Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN


CHƯƠNG IV: KINH TẾ TRUYỀN THỐNG CỦA



tải về 1.22 Mb.
trang30/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   36

CHƯƠNG IV:

KINH TẾ TRUYỀN THỐNG CỦA

CƯ DÂN ĐẢO LÝ SƠN

1. Kinh tế nông nghiệp


Nông nghiệp truyền thống của Đảo Lý Sơn xưa là Nông nghiệp trồng hoa màu và rau củ bao gồm: bắp, đậu phộng, khoai lang, mì ở vùng chân kiềm của các núi Gióng Tiền, thôn vung, Hòn Tai, Hòn Sỏi, Thái Lới.

1/ Bắp:


Từ những năm 40 trở về trước, bắp gần như là cây lương thực chính trên đảo Lý Sơn, bởi nơi đây khôn thể trồng được lúa. Bắp mỗi năm trồng được hai vụ, một vụ chính vào tháng 7 đến tháng 10 âm lịch và một vụ từ tháng 11 đến tháng giêng năm sau. Bắp sau khi thu hoạch phơi khô và chế biến thành bột, có hai cách chế biến:

- Cách chế biến cổ xưa nhất là dùng kiểu hòn ghè và bàn nghiền bằng đá dân gian gọi là đá mẹ, đá con. Người ta đưa hòn ghè và bàn nghiền vào một cái thúng cao bằng da trâu, sau đó đập cho bắp nát trong thúng. Kiểu chế biến này giống như cách làm của cư dân thời tiền sử.

- Đến những năm 1934, người dân dùng cối giã hay cối đá xay bột để chế biến bắp thành lương thực hàng ngày cùng với gạo.

2/ Khoai lang: Xưa kia khoai lang là loại lương thực đứng thứ nhì ở Lý Sơn, sau bắp, nên dân gian có câu:

“Ghe rồng, ghe phụng đua bơi

Ghe quy về nhất được mùa cả làng”

Hai câu trên phản ảnh khoai lang trồng phổ biến trên đảo là lọai lương thực quan trọng của cư dân trên đảo. Khoai lang trồng một vụ mỗi năm, bắt đầu từ tháng 8 ( Âm lịch) đến tháng giêng năm sau. Khoai lang thu họach đem về nhà dùng cát biển ủ lấp để ăn dần, hoặc sắc thái lát phơi khô dùng trong thời gian dài.

3/ Khoai mì: Mỗi năm trồng một vụ có thể xen canh vào đất trồng khoai lang cứ giáp chu kỳ một năm là thu họach. Ngòai ra khoai mì dùng ăn thay cơm, hoặc chế biến thành bột.

4/ Đậu phộng: Đây là lọai cây trồng hiện diện rất sớm ở Lý Sơn. Các tài liệu thư tịch như Phủ Biên Tạp Lục đã có chép. Trên đảo Cù Lao Ré (Lý Sơn) trồng rất nhiều đậu phộng. Triều Nguyễn thu thuế ở Đảo Lý Sơn trên đậu phộng mỗi người phải nộp một nồi ba dâu phộng cho triều đình. Đậu phộng trên đảo trồng trong 6 tháng từ tháng giêng đến tháng 6 (âm lịch) trên đất bazan pha cát.

5/ Nghề trồng hành: Theo như người dân địa phương thì cây hành được du nhập vào Lý Sơn vào cuối những năm 40 có nguồn gốc từ Huế đưa về. Trên đảo Lý Sơn, một năm người dân trồng hai vụ hành, một vụ từ tháng 3 đến tháng 5 được gọi là hành nước. Sở dĩ gọi là hành nước bởi vì trong mùa nắng người dân dùng nước tưới thường xuyên. Vụ hành này người dân trồng lọai giống củ to, thường một sào hành nước thì trồng khoảng 90 kg hành giống. Vụ hành trồng từ tháng 7 đến tháng 9 gọi là hành mùa. Người dân trồng loại giống có tép củ nhỏ, trồng thưa, chủ yếu nhờ nước trời mưa. Thường một sào đất thì trồng khoảng 70 kg hành giống.

Trước khi trồng hành (hoặc tỏi) người ta phải làm đất thật kỹ. Nguyên do diện tích đất sản xuất hẹp, dân số đông nên người nông dân trên đảo bắt buộc phải dùng kỹ thuật thâm canh tăng vụ, đồng thời domục đích tăng sản lượng và chất lượng củ hành đã khiến cho khâu làm đất để trồng hành (tỏi) rất công phu. Người dân lấy đất bazan trên núi đem về trải trên khu vực đất trồng hành, cứ mỗi vụ hành (tỏi) học lại thay một lớp đất bazan mới phủ chồng lên. Thường 1 sào cần khoảng 600 thùng đất bazan để trải phủ mặt. Quá trình trải đất bazan, người dân trộn các lọai phân chuồng và rong rêu để mục vào với đất, sau đó dùng đầm để đầm bằng. Lớp đất nền này đề cho cây hành (tỏi) phát triển, nguyên tắc phải dày khoảng 10cm. Tiếp đến người dân dùng tro và phân trải nhẹ. Cuối cùng người dân trải lên trên bằng lớp cát mỏng. Đối với hành nước thì lớp cát phải dày khoảng 30cm. Do vậy cứ 1 sào trồng hành phải cần 300 xe cát (tức 1200 thùng cát). Đối với hành mùa, lớp đất cát trải mỏng khoảng 10cm phải cần 100 xe tức 400 thùng. Mục đích của cát biển nhằm để chống nắng, giữ cho cây phát triển tốt, đồng thời tăng thêm chất muối, canxi và các nguyên tố vi lượng khác khiến cho cây hành (tỏi) ở Lý Sơn thơm ngon, hương vị đậm đà.

Để trồng hành, người ta dùng một cái bừa răng cách nhau 16cm, bừa được kéo trên đất bằng tạo nên rãnh nhỏ, hành củ được trồng dưới các rãnh đó. Khoảng năm 1955 trở về trước người dân đảo Lý Sơn trồng hành trên các giồng cao 50cm, rộng 30cm, hành được trồng từ một luống sau phát triển thành 2 luống. Sau khi trồng được 20 ngày thì bón phân Urê và tro, trong một vụ hành, người dân có 4 lần bón phân. Do kỹ thuật thâm canh cao nên mỗi năm người dân đảo trồng được ba vụ hành, vụ tháng 2-4, vụ tháng 5-7, vụ tháng 8-10. Hiện nay diện tích trồng hành ở đảo Lý Sơn là 411ha trong đó Lý Hải 242 ha, Lý Vĩnh 169 ha năng suất bình quân 27,9 tạ/ha. Sản lượng 1,148 tấn/năm.(*1)

6. Nghề trồng tỏi: Nguồn gốc cây tỏi ở Lý Sơn được du nhập từ Huế vào những năm 1950, cây tỏi trở thành loại cây gia vị có thế mạnh kinh tế đem lại thu nhập cao cho người dân đảo Lý Sơn.

Cây tỏi trồng mỗi năm một vụ từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Quy trình làm đất, cách thức trồng vàchăm bón cho cây tỏing như cây hành.

Tuy nhiên các răng bừa dùng để kéo luống trồng tỏi có độ rộng từ 13-14cm, khiến cho các luống hẹp hơn các tỏi củ được trồng trên các luống đó.

Khi tỏi con nứt mầm vươn lên, người ta hòa phân Urê với nước biển để tưới, cách thức hòa 1 lon phân hòa với 1 gánh nước.

Vài năm tỏi được mùa, người dân đảo thu hoạch trên một sào được 400kg tỏi tươi, khi phơi khô đạt 270kg. Tuy nhiên trung bình thu hoạch từ 200 - 250kg tỏi tươi khi phơi khô còn lại 150kg tỏi khô.

Hiện nay trên đảo diện tích trồng tỏi là 300ha, trong đó Lý Hải 151 ha, Lý Vĩnh 149ha, năng suất bình quân 21,5 tạ/ha, sản lượng 645 tấn/năm.(*2)


II. Kinh tế biển :


* Khai thác đánh bắt cá:

Lý Sơn là hòn đảo có truyền thống khai thác đánh bắt cá từ lâu đời, từ thời tiền sơ sử cư dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng hoạt động khai thác biển. Tại các địa điểm di tích cư trú của người tiền sử sống trên đảo các nhàkhảo cổ học tìm thấy rất nhiều xương cá và vỏ ốc. Đồng thời trên đảo có rất nhiều lăng Cá Ông đã phản ảnh truyền thống khai thác biển của người dân trên đảo Lý Sơn .




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương