Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang27/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   36

III. VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẢO LÝ SƠN


Qua những lần đi thực tế ở huyện đảo Lý Sơn chúng tôi thật sự ngạc nhiên bởi Lý Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp và thơ mộng đến kỳ lạ. Chúng tôi lại càng ngạc nhiên hơn khi biết nơi đây còn lưu giữ một kho tàng văn hóa vật thể lẫn phi vật thể hết sức phong phú và đa dạng. Riêng trong vốn phi vật thể, có thể nói Lý Sơn có một kho văn học dân gian quí giá mà cho đến nay chưa được khai thác kỹ lưỡng. Trong bài viết này chúng tôi xin thử phác họa đôi nết về môi trường hình thành và phát triển, và một vài chấm phá về diện mạo thể loại, đặc điểm nổi bật và cũng tạm thời nêu ra vài hướng bảo tồn và phát triển vốn văn học dân gian ở vùng đất này.

1. Môi trường hình thành và phát triển:


Lý Sơn là một vùng đất có vị trí địa lý khá đặc biệt gồm 2 hòn đảo: Hòn Lớn và Hòn Bé. Trên Hòn Lớn tức Cù Lao Ré chỉ có 1 con đường độc đạo chừng hơn 6km xuyên dọc từ đông đảo chạy ven theo bờ biển về phía tây đảo, nằm bên triền phía Tây của 5 ngọn núi mà cư dân địa phương tự hào đặt cho tên gọi là Ngũ Hành Sơn, vì bốn bề là biển nên phương tiện đi lại của người dân Lý Sơn vào đất liền chỉ bằng ghe. Với vị thế địa lý như vậy haún Lý Sơn phải có một vị thế lịch sử văn hóa riêng so với các địa phương khác ở tỉnh Quảng Ngãi, cũng như các vùng đất khác ở Nam Trung Bộ và người Lý Sơn sẽ có những thế ứng xử với môi trường, cộng đồng và xã hội khác với cư dân ở các vùng đất khac.

Phải nói rằng, cho đến nay những dấu tích còn lại trên đất Lý Sơn, của vốn văn hóa vật thể lẫn phi vật thể, đặc biệt hơn trong kho tàng văn học dân gian, đều gắn liền với giai đoạn lịch sử chỉ với gần 400 năm, kể từ khi người Việt ra khai phá và định cư ở vùng đất này. Trong các tư liệu thành văn của các bản văn tế hàng năm ở đình làng, tự đường các tộc họ, thì vào khoảng những năm từ 1610 - 1620, 15 vị tiền hiền của các tộc họ hiện nay trên đảo từ An Vĩnh, An Hải (thuộc vùng cửa biển Sa Kỳ, Phủ Bình Sơn xưa) đã dùng thuyền đến đất này khai hoang vỡ hóa rồi đưa vợ con ra sinh sống. Về 15 ông hiền tiền đó, đến nay trong dân gian vẫn còn lưu truyền nhiều chuyện kể hoang đường và lý thú. Chúng tôi sẽ đề cập đến các truyện kể này ở phần sau.

Như vậy, nguồn gốc của gần 2 vạn dân ở Lý Sơn hiện nay đã rõ ràng, họ vốn là người Việt cư trú ở Lý Sơn, lập làng xóm để đến nay, Lý Sơn đã là một đơn vị hành chính cấp huyện, dù là một huyện nhỏ, chỉ tương đương với một xã trung bình ở đất liền, cả diện tích lẫn dân số. Cho nên khi xem xét những sinh hoạt đời sống kinh tế, lẫn những sinh hoạt văn hóa ta không ngạc nhiên khi thấy Lý Sơn chỉ như một làng quê khép kín, nhưng không phải khép kín bằng một lũy tre làng như ở làng Bắc bộ mà là một làng quê được khép kín bởi bốn bề sóng nước và đương nhiên Lý Sơn cũng không giống với các làng quê khác trong Tỉnh Quảng Ngãi, ít nhất là trong gốc độ bảo tồn cố hữu về mặt văn hóa của họ. Đó là một đặc điểm mà khi nghiên cứu lịch sử văn hóa Lý Sơn có lẽ cần phải chú ý.

Từ đặc điểm trên có thể suy xét đến sự hình thành và phát triển văn học dân gian Lý Sơn. Khi người Việt đến định cư ở đây, dĩ nhiên họ cũng mang đến vùng đất này vốn văn hóa mà họ được trao truyền từ hàng nghìn năm, từ việc lập làng, tổ chức sản xuất, đến cả vốn văn hóa dân gian, vốn dĩ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng đồng bằng bắc Bộ, vùng Thanh Nghệ nhưng ñaõ được bồi đắp thêm tại làng quê xứ Quảng. Cho nên không có gì lạ khi đến Lý Sơn chúng ta còn nghe nhiều bài ca dao, nhiều câu hát đối bên vành nôi, cánh võng giống như những bài ca, câu hát mà các nhà nghiên cứu, sưu tầm đã giới thiệu trong nhiều công trình biên khảo.

Tại vùng đất mới, ngoài việc lưu giữ vốn văn học dân gian cổ, dù trong vô thức, người Lý Sơn còn sáng tác thêm những tác phẩm mới. Những sáng tác này xuất hiện chủ yếu trong các buổi sinh hoạt văn nghệ dân gian tự hát của nam nữ.

Theo các nghệ nhân lớn tuổi ở Lý Sơn, những buổi sinh hoạt này rất thường xuyên, ở nhiều nơi trên đất đảo, đặc biệt từ năm 1954 trở về trước. Chúng được tổ chức thường xuyên bởi vì Lý Sơn hầu như quá thiếu vắng các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đến lưu diễn các đoàn như: Tuồng, cải lương hay văn công của Tỉnh, của khu, do sự cách trở về địa lý và mặt khác ngay tại đảo cũng hiếm khi có những buổi sinh hoạt văn nghệ nào dù là của làng xã tổ chức.

Nhưng người Lý Sơn không chỉ sống trong ốc đảo. Khi mới nhập cư ở Lý Sơn họ chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy, một số ít làm nghề đánh bắt cá ở các ghềnh, các rạng gần bờ bằng thuyền câu, thúng. Dần dần một số cư dân ở đảo đã dùng ghe bầu đi buôn bán, trao đổi hàng hóa, nông sản với nhiều địa phương trong Tỉnh Quảng Ngãi, ra tận Hội An, Đà Nẵng vào cả Phan Rang, Phan Rí ... Cùng với chiếc ghe bầu đi, về, người Lý Sơn cũng đón nhận thêm những câu ca, điệu hát ở các vùng đất khác nhau. Đó là chưa kể đến việc, sau này nhiều thế hệ nam thanh nữ tú của Lý Sơn cũng tổ chức những cuộc đi giao lưu hò hát với thanh niên ở đất liền. Nhiều nghệ nhân còn nhớ rõ là họ đã hát đối nhiều đêm liền với thanh niên ở Cổ Lũy, Mỹ Khê, Sa Kỳ, Kỳ Tân, An Chuẩn, Sa Huyønh ... Cho nên không phải bỗng dưng về đây ta lại được nghe cả những câu ca về Đình Cương, Long Phụng, Ô Rô, Ô Loan, Sơn Trà ... là những địa danh không phải chỉ của Quảng Ngãi mà còn là của Phú Yên, Đà Nẵng ...

Tháng 9/1952 thực dân Pháp đánh chiếm đảo Lý Sơn và cũng từ đó Lý Sơn chịu sự cai trị của Pháp rồi của Mỹ - Ngụy cho mãi đến tháng 3/1975. Trong suốt gần 28 năm 7 tháng ấy nhiều người dân đảo phải rời xa quê hương, đến tạm cư ở khắp mọi miền tổ quốc, ngày hòa bình họ lại trở về quê nhà. Chính cuộc di cö không tự nguyện này, vô tình đã mang lại cho Lý Sơn những bài ca dân gian mới, làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian vốn đã có nhiều sắc thaùi.

Ngày nay, chiêc ghe bầu kế thừa của người Chàm - đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó là hàng trăm tàu thuyền có điều kiện đánh bắt xa bờ, đủ điều kiện buôn bán xa, Lý Sơn lại có dịp trao đổi những câu ca điệu hát với các vùng đất khác và dĩ nhiên, bên cạnh sự mất mát do các nghệ nhân, những người lớn tuổi dần dần về với tổ tiên, nhờ mối liên hệ này, văn học dân gian Lý Sơn cùng ít nhiều có thêm sắc thái mới.



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương