Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang1/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
SỞ KH – CÔNG NGHỆ & MÔI TRƯỜNGT UBND HUYỆN LÝ SƠN


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VẬT THỂ
VÀ PHI VẬT THỂ Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thanh Tùng

Phó Chủ nhiệm đề tài : Đoàn Ngọc Khôi

Thư ký : Mai Giang

Cộng tác viên đề tài:

GS. Chử Văn Tần

GS. Trần QuỐc Vượng

CN. Nguyễn Đăng Vũ

CN. Phan Đình Độ

CN. Nguyễn Văn Bốn

KTS. Nguyễn Hạp

Nhiếp ảnh: Từ Kim Dũng

Nguyễn Văn Xuân

THAM GIA NGHIÊN CỨU VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ TÀI:

----------

CHƯƠNG 1: Đoàn Ngọc Khôi

CHƯƠNG 2: Đoàn Ngọc Khôi

CHƯƠNG 3: Đoàn Ngọc Khôi - Nguyễn Đăng Vũ - Phan Đình Độ

CHƯƠNG 4: Đoàn Ngọc Khôi

CHƯƠNG 5: Nguyễn Thanh Tùng - Nguyễn Đăng Vũ - Phan Đình Độ

MỤC LỤC


MỤC LỤC 3

PHẦN MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: 10

TỔNG QUAN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, HÀNH CHÍNH VÀ 10

LỊCH SỬ CỦA HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN 10

1. Địa lý tự nhiên, hành chính của huyện đảo Lý Sơn: 10

2. Lịch sử hình thành đảo Lý Sơn : 14

CHƯƠNG II 22

ĐẢO LÝ SƠN TRONG THỜI TIỀN SỬ 22

VÀ SỰ XÁC LẬP VĂN HÓA VIỆT 22

I/ THỜI TIỀN SƠ SỬ TRÊN ĐẢO LÝ SƠN 22

1. Lịch sử nghiên cứu: 22

2. Văn hóa tiền sơ sử trên đảo Lý Sơn: 23

2.1- Dạng văn hóa vật chất của cư dân Sa Huỳnh hải đảo: 23

2. Văn hóa Chămpa trên đảo Lý Sơn: 30

II- SỰ XÁC LẬP VĂN HÓA VIỆT TRÊN ĐẢO LÝ SƠN: 33

1- Hình thành thiết chế làng xã: 33

2. Chủ xóm: 37

3. Chủ Lân: 37

LÀNG - XÃ LÝ HẢI 46

LÀNG - XÃ LÝ VĨNH 46

4. Các vấn đề bảo vệ và phân chia nguồn lợi biển và rừng của làng: 50

1/- Cơ cấu tổ chức Vạn: 51

2.2. Cơ cấu tổ chức của Vạn 52

2.3. Mối quan hệ giữa Làng và Vạn 54

4. Tín ngưỡng thờ thần của Vạn: 56

CHƯƠNG III: 60

VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ 60

Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN 60

I. DI SẢN VĂN HÓA KIẾN TRÚC 60

1. Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng sinh hoạt cộng đồng: 60

1.1- KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG: 60

1.2: CHÙA: 62

2. Hệ thống nhà ở trên đảo Lý Sơn: 63

2.2. Nhà Rường: 65

2.3. Nhà đắp (nhà lá mái): 66

Một số kiến trúc tiêu biểu ở huyện đảo Lý Sơn: 68

CHÙA HANG 68

DINH THỜ THIÊN Y A NA 72

VĂN TẾ THIÊN YANA: 75

ÂM LINH TỰ 76

LĂNG CỒN TỰ 77

LĂNG CỒN TỰ 78

ĐÌNH LÀNG VÀ NHÀ THỜ TIỀN HIỀN XÃ LÝ HẢI 79

a- Đình hạ (tiền đường): 79

b. Đình trung (chánh điện): 82

c- Đình thượng (hậu cung): 82

d- Nhà Tiền hiền: 83

e- Miếu thờ thành hoàng: 84

d- Nghĩa Từ: 84

II/ PHONG TỤC, TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN 84

1. Phong tục trong những ngày Tết Nguyên Đán: 84

1.1.Dựng nêu: 84

1.2. Cúng gia tiên: 85

1.3. Tổ chức lễ tế đình, lăng: 85

1.4. Rước Sắc Thần: 85

1.5. Xông nhà: 85

1.6. Kiêng cử: 86

1.7. Thăm tết: 86

2 - Phong tục gắn liền với sản xuất nông nghiệp: 86

2.1 Lễ động thổ: 86

2.2 Lễ cúng thần nông: 86

2.3 Lễ cúng chúa đất ( Chúa Ngu Man Nương ). 87

2.4 Lễ cầu mùa: (Lễ kỳ phước) 87

2.5. Lễ Hạ Điền: 87

2.6. Lễ Thượng Điền: 87

2.6 Lễ tống ôn: 88

3. Phong tục gắn với nghề khai thác biển: 88

3.1. Lễ “ra mắt”cuả Vạn 88

3.2. Lễ xuống nghề của Vạn: 88

3.3. Lễ lên nghề: 89

3.4. Kiêng cử: 89

4. Phong tục liên quan đến chu kỳ đời người: 89

4.1 Sinh đẻ. 89

4.2 Hôn nhân: 90

4.3 Tang ma. 91

2/ TÍN NGƯỠNG 92

2.1 Tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên: 92

2.2 Tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông. 94

2.3. Khao thế lính Hoàng Sa 98

2.4. Các tôn giáo tín ngưỡng khác: 100

3/ LỄ HỘI: 101

3.1 Tết Nguyên Đán: 101

3.2 Tết thanh minh. 102

3.3 Tết Đoan Ngọ 103

3.4. Hội Đình 103

III. VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẢO LÝ SƠN 107

1. Môi trường hình thành và phát triển: 107

2. Đôi nét về thể loại và vài đặc điểm: 109

PHONG CÁCH ẨM THỰC Ở ĐẢO LÝ SƠN 114

CÁC CÂY THUỐC VÀ MÓN ĂN BỔ DƯỠNG TRÊN ĐẢO 116

CHƯƠNG IV: 118

KINH TẾ TRUYỀN THỐNG CỦA 118

CƯ DÂN ĐẢO LÝ SƠN 118

1. Kinh tế nông nghiệp 118

II. Kinh tế biển : 120

1. Các phương tiện đánh bắt cá: 120

2/ Nghề đánh bắt cá: 120

3/ Các loại hải sản: 121

4/ Phân công lao động: 122

7/ Nghề câu khơi: 122

III. Kinh tế thủ công nghiệp 123

1/ Nghề đan lưới gai: 123

2/ Nghề đóng ghe bầu: 124

CHƯƠNG 5: 127

ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA 127

VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN 127

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN : 127

II/ Định hướng bảo tồn văn hóa vật thể: 128

1/ Thực trạng : 128

2/ Các giải pháp bảo tồn : 130

III/- Định hướng bảo tồn văn hóa phi vật thể 131

1) Thực trạng vốn văn hóa phi vật thể hiện nay ở huyện Lý Sơn: 131

2)- Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị vốn văn hóa phi vật thể ở huyện Lý Sơn: 133

PHẦN KẾT LUẬN 136

Phụ lục 1 138

III/ HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH: 146

IV/ CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC: 148

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN LÝ SƠN 151

SỰ TÍCH CHÙA HANG 151

ĐÁNH GIẶC TÀU Ô 152

Chuyện kể về: 153

CÁC VỊ TIÊN HIỀN Ở ĐẢO LÝ SƠN 153

1. Tiền Hiền khai khẩn 153

2/ Chuyện Phế Truất mỗi làng một ông Tiền Hiền: 153

NÀNG ROI 154

TÀI LIỆU THAM KHẢO 156

MỤC LỤC 157


PHẦN MỞ ĐẦU

Lý Sơn là hải đảo nằm cách đất liền khoảng 25 hải lý về phía đông bắc. Trong quá khứ, Lý Sơn là hòn đảo yên bình ít bị ảnh hưởng của chiến tranh, do vậy với điều kiện thuận lợi này các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, cần phải tiến hành nghiên cứu bảo tồn và định hướng phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể trên đảo theo đúng chủ trương Nghị quyết TW 5 đề ra về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Thực tiễn đã cho thấy văn hóa là nền tảng và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, ngược lại xã hội có kinh tế phát triển thì các giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc càng được chú trọng nghiên cứu và bảo tồn. Huyện đảo Lý Sơn tuy có diện tích nhỏ hẹp nhưng chứa đựng một kho tàng văn hóa Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Trong tương lai không xa khu công nghiệp Dung Quất phát triển thịnh vượng sẽ là điều kiện tốt cho sự vươn lên về các mặt kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý Sơn. Vì vậy yêu cầu đặt ra ngay từ bây giờ cần thiết phải có các chương trình nghiên cứu, các dự án phục vụ cho chiến lược phát triển của huyện đảo trong sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ngãi. Được sự quan tâm và đầu tư kinh phí để nghiên cứu của UBND tỉnh Quảng Ngãi; sự phối hợp giữa Sở KH-CN & MT và UBND huyện Lý Sơn; cùng với sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu trong tỉnh và các giáo sư đầu ngành ở các viện nghiên cứu; đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và định hướng phát triển văn hoá vật thể và phi vật thể ở huyện Lý Sơn” được triển khai và thực hiện trong 2 năm 1999-2000 và đã thu được những kết quả khả quan về khoa học.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung làm rõ 3 mục tiêu sau:

+ Tổng quan địa lý tự nhiên, hành chính và lịch sử hình thành huyện đảo Lý Sơn.

+ Nghiên cứu hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể ở huyện đảo.

+ Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở huyện đảo Lý Sơn.

Kết quả nghiên cứu: Đề tài hoàn thành đem lại một số đóng góp trong nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn như sau:

Trong phương diện khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài đem lại những tư liệu và nhận thức mới về văn hóa vật thể và phi vật thể ở huyện đảo Lý Sơn; về các giá trị văn hóa truyền thống cũng như các yếu tố địa lý, con người của huyện đảo; đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp phần hình thành địa chí huyện đảo Lý Sơn.

Trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Lý Sơn, kết qủa nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa góp phần xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo dựa trên nền tảng chiến lược văn hóa - con người. Đồng thời, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của huyện đảo Lý Sơn sau khi nghiên cứu hoàn thành và công bố sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho các dự án bảo tồn và cho các hoạt động văn hóa du lịch. Trong tương lai vấn đề du lịch văn hóa, du lịch sinh thái sẽ là thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện đảo Lý Sơn.

Trong sự định hướng phát trển văn hóa - xã hội của huyện Lý Sơn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp cho ngành văn hóa sử dụng để thực hiện các dự án bảo tồn di sản văn hóa trên huyện đảo; đồng thời còn giúp cho các cơ quan quản lý xây dựng những vấn đề giữ gìn củng cố các giá trị đạo đức truyền thống, phục hồi những định chế tốt đẹp của làng xã cổ truyền nhằm mục đích ổn định đời sống sinh hoạt xã hội trên huyện đảo.

Giới hạn và các phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài:

Giới hạn:

- Đề tài thực hiện khảo sát trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn.

- Đề tài nghiên cứu một số bộ phận cấu thành văn hóa vật thể và phi vật thể ở huyện đảo như các di tích di vật khảo cổ, các kiến trúc dân gian, các món ăn truyền thống, hoạt động kinh tế truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội tín ngưỡng và văn học dân gian; đề tài không đi vào lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ hoặc âm nhạc dân gian. Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến vị thế địa lý, lịch sử của huyện đảo Lý Sơn, cùng các giải pháp định hướng bảo tồn các di sản văn hóa của huyện đảo.

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài thực hiện nghiên cứu trên cơ sở một số phương pháp sau:

- Phương pháp điền dã khảo cổ học

- Phương pháp Monographie, khảo sát môt tả các lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, truyện kể ca dao... cùng các kiến trúc dân gian, phong cách ẩm thực...

- Phương pháp đo vẽ đồ họa kiến trúc, chụp ảnh miêu tả minh họa.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp để chỉnh lý, chọn lọc, hệ thống hóa tư liệu, biên soạn hoàn chỉnh công trình.

Kết quả nghiên cứu của đề tài:

Chương I: Đề tài nêu rõ các ưu thế của đảo Lý Sơn về vị thế địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và về chiến lược quân sự bảo vệ vùng đất liền và lãnh hải của Việt Nam. Đồng thời trong chương này chúng tôi đã nêu rõ sự đa dạng về động thực vật, đặc biệt là nguồn hải sản biển của huyện đảo Lý Sơn. Ngoài ra đề tài còn nêu cụ thể về sự thay đổi hành chính của huyện đảo Lý Sơn từ thời Nguyễn thế kỷ XVII cho đến ngày nay. Đề tài còn đề cập về Đội Hoàng Sa thời Nguyễn trong lịch sử bảo vệ chủ quyền hải đảo của Việt Nam.

Chương II: Đề tài nghiên cứu đã làm rõ về thời kỳ tiền sơ sử của đảo Lý Sơn, đó là giai đoạn văn minh văn hóa Sa Huỳnh và Champa đã thành tạo và phát triển, đến nay khảo cổ học đã phát hiện và nghiên cứu nhiều di vật di tích có giá trị lịch sử. Vấn đề này đã chứng minh đảo Lý Sơn đã xuất hiện con người và sự hình thành văn minh từ rất sớm cách nay khoảng 3000 năm.

Đề tài còn đi sâu vào nghiên cứu sự xác lập văn hóa Việt trên đảo Lý Sơn mà điểm khởi đầu từ thế kỷ XVI - XVII. Văn hóa Việt trên đảo có những nét đặc trưng riêng là sự hội nhập của văn hóa bản địa mang tính chất biển - hải đảo và văn hóa Việt của vùng đồng bằng Bắc bộ mang tính chất nông nghiệp rất đặc trưng. Sự hội nhập này đã tạo nên sự đa dạng trong các thiết chế tự quản của Làng - Vạn; đồng thời tạo nên sự phong phú trong tín ngưỡng dân gian với ý thức tâm linh đa thần mà đặc trưng rõ nhất đó là tín ngưỡng thờ Nữ thần của Làng và tín ngưỡng thờ cá Ông Nam Hải của Vạn.

Chương III: Trong chương này đề tài đi sâu phân loại và mô tả cụ thể về các văn hóa vật thể: Kiến trúc dân gian gồm kiến trúc tín ngưỡng thờ phụng và kiến trúc dân dụng nhà ở; các sản vật và món ăn truyền thống của cư dân trên đảo. Trong hai đề mục nghiên cứu này đề tài đã nêu các đặc trưng về sự đa dạng trong kiến trúc dân gian nhà ở gồm nhà đất, nhà rường, nhà lá mái (nhà đắp) và kiến trúc tín ngưỡng gồm đình, chùa trong hang đá, dinh, miểu, lăng thờ cá Ông. Món ăn truyền thống của cư dân ở đảo Lý Sơn có nét đặc trưng khác với đất liền do điều kiện hải đảo phong phú về các loại hải sản nên các món ăn truyền thống thiên về các sản vật biển.

Về văn hóa phi vật thể đề tài đã đi vào các vấn đề về phong tục tập quán lễ hội, tín ngưỡng và văn học dân gian nói chung. Phong tục, tập quán, lễ hội tín ngưỡng của cư dân đảo Lý Sơn mang nặng sự bảo lưu các giá trị truyền thống. Đặc điểm chung là các văn hóa vật thể và phi vật thể bắt nguồn trên hai loại hình kinh tế cơ bản là nông nghiệp và khai thác biển, được bảo lưu nguyên vẹn, không nơi nào khác có thể so sánh được. Các điển trình nghi lễ tế tự tuân theo qui định của thọ mai gia lễ có khi giữ nguyên, cũng có khi giản lược. Các tín ngưỡng dân gian với đặc trưng thờ nữ thần và thờ cá Ông Nam Hải. Các tín ngưỡng dân gian gắn liền với sản xuất nông nghiệp và khai thác biển với nhiều lễ tế gắn với chu kỳ sản xuất thu hoạch cho nên đã tạo sự đa dạng phong phú đặc sắc trong các tín ngưỡng dân gian của vùng đảo Lý Sơn. Về văn học dân gian của Lý Sơn có sự du nhập từ bên ngoài trong quá trình di dân từ xưa và trong quá trình giao lưu buôn bán với vùng đất liền cho nên một số câu ca dao, truyền thuyết có nét giống với đất liền theo tính nguyên bản và sự dị biệt trên mô típ chung. Ngoài ra một số truyện kể và ca dao ở Lý Sơn cũng bắt nguồn từ quá trình lao động sản xuất, trong các mối quan hệ của các cá nhân trong cộng đồng và trong sự chống giặc Tàu Ô bảo vệ đảo của người dân Lý Sơn.

Chương IV: Đề tài đi vào nghiên cứu kinh tế truyền thống của cư dân đảo Lý Sơn trên ba loại hình cơ bản: Kinh tế nông nghiệp trồng hoa màu, kinh tế ngư nghiệp khai thác biển và kinh tế nghề thủ công truyền thống. Trong sự phân tích nghiên cứu đã nêu bật về sự ứng xử thích hợp của người dân Lý Sơn trong môi trường hải đảo. Kinh tế nông nghiệp trồng hoa màu đóng vai trò chủ đạo, song song người dân Lý Sơn còn bổ sung nguồn gạo từ đất liền vốn không có trên đảo. Đồng thời với thế mạnh khai thác biển ngư dân Lý Sơn đã thu nhập lợi tức đáng kể về nguồn lợi thủy sản dồi dào phong phú. Ngoài ra với nghề đóng ghe bầu và đan lưới truyền thống của ngư dân đã cung cấp đầy đủ về phương tiện và ngư cụ để đánh bắt cá. Với thế mạnh về số lượng ghe bầu khá lớn đã tạo điều kiện cho cư dân đảo Lý Sơn vươn ra biển đông để giao lưu buôn bán với các trung tâm cảng thị ở đất liền nằm dọc theo các cửa sông biển.

Chương V: Trong chương này đề tài đi vào các nghiên cứu và đề ra các giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể trên đảo Lý Sơn. Các định hướng phát triển và giải pháp bảo tồn dựa trên những chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa dân tộc. Trong chương này đề tài nêu các giải pháp phát triển và bảo tồn văn hóa Lý Sơn trước điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của huyện đảo, những giải pháp này được phát triển thành các dự án cụ thể.



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương