VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai 6-16 tuần



tải về 2.51 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.51 Mb.
#38780
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  1. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai 6-16 tuần

    1. Những đặc điểm về nhân khẩu, thai sản của phụ nữ mang thai


Tổng số có 657 phụ nữ mang thai từ 6-16 tuần đã được chọn vào nghiên cứu cắt ngang với những kết quả thu được dưới đây.

Bảng 3.2. Đặc điểm dân tộc, hôn nhân, trình độ, nghề nghiệp, kinh tế






Đặc điểm

n

%

Dân tộc

Kinh

650

98,9




Khác

7

1,1

Trình độ

Tiểu học

97

14,8




Trung học cơ sở

351

53,4




Trung học

153

23,3




Trên trung học

56

8,5

Nghề nghiệp

Nông dân

289

44,0




Buôn bán, thủ công, thời vụ

148

22,5




Công nhân

95

14,5




Cán bộ, nhân viên nhà nước

65

9,9




Nội trợ, không đi làm

60

9,1

Kinh tế gia đình

Nghèo, cận nghèo

94

14,3

Trung bình trở lên

563

85,7

Kết quả trong bảng 3.1 cho thấy hầu hết PNMT là dân tộc Kinh (98,9%). Trình độ phổ thông cơ sở là chủ yếu chiếm 53,4%; tiếp đến là trung học 23,3%, tiểu học 14,8% và trình độ trên trung học chiếm 8,5%. Có 44,0% số phụ nữ làm ruộng; 22,5% làm buôn bán, thủ công, công việc thời vụ; 14,5% là công nhân, 9,9% là công chức, viên chức nhà nước; 9,1% ở nhà không đi làm. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm 14,3%.

Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi, thai sản, số con, tuổi con gần nhất



Đặc điểm

n

%

Tuổi

≤ 19

48

7,3

20 - 24

231

35,2

25 - 29

238

36,2

30 - 34

95

14,5

≥ 35

45

6,8

Số lần sinh trước đây

0 lần

220

33,5

≥ 1 lần

437

66,5

Số con đang sống

1 con

333

50,7

2 con

91

13,9

3 con

12

1,8

Tuổi con gần nhất

< 2 tuổi

124

18,9

≥ 2 tuổi

427

65,0

Kết quả trong bảng 3.2 cho thấy PNMT nhiều nhất ở độ tuổi 25-29 chiếm 36,2% và độ tuổi 20-24 chiếm 35,2%. Tiếp đến độ tuổi 30-34 là 14,5%; độ tuổi ≤ 19 là 7,35% và thấp nhất là độ tuổi ≥ 35 với 6,8%. Tỷ lệ PNMT lần đầu là 28,2%, 71,8% mang thai từ 1 lần trở lên. Phụ nữ đã từng sinh con chiếm 66,5%. PNMT có một con đang sống chiếm 50,7%, PNMT có hai con đang sống chiếm 13,9% và số có ba con là 1,8%. Tuổi con nhỏ nhất dưới hai tuổi là 18,9%, có con từ hai tuổi trở lên là 65%.
      1. Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt của phụ nữ mang thai 6-16 tuần



Bảng 3.4. Nồng độ Hemoglobin, Ferritin và Transferrin Receptor

Chỉ số

Giá trị (TB + SD)

(n = 657)



Nồng độ Hemoglobin huyết thanh (g/l)

118,18 ± 11,09

Nồng độ Transferrin Receptor huyết thanh (mg/l)

2,94 ± 0,73

Chỉ số

Giá trị

Trung vị (25th - 75th)

(n = 657)


Nồng độ Ferritin huyết thanh (µg/l)

56,0 (35,0 - 86,0)

Kết quả bảng 3.3 cho thấy nồng độ Hemoglobin của PNMT ở thời điểm nghiên cứu cắt ngang (thai 6-16 tuần) là 118,18 ± 11,09 g/l, nồng độ Ferritin huyết thanh là 56,0 (35,0 - 86,0) µg/l, nồng độ TfR huyết thanh là 2,94 ± 0,73 mg/l.

Bảng 3.5. Tỷ lệ thiếu máu và thiếu sắt ở PNMT



tại thời điểm nghiên cứu cắt ngang.

Chỉ số

n=657

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ PNMT thiếu máu chung (Hb<110 g/l)

136

20,7

Tỷ lệ PNMT thiếu máu nặng (Hb< 70 g/l)

0

0

Tỷ lệ PNMT thiếu máu vừa (70 g/l ≤ Hb < 100 g/l)

24

3,7

Tỷ lệ PNMT thiếu máu nhẹ (100 g/l ≤ Hb < 110 g/l)

112

17,0

Tỷ lệ PNMT có Ferritin HT thấp (Ferritin HT <30 µg/l) n, (%)

114

17,4

Tỷ lệ PNMT có dự trữ sắt cạn kiệt (Ferritin HT <15µg/l) n, (%)

28

4,3

Tỷ lệ PNMT có TfR HT cao (> 8,0 mg/l) n, (%)

0

0

Tỷ lệ PNMT có TfR HT cao (> 3,6 mg/l) n, (%)

95

14,5

Kết quả bảng 3.4 cho thấy tại thời điểm nghiên cứu cắt ngang tỷ lệ PNMT bị thiếu máu là 20,7 % trong đó tỷ lệ thiếu máu trung bình là 3,7%, thiếu máu nhẹ là 17,0%, không có PNMT nào bị thiếu máu nặng. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp (Ferritin huyết thanh <30 µg/l) là 17,4%; trong đó có 4,3% PNMT có dự trữ sắt cạn kiệt (Ferritin huyết thanh <15µg/l). Tỷ lệ PNMT có TfR huyết thanh > 8,0 mg/l là 0%. Tỷ lệ PNMT có TfR huyết thanh cao > 3,6 mg/l là 14,5%.

Bảng 3.6. Nồng độ Hb, Ferritin của PNMT theo nhóm tuổi



hóm tuổi

n

Hb trung bình (g/l)

(TB ± SD)



p*

PNMT ≤ 23 tuổi

225

119,15 ± 11,25

>0,05 (*)

PNMT 24 - 28 tuổi

260

117,92 ± 10,21

PNMT ≥ 29 tuổi

172

117,33 ± 12,1

Tổng cộng

657

118,18 ± 11,09




Nhóm tuổi

n

Ferritin trung vị (µg/l)

TV (25th - 75th)






PNMT ≤ 23 tuổi

225

52,0 (34,0 - 82,0)

>0,05 (**)

PNMT 24 - 28 tuổi

260

55,0 (35,0 - 86,0)

PNMT ≥ 29 tuổi

172

61,0 (38,0 - 91,0)

Tổng cộng

657

56,0 (35,0 - 86,0)




*) ANOVA test so sánh 3 giá trị trung bình.

**) Kruskal-Wallis test so sánh 3 giá trị trung vị

Kết quả nghiên cứu bảng 3.5 cho thấy tại thời điểm nghiên cứu cắt ngang Giá trị trung bình Hb ở PNMT là 118,18 ± 11,09 g/l. Trong đó nhóm nhỏ hơn 23 tuổi có nồng độ Hb cao nhất là 119,15 ± 11,25 g/l; tiếp đến là nhóm PNMT 24 - 28 tuổi là 117,92 ± 10,21 g/l, thấp nhất là nhóm PNMT lớn hơn 29 tuổi (117,33 ± 12,1 g/l). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ Hb trung bình của PNMT ở 3 nhóm tuổi nói trên với p > 0,05. Giá trị trung vị nồng độ ferritin huyết thanh ở ba nhóm tuổi tăng dần từ PNMT ≤ 23 tuổi là 52,0 (34,0 - 82,0) µg/l đến nhóm PNMT 24 - 28 tuổi là 55,0 (35,0 - 86,0) µg/l đến nhóm PNMT ≥ 29 tuổi là 61,0 (38,0 - 91,0) µg/l. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).



Hình 3.3. Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT theo nhóm tuổi



Hình 3.1 cho thấy Tỷ lệ PNMT bị thiếu máu chung là 20,7%. Trong đó chia theo nhóm tuổi lần lượt như sau: nhóm PNMT ≤ 23 tuổi là 18,7%; 24-28 tuổi: 19,6%; ≥ 29 tuổi là 25,0%. Tỷ lệ thiếu máu của PNMT ở 3 nhóm tuổi này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 test cho các giá trị p < 0,05.

Hình 3.4. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp và cạn kiệt ở theo nhóm tuổi



Tình trạng dự trữ sắt thấp (Ferritin < 30 µg/l) của PNMT theo nhóm tuổi tại thời điểm nghiên cứu cắt ngang ở hình 3.2 cho thấy có 17,4% PNMT có tình trạng dự trữ sắt thấp, tập trung cao nhất ở nhóm PNMT ≤ 23 tuổi 29 tuổi (18,2%), và thấp nhất ở nhóm PNMT ≥ 29 tuổi (15,8%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê khi sử dụng 2 test cho các giá trị tỷ lệ, với p > 0,05. 4,3% PNMT có mức dự trữ sắt cạn kiệt. Trong đó nhóm PNMT ≥ 29 tuổi có tỷ lệ cạn kiệt cao nhất (4,7%), nhóm PNMT ≤ 23 tuổi có tỷ lệ thấp nhất (4,0%) nhóm PNMT 24 - 28 tuổi có tỷ lệ 4,2% ở. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) khi sử dụng test 2 cho các tỷ lệ.
      1. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của PNMT


Bảng 3.7. Các chỉ số nhân trắc của phụ nữ trước khi có thai

Chỉ số

n

Giá trị

Cân nặng trung bình (kg, TB  SD)

654

45,1 ± 5,2

Tỷ lệ PNMT có cân nặng trước khi có thai (< 45kg) (%)

321/654

48,9

Chiều cao trung bình PNMT (cm, TB  SD)

657

153,6 ± 4,6

Tỷ lệ PNMT có chiều cao thấp (< 150 cm) (%)

135/657

20,5

BMI trung bình trước khi mang thai (kg/m2) (TB  SD)

654

19,1 ± 1,9

Tỷ lệ béo phì (BMI: ≥ 30)

0

0

Tỷ lệ thừa cân tiền béo phì (BMI: 25-29,99) %

1/654

0,2

Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5) (%)

365/654

55,8

Tỷ lệ TNLTD độ 1 (BMI: 17 - 18,49) (%)

283/654

43,3

Tỷ lệ TNLTD độ 2 (BMI: 16 - 16,99) (%)

59/654

9,0

Tỷ lệ TNLTD độ 3 (BMI < 16) (%)

23/654

3,5

(Cân nặng trước khi có thai số liệu phỏng vấn hồi cứu PNMT, có 3 PNMT không nhớ; chiều cao đo tại thời điểm thai 6-16 tuần)

Kết quả bảng 3.6 về chỉ số nhân trắc của phụ nữ trước khi có thai cho thấy: cân nặng trung bình tự báo cáo của phụ nữ trước khi có thai là 45,1 ± 5,2 kg và có tới 48,9% số phụ nữ có cân nặng dưới 45 kg. Chiều cao trung bình của các đối tượng là 153,6 ± 4,61 cm và có 20,5% số đối tượng có chiều cao thấp dưới 150 cm. BMI trung bình của phụ nữ trước khi mang thai là 19,1 ± 1,9. Không có PNMT béo phì; tỷ lệ thừa cân tiền béo phì 0,2%. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5) là 55,8%. Trong đó có 43,3% số phụ nữ bị TNLTD độ 1; 9,0% bị TNLTD độ 2; 3,5% bị TNLTD độ 3.

Bảng 3.8. Nhân trắc và tuổi thai của PNMT khi tham gia nghiên cứu

Chỉ số nhân trắc

n

Giá trị

(TB  SD)



Cân nặng PNMT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (kg)

657

46,5 ± 5,2

Vòng cánh tay của PNMT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (cm)

657

23,8 ± 2,0

Tuổi thai trung bình (tuần)

657

12,3 ± 3,1

Kết quả bảng 3.7 về các chỉ số nhân trắc của PNMT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu cho thấy cân nặng trung bình của PNMT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu là 46,5 ± 5,3 kg. Chỉ số trung bình chu vi vòng cánh tay của PNMT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu là 23,7 ± 2,00cm. Tuổi thai trung bình của phụ nữ bắt đầu tham gia nghiên cứu là 12,3 ± 3,1 tuần.

Bảng 3.9. Tình trạng Acid folic và Vitamin B12 huyết thanh



Chỉ số

n

Giá trị

Trung vị (25th- 75th)



Acid folic huyết thanh (nmol/L)

655

28 (21,3 - 33,7)

Vitamin B12 huyết thanh (pmol/L)

656

400 (324 - 513)

Chỉ số

n

Giá trị %

Tỷ lệ PNMT có folate huyết thanh thấp (<10 nmol/L)

5/655

0,8

Tỷ lệ PNMT có Vitamin B12 huyết thanh thấp (<150 pmol/L)

3/656

0,5

Kết quả bảng 3.8 cho thấy kết quả xét nghiệm máu 655 PNMT ở thời điểm nghiên cứu cắt ngang cho thấy nồng độ acid folic huyết thanh là 28 (21,3 - 33,7) nmol/L, nồng độ Vitamin B12 huyết thanh là 400 (324 - 513) pmol /L. Có 0,8% PNMT có nồng độ Acid folic huyết thanh thấp và 0,5% PNMT có nồng độ Vitamin B12 thấp.

Bảng 3.10. Tình trạng bổ sung VCDD tới khi điều tra trước can thiệp



Chỉ số

n

(n = 657)



Tỷ lệ

(%)

Thời gian uống trung bình (tuần)

(TB ± SD)



Có uống bổ sung

364

55,4




Uống sắt

250

38,1

4,6 ± 3,4

Uống đa vi chất

83

12,6

4,5 ± 3,4

Uống canxi

24

3,7

5,9 ± 4,9

Uống vitamin A

1

0,2

1,0 ± 0

Uống vitamin B

2

0,3

5,0 ± 5,6

Uống vitamin C

5

3,3

3,8 ± 2,5

Uống vitamin E

3

0,5

2,0 ± 1,0

Uống thuốc đông y

42

6,4

2,3 ± 2,13

Uống loại khác

24

3,7

4,13 ± 4,1

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.9 cho thấy có 55,4% PNMT uống bổ sung vi chất. Trong đó 58,1% PNMT uống viên vi chất thời gian uống trung bình là 4,65 ± 3,4 tuần, 12,6% uống đa vi chất thời gian uống trung bình là 4,5 ± 3,4 tuần. Uống thuốc đông y chiếm 6,4 %, Canxi 3,7%, Các loại vitamin khác như A, B, C, E chiếm tỷ lệ nhỏ từ 0,2 đến 3,3%. Có 12 loại viên đa vi chất đã PNMT được sử dụng. Trong đó viên Obimin được sử dụng nhiều nhất chiếm 74,7%. Thứ hai là Zentomum chiếm 2,4%, Vitamin hoa quả 2,4%, Homtamin 2,4%. Tiếp đến các loại khác chiếm tỷ lệ thấp Myvita, Natavis, Prenatal, Vitacap, Vita mama, Sprivita mama, Procare (1,2%). Một số ý kiến cho rằng nếu đã đi thăm khám bác sĩ, được tư vấn uống thêm viên đa vi chất là Obimin.

Hình 3.5. Thay đổi chế độ ăn khi có thai ở PNMT điều tra trước can thiệp



Hình 3.3 cho thấy phần lớn (79%) PNMT có sự thay đổi chế độ ăn. Số PNMT ăn nhiều hơn về số lượng là 18%. Trong đó ăn nhiều rau, quả hơn chiếm 38%; ăn nhiều thịt cá hơn 42%.

Hình 3.6. Số ngày ăn thịt trung bình 1 tuần của PNMT

Hình 3.4 cho thấy số ngày ăn thịt trung bình 1 tuần của PNMT dao động từ 0 đến 7 ngày. Tỷ lệ ăn thịt trung bình 7 ngày một tuần chiếm tỷ lệ lớn nhất là 21,6%. Thấp nhất là 6 ngày với 2,4%. Tuy nhiên, tỷ lệ không ăn thịt trong tuần là khá cao với 14,2%.

Một số chỉ số khác có liên quan đến thiếu máu

Kết quả điều tra phỏng vấn hồi cứu cho thấy tỷ lệ tẩy giun của PNMT trong một năm qua là 21,8% (143/657); tỷ lệ bị quáng gà vào chiều tối là 1,8% (12/657); không có ca mắc sốt rét được điều trị trên địa bàn nghiên cứu trong năm qua.



    1. Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
      Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
      Documents -> TỔng cục dạy nghề
      Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
      Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
      Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
      Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
      2017 -> ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG
      2017 -> TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG

      tải về 2.51 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương