thai 6-16 tuần ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của PNMT và sự phát triển của bào thai. Hơn nữa tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể trầm trọng thêm ở quý 2 và quý 3 của thai kỳ nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thích hợp [60],[143]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa thiếu máu với tình trạng sinh non, sinh sớm, trẻ sơ sinh nhẹ cân, miễn dịch yếu và để lại gánh nặng bệnh tật cho ngành y tế và xã hội. Việc bổ sung vi chất giúp cải thiện tình trạng thiếu máu là rất cần thiết [12],[144].


      1. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của PNMT


Về chỉ số nhân trắc của phụ nữ trước khi có thai

Cân nặng trung bình (theo phỏng vấn) của phụ nữ trước khi có thai là 45,04 ± 5,19 kg thấp hơn so với trung bình toàn quốc năm 2010 (46kg) [5] và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy năm 2009 ở Bình Lục (45,5 ± 4,3 kg), ở Kim Sơn (45,3 ± 4,5 kg), ở Vĩnh Bảo (45,4 ± 4,2 kg) [20] thấp hơn nhiều so với nghiên cứu tại Viện Phụ sản Trung ương là 49,6kg [145]. Tỷ lệ phụ nữ có cân nặng dưới 45 kg là 48,9% cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc và cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Song Tú ở Thái Nguyên năm 2014 (45,1%) [146]. BMI trung bình của phụ nữ trước khi mang thai là 19,08 ± 1,9 kg/m2 thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường ở Hải Phòng 2016 là 19,3 ± 2,0 kg/m2 [110]. Tỷ lệ béo phì là 0%, thừa cân tiền béo phì chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 0,2%.

Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn trước khi mang thai (BMI<18,5) nằm ở mức cao theo phân loại của WHO. Có 43,3% số phụ nữ bị TNLTD độ 1, 9,0% bị TNLTD độ 2, 3,5% bị TNLTD độ 3. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trưởng ở Hải Phòng (28,2% TNLTD độ 1; 8,3% TNLTD độ 2; 2,4% TNLTD độ 3) [110]. Những kết quả này có thể do tình hình kinh tế của một huyện nông thôn vùng chiêm trũng có chế độ dinh dưỡng kém hơn, mặt khác do cân nặng trước khi có thai là kết quả điều tra hồi cứu nên có thể có sai số khi nhớ lại và trả lời phỏng vấn nên có thể chênh lệch so với thực tế.

Chiều cao trung bình của các đối tượng là 153,6 ± 4,6 cm cao hơn chiều cao trung bình ở nữ giới toàn quốc (153,2 cm) và có 20,5% số đối tượng có chiều cao thấp dưới 150cm. Kết quả này thấp hơn với nghiên cứu ở An Lão (154,9 ± 5,1 cm và 9,1% PNMT có chiều cao thấp dưới 150cm) [110] và nghiên cứu ở Kim Sơn (153,8 ± 4,9 cm), Bình Lục (152,7 ± 4,7cm), Vĩnh Bảo (153,4 ± 4,6 cm) [20]; và thấp hơn ở Hà Nội (155,1 cm) [82] . Chiều cao của PMMT có ảnh hưởng nhiều tới việc sinh đẻ và chiều dài của trẻ sơ sinh. Những PNMT có chiều cao dưới 150 cm có nguy cơ sinh con nhẹ cân [55].

Cân nặng trung bình của PNMT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu là 46,45 ± 5,28 kg với tuổi thai trung bình của phụ nữ bắt đầu tham gia nghiên cứu là 12,31 ± 3,12 tuần. So với cân nặng trước khi mang thai, PNMT đã tăng 1,41 kg. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với xấp xỉ với mức độ tăng cân các nghiên cứu trong khu vực [48],[110].

Chu vi vòng cánh tay trung bình của PNMT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu là 23,76 ± 2,0 cm. Kết quả này xấp xỉ với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường ở An Lão là 23,8 ± 2,3 cm [110]. Chỉ số vòng cánh tay cũng là một trong những chỉ số hữu ích để theo dõi tình trạng dinh dưỡng. Trong một nghiên cứu tổng quan của Ververs và cộng sự (2013) đã cho thấy chỉ số này có thể sử dụng để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cấp và có liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân và sinh non [116].
    1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất, sắt - acid folic lên TTDD của PNMT


Nghiên cứu đã đảm bảo được số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu và tuân thủ thiết kế nghiên cứu có đối chứng, ngẫu nhiên cụm, mù đôi với 404 PNMT 6-16 tuần tham gia được chia vào hai nhóm can thiệp với 14 cụm. Số đối tượng ở nhóm bổ sung đa vi chất bằng số đối tượng bổ sung sắt - acid folic (202). Tại 5 đợt điều tra mã số từ T0 đến T5, số lượng đối tượng tham gia vào mỗi đợt điều tra ở hai nhóm tương đối cân bằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (phụ lục 1).

HHHh Hai nhóm nghiên cứu có đặc điểm dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình, độ tuổi, số lần có thai, số lần sinh, số con đang sống, tuổi con gần nhất, tỷ lệ tẩy giun, tỷ lệ quáng gà xấp xỉ nhau. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm can thiệp về các chỉ số BMI, chiều cao, cân nặng, vòng cánh tay, nồng độ hemoglobin, tranferin receptor, ferritin, acid folic, vitamin B12 huyết thanh giữa hai nhóm sắt - acid folic và nhóm đa vi chất trong điều tra ban đầu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm can thiệp về các chỉ số liên quan đến dinh dưỡng PNMT: thay đổi chế độ ăn khi có thai, có sử dụng thuốc bổ gồm sắt, vitamin tổng hợp, thuốc đông y và việc tẩy giun, quáng gà vào chiều tối.

Tỷ lệ bỏ cuộc đến đợt điều tra cuối cùng là 18% thấp hơn dự kiến là 20%. Trong đó tỷ lệ bỏ cuộc vì tác dụng phụ là 4% với nhóm đa vi chất và 2% với nhóm sắt folate là thấp và tương tự với nghiên cứu của Zeng ở Trung Quốc (2009) với tỷ lệ bỏ cuộc do tác dụng phụ ở nhóm đa vi chất là 3,9% và ở nhóm sắt - acid folic là 2,8% [147].


      1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất, sắt - acid folic lên tình trạng thiếu máu


Tỷ lệ thiếu máu ở cả hai nhóm cao nhất trước can thiệp (T0, thai 6-16 tuần) và giảm đáng kể sau 16 tuần can thiệp (T1, thai 32 tuần) và tiếp tục giảm sau khi sinh 6 tháng (T4) và tăng trở lại tại thời điểm sau sinh 12 tháng (T5). Tại mỗi thời điểm điều tra tỷ lệ thiếu máu của nhóm đa vi chất có thấp hơn nhóm sắt - acid folic nhưng những khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ thiếu máu của nhóm đa vi chất so với nhóm sắt - acid folic tại từng thời điểm gồm có T0 (19,3% - 20,3%), T1 (11,2% - 11,5%), T4 (7% - 8,2%), và T5 (9,8% - 10,9%).

Cả hai nhóm đa vi chất và sắt - acid folic đều có sự cải thiện về nồng độ Hemoglobin (Hb) huyết thanh trên PNMT ở tuần thứ 32 (sau hơn 16 tuần can thiệp) với mức có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm đa vi chất nồng độ Hb trung bình tăng thêm 4,9 g/l (từ 118,1 g/l lên 123,1 g/l). Nồng độ Hb trung bình của nhóm sắt - acid folic tăng 4,4 mg/l (từ 118,2 g/l lên 122,6 g/l). Kết quả này có điểm tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường ở Hải Phòng đánh giá ở tuần thứ 36 của thai kỳ [110] và nghiên cứu của Bhutta ở Pakistan năm 2009 [101]. Khác với một số nghiên cứu cho thấy tại thời điểm mang thai 32 tuần, nồng độ Hb trung bình không những không tăng mà còn giảm đi như trong nghiên cứu của Louise trên PNMT người thiểu số có thu nhập thấp ở Đông Luân Đôn năm 2010, nồng độ Hb trung bình giảm từ 120 g/l xuống 110 g/l ở 34 tuần thai [106]. Điều này có thể lý giải rằng cộng đồng PNMT ở địa điểm nghiên cứu ở những vùng đang có sự thiếu hụt dự trữ sắt như ở Việt Nam, Pakistan, việc bổ sung sắt ở cả hai nhóm đã phát huy tác dụng tích cực. Sắt bổ sung không những bù đắp cho nhu cầu gia tăng trong thời kỳ mang thai và còn hỗ trợ tăng nồng độ Hb huyết thanh.

So sánh hai nhóm với nhau, nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đa vi chất cho có xu hướng cải thiện nồng độ Hb huyết thanh trung bình tốt hơn nhóm sắt - acid folic. Tuy nhiên sự khác biệt là thấp (0,5 mg/l) và không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường ở Hải Phòng [110] và của Bhutta ở Pakistan [101]. Kết quả này có thể lý giải bởi ngoài sắt và acid folic ra, PNMT có thể thiếu một số vi chất khác như vitamin B12, vitamin A, D tham gia vào quá trình sinh tổng hợp Hb. Viên đa vi chất đã bổ sung sự thiếu hụt này và làm tăng hàm lượng Hb huyết thanh. Ngoài ra có thể sự tương tác giữa các vi chất cũng làm tăng hiệu quả cải thiện nồng độ Hb hơn là sắt - acid folic đơn thuần.

Tỷ lệ thiếu máu ở tuần thai thứ 32 (T1) của cả hai nhóm đều có xu hướng giảm so với trước khi can thiệp (T0). Tỷ lệ thiếu máu chung của nhóm sắt - acid folic giảm từ 20,3% xuống còn 11,5%; nhóm đa vi chất giảm từ 19,3% xuống còn 11,2%. Tỷ lệ thiếu máu nhẹ giảm của nhóm sắt - acid folic giảm từ 16,8% xuống còn 10,9%, nhóm đa vi chất giảm từ 16,3% xuống còn 9,6%. Tỷ lệ thiếu máu vừa của nhóm sắt - acid folic giảm từ 3,5% xuống còn 0,5%; nhóm đa vi chất giảm từ 3,0 xuống 1,6%. Tuy nhiên không có sự khác biệt giữa hai nhóm khi kiểm định test 2 và Fisher’s Exact Test. Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu máu khi can thiệp sắt -acid folic và đa vi chất này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy ở Kim Sơn, Bình Lục, Vĩnh Bảo [20] và của Nguyễn Đăng Trường ở An Lão [110]. Kết quả này cũng tương tự kết quả một số nghiên cứu khác của Bhutta ở Pakistan [101], Shankar ở Indonesia [102].

Nồng độ Hb huyết thanh trung bình của bà mẹ sau sinh 6 tháng (T4) ở cả hai nhóm vẫn còn ở mức cao hơn trước khi can thiệp (T0) nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm đa vi chất và sắt - acid folic. Nồng độ Hb huyết thanh trung bình ở nhóm đa vi chất là 122,9 ± 10,9 g/l; ở nhóm sắt - acid folic là 122,5 ± 10,8 g/l. Sự khác biệt giữa hai nhóm rất thấp và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05 với T-test độc lập so sánh trung bình hai nhóm). Tại thời điểm này hầu hết các bà mẹ vẫn đang cho con bú trong khi việc bổ sung sắt - acid folic và đa vi chất đã dừng sử dụng được 3 tháng. Như vậy, theo logic thì nồng độ Hb có thể xuống thấp hơn nữa và trở về gần với giá trị trước khi can thiệp. Nhưng việc giá trị Hb huyết thanh trung bình còn khác cao có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Thường sau khi sinh bà mẹ được chăm sóc chu đáo hơn, có nhiều thức ăn bổ dưỡng hơn, nhất là những bà mẹ có con đầu hoặc con trai đầu. Thêm nữa phần lớn các bà mẹ ở đây sinh thường (79,5% ở nhóm đa vi chất và 86,4% ở nhóm sắt - acid folic), không phải mổ có thể hạn chế được phần nào việc mất Hb huyết thanh.

Tại thời điểm sau sinh 6 tháng, tỷ lệ thiếu máu của hai nhóm vẫn thấp hơn trước khi can thiệp và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thiếu máu giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic. Tỷ lệ thiếu máu chung là 7% ở nhóm đa vi chất và 8,2% ở nhóm sắt - acid folic so với (T0) là 19,3% ở nhóm đa vi chất và 20,3% ở nhóm sắt - acid folic. Trong đó, tỷ lệ thiếu máu nhẹ là 5,3% ở nhóm đa vi chất và 5,8% ở nhóm sắt - acid folic so với 16,3% và 16,8% ở giai đoạn T0. Tỷ lệ thiếu máu vừa ở T4 là 1,8% ở nhóm đa vi chất và 2,3% ở nhóm sắt - acid folic so với 3% ở nhóm đa vi chất và 3,5% ở nhóm sắt -acid folic.

Nồng độ Hb huyết thanh trung bình ở bà mẹ sau sinh 12 tháng (T5) có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao hơn trước khi can thiệp (T0). Nồng độ Hb huyết thanh trung bình ở nhóm đa vi chất là 124,6 ± 10,6 g/l, ở nhóm sắt - acid folic là 123,5 ± 11,7 g/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sự khác biệt giữa hai nhóm cùng thời điểm là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ thiếu máu của hai nhóm vẫn thấp hơn trước khi can thiệp. Tuy vậy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic.

Nồng độ Ferritin huyết thanh trung vị giảm rõ rệt ở tuần thai thứ 32 của thai kỳ. Ở nhóm đa vi chất, trung vị ferritin huyết thanh giảm từ 58,0 µg/l xuống 33,0 µg/l; ở nhóm sắt - acid folic, trung vị ferritin huyết thanh giảm từ 55,1 µg/l xuống 33,0 µg/l. Sự khác biệt trước sau này có ý nghĩa thống kê. Kết quả này gần giống kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường với mức giảm 41,4 µg/l và 34,7 µg/l [110].

Không có sự khác biệt nồng độ ferritin huyết thanh trung vị giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic ở tuần thứ 32 của thai kỳ. Trung vị ferritin huyết thanh ở nhóm đa vi chất là -2 µg/l, ở nhóm sắt - acid folic là -2,1 µg/l. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường ở Hải Phòng [110] và Persson ở Bangladesh [99].

Tỷ lệ dự trữ sắt thiếu tại thời điểm thai 32 tuần (T1) có xu hướng tăng ở cả hai nhóm so với thời điểm thai 6-16 tuần (T0). Tình trạng thiếu dự trữ sắt ở nhóm đa vi chất từ 13,4% lên 39,6%; ở nhóm sắt - acid folic tăng từ 15,4% lên 40,1%. Trong đó, ở nhóm đa vi chất tỷ lệ dự trữ sắt thấp tăng 10,4% lên 31,6%; tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt tăng từ 3% lên 8%. Ở nhóm sắt - acid folic tỷ lệ dự trữ sắt thấp tăng từ 12,9% lên 31,8%; dự trữ sắt cạn kiệt tăng từ 2,5% lên 8,3% ở nhóm sắt - acid folic. Sự khác biệt giữa T1 và T0 có ý nghĩa thống kê. Tình trạng thiếu sắt gia tăng vào những tháng cuối của thời kỳ thai nghén đã được các nhiều nghiên cứu nêu ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình huy động sắt dự trữ phục vụ cho nhu cầu tăng sinh Hb phục vụ cho tăng trưởng bào thai tăng dần từ khi có thai cho đến trước khi sinh.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng thiếu hụt dự trữ sắt khi so sánh nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic tại thời điểm thai 32 tuần. Ở nhóm đa vi chất là tỷ lệ thiếu dự trữ sắt tăng 25,2%, ở nhóm sắt - acid folic tỷ lệ thiếu dự trữ sắt tăng 24,7%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Zeng ở Trung Quốc năm 2012 [23] và của West ở Bangladesh năm 2014 [16]. Kết quả này phù hợp với lập luận rằng ở cùng một liều lượng sắt bổ sung, sẽ cho một kết quả tương đương. Vì viên đa vi chất và viên sắt - acid folic đều chứa 60mg sắt nguyên tố.

Nồng độ ferritin huyết thanh trung vị của hai nhóm ở thời điểm 6 tháng sau sinh (T4) vẫn cao hơn trước khi can thiệp (T0). Tuy nhiên Không có sự khác biệt giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp và dự trữ sắt cạn kiệt ở thời điểm 6 tháng sau sinh ít khác biệt với trước can thiệp và giữa nhóm sắt - acid folic và nhóm đa vi chất; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Nồng độ transferrin receptor huyết thanh trung bình ở thời điểm 6 tháng sau sinh cao hơn trước can thiệp nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic. Nồng độ transferrin receptor huyết thanh trung bình ở nhóm đa vi chất là 3,52 ± 0,80 mg/l, ở nhóm sắt - acid folic là 3,51 ± 0,77 mg/l. Sự khác biệt giữa T5 và T0 có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nồng độ transferrin receptor huyết thanh ở thời điểm 6 tháng sau sinh nếu tính theo ngưỡng >8 mg/l là 0% cho cả hai nhóm. Nếu tính theo ngưỡng >3,6 mg/l thì tỷ lệ tương ứng là 45,6% (nhóm sắt - acid folic) và 43,8 % (nhóm đa vi chất). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bổ sung đa vi chất có 15 vi chất với liều 2 viên/tuần có xu hướng cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt tốt hơn việc bổ sung sắt - acid folic với liều 2 viên/tuần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể lý giải việc thiếu máu dinh dưỡng thường do nguyên nhân thiếu nhiều loại vi chất cùng lúc chứ không phải chỉ thiếu đơn lẻ một vi chất. Bên cạnh đó việc bổ sung đa vi chất trong phòng chống thiếu máu có thể tăng hiệu quả tác dụng tương hỗ tích cực giữa các vi chất với nhau. Đồng thời các vi chất đi kèm với vai trò tăng cường hỗ trợ hấp thu và sử dụng sắt, vốn là một trong những vi chất dinh dưỡng có tỷ lệ hấp thu thấp trong khoảng từ 5-15%.
      1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất với sắt - acid folic lên tình trạng dinh dưỡng


So sánh hiệu quả đối với chỉ số nhân trắc

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm đa vi chất có xu hướng tăng cân tốt hơn nhóm sắt - acid folic; nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tại thời điểm thai 32 tuần, mức tăng cân ở nhóm đa vi chất là 10,3 ± 2,4 kg cao hơn hơn nhóm sắt - acid folic là 9,7 ± 2,4 kg. Trước khi có thai, nhóm đa vi chất có cân nặng trung bình (44,7 ± 5,1 kg) thấp hơn nhóm sắt - acid folic (45,7 ± 5,4 kg). Tại thời điểm thai 6-16 tuần (T0) nhóm đa vi chất có xu hướng tăng cân hơn (46,1 ± 5,3 kg) nhưng vẫn nhẹ cân hơn nhóm sắt - acid folic (46,9 ± 5,5kg). Đến thời điểm thai 32 tuần cân nặng trung bình của nhóm đa vi chất (55,2 ± 5,5 kg) bằng nhóm sắt - acid folic (55,2 ± 5,9). Tại thời điểm sau sinh 6 tháng, cân nặng trung bình của phụ nữ nhóm đa vi chất là 49,3 ± 6,0 kg cao hơn nhóm sắt - acid folic là 48,7 ± 6,0 kg. Đến thời điểm sau sinh 12 tháng, cân nặng trung bình của phụ nữ nhóm đa vi chất là 47,9± 6,0 kg và nhóm sắt - acid folic là 47,7± 5,9kg. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi xấp xỉ với nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường (2015) [110], cân nặng trung bình trong thời kỳ mang thai của nhóm đa vi chất là 10kg cao hơn ở nhóm sắt - acid folic là 9,4kg. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu ở Pakistan của Bhutta (2009) [101] .

Số đo vòng cánh tay của PNMT cả hai nhóm đều tăng khi thai 32 tuần (T1) và tăng cao nhất ở thời điểm 6 tháng sau sinh (T4) rồi giảm nhẹ ở thời điểm 12 tháng sau sinh. Nhóm đa vi chất có xu hướng tăng cao hơn nhóm sắt - acid folic nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống. Tại T0, số đo vòng cánh tay trung bình ở nhóm đa vi chất là 23,8 ± 2,1 cm, ở nhóm sắt - acid folic là 23,8 ± 2,0 cm; ở thời điểm T1, ở nhóm đa vi chất là 25,1 ± 2,1 cm, ở nhóm sắt - acid folic là 24,8 ± 2,0cm; ở thời điểm T4, ở nhóm đa vi chất là 25,3 ± 2,3 cm, ở nhóm sắt - acid folic là 24,9 ± 2,2 cm; ở thời điểm T5, ở nhóm đa vi chất là 25,1 ± 2,5 cm, ở nhóm sắt - acid folic là 24,8 ± 2,2 cm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic ở cùng thời điểm. Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường (2015) cũng cho thấy mức tăng chu vi vòng cánh tay ở nhóm đa vi chất (9,3 mm) cao hơn ở nhóm sắt - acid folic (8,9 mm) khi thai 36 tuần tuổi.

So sánh hiệu quả bổ sung sắt - acid folic, đa vi chất đối với một số vi chất dinh dưỡng

Việc bổ sung đa vi chất đã cải thiện tình trạng thiếu hụt iốt tốt hơn so với bổ sung sắt - acid folic đơn thuần. Tại thời điểm thai 32 tuần (T1), nhóm đa vi chất có nồng độ iốt niệu trung vị là 66,6 µg/l cao hơn ở nhóm sắt - acid folic là 53,0 µg/l; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ iốt niệu thấp tại thời điểm T1 ở nhóm đa vi chất là 70,8% nhỏ hơn ở nhóm sắt - acid folic là 85,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Đến thời điểm sau sinh 6 tháng (T4) - khi mà đã dừng uống bổ sung đa vi chất, nồng độ iot niệu trung vị nhóm đa vi chất là 41,0 µg/l so với ở nhóm sắt - acid folic là 36,4 µg/l; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ iốt niệu thấp ở nhóm đa vi chất là 84,2% thấp hơn nhóm sắt - acid folic 84,7%; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Việc bổ sung đa vi chất đã cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D tốt hơn so với bổ sung sắt - acid folic, đồng thời không xảy ra tình trạng nồng độ vitamin D cao quá mức. Nồng độ 25-OH vitamin D huyết thanh ở thời điểm T1 ở nhóm đa vi chất là 76,4 (60,9 - 89,1) nmol/L cao hơn nhóm sắt - acid folic 66,8 (56,7 - 81,0) nmol/L. Tỷ lệ thiếu vitamin D (<50 nmol/L) ở nhóm đa vi chất là 9,2% thấp hơn nhóm sắt - acid folic 17,3%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Không có trường hợp nào có nồng độ vitamin D cao quá mức (≥ 200 nmol/L). Kết quả này cho thấy hàm lượng vitamin D3 trong thành phần viên đa vi chất bổ sung có thể phù hợp với cộng đồng nghiên cứu. Sự cải thiện về nồng độ vitamin D3 có thể góp phần vào cải thiện sự phát triển của bào thai.

    1. Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
      Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
      Documents -> TỔng cục dạy nghề
      Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
      Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
      Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
      Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
      2017 -> ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG
      2017 -> TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG

      tải về 2.51 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương