Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang29/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   36

PHONG CÁCH ẨM THỰC Ở ĐẢO LÝ SƠN


Dưới đây là cách biến chế thành món ăn của một số hải sản thường dùng

1) Hải sâm: (còn gọi là con vú) nó sinh sản ở vùng biển nước sâu, xa đảo, độ sâu khai thác được hải sâm từ 50 đến 60m.

Hải sâm có thể ăn tươi hoặc phơi khô, mỗi cách có mỗi kiểu chế biến khác nhau.



*) Ăn tươi: Mổ bụng hải sâm lấy ruột bên trong bỏ, cạo sơ lớp nhờn bên ngoài và lớp phía trong ruột, luộc vào nước sôi một dạo vớt hải sâm ra dùng dao cạo sạch lớp da ngoài sần sùi và nạo sạch phía trong ruột cho đến lớp thịt cứng rửa sạch, thái từng lát bỏ vào nối nước lạnh nấu chung với một ít đu đủ trái lác, nấu cho đến khi những lác hải sâm chín nát và nước trong nồi có chất hơi đặc là bỏ vị hương (thuốc bắc) vào nấu thêm ít dạo rô' duống xuống để nguội ăn.

*) Phơi khô: Cũng làm đoạn đầu như nấu tươi, nhưng khi đã lấy từ nước đun sôi ra làm kỹ trở lại là rửa sạch đem phơi cho khô, đến khi dùng chỉ cần ngâm Hải sâm cho mềm rồi thái miếng ra nấu như đã nói trên.

2) Vẹm: Khai thác ở các sườn gò chung quanh bờ biển đảo, đưa con Vẹm về ngâm trong nước ngọt, ít giờ, sau đó dùng lưỡi dao nhọn mũi mổ con Vẹm lấy ruột ra và bỏ vỏ, Vẹm có 2 cách chế biến:

*) Vẹm xào: Vẹm được chà vào một cạn trong chậu nước cho sạch chất nhờn, khử dầu xào, cùng hành rỏi nước mắm xong bỏ Vẹm vào xào chung với ít đu đủ đã thái sợi.

- Vẹm cũng có thể xào chung với bún.



*) Mắm Vẹm: Ruột vẹm cũng được chà sạch đem trộn với muối theo tỷ lệ rồi đem phơi nắng ít ngày thấy con Vẹm đỏ và chín có mùi thơm là dùng được, Vẹm có thể lấy nước mắm để chấm như nước mắm cá vậy.

* 3) Nhum: (Còn gọi là con nhím)

Cách làm: Lấy con Nhum dùng dao chặt đôi ra, vét sạch phân phía trong, cầm cả nửa vỏ nhum rửa vào chậu nước cho sạch. Dùng muổng thiết nạo các ruột nhum từng lát như lát chuối khô đổ ra thau đó là thành phẩm của Nhum.

Nhum có nhiều cách ăn:

+ Ăn sống với chanh + dấm và muối tiêu

+ Nấu với cháo (gọi là cháo nhum)

+ Xào với bún tàu nhỏ sợi.

+ Giã nhum nhỏ thêm bột để làm chả gọi là chả nhum.

4- Hầu: Hầu thường bám vào những tảng đá để sống, ngoài đầu hầu có vảy cứng, thân hầu mềm, mình tròn 10m/m dài từ 4 đến 5cm.

a) Hầu ăn tươi: Lắc vảy cứng ở đầu lấy thân mềm của hầu rửa sạch, chà sát trên rỗ nhực, trong thau nước cho kỹ. Sau đó đem xào với dầu ăn và gia vị.

b) Hầu phơi khô: Cũng làm như cách nấu tươi, nhưng đem phơi khô, khi nào nấu đem ngâm cho mềm rồi biến chế như hầu tươi.

5- Ốc:

- Ôúc đụn: (loại lớn) Vỏ dùng để khảm trang trí như ốc xà cừ

Ruột ốc, đem luộc chín ăn với muối tiêu hoặc đem thái nhỏ trộn với rau thơm gọi là ốc trộn.



- Ôúc cừ: (Loại nhỏ): Ở gần biển trên các gò nổi, khi nước thủy triều xuống. Ôúc cừ đưa về nấu cả vỏ, lấy ruột ra ăn với muối tiêu hoặc lấy ruột thái nhỏ mỏng trộn với rau thơm và gia vị gọi là Ốc trộn.

- Ốc cừ nướng: Cách làm như sau: Con ốc cừ có thể để nguyên cả vỏ đem nướng chín, lấy ruột ra dùng gọi là ốc nướng.



- Ôúc Tai tượng: Ôúc sinh ở các hóc đá dưới gò bờ biển, dùng đinh sắt khai thác ốc về, dùng dao mổ đôi vỏ ra, lấy ruột ra, bỏ vỏ ngoài. Sau đó chế biến theo hai cách.

- Thân mềm của ốc sẽ dùng xào tươi, hoặc nấu cháo, ăn rất ngon, mát, bổ.

- Ôúc cừ có thể phơi khô phần thân mềm để dành dùng như lúc tươi.

6- Các loại rong biển :

Các loại rong biển, chủ yếu là rau Đông (còn gọi là rau câu) là loại rau có kinh tế nhất, vì biến chế được đông sương (tức là rau xoa), thông dụng giải khát trong mùa nắng, còn các loại rong biển khác chỉ dùng để luộc trộn ăn tươi với thức ăn hằng ngày mà thôi.



- Rau Đông: Thường mọc ở các gò sườn bờ biển của Đảo, những ngày nước thủy triều xuống mới có thê lấy được.

Muốn lấy rau Đông, người ta dùng 1 thanh sắt dẹp đầu nhọn và uốn cong, để nạo rau, rau mọc lẫn với đất cát nên khó thu hái, khi nạo xong rau đem xuống nước rửa lấy nguyên sợi rau đưa lên đất phơi cho khô là có thể hoàn thành giai đoạn I, rau đông chưa biến chế.

- Cách biến chế rau đông thành rau xoa (đông sương).

Rau đông khô rửa sạch các tạp chất và đá dính trong rau, sàn ray cho hết đá đất, đem ngâm nước rửa nhiều lần phôi cho trắng và lượm cho sạch tạp chất dính với rau đem rau nấu vào nồi thật sạch (có nghĩa là nồi không được nấu chất mặn như cá hoặc vật chiên xào). Rau nấu trong nồi có bỏ thêm bột phèn chua (theo tỷ lệ đã qui định) hoặc có thể bằng lá me, hay lá bứa. Nấu cho rau nát hết, thấy trong nồi sợi rau đã nát nhừ và nước trong nồi có độ sệt, hạ xuống đổ vào các chậu, bát, rồi không được động đậy đến, lúc nào thấy trên mặt tô đã cứng thì đổ nước lạnh lên trên mặt cho đông sương được cứng thêm cho đến khi dùng.


CÁC CÂY THUỐC VÀ MÓN ĂN BỔ DƯỠNG TRÊN ĐẢO


Trên đảo Lý Sơn có nhiều loại sản vật có thể dùng làm thuốc và món ăn bổ dưỡng, có thể thống kê như sau:

I/ Các loại thuốc trên đảo:

1. Ngũ Trâu (cây Tù Tà) 8. Bạch Tật Lê (Cây ma vương)

2. Hắc Sửu (cây bìm bìm hột) 9. Hoài Sơn (củ dây khoai mài)

3. La sâm (cây chua lẻ) 10. Sài hờ (cây Chân Chó)

4. Nghĩa Sâm (cây Sâm núi) 11. Thảo Khuyết minh (cây muồng hòe)

5. Thiên môn (Tóc tiên) 12. Ngũ gia bì (cây chân chim)

6. Bản Hạ (cây củ chốt) 13. Cam thảo đất

7. Huyền Sâm (củ cây Kim cang) 14. Trường sanh (cây sống đời)



II/ Các loại sản vật dưới biển làm thuốc và món ăn bổ dưỡng:

1. Thạch Khuyết Minh (Võ Tai Tượng 3 răng)

1. Ốc Đụn 9. Vẹm

2. Ốc Cừ 10. Sò dĩa

3. Ốc Nhảy 11. Sò Bùn

4. Ốc Xéo 12. Nhum (nhím biển)

5. Ốc Chân quạn 13. Hải sâm

6. Ốc u


7. Ốc dập dái

8. Ốc chìa vôi

Dưới biển còn có các loại tảo làm thức ăn bổ dưỡng như:

1. Rau đông

2. Rau cau nhỏ

3. Rau chắp xôi

4. Rau bồng bông

5. Rau chân vịt

6. Rễ trê



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương