Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang32/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36

7/ Nghề câu khơi:


Câu ở vùng biển ngoài khơi cách xa đảo chẳng hạn như vùng Đồng Vôi, đi từ đảo đến đó mất thời gian từ 7-8 giờ. Trong nghề câu sử dụng bằng ống câu chiều dài khoảng 40m, lưỡi câu bằng đồng do ngư dân tự làm.

Ngư dân Lý Sơn câu mực là chủ yếu. Mực thẻ khai thác ở vùng biển xung quanh đảo, vào mùa tháng 7 mực hay về nhiều. Mực có nhiều ở vùng Đồng Vôi, ngư dân chạy ghe tàu đến đó dùng đèn Măng xông để câu. Những thập niên 30-40 trở về trước mực có rất nhiều ở vùng biển quanh đảo, ngư dân đốt đuốc, mực tập trung quanh ghe họ câu hoặc dùng vợt để bắt. Ngoài ra ngư dân đảo Lý Sơn còn khai thác các sản vật biển như hải sản vật biển như Hải sâm, vích, rùa, các loại ốc biển ở vùng biền xung quanh đảo và quần đảo Hoàng Sa.

8/ Nghề buôn bán trên biển:

Ngư dân Lý Sơn có truyền thống đi biển rất giỏi, họ có thể đóng mới các loại ghe bầu kích cỡ lớn từ 35 thước mộc (*) trở lên dùng để đi lại buôn bán trên biển, các loại ghe bầu 25 thước dùng để đánh cá.

Trong quá khứ đảo Lý Sơn là điểm dừng của các thuyền bè đi lại trên biển của con đường mậu dịch gốm sứ Đông Nam Á. Sự giao lưu buôn bán này còn để lại bằng chứng về làng đồ gốm sứ Hán Đường, Tống, Minh, Thanh lưu lại rất nhiều trên đảo cùng các giếng nước ngọt cung cấp cho thuyền bè đi lại trên biển. Đảo Cù Lao Ré - Lý Sơn đã hình thành nên một đội ghe bầu có sớm ở Miền Trung chuyên chở hàng hóa buôn bán từ đảo đến các vùng đất liền và ngược lại, đồng thời từ các vùng khác nhau ở đất liền. Theo một số vị cao niên của họ và ở thôn Tây Lý Vĩnh lúc thời điểm từ năm 1930 đến năm 1945, Lý Sơn có khoảng 20 chiếc ghe bầu 35 thước mộc dùng để chở đá vôi ở Lý Sơn đem bán trong đất liền, đồng thời mua gạo từ đất liền chở về bán ở đảo. Gạo mua và chở về đảo trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5. Các ghe bầu này còn tham gia vận chuyển đường, muối, nước mắm đem vào bán ở các tỉnh miền Nam đồng thời chuyển sắt, thiết đem về bán cho người Hoa ở cửa Kỳ Hà. Có thể chính vì phương tiện ghe buồm đi lại trên biển thuận tiện và bản thân người dân đảo Lý Sơn rất giỏi nghề đi biển nên Chúa Nguyễn đã lập nên đội Hoàng Sa đã khai thác hàng hóa sản vật trên đảo Hoàng Sa rất có hiệu quả cho nên vai trò đội Hoàng Sa được phát huy từ thời Chúa Nguyễn ở thế kỷ 17 cho đến đầu triều Nguyễn ở đầu thế kỷ 19.

III. Kinh tế thủ công nghiệp

1/ Nghề đan lưới gai:


Hiện nay nghề đan lưới gai không còn nữa nhưng từ thập niên 60 trở về trước lưới gai rất thịnh hành là phương tiện đánh bắt cá chủ yếu của ngư dân đảo Lý Sơn.

Lưới gai là loại lưới được đan kết từ sợi của vỏ cây gai, công việc này do phụ nữ thực hiện. Ngày trước trên đảo Lý Sơn trồng rất nhiều cây gai thân gai tước vỏ, kéo sợi dệt lưới, lá cây gai quết với bột để làm bánh ít lá gai, món bánh truyền thống của Miền Trung.

Cây gai được trồng vào tháng 11 bằng cách dùng hom thân cây cắm vào đất xốp để mọc nhánh mầm, lớn lên nhờ đất trời mưa và phân chuồng. Cây gai thu hoạch 3 lứa trong một năm, 2 lứa chính vào tháng 9 và tháng 11 (âm lịch), người ta cắt toàn thân cây gai đem về. Lứa phụ vào tháng giêng (al) người ta chỉ cắt những cây gai có thân lớn còn những mầm nhánh nhỏ để nguyên chăm bón đợi thu hoạch vào lứa chính.

Vỏ thân cây gai khi còn tươi dùng dao cạo sạch lớp bao phía ngoài sau đó đem phơi nắng cho khô, tiếp đến chẻ nhỏ tạo thành chỉ sợi. Các chỉ sợi ngắn được nối kết để kéo dài, quy trình này người ta goị là chắp bã. Công việc chắp bã khá đơn giản, người ta đóng 1 cái móc neo vào cột gắn với một

ống trảy rỗng có dùi một lỗ nhỏ ở ngang thân, người thợ xỏ sợi vào lỗ kéo xuống chắp gập xe qua tay, chỉ sợi sau khi xe xong dính vào nhau kéo dài người thợ quấn sợi thành trái bã. Trái bã được ngâm trong nước giếng để kết dính các mối sợi, sau đó đưa qua xa kéo thành lọn nhợ, lọn nhợ được đem đan thành lưới. Khi đan lưới người thợ dùng một miếng tre để làm đo chuẩn cho các cỡ mắt lưới khác nhau. Miếng tre này gọi là giếng. Ngoài ra có một miếng tre khác gọi là ghim có cấu tạo dẹp, có lỗ nhỏ ở giữa thân, một đầu nhọn, 1 đầu bằng móc võm. Nhợ đưa vào lỗ nhỏ vòng qua đầu vòm. Khi đan người thợ dùng ghimvòng nhợ qua giếng sau đó thắt gút. Có nhiều cỡ giống khác nhau. “Giếng” kích cỡ 4 phân dùng đan lưới có cơm, “giếng” cỡ 12 phân (12cm) đan lưới đánh bắt cá chuồn. Lưới sau khi đan xong người thợ đem nấu chung với mủ cây chai mắm (xác mắm) cho lưới có màu đỏ. Hiện nay cây gai và nghề đan lưới gai không còn nữa do trên thị trường đã có lưới nhợ nilong.

2/ Nghề đóng ghe bầu:


Nghề đóng ghe bầu ở Lý Sơn một thời phát triển thịnh đạt và nghề này hoàn toàn biến mất khi quân Pháp chiếm đóng đảo Lý Sơn đã phá hủy hàng loạt ghe bầu trên đảo, cấm những người thợ chuyên đóng ghe không được hoạt động nghề nghiệp. những người thợ ở làng nghề ghe bầu của Lý Vĩnh phiêu tán vào đất liền để tiếp tục hành nghề ở Phú Thọ, Tịnh Kỳ, Sa Huỳnh....

Theo khảo sát của chúng tôi, ở Lý Vĩnh huyện đảo Lý Sơn đã hình thành nên một làng nghề chuyên đóng ghe bầu hoạt động nhộn nhịp phồn thịnh từ thế kỷ 19 trở về trước. Ông Võ Đềm, một ngư dân ở xa Lý Vĩnh cho biết cha của ông, tính đến nay là 115 tuổi, là người chuyên đóng ghe bầu, hiện tuy trong nhà của ông còn thờ mô hình một chiếc ghe bầu.

Làng nghề ghe bầu nằm ở khu vực bến Đá xã Lý Vĩnh. Nguồn gốc và sự hình thành làng nghề không còn tư liệu thành văn lưu lại, tuy nhiên theo các vị cao niên, ông tổ nghề đóng ghe bầu là người ở Huế, hiện nay tại nhà ông Võ Đềm vẫn còn bàn thờ ông tổ nghề.

Nguyên liệu để đóng ghe bầu là gỗ chò mau lấy ở đất liền tại vùng cầu ván (Quảng Nam) riêng ván đóng ghe mua ở Nam Ô (Đà Nẵng). Ghe bầu loại lớn có chiều dài 35 thước mộc (tức 16m - 17m), chiều ngang thước mộc (tức là 4m) đây là loại ghe dùng để vận chuyển hàng hóa buôn bán trên biển. Loại ghe trung bình có chiếc dài khoảng 25 thước mộc (tức 11m - 12m), loại ghe bầu này dùng để đánh cá trên biển. Bình quân công đóng một chiếc ghe bầu hoàn thành là 300 công.

Ghe bầu có cấu tạo 3 khoang: “khoang đốc, khoang lòng và khoang mã. Mỗi ghe có một cột giữa gọi là cột làng cao 22 thước mộc (khoảng 9m) dùng để cột buồm và cột một mũi cao 18 thước mộc (khoảng 7m). Cũng dùng để cột buồm. Ngoài ra có 1 chèo lái dài 15 thước mộc (khoảng 6m), 4 chèo ngang, 1 bánh lái dài 9 thước mộc (khoảng 3,5m) để lái ghe, 1 bánh mũi để đỡ ghe cho khỏi tạt nghiêng một bên. Mỗi ghe bầu gồm 8 người (kể cả chủ và bạn) cùng đi trên ghe, kèm theo 1 chiếc xuồng (đối với ghe buôn bán) hoặc 1 chiếc thúng (đối với ghe đánh cá).

Ghe đóng xong, người thợ lấy dầu rái cùng mủ cây chai mắm (xác máu) quét lên ghe để chống rỉ nước. Riêng mủ câu chai mắm còn ốp vào các chốt nêm bằng gỗ để chốt chặt không rỉ nước.

Như vậy, mặc dù sự cư trú và khai phá lập thành làng xóm của người Việt trên đảo Lý Sơn không sớm lắm bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17 nhưng người Việt đã có thế ứng xử thích hợp trong môi trường biển, đảo để tạo dựng nên cuộc sống ổn định và phát triển với nền kinh tế truyền thống đa dạng, vững chắc. Kinh tế nông nghiệp trồng hoa màu nhằm cung cấp lương thực ổn định. Mặc dù trồng hoa màu trên đất chân thềm núi nhưng bản thân cách ứng xử của người Việt vẫn là kiểu nông nghiệp trồng lúa nước của vùng đồng bằng trũng Bắc Bộ. Điều này được phản ảnh qua các nghi lễ gắn với chu kỳ sản xuất nông nghiệp, ví như lễ thượng điền, lễ hạ điền, mừng cơm mới… Kiểu mô thức đình làng là đặc trưng của văn hóa Việt, nó là linh hồn lànền tảng của đời sống tâm linh ý thức trong cộng đồng người Việt. Trên đảo Lý Sơn có 2 làng gồm hai đình, đến nay chỉ còn lại đình làng Lý Hải, nơi đây diễn ra các nghi thức tế cúng liên quan đến chu kỳ sản xuất nông nghiệp và các lễ hội khác. Theo số liệu thống kê đến nay có khoảng 85% dân cư trên đảo chuyên sống về nông nghiệp trồng hành tỏi, còn lại 15% là sống bằng nghề khai thác biển và dịch vụ buôn bán. Tuy nhiên số dân cư nông nghiệp nhưng hoàn toàn không hẳn là thuần nông, họ vừa canh tác nông nghiệp vừa khai thác biển ở ven bờ. Điều đó đã cho chúng ta nhận thấy rằng giữa nông nghiệp và ngư nghiệp vẫn có sự đan xen nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân trên đảo Lý Sơn.

Kinh tế khai thác biển là thế mạnh chủ yếu của đảo Lý Sơn, đến nay có trên 250 tàu thuyền của ngư dân trên đảo đánh bắt cá ở ngư trường rộng từ Quảng Ninh vào đến Kiên Giang. Trong khai thác biển ngư dân Lý Sơn đã có một truyền thống và kinh nghiệm lâu đời, ở khoảng đầu thế kỷ họ đã có hẵn một làng nghề chuyên đóng các loại ghe bào với kích thước lớn để vận chuyển buôn bán trên biển và khai thác đánh bắt cá. Nguồn gốc nghề đóng ghe bào ở trên đảo Lý Sơn đến nay tư liệu chưa rõ ràng lắm nhưng với hiện tại phát triển của nghề đã cho chúng ta thấy rằng cư dân đảo Lý Sơn đã có thế ứng xử hoàn toàn thích hợp trước biển, họ vươn ra khơi xa đến các vùng đất liền để buôn bán và khai thác thủy sản. Hiện nay Nhà nước nên có chủ trương khôi phục lại làm nghề đóng ghe bầu truyền thống của đảo Lý Sơn nhằm phát triển nghề cá Lý Sơn.





tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương