Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang25/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   36

3/ LỄ HỘI:


Trải qua quá trình khai phá và định cư, nhân dân Lý Sơn đã tiếp thu vốn văn hóa bản địa sẵn có để hình thành nên những tập tục sinh họat văn hóa riêng mang đậm truyền thống nhân văn sâu sắc. Lễ hội là một loại hình đặc biệt của văn hóa phi vật thể, nó như một thư văn hóa tiềm ẩn trong sâu thẳm tâm hồn nhân dân. Sự hình thành và tồn tại lễ hội ở Lý Sơn xuất phát từ thực tiển sinh hoạt đời sống của người dân ở một hòn đảo cách xa đất liền, sự giao tiếp với cuộc sống bên ngoài rất hạn chế nên yếu tố văn hóa của người Việt xưa còn lưu giữ khá nguyên vẹn trong các nghi thức tế le,ã đồng thời họ cũng biết sáng tạo nên những sinh hoạt lễ hội phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần.

3.1 Tết Nguyên Đán:


Tết Nguyên Đán là một lễ hội lớn nhất trong năm ở Lý Sơn. Ngoài chuẩn bị đón tết của mỗi gia đình người ta còn chuẩn bị tổ chức các lễ hội sẽ được diễn ra trong dịp tết. Thời gian lễ tết ở Lý Sơn diễn ra khá dài, kéo dài từ những ngày từ cuối tháng Chạp, và đến mùng 8 (kết thúc hội đua thuyền) mới xem như kết thúc. Tuy lễ tết bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng Giêng nhưng người dân Lý Sơn chuẩn bị lễ tết từ giữa tháng Chạp. Bắt đầu từ đầu tháng Chạp đến trước ngày 23 tháng Chạp (ngày đưa ông táo về trời ) mọi tộc họ đều lo sửa sang mồ mả tổ tiên ông bà cho sạch đẹp và tổ chức “ chạp mả” như một bước chuẩn bị mời tổ tiên về vui xuân cùng con cháu. Đến ngày 23 tháng chạp mọi gia đình lo sắm lễ vật cúng ông Táo (thường gọi là lễ đưa ông Táo về trời). Lễ vật cúng ông táo thường chỉ có trầu, rượu, chè, bắp trái nấu chín. Trước đây, ông táo (hòn đá nấu bếp) được nhân dân Lý Sơn hay sử dụng là loại đất sét cứng được đẻo gọt vuông vức. Sau khi cúng ông Táo xong họ đem “ ông Táo” cũ đến bỏ ở các dinh, miếu trong làng và đẻo gọt “ ông táo” mới mang về sử dụng trong năm mới.

Cũng trong thời gian đó mọi gia đình lo mua sắm tết, chuẩn bị các nguyên liệu làm bánh như đường, bột, lá gai, dừa, đậu để làm bánh ít lá gai; gạo, muối, hoa quả cho 3 ngày tết, sắm sửa và chỉnh trang nhà cửa... Đặc biệt là bắt đầu từ ngày 27, 28 tháng chạp hầu như tất cả mọi gia đình đều làm bánh ít để ăn tết. Đây là loại bánh được làm từ nguyên liệu lá gai, bột, đường, đậu và dừa, chỉ có trong các ngày tết và ngày giổ lớn của gia đình, một loại bánh “đặc trưng “ Lý Sơn mang ý nghĩa tạ ơn tổ tiên.

Sau khi chuẩn bị hoàn tất, đến chiều 30 tết mọi gia đình đều tổ chức cúng ông bà. Đây là lễ kính cáo tổ tiên, tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên trong một năm qua đã phù hộ cho con cháu mạnh khỏe và “mời” ông bà tổ tiên về vui tết với gia đình con cháu mừng năm mới.

Nửa đêm (đúng 12 giờ đêm cuối cùng của năm) mọi nhà tổ chức cúng giao thừa. Lễ cúng được tiến hành ở bàn thờ, thức cúng thường chỉ có trầu, rượu, trà, bánh ít, bánh khô. Sau khi cúng giao thừa xong, tất cả thành viên trong gia đình quây quần bên cổ bánh để vui sum họp đầu năm.

Trong 3 ngày tết mọi gia đình đều tổ chức lễ cúng tổ tiên ở gia đình và tham gia tế lễ tại các lăng vạn chài và tại đình làng. Ngoài ra, du xuân và thăm viếng bà con, bè bạn là hoạt động khá sôi nổi của người dân trên đảo trong dịp xuân về, trong những ngày tết mọi người đều tranh thủ thời gian đi thăm hỏi lẫn nhau, từ bà con thân thích nội ngoại đến bạn bè trong quan hệ làm ăn, thầy trò và hàng xóm láng giềng. Hoạt độïng du xuân chủ yếu đối với nam nữ thanh niên là tổ chức từng nhóm thăm viếng các danh thắng ở Lý Sơn như du ngoạn về chùa Hang, chùa Đục; các cụ ông thì thăm viếng lăng miếu, tham dự tế lễ tạo nên không khí hôïi xuân vui vẻ và đầm ấm nhưng cũng khá náo nức trong những ngày tết trên đảo.

Lễ tết còn là dịp để mọi người cùng nhau tham gia vào các trò chơi dân gian như: Đu quay, đô vật, dồi bóng, xóc bầu cua tôm cá, chơi lô tô... Đặt biệt là trò chơi “dồi bóng” được diễn ra vào ngày mùng 7 tháng Giêng tại đình làng xã Lý Hải. Tham gia hội dồi bóng có các chàng trai của 4 xóm trong xã được đánh dấu bằng vôi đen, trắng, xanh, đỏ trên tráng của từng thành viên trong đội để phân biệt đội xóm này với đội xóm khác.

Trò chơi được tổ chức tại sân đình. Sau khi ông cả làng làm lễ cúng xong (lễ ra trò), đứng trên bục được xây trước dình (nhà trò) cầm trái bòng ném ra, các đội sẽ tranh nhau quả bòng, nếu đội nào bắt được trái bòng sẽ cố giữ và cố gắng mang quả bòng chạy nhanh về địa phận xóm mình. Trong lúc ấy các đội khác cũng sẽ cố chạy theo giành lại quả bòng, tạo nên sự tranh giành quyết liệt và không khí hò reo cổ vũ của những người tham dự hội. Nếu đội nào giữ được quả bòng và mang về được đến xóm của đội mình thì coi như thắng cuộc, được làng thưởng tiền. Nhưng quan trọng hơn là năm mới xóm giành được quả bòng sẽ gặp nhiều thắng lợi và may mắn hơn theo quan niệm của họ. Hội dồi bòng cùng với các trò chơi xuân khác đã tạo nên không khí vui tươi phấn khởi cho nhân dân trong dịp tết nên rất cần bảo tồn giữ gìn nhất là hiện nay hội dồi bòng chưa được khôi phục.

Lễ tết cùng với những nghi thức thờ cúng và trò chơi dân gian, hội hè sôi nổi là một nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân Lý Sơn cần được giữ gìn và phát huy.


3.2 Tết thanh minh.


Trong tiết trời trong sáng, mát mẻ vào tháng 3 âm lịch. Người ta thường tổ chức cúng thanh minh ở các lăng nghĩa tự (thờ cô hồn) và tại các lăng của xóm. Nghi thức cúng thanh minh cũng khá đặc biệt (nghi thức này chỉ có ở xã Lý Hải). Đến ngày cúng thanh minh mỗi gia đình tự làm mâm cổ và mang ra lăng của xóm để cúng. Ông chủ làng tập trung mọi mâm cỗ lại và đứng ra cúng vái chung, cầu mong sự độ trì của “Cô hồn các đẳng” cho dân làng bình yên. Sau đó từng gia đình vào khấn vái bái lạy và mang mâm cổ ra về.

3.3 Tết Đoan Ngọ


Ngày 5 tháng 5 là ngày tết Đoan Ngọ. Đối với người dân Lý Sơn thì ngày này là ngày tết giữa năm nên được họ chuẩn bị đón tết Đoan Ngọ khá chu đáo, từ việc trang hoàng nhà cửa, đến việc chuẩn bị thức cúng như thịt cá, bánh ... Vì được xem là ngày tết giữa năm (đứng sau tết Nguyên đán) nên mọi gia đình ở Lý Sơn đều tổ chức cúng tổ tiên trong ngày mùng 5 hết sức trang trọng và mọi người dân trên đảo đều thể hiện sự hân hoan chào đón ngày tết Đoan Ngọ trong năm hết sức háo hức vui vẻ. Trong ngày mùng 5 cũng đi thăm hỏi bà con, bạn bè; thăm viếng chùa chiền, lăng miếu. Trai gái thì tổ chức đi hôïi chùa Hang, lễ Phật tạo nên không khí tấp nập, vui tươi.

Cũng như ở gia đình, ở các lăng miếu, đình làng, đều được tôû chức tế lễ, dựng cờ, dựng nêu, tạo nên một ngày tết Đoan Ngọ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Lý Sơn.




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương