Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang26/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   36

3.4. Hội Đình


Hàng năm, đình làng tổ chức 2 kỳ tế xuân và thu gọi là” Xuân kỳ, thu tế” vào các ngày 20/2 và 20/8 (âm lịch) để tưởng nhớ đến đến công đức các vị “tiền hiền, hậu tiền” và cầu tài lộc cho dân làng. Trong những ngày đầu xuân (từ mùng 4-8 tháng giêng âm lịch) tại đình làng tổ chức các trò chơi dân gian như sới vật, dồi bòng; đặc biệt là hội đua thuyền. Ngày hội dân gian đầu năm cuốn hút tất cả dân làng tham gia vào các trò chơi. Đây là những ngày hội lễ lớn của nhân dân xã Lý Hải, thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, nhớ về cội nguồn tổ tiên và cũng là dịp để dân làng, các dòng tộc gặp nhau để trao đổi tâm tình, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của cha ông ngày xưa cho con cháu hôm nay.

HỘI ĐUA THUYỀN.

Lý Sơn có lệ cổ truyền.

Hằng năm tết đến đua thuyền vui xuân.

Hội đua thuyền đầu xuân ở Lý Sơn có từ lâu đời, sớm nhất cũng vào khoảng thời gian từ những thập niên 1820 khi mà công cuộc định cư trên đảo đã ổn định, các đơn vị hành chính được xác lập và cư dân trên đảo đã đông đúc. Dù xuất hiện sớm hay muộn nhưng hội đua thuyền ở Lý Sơn với những lễ nghi tín ngưỡng văn hóa cổ xưa đậm đà bản sắc dân tộc và thấm đượm tinh thần đạo lý dân tộc “ uống nước nhớ nhuồn” đã làm cho hội đua thuyền Lý Sơn mang đậm bản sắc văn hóa riêng của mình. Hằng năm cứ đến ngày mùng 4 tết nhân dân 2 xã Lý Hải, Lý Vĩnh tưng bừng mở hội đua thuyền tại đình làng của xã để tri ân các vị thần linh phù hộ cho dân làng bình an, mùa màng tươi tốt, được mùa. Đồng thời để tưởng nhớ các vị tiền hiền đã có công khẩn hoang định cư xây dựng cuộc sống lâu dài trên đảo cho con cháu hôm nay, và cũng là dịp rèn luyện, thi đố tài năng điều khiển ghe thuyền trên biển của các chàng trai trên đảo. Lý Sơn có 2 xã, mỗi xã có 4 thuyền đua, mỗi thuyền đua được mang tên một con vật trong tứ linh ( Long, Lân, Qui, Phụïng) và được bàn tay tài hoa của người thợ trên đảo chạm khắc đầu, đuôi theo biểu tượng của các con vật tứ linh hết sức sinh động, làm cho người xem cảm nhận khi thuyền đang đua giống như những con vật tứ linh đang lướt nhẹ trên biển sóng bập bềnh. Các thuyền đua được đặt ở nơi lăng miếu để thờ cúng. Ở xã Lý Vĩnh, thuyền Long thờ ở lăng Hòa lân, thuyền Phụng thờ tại lăng Cồn (lăng Tân Thành), thuyền Lân thờ tại dinh Chàm, thuyền Qui ở lăng Nghĩa Tự. Ở xã Lý Hải thuyền Long thờ ở lăng Cồn, thuyền Long ở Trung Hòa, thuyền Qui ở Trung Yên và thuyền Phụng ở dinh Tam Tòa. Thuyền đua dài từ 7 -8m, có dáng thon và nhẹ được người thợ khi đóng thuyền đã tính toán rất kỹ lưỡng sao khi đua thuyền lướt được nhanh để giành chiến thắng, đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thắng bại của cuộc đua. Thuyền đua được nhân dân đóng góp tiền thuê thợ đóng và bảo quản cẩn thận tại dinh làng, chỉ khi nào có Hội mới được làm lễ hạ thủy. Trước khi mở hội đua thuyền nhân dân các làng đều có sự chuẩn bị chu đáo và tuyển chọn 15 -20 chàng trai lực lưỡng quen nghề sông nước để thành lập đội đua cốt sao để giành chiến thắng. Đặc biệt là tuyển chọn người cầm chèo (tổng lái), vì ghe đua nhẹ rất dễ bị sóng đánh lật nên người cầm chèo phải có kinh nghiệm điều khiển ghe thuyền trên biển để khi đua giữ thuyền luôn được thăng bằng, đi thẳng đường đua và vượt qua những khó khăn trên đường đua để đưa thuyền đến đích an toàn và chiến thắng. Bởi sự thắng thua của từng thuyền đua trong ngày hội, theo quan niệm của người xưa thường gắn với tư tưởng thần linh, họ cho rằng năm nào ngày đầu mở hội mà thuyền đua của xóm nào về đích trước thì thần linh sẽ phù hộ cho xóm đó gặp được người nhiều may mắn. Do vậy trước khi đua họ cúng lễ các thần linh tại dinh làng để vừa xin phép thần linh phò trợ cho thuyền đua hạ thủy và mong thần linh phò trợ cho thyuền đua về đích trước.

Trước khi vào cuộc đua trong ngày mùng 4 tết nhân dân từ cụ già đến các em nhỏ tập trung về đình làng tham dự buổi lễ tế đình (tế tiền hiền) để tưởng nhớ tổ tiên, hướng lòng mình đến các vị “tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cư”, buổi tế lễ được diễn ra dưới mái đình cổ kính và không gian ngày hội sôi động làm cho ngày hội lễ thêm phần trang trọng. Qua hình thức sinh hoạt tế lễ này đã góp phần thắc chặt sợi dây doàn kết của cộng đồng, làm cho tình làng nghĩa xóm thêm bền chặt trong dịp đầu năm mới. Và các nghi lễ tế đình ở đây hết cổ xưa, nó phản ánh nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của ngư dân người Việt cổ được bảo lưu khá nguyên vẹn làm cho ngày lễ hội mang đậm nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống. Sau cuộc tế lễ, một hồi trống tựu vang lên báo hiệu cho các thuyền đua về vị trí xuất phát chuẩn bị cho cuộc so tài. Trong tiếng trống liên hồi giục gã, tiếng reo hò của hàng ngàn người xem hội làm vang động cả một vùng sông nước, các thuyền đua xé nước lao lên về phía trước và cố tranh về đích trước. Kết thúc cuộc đua (sau 4 vòng đua) thuyền thắng cuộc về đích trước cũng như thuyền về sau đều được làng ban thưởng vật phẩm, vui vẻ chia tay và lại cuộc đua tài ngày hôm sau. Cứ như thế hội đua thuyền đầu năm kéo dài từ ngày mồng 8 tháng Giêng.

Những ngày diễn ra hội đua thuyền thật sự là những ngày sinh hoạt văn hóa thể thao truyền thống hết sức sôi nổi của nhân dân Lý Sơn trong những ngày đầu năm mới, tạo nên không phấn vui tươi cho nhân dân vui tết và hấp dẫn mọi người dân trên đảo cũng như du khách đến xem và cổ vũ.



3.5. Tế Đình và giỗ Tiền hiền

Lễ tế tiền hiền được tổ chức từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 20/2 (âm lịch) và 20/8 âl hàng năm, gồm 2 lễ chính:



Lễ nhâïp yết :

Trước khi vào lễ người ta dọn dẹp sạch sẽ xung quanh đình. Cờ ngũ hành được cắm khắp sân đình. Vị chủ tế (trước dây là chủ làng) ngày nay là một vị đứng đầu trong 7 tộc tiền hiền đứng ra tễ lễ mở đầu cho ngày hội lễ chính thức hôm sau.

Lễ “nhập yết” thường được tổ chức vào đầu giờ đêm ngày 19/2. Trong lễ “nhập yết” có lễ “tỉnh sinh” nghĩa là xin phep thần linh được giết heo để làm vật tế. Các vật phẩm tế lễ trong lễ nhập yết chỉ là bàn trầu, rượu và hoa quả. Sau khi các vị chánh tế và bồi tế đã làm xong việc củ soát lễ vật (kiểm tra các vật phẩm tế lễ) là lễ dâng hương trong tiếng nhạc âm vang trầm lặng. Lễ “nhập yết” được kết thúc sau 3 tuần rượu (sơ hiến, á hiến, chung hiến). Cũng trong buổi lễ”nhập yết”, ngày xưa người ta thường tổ chức “nói tuồng”. Những người tham gia “nói tuồng” chỉ là những người có năng khiếu về diễn xuất. Có giọng ca tốt, nhớ nội dung các tuồng, tích. Họ phân vai nhau, ngồi đối diện nhau trong đình để “nói” và diễn lại một vở tuồng, tích nào đó cho dân làng xem, tạo nên không khí vui tươi cho ngày lễ của làng. Đến ngày hôm sau (20/2) là ngày tế lễ chính thức.

Lễ tế chính:

Lễ tế chính thức được bắt đầu vào buổi sáng, Oâng Cả làng giữ vai trò chủ tế, Lý trưởng, Hương bộ giữ vị trí bồi tế, hương dịch chấp sự lo vấn đề lễ vật cúng thần, hương bổn lo vấn đề thủ quỹ chi cho việc tế lễ. Có thể nói rằng không gian đình làng là một xã hội thu nhỏ có sự phân vị rất rạch ròi, điều này được phản ánh ở lễ tế đình của đình làng Lý Hải. Oâng cả làng đứng vị trí giữa trên trục thần đạo của ngôi đình hai bên có 4 học trò lễ, hai người bưng đèn và hai người bưng mịch trong đựng rượu và trầm hương. Phía sau Ông Cả làng là Lý trưởng và Hương bộ làm nhiệm vụ bồi tế, tiếp sau nữa là hương kiểm, hương mục. Tại gian hữu nơi nhà tiền đường của đình làng là chỗ đứng của tiền hiền làm nhiệm vụ đông phối. Tại gian tả là chỗ đứng của hậu hiền làm nhiệm vụ tây phối. Tại gian vách hữu là chỗ đứng của xóm Đông (ghe rồng), xóm Trung Hòa (ghe lân) làm nhiệm vụ đông giản. Tại gian vách tả là chỗ đứng của xóm Trung Yên (ghe quy), xóm Tây (ghe phụng) làm nhiệm vụ tây giản. Tại cột hữu là vị trí của điển lễ có nhiệm vụ xướng lễ, tại cột tả là vị trí của điển nghi có nhiệm vụ xướng văn.

Từ sáng sớm nhân dân trong xã, các chức sắc địa phương tập trung về đình để dự lễ tế đông đủ. Trong ngày tế lễ chính thức, đoàn tế gồm có một vị chủ tế (trưởng tộc tiền hiền), hai vị bồi tế và 10 -12 phụ tế. Chủ tế và bồi tế ăn mặc chỉnh tề, áo thụng màu xanh, đầu đội khăn đóng. Bắt đầu vào buổi tế,những hồi trống chiêng được gióng lên liên hồi, và trong quá trình tế lễ dàn nhạc bát âm luôn ngân lên những âm thanh réo rắt. Trong tiếng chiêng trống trầm hùng và mùi hương trầm lan tỏa khắp không gian lễ, dưới ánh đèn mờ ảo trong mái đình cổ kính, tạo nên khôngkhí uy nghi và trang nghiêm của buổi lễ tế, sau 3 tuần rượu (sơ hiến, á hiến, chung hiến) là dến tuần trà và mục đọc văn tế (xướng văn). Người đọc có thể là vị chánh tế hay bồi tế hoặc chọn trong số ngững người tham gia buổi tế có giọng xướng tốt để đọc.

Sau các nghi thức “chúc vị” (chuẩn bị), “chuyển chúc” (chuyến chúc văn đến vị trí đọc) và “đọc chúc”, văn tế được người đọc xướng lên với nững âm điệu du dương, bay bỗng dễ đi vào lòng người. Để ca ngợi công đức của các vị tiền hiền, trong bài văn tế có đoạn; “ thuở trước các vị tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng lại võ nghệ tài giỏi vô song, văn chương thông thái, tính tình siêng năng cần mẫn, không ngại khó, ngại khổ, chẳng quản xa xôi cách trở, chẳng sợ nắng mưa dông tố. Dốc lòng chăm lo mở mang bờ cõi, trăm năm làm nên sự nghiệp. Xây dựng cơ đồ có qui mô đường hoàng, nên con cháu và lớp người sau nguyện thành kính phụng thờ lửa hương để đền đáp công ơn và nguyện noi gương các vị, kính mong các vị phù hộ cho toàn thể nhân dân an cư lạc nghiệp”.

Nét nổi bật trong buổi tế lễ chính là tiết mục dâng đèn khá sinh động. Đoàn dâng đèn gồm có 6 người, mặc áo thụng xanh, đầu đội mũ cánh chuồn, chân bó tất. Khi dàn nhạc bát âm tấu lên điệu nhạc dâng đèn, đoàn dâng đèn theo hàng một tiến vào điện thờ tới các bàn thờ theo nhịp bước hình chữ chi, tay khuỳnh trước trán nâng đèn dưới sự điều khiển của vị chánh tế. Đèn được cấu tạo như một đài hoa, bên trong được thắp sáng bằng nến, có tác dụng thắp sáng dẫn đường cho các vị chủ tế đi đến từng điện thờ làm các nghi lễ tế như: châm rượu, châm trà, bái...

Cũng như lễ “nhập yết”, buổi tế lễ chính thức cũng tuần tự qua ba bước (sơ hiến, á hiến, và chung hiến) và được kết thúc khi các chức sắc trong làng, đại diện các tộc tiền hiền, dân làng dự lễ thay nhau vào bái kiến trước ngai thờ tiền hiền để tỏ lòng thành kính tổ tiên và cầu mong sự bình an cho cuộc sống của làng xã, gia đình và cho bản thân mình.

Sau các phần nghi lễ là cuộc hội ngộ tâm tình giữa các tộc họ, dân làng và các chức sắc địa phương để cùng nhau ôn lại truyền thống tốùt đẹp mà cha ông đã lưu truyền lại và còn giữ dến ngày hôm nay, với mục đích giáo dục lòng tôn kính tổ tiên, tinh thần đoàn kết cộng đồng và lòng tự hào về quê hương, tổ tiên mình cho con cháu hôm nay, và mai sau.

Ngoài ra, trong các dịp “ tế thu” (20 tháng 8) và lễ hội đầu xuân (mùng 4 -8 tháng Giêng), thì các nghi thức tế lễ vẫn giống như nhau. Chỉ riêng trong lễ hội đầu xuân tại đình có thêm phần hội đua thuyền (tứ linh) khá sôi nổi và hấp dẫn thu hút hầu hết dân trong xã tụ về để xem hội đua vui chơi.

Nếu cúng đình là một hình thức hội làng truyền thống như các nhà nghiên cứu thừa nhận, nên những kỳ giỗ tiền hiền là những ngày sinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân xã Lý Hải, vừa thể hiện tấm lòng”uống nước nhớ nguồn”, hướng tâm linh của mình đến các vị “tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cư”, vừa biểu hiện mong muốn về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Đồng thời là dịp để thắt chặt lại sợi dây đoàn kết giữ các dòng tộc cũng như các thành viên trong cộng đồng, thăm hỏi sức khỏe, trao đổi những kinh nghiệm trong sản xuất và giải quyết các mâu thuẫn bất đồng nảy sinh trong cuộc sống. Với ý nghĩa đó, những ngày lễ hội ở đình làng Lý Hải góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quá khứ, thắt chặt sợi dây đoàn kết giữa các gia tộc, làng xóm, tình yêu quê hương và lòng tự hào về tổ tiên của mình để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương