Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang31/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36

1. Các phương tiện đánh bắt cá:


Xưa kia để đánh bắt cá người dân đảo Lý Sơn dùng hai loại phương tiện: ghe bầu và xuồng, thúng.

- Ghe bầu đánh bắt cá: Là ghe loại nhỏ có chiều dài khoảng 25 thước mộc, rộng 5 thước, loại ghe bầu này được đóng tại chỗ ở Lý Sơn, khoảng thập kỷ 40 chiếc ghe bầu được dùng đánh bắt cá. Xưa kia chủ yếu là đánh cá chuồn.

- Xuồng: Có chiều dài từ 12 đến 13 thước mộc, rộng lòng khoảng 3,5 thước mộc, là phương tiện dùng đánh bắt cá ven bờ hoặc trung chuyển hàng hóa từ ghe bầu loại lớn vào bờ.

- Thúng: Thúng làm bằng tre, tuy nhiên rất ít khi làm ở trên đảo hầu hết là mua ở đất liền. Thúng dùng làm phương tiện cho một người lặn dùng chỉa đâm cá ở ven biển hoặc cận khơi.

- Lưới: Xưa kia lưới được đan từ vỏ cây gai, dùng lưới cước để đánh bắt cá. Mỗi loại cá người dân Lý Sơn có từng loại lưới riêng để đánh bắt. Lưới 8 dùng để đánh bắt cá thu; lưới 4 dùng để bắt cá nháy, lưới 3 cùng để bắt cá chuồn, lưới 2 dùng để bắt cá sơn ở những bãi ngầm, lưới nhỏ dùng đánh cá cơm. Ngoài ra người dân đảo ban đêm dùng lưới 8 đi bằng thúng bơi ra xung quanh đảo để bắt cá nhồng, cá ngừ.

2/ Nghề đánh bắt cá:


Xưa kia các ngư dân đảo Lý Sơn chủ yếu khai thác hai loại cá: Cá chuồn mùa khai thác từ tháng 2 đến tháng 5, dân gian gọi là nghề khơi, nghề khai thác các sơn từ tháng 4 đến tháng 7 gọi là nghề lộng. Ngoài ra từ tháng 7 đến tháng 11 là mùa cá trích, ngoài biển đông vào cá gò bãi quanh đảo, dân làng tập trung đánh bắt bằng các loại cá khác như:

- Cá nháy đánh bắt vào tháng 11.

- Các loại cá đòn, vàng ci, bò hầu đánh bắt từ tháng 11 đến tháng 4.

- Cá Tráo ở độ sâu từ 15 - 20 sải tập trung ở vùng biển xung quanh đảo lớn và đảo bé.

- Cá sơn ở vùng biển quanh đảo ngư dân đánh bắt bằng mành gọi là trố, cách thức giăng mành đặt đèn cho cá sơn vào đứng trố nhìn đèn dùng vợt xúc.

- Đánh bắt cá chuồn ngư dân dùng các loại ghe từ 25 thước mộc (*) trở xuống gọi là ghe nghề khơi. Trong những năm 30 - 45, đảo Lý Sơn có 40 chiếc ghe dùng để đánh bắt cá chuồn.

Khi ra khơi đánh bắt cá, mỡi ghe bầu có 8 người vừa bạn và lái, mỗi ghe bầu đem theo thúng, học trương buồm chạy ra khơi xa phía vùng “đèo đông” gần bãi cát vàng (quần đảo Hoàng Sa). Mỗi ghe bầu chở theo hai thùng muối ở khoang để muối cá. Trong ghe còn đem theo lương thực, nước uống thời gian lênh đênh trên biển từ 4 đến 8 ngày. Nguồn cá đánh bắt được ngư dân mang bán ở Thanh Khê (Quảng Nam), cửa Sa Kỳ, Sa Cần, Cửa Đại.

Nghề cá ở Lý Sơn cũng bao phen thăng trầm, đặc biệt trong giai đoạn những năm 1947 - 1954 thực dân Pháp đổ quân lên đảo, chiếm cứ nhằm làm bàn đạp tấn công vào đất liền. Trong thời gian này quân Pháp triệt phá tất cả các ghe bầu của ngư dân, cấm ngư dân đóng mới các loại ghe xuồng. Chúng còn cấm ngư dân đánh bắt cá ngoài biển khơi và đi lại buôn bán với đất liền. Giai đoạn này chỉ có một ít ngư dân giấu được ghe xuồng là còn hoạt động, ngư dân đánh bắt cá vào ban đêm đồng thời lợi dụng đêm tối lén vào đất liền để trao đổi hàng hóa.

Sau năm 1954, thực dân Pháp rút quân khỏi Việt Nam, đảo Lý Sơn trở lại đời sống yên bình, nghề đánh cá và đi lại buôn bán trên biển của Lý Sơn có điều kiện phát triển. Năm 1957, có một số hộ ngư dân mua máy Zanna 8, kiloca 5, kiloca10 và 15 để gắn lên các ghe bầu. Trong năm 1957 - 1960 có khoảng 10 chiếc ghe bầu gắn máy sử dụng cánh quạt vịt thay cho buồm kéo. Năm 1960 ở Lý Sơn xuất hiện một ghe bầu kéo gắn máy thủy.

* Năm 1965: Một số hộ ngư dân đã mua phà ở các nơi về Lý Sơn, khoảng 2 chiếc.

* Năm 1971: Ngư dân đã mua lưới để khai thác và lưới cước phổ biến năm 1975. Từ đó, không còn dùng lưới gai... Hiện nay ở đảo Lý Sơn đã có 206 chiếc ghe, tàu có động cơ, tổng công suất là 8,203 CV. Đánh bắt được 5,685 tấn hải sản gồm cá và mực (số liệu thống kê năm 1999)

3/ Các loại hải sản:


- Chuồn khơi: Khai thác từ tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch), vùng biển khai thác từ Nha Trang đến Huế.

- Cá Sơn: Mùa khai thác từ tháng 4 đến tháng 7 (âm lịch). Vùng khai thác là ở xung quanh đảo, nơi có trố (bãi ngầm).

- Cá lưới 8: Gồm cá nhái, cá đòn, cá dàn đi... mùa khai thác từ tháng 11 đến tháng 3 (âm lịch) năm sau. Vùng khai thác ở xung quanh đảo.

- Cá Trích: Mùa khai thác từ tháng 7 đến tháng chạp âm lịch. Vùng khai thác xung quanh đảo, nhất là khu vực Bến đình, Bến tàu.

Đây là loại cá ngon và quý, nên việc khai thác đánh bắt cá trích có quy định và sự quản lý của Hương thôn rất chặt chẽ. Muốn khai thác cá trích phải được phép của Hương thôn và số lượng khai thác bao nhiêu, trích lại cho làng xã bao nhiêu được quy định rõ ràng.

- Mực thẻ: Khai thác quanh năm ở vùng xung quanh đảo. Khai thác vào ban đêm, dùng đuốc, sau là đèn để mồi và dùng vợt xúc.

- Mực nồng vôi: Khai thác từ tháng 11 đến tháng 7, 8 sang năm. Vùng khai thác ở khu vực gần đảo Hoàng Sa. Mỗi chuyến đi nồng vôi từ 8 - 10 ngày.

- Cá Cơm: Là nghề mới có từ năm 1985 - đến nay, khai thác xung quanh đảo.

Ngoài các loại trên, Lý Sơn còn có các loại Hải Sản như các loại ốc, nhất là ốc tai tượng, ốc cừ, dịm......,Hải sâm. Trước kia rất nhiều xung quanh đảo. Từ năm 1977 - 1979 do có giá trị xuất khẩu nên khai thác nhiều và cạn kiệt

4/ Phân công lao động:


Ngày xưa, khi chưa sử dụng lưới cước, ni lông, trong bộ phận cư dân ngư nghiệp thì đàn ông, trai tráng đi biển đàn bà đan lưới gai.

Sau giải phóng 1975, nhất là sau khi chia lại ruộng đất, tính chất chuyên nghiệp trong một gia đình ngư nghiệp không còn vì được chia đất sản xuất, hơn nữa cũng sau năm 1975, lưới cước, lưới ni lông thay lưới gai nên phân công lao động theo giới tính trong nghề kinh tế biển không còn rõ nét. Nhìn chung, đàn ông trai tráng đi biển, đàn bà làm nông, buôn bán.

5/ Phân chia sản phẩm: Xưa mỗi ghe bầu đi khai thác đánh bắt hải sản thường cá 4 đến 8 người (cả chủ và bạn).

Cách chia sản phẩm sau mỗi chuyến đánh bắt như sau:

6 phần cho chủ ghe, 4 phần còn lại chia đều cho chủ và bạn.

6/ Kinh nghiệm đi biển: Trước kia mỗi khi đi biển gặp gió bão, ghe thường cố gắng chạy lại về đảo do đó thường bị tai nạn 70%. Sau quá trình đi biển ngư dân rút ra kinh nghiệm là mỗi khi gặp gió bão, không chạy ghe về như trước mà thả dìm cuốn bườm và chong ghe để trôi tự do đến khi yên gió bão.




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương