Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang35/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36

PHẦN KẾT LUẬN


Lý Sơn là hòn đảo nẳm giữa biển khơi, ở về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 25 hải lý,đi đến đảo bằng đường biển từ cửa Sa Kỳ. Tên dân gian của đảo là Cù Lao Ré, các thư tịch cổ của Việt Nam đều có ghi chép về hòn đảo này, trong đó sự ghi chép cụ thể nhất là Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúi Đôn, Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư của Đỗ Bá, Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Ngoài ra ở một số tài liệu Trung Hoa và hải đồ của các nhà hàng hải phương tây đều có nhắc đền đảo Cù lao Ré - Lý Sơn. Như vậy hiển nhiên trong quá khứ, đảo Lý Sơn có vị trí quan trọng trên tuyến đường hàng hải Quốc tế và có sự giao lưu rộng mở trong khu vực. Từ thời Nguyễn cho đến hiện nay, Lý Sơn được coi như là đảo tiền tiêu trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam và chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Con người sinh sống và cư trú trên đảo Lý Sơn từ rất sớm, cách nay khoàng 3.000 năm tương ứng với lớp cư dân đầu tiên là cư dân Văn Hoá Sa Huỳnh. Lớp cư dân này đã tạo dựng nên nềnVăn hóa Sa Huỳnh mang tính chất biển - hải đảo rất phong phú đa dạng. Các hiện vật của cư dân Sa huỳnh ở di tích Xóm Ốc có nguồn gốc phát sinh từ giai đoạn tiền Sa Huỳnh: Bình Châu, Long Thạnh; đồng thời vừa mang tính chất biển - hải đảo với loại hình đồ trang sức, công cụ chế tác từ vỏ nhuyễn thể có sự gần gũi mang tính đồng quy với các cư dân tiền sử của vùng Nam Thái Bình Dương, từ quần đảo Ryuku (Nhật Bản) đến Đài Loan, Philippin và khu vực Văn hoá Xóm Cồn ở vùng Cực Nam Trung Bộ. Kế tiếp sau VHSH, về mặt thời gian, là lớp cư dân của văn hóa Champa, họ đã tạo dựng nên dạng văn hóa gắn với hoạt động khai thác biển, có thể đó là nghề đóng các loại ghe bầu đi khai thác biển và đan các loại lưới từ vỏ cây gai để đánh bắt cá. Những dấu tích văn hoá mà họ để lại là tín ngưỡng thờ Pô Inưnaga, tục thờ Yàng, thờ Uma, đền thờ Vishnu, thờ Cá Ông Nam Hải và một số giếng Chăm cổ gắn với sự quần tụ làng xóm như giếng Xó La, giếng Trung Yên, giếng Bộng....Văn hóa Chămpa hầu như đã hòa nhập vào văn hóa Việt trên hai dạng thức cơ bản là văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong một số biểu hiện trong văn hóa phi vật thể; tín ngưỡng thờ Pô Inưnaga của Chămpa đã dung hòa vào tín ngưởng thờ nữ thần của Việt va Pô Inưnaga hóa thân thành Thiên Y Ana, bà chúa Ngọc, và là nữ thần bảo hộ của người Việt, bà hiện diện ở nhiều đền thờ chính và phối thờ. Người Việt còn tiếp thu tục thờ Yàng, thờ Uma (Ngu Man Nương)..... Tục thờ được đặt trong không gian thờ độc lập hoặc phối thờ. Tục thờ Cá Ông nam Hải hiện diện suốt dọc ven biển Miền Trung, là tín ngưỡng đặc trưng của cư dân biển tồn tại trong truyền thuyết của người Chăm và người Việt. Riêng ở Lý Sơn, tín ngưỡng thờ Cá Ông mang tính phổ biến với nhiều lăng thờ và trong những lăng đó có số lượng lớn bộ xương Cá Voi (Cá Ông) được đặt trong quan quách. Ngoài ra còn có nhiều dạng văn hóa phi vật thể khác mang dấu ấn văn hoá Chăm - Việt mà trong giới hạn của đề tài chưa đi sâu vào nghiên cứu hết được, tuy nhiên có thể khẳng định rằng, tại Lý Sơn những mảnh vỡ của Văn hóa Chămpa đã được bảo bọc và dung hòa trọn vẹn trong lòng văn hóa Việt.

Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII lớp văn hóa Việt hình thành và xác lập trên đảo Lý Sơn trên cơ sở dung hợp với văn hóa Chămpa bản địa, đồng thời bảo tồn phát triển các yếu tố cơ bản của văn hóa Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ để tạo nên văn hóa Việt vùng hải đảo ,đa dạng, phong phú với các thiết chế cộng đồng làng xã; sự quần cư của các dòng họ, các sinh hoạt tín ngưỡng mang đậm tính chất Nông - Chài...Tất cả đều được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay. Cơ cấu tổ chức cộng đồng xã hội truyền thống của người Việt ở Lý Sơn đã tồn tại song song hai mô hình Làng và Vạn tương ứng với hai kinh tế truyền thống là canh tác Nông nghiệp và khai thác biển. Mỗi mô hình có cơ cấu tổ chức riêng để quản lý cộng đồng và tổ chức các sinh hoạt tín ngưỡng. Giữa Làng và Vạn có mẫu số chung là mọi tâm thức cộng đồng đều hướng về sự bình an thịnh vượng trong cuộc sống cho hòn đảo canh xinh đẹp.

Di sản văn hoá trên đảo Lý Sơn bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể là vốn tài sản qúi của tiền nhân lưu truyền lại; để gìn giữ cũng như phát huy di sản văn hóa này là nhiệm vụ của chúng ta. Để thực hiện trọng trách đó chúng ta cần phải có những định hướng, giải pháp bảo tồn và phát triển dúng đắn; một số vấn đề đó trong nội dung nghiên cứu của đề tài đã có đề cập. Chúng tôi xin có một số khuyến nghị cụ thể sau:

+ Kết quả đề tài nghiên cứu hoàn thành nên triển khai biên tập, hiệu đính, in và phát hành.

+ Bước tiếp theo sau đề tài là phải có dự án thực hiện một số vấn đề về bảo tồn sinh thái văn hóa của đảo Lý Sơn trong đó bao gồm:

- Bảo tồn hệ sinh thái động thực vật trên đảo và bậc thềm chìm sâu trong lòng biển xung quanh đảo.

- Qui hoạch bảo tồn các ngôi nhà cổ, các đình, dinh, lăng, miếu cổ đồng thời quy hoạch bảo tồn các di sản trong lòng đất, không cho dân chúng đào bới sâu trong lòng đất xâm phạm đến các di tích khảo cổ.

- Phát huy các lễ hội đua thuyền, tế đình, tế các dinh miếu, tế lính Hoàng Sa và các lễ thức tốt đẹp của các dòng họ. Tổ chức các hội vui chơi của dân gian như hội sói vật, dồi bòng, hát ống.... Nên có biện pháp truyền nghề giữa lớp nghệ nhân già với lớp trẻ trong sinh hoạt lễ hội dân gian.

Phụ lục 1

VĂN VẦN DÂN GIANSƯU TẦM ĐƯỢC Ở LÝ SƠN

(Tuyển chọn theo thứ tự A,B,C)
1. Quan hệ thiên nhiên và lao động sản xuất:

- Ai về Quảng Ngãi cho tôi gửi ít quan tiền

Mua giùm miếng quế lâu niên

Đem về trị bệnh khỏi phiền bà con


- Chim bay mỏi cánh chim ngơi

Cá đi hết nước về khơi đứng chờ


- Chim bay sát núi là sà

Sóng dồi biển động trời đà sắp mưa


- Chùa Hang cát nhỏ như tro

Hang Câu, Bãi Bé kể cho thêm phiền

- Đời ông cho chí đời cha

Mây ráng Sơn Trà không gió thì mưa


- Giếng Tiền có bàn cờ tiền

Cờ tiên, tiên mất, giếng tiền, tiền đâu ? (1)

- Lạy trời cho có gió nồm

Cho thuyền Chuaù Nguyễn thuận buồm ra khơi.


- Lý Sơn cảnh đẹp chùa Hang

Có đường xuống đất, có thang lên trời


- Lý Sơn có Ngũ Hành Sơn

Nằm day ra biển trùng dương đời đời

Hòn Vung, hòn Sỏi, hòn Tai

Giếng tiền, Thới Lới ai ai đặt bày


- Lý Sơn dãi đất Cù Lao

Dân lành đất tốt dạt dào tình thương

- Lý Sơn dãi đất Cù Lao

Bốn bề biển cả sóng trào vỗ reo

Lý Sơn không đói không nghèo

Một lòng son sắt mà theo cụ Hồ


- Lý Sơn đồng trước đồng sau

Đồng rừng đồng ruộng, đồng nào cũng xin


- Lý Sơn ơi hỡi Lý Sơn

Nằm chi khoai thoải cô đơn một mình


- Lý Sơn tuy nhỏ mược dầu

Trời sinh phật đẻ dãi dầu ngoài khơi

Bốn mùa nước phủ tö bề

Trời sinh Phật đẻ chẳng hề nao nung

- Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng ngoài đảo sợ dài đường đi


- Mùng 4 có hội đua ghe

Cho đến mùng 7 bắt phe dồi bòng (1)


- Núi cao ai đắp ai bồi

Biển sông rộng rãi cá bơi rợp vàng


- Rủ nhau xuống biển mò cua

Chiều về xuống biển đào hang bắt còng


- Thuyền ngược ta khấn gió nồm

Thuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió mây


- Thương cho mấy chú câu cần

Muốn ăn cá lớn thì lần ra khơi

Ra khơi phải biết lội bơi

Nếu mà không biết khất đời chú đi

- Trời mưa trong Quảng mưa ra

Mưa quanh Hòn Bé mua qua lạnh lùng.


2- TÌNH YÊU NAM NỮ:

- Ai làm cho đó xa đây

Cho chim chèo bẻo xa cây măng vòi

- Anh bơi xuồng theo em

Đứt mấy bộ quai chèo

Sao em không buông lái nới lèo đợi anh


- Anh đi anh mệt ngó chừng

Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao

Rừng cao mặc sức chim bay

Biển hồ lai láng mặc tài cá đua


- Anh nguyện cùng em tại cầu Bến Vấn

Em nguyện cùng anh tại quán Cây Đa

Em biểu anh về có vợ

Đây em ra có chồng

Lời nguyền nước mắt chảy thành sông

Dứt nghĩa đi thêm tội

Thương bao đồng khó thương
- Anh than cùng em lời đã cạn lời

Cha già mẹ yếu gần dơi về quê

Phụ thê không trọn nghĩa phu thê

Hay đâu duyên nợ thiếp che chàng nghèo

Hồi nào lên đỉnh xuống đèo

Chàng than thiếp khóc thiếp than nghèo với anh

Bây giờ có cá phụ canh

Có tòa nhà ngói phụ nhà tranh cũng buồn

Chiều chiều bước xuống ghe buôn

Bao nhiêu sóng dội dạ buồn bấy nhiêu.

- Anh em chẳng dám tới nhà

Chiều chiều ra đừng bờ tra ngó chừng

Hai hàng nước mắt rưng rưng

Khóc không dám khóc xây lưng mà chùi

Bạn cũ ai lại giống bạn tui

Ôm đờn mà gãy cho nguôi tấm lòng

Xưa kia lựu đứng với bòng

Bây giờ lựu ngã qua dòng với mai

Bạc tình chi lắm bớ ai

Cây trúc cũng vịn cây mai cũng rờ

Mực sa xuống giấy thành thơ

Lời nguyền gửi bạn thành tờ cam đoan cho bạn cầm.


- Anh thương em thì thương cho chắc

Thương cho chặt cho bền

Đừng thương lỡ dỡ bắt đèn uổng công

Dốc lòng trồng các bể bông

Ngó ra ngoài biển thấy ông đưa đò

Anh ở làm sao cho biết đói biết no

Biết ra khơi về lộng đây em lo kết nguyền
- Anh về kiếm vợ cho xong

Em là tép nhỏ lộn rong khó tìm

- Bạc tình chi lắm hỡi chim

Bỏ nhành lê khô héo đi tìm nhành xanh

Nghe lời ai sớm dỗ chiều dành

Nghĩa nhơn sao nỡ dứt tình bỏ ta.


- Bạn cũ sầu lai lai láng láng

Bạn cũ sầu mình cơm với cháo biếng ăn

Tay bưng chén cơm hột lụy nhỏ giăng giăng

Tay cầm đôi đũa quên bằng so le

Ta xa nghĩa bạn ta ra ghe ta ngồi
- Bông cúc vàng rở ra bông cúc tím

Em có chồng roăi trả yếm lại cho anh

Bông cúc vàng nở ra bông cúc xanh

Yếm em em mặc yếm gì anh anh đời


- Chàng xa thiếp cách tội đách gì rầu.

Thác như ông Lã Vọng Tí xuống cần Non Tiên

Ngửa tay em trao cho một đồng tiền

Phận sao chịu vậy đừng phiền mà hư


- Chiều chiều bóng xế nhành đâu

Trách ông Tơ và Nguyệt buổi đầu không xe

Để bây giờ nghiêng chén ngã xe

Mùa thu thiếp đợi mùa hè chàng trông

Làm nhà ở dưới bực xong

Đêm nghe con cá quậy ngày trông con chim gù

Gái có chồng rồi xuất giá tòng phu

Dầu ai có lên võng xuống dù cùng giả lơ

Nồi tiền duyên gái giá trai tơ

Sao anh không lắng líu để bây giờ anh líu lăn ?

- Chiều chiều mây phủ Sơn Trà

Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm

Vẫy vùng như cá trong nơm

Buổi sớm mai ta trông bạn, buổi chiều nờm bạn trông ta.

- Chiều chiều ra bãi mà trông

Bãi thời thấy bãi mà không thấy người


- Chim phượng hoàng bay ngang qua chợ

Em hỏi anh rằng có vợ đâu chưa

Tay cầm tờ giấy che mưa

Che sao khỏi ướt em chưa có chồng.


- Em mua cho anh một tờ giấy hóa rồng

Đầu anh anh đội tay anh lồng ngọn mây

Gió thổi gió trợt mưa bay

Mưa đâu ướt đó tờ giấy này còn khô


- Con Quốc lẻ đôi lại ngôi than khóc

Vợ với chồng thân tóc lìa tơ

Kẻ đi âm phủ người chờ dương gian

Ngồi buồn em ra ngõ thở than

Em cảm thương phận bận cơ hàn nắng mưa.
- Cũng tại vì mình nổi tôi trôi

Phân ly hai ngã nước mắt tôi ước đầm

Ghe lui còn để dấu dằm

Người thương đâu vắng dấu nằm còn đây

Trăng lu vì bởi đám mây

Tôi với mình trắc trở cũng vì dây tờ hồng.


- Dậm chân xuống đất cái keng

Chàng Nam thiếp Bắc nhiều phen thảm sầu

Phải chi ngoài biển có cầu

Anh đi ra dứt mối sầu cho em.


- Dời chân bước xuống ghe buôn

Biển bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiều

Dựa cột buồm gió thổi hiu hiu

Nước mắt ra lai láng núi dây lưng điều không khô.


- Đêm nằm chíp miệng thở ra

Không biết làm sao cho đặng bướm với hoa dựa kề

Ngày thì mặt ủ mày ê

Sống dương gian không đặng thác về quê cho trọn đời.


- Đói lòng ăn nửa trái sim

Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Người thương ơi hỡi người thương

Đi đâu mà để buồn hương lạnh lùng !


- Đứng trên núi sỏi phần tranh

Liều công bỏ bạn theo anh phen này.


- Em gặp anh đây nửa mừng nửa sợ

Em sợ anh về đánh vợ lừa con

Trăng khuya nửa khuyết nửa tròn

Anh về lừa vợ lừa con tội trời

- Em hát một câu anh bỏ bầu đậy nắp

Đem vô đất liền đổi bắp ra rang


- Em thương anh mà cha mẹ không thương

Nước kia muốn chảy cực vì mương chưa đào

Bây giờ biển cạn thành ao

Bắc cầu chiếc đũa mà trao ân tình


- Em thương anh trầu hết laù lươn

Cau hết nöạ vườn cha mẹ nào hay

Dẫu mà cha mẹ có hay

Nhứt đánh nhì ñaøy hai leõ maø thođi

Gươm vàng kề cổ ai ôi

Chết thời chịu chết liaø ñođi không lìa

- Họa Hổ họa bì nan họa cốt

Tri nhơn tri diện bất tri tâm

Xa xôi chi đó mà lầm

Phải hương hương bén phải trầm trầm thơm


- Không nên với bạn không nên

Em về mua cót mua phên dừng buồng

Hai ngăn em cũng dừng luôn

Một ngăn quân tử cựu một buồng quân tử tân

Liều mình con thác xuống sông Ngân

Cho thỏa tình hai bạn, trọn ái ân hai chàng


- Lên non bẻ lá mà ngồi

Bỏ quên cây quạt thôi rồi bớ anh

Còn gì nay sạn mai sành

Duyên anh em bỏ rừng xanh mất rồi.


- Mãn mùa tu hú kêu thanh

Cá chuồn đã vấn sao anh chưa về

- Một em nói rằng không

Hai em cũng nói rằng không

Dấu chân ai dẵm vườn hồng tan hoang ?

Có không nói thiệt cùng chàng

Để nhựt lâm nguyệt nhiễm hai đàng xa nhau

Rào thời rào trước rào sau

Bởi chưn em để bỏ cau nát vườn

Liệu bề thương đặng thời thương

Đường ta gánh nặng giữa đường cực anh.
- Một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mười

Thiếp nguyện cùng chàng

Một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mười

Chàng nguyện cùng thiếp

Mười chín tám bảy sáu năm bốn ba hai một

Lời thề lời thốt còn đó rõ rõ ràng ràng

Vườn bông hoa khóa chặt chờ chút tình lang

Sen chờ ai sen rũ

Cúc chờ ai cúc rũ cúc tàn

Vườn bông hoa có kẻ điểm trang nhụy hồng

Bây giờ em xách nón theo chồng

Bỏ một mình con chim quyên nó lơ lơ lửng lửng chốn non sông nhụy đào.

- Ngẫm nghĩ đến đâu buồn rầu đến đó

Ngẫm nghĩ chung tình buồn có vui không

Bữa rày anh cùng em như con cá xa sông

Càng gánh chung tình lịu địu càng tiếc cái công thâm dày

- Ngó ra hòn núi Sơn Trà

Lòng ta xa bạn nước mắt đà rưng rưng

Vẫy vùng con cá trong nơm

Sáng mai ta trông bạn chiều nờm bạn trong ta

Mỗi ngày mỗi cách mỗi xa

Bữa ăn hột lụy nhỏ, bũa và hột lụy rơi

Bầm lòng ta lắm bạn ơi

Sáng mai mong ngóng chiều ngồi không yên.


- Ngó lên trên núi Giếng Tiền

Thấy đôi chim én đang chuyền nhành mai

Bao giờ cho gái gặp trai

Cho loan nhớ phụng, cho ai biết mình.


- Ngó lên trên trời trời cao lồng lồng

Ngó ra ngoài biển biển rộng thinh thinh

Ngó vô trong dạ buồn tình

Đêm nằm nước mắt nhỏ như bình trà nghiêng

Đêm nằm nước mắt triền miên

Aïo em năm vạt ước liền cả năm


- Ngó ra ngoài biển ba lần

Thấy anh ở trần trong dạ xót xa

Trở về mua lụa đậu ba

May aó cổ giữa lại tra nút vàng

Cậy ai mà gửi tới chàng

Đêm khuya chàng đắp kẽo nhiễm thương hàn khổ thân


- Rắn hổ mang nằm cây mít gãy

Em có lòng chờ sáu bảy năm nay

Năm Thìn, năm Tý, năm Tỵ, năm Thân

Bước qua năm Mẹo, năm Dần là sáu năm đủ

Chờ anh đã mãn tháng tư

Anh không nói lại anh ừ nơi xa

Mời anh mười tám qua nhà

Trầu ăn rượu uống nơi xa kết nguyện

Cây khô bóng ngã non tuyền

Anh về chết phứt đi cho liền bạn ơi.


- Rượu ngon chiết ở bàn thờ

Ba bốn năm không lạt sao bây giờ lạt đi

Đó bạn buồn đây ta lại vui chi

Bạn rưng rưng nước mắt ta có khi khóc thầm


- Sáng mai lên núi quơ củi đốt than

Chiều về xuống biển đào hang bắt còng

Dặn ai hai chữ bền lòng

Ai trao cái dây cũng bứt, ai thắt cái vòng cũng mở ra.


- Sáng trăng quân tử đi chơi

Đái một chổ đái lội bơi mà về

Em ơi chi đái dại, đái khờ

Nhà cửa em trôi trước bàn thờ em trôi sau.


- Sao mai đã mọc tè tè

Gà cất tiếng gáy sao bạn không về phân giải với chồng con

Trai gái thương nhau đờ đợ

Nghĩa vợ chồng mất thuở nào quên

Muốn cho nấu chín làm nên

Đường còn đi xuống đi lên chừng chừng

Chim ơi chim chớ phụ rừng

Cá ơi cá chớ phụ phàng sông sâu

Duyên gì đâu nợ cũng vì đâu

Nên hư không đặng lúc ban đầu rồi thôi.


- Sớm mai em ra ngồi bờ cỏ chỉ

Em suy nghĩ hột lụy nhỏ tuôn

Không hiếm chi nơi tiền vàng lúa muôn

Em thấy anh nghèo có ngãi anh thương cho vẹn tình


- Sớm mai ra đứng góc lăng

Nghe tiếng ai khóc trong bụi bần hu hu

Qua với em thâm nhiễm nguyệt nhu

Trách lầm cha với em sinh con ngu lỗi nghì

Em chịu đòn anh lại vui chi

Đó rưng rưng nước mắt đây có khi khóc thầm


- Thiếp thương chàng đừng cho ai biết

Chàng thương thiếp chớ nói thiệt cho ai hay

Miệng thới gian (1) nhiều cái tày lay

Cực chàng tám lạng khổ thiếp rày nửa cân


- Trầu em em kiếm em ăn

Thuốc anh anh hút đừng giăng đừng dồi

Miệng thế gian họ đồn lắm anh ơi

Cứ giả đò lơ giả đò lãng như hồi chưa thương

- Trời xuôi sóng gió bão bùng

Khiến cho thân bậu bãi bùn lách lau.

- Vô đây ớ bạn vô đây

Cổ đổ bát bửu đang xây trên bàn

Tội tình gì ra đứng ngõ dòm đàng

Hạt sương sa nhỏ xuống cảm thương hàn ai nuôi





tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương