Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN


CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA



tải về 1.22 Mb.
trang33/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36

CHƯƠNG 5:

ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :


"Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhờ nền tảng và sức mạnh văn hóa ấy mà dù có nhiều thời kỳ bị đô hộ, dân tộc ta vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình, chẳng những không bị đồng hóa, mà còn quật cường đứng dậy giành đọc lập dân tộc, lấy sức ta mà giải phóng cho ta"(1). Lời phát biểu của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định vai trò và sức mạnh của bản sắc văn hóa Việt Nam. Vì vậy trong hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt sau thời gian đất nước đổi mới Đảng đã đề ra nhiều chính sách để phát triển sự nghiệp văn hóa Việt Nam, làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà quản lý văn hóa nghiên cứu, khai thác, phổ biến và có biện pháp giữ gìn vốn văn hóa của dân tộc.

Từ Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nần văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sác dân tộc" đều nhấn mạnh đến việc giữ gòn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: "Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể"(2).

"Chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc hướng vào cả văn hóa vật thể và phi vật thể" (NQTW Đảng lần thứ V (Khoá VIII).

Cùng với Nghị quyết Hội nghị lần thứ V BCHTW Đảng (Khoá VIII), Ban chấp hành TW Đảng cũng có Chỉ thị số 27/CT-TW ngày 12/1/1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. "… bảo tồn có chọn lọc, cải tiến đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc cưới, việc tang, lễ hội"; Chỉ thị số 21/1998/Ct-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ "V/v xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư" cũng có nêu "Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục… Đề ra các biên pháp bảo vệ thuần phong mỹ thục, bào trừ các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, thờ phụng, lễ hội… ở địa phương".

Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của BCH TW Đảng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã đề ra chương trình hành động thực hiện Nghị quyết lần thứ 5 BCH TW Đảng (Khoá VIII); Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, là cơ sở để địa phương, các tổ chức xã hội và nhân dân thực hiện tốt việc giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của thuần phong mỹ tục trong đời sống, trong sinh hoạt, bài trừ những hoạt động mê tín dị đoan và những hũ tục trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam, như quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cái gì, yếu tố nào cũ mà tốt thì phải giữ gìn phát huy, cái, yếu tố văn hóa cũ mà không tốt, rườm rà thì cần phải sửa chữa để cho hợp lý, cái gì cũ mà xấu, làm hại đến sản xuất và đời sống phải loại bỏ".

Từ những quan điểm của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc - phong cách sinh họat ứng xử, lễ hội, ma chay, cưới xin, giỗ tết, tín ngưỡng, nghệ thuật kiến trúc, cao dao, dân ca… vốn tài sản này chứa đựng nội dung trí tuệ sâu sắc, tinh thần tự cường, tự khẳng định mình với bản lĩnh và bản sắc riêng của mình trong quá trình tiếp thu và hội nhập với thế giới bên ngoài của đất nước trong xu thế hội nhập hiện nay.

Quan điểm của Đảng ta kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và những Chỉ thị của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi là cơ sở, là phương pháp luận để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội) ở huyện đảo Lý Sơn hiện nay.

II/ Định hướng bảo tồn văn hóa vật thể:

1/ Thực trạng :


Qua những kết quả nghiên cứu đã cho thấy con người xuất hiện trên đảo Lý Sơn cách nay khoảng 3000 năm và sự sáng tạo văn hóa của con người trên đảo xanh nằm giữa biển đươc bắt đầu. Trong chiều dài của lịch sử, có ba lớp cư dân với ba cơ tầng văn hóa kế tục nối tiếp nhau theo trình tự thời gian đó là cư dân thời tiền sử với văn hóa Sa Huỳnh, niên đại tồn tại ở những thế kỷ trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, lớp cư dân Chăm và văn hóa ChămPa tồn tại từ những thế kỷ sau Công nguyên kéo dài đến thế kỷ 15 - 16. Lớp cư dân Việt và văn hóa Việt kéo dài đến cuối thế kỷ 16 trở đi. Như vậy theo diễn trình thời gian trên đảo Lý Sơn có ba lớp văn hóa Sa Huỳnh - ChamPa - Đại Việt kế tục phát triển đã đem lại một hệ quả tất yếu về sự đa dạng văn hóa trên cơ sở của những sự tiếp thu hội nhập dung hòa của một văn hóa sau với một văn hóa trước đó, đồng thời có sự giao lưu với những văn hóa từ bên ngoài như văn hóa Hán, văn hóa Ấn... Nhìn tổng thể đảo Lý Sơn vẫn có sự khép kín bảo lưu các yếu tố văn hóa cổ trước sự tác động từ bên ngoài, đều này có thể nhận thấy rõ trong giai đoạn hiện đại. Mặc dầu có sự tác động những yếu tố văn hóa hiện đại trong thời điểm hiện nay như truyền thống văn hóa làng xã với các mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, các tập tục cũ, các tín ngưỡng dân gian ...vẫn được bảo lưu không hề phai nhạt so với trước đó.

Tuy nhiên nhìn nhận thực tế giai đoạn từ năm 1945 đến nay di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở đảo Lý Sơn đã dần bị mai một do nguyên nhân từ nhiều phía khác nhau.

Do sự bảo quản không tốt khiến cho Hương ước của hai làng An Vĩnh (Lý Vĩnh) và An Hải (Lý Hải) cùng nhiều sắc phong, thần phả ở đình làng và đền miếu đến nay không còn. Đây là các tài liệu có giá trị đẻ nghiên cứu đánh giá chân xác về truyền thống lịch sử văn hóa của người Việt trên đảo Lý Sơn sự mất mát của những tài liệu này là sự thiệt thòi rất lớn trong nghiên cứu văn hóa đảo Lý Sơn.

- Từ năm 1947 đến năm 1953, thực dân Pháp chiếm đóng đảo Lý Sơn, chúng đã phá hủy toàn bộ ghe bầu, cấm ngư dân không được ra khơi và triệt hại hai làng nghề thủ công đóng ghe bầu tại Lý Vĩnh và Lý Hải, khiến cho các nghệ nhân đóng ghe bầu phải phiêu dạt vào đất liền để hành nghề mưu sinh. Làng nghề đóng ghe bầu ở Lý Vĩnh có sự phát triển rất lâu đời, đã cung cấp khá nhiều ghe bầu cho sự phát triển nghề buôn bán trên biển và khai thác thủy sản của cư dân trên đảo Lý Sơn.

- Sau năm 1975 do sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền xã đã khiến cho hàng loạt cổ vật ở các đình chùa, lăng, dinh, miếu bị lấy cắp và đưa đi khỏi đảo phân tán ở các nơi. Đồng thời các di tích đình, miếu không được bảo quản chu đáo nên các tài liệu thành văn còn lưu sót lại bị mục nát hư hoại. Thực trạng này đem lại hệ quả Lý Sơn mất đi nguồn tài sản cổ vật vô giá và khiến cho các nhà nghiên cứu vấp phải khó khăn về tư liệu hiện vật trong quá trình nghiên cứu lịch sử văn hóa vùng đảo Lý Sơn.

- Sự ra đời của nghề trồng hành tỏi từ khoảng thập niên 60, một mặt vừa đem lại sự phát triển kinh tế phồn vinh cho cư dân trên đảo, song mặt khác đã gây tác hại không nhỏ về môi trường sinh thái khi dân chúng khai thác triệt để nguồn cát ven biển và nguồn cát nằm sâu trong lòng đất của đảo. Việc lấy cát ven biển gây sạt lở sụp đổ các đình, lăng, miếu nằm cạnh bờ biển, chẳng hạn đình làng Lý Hải bị sóng biển cuốn sạt lỡ mất hai trụ biểu ở cổng đình; nghĩa tự ỏ thôn Đông Lý Hải bị sóng biển cuốn trôi cát sạt chân móng gần sụp đổ. Ngoài ra dân chúng đào sâu xuống ở trong vườn và sân nhà để lấy cát việc làm này đã gây nguy hại, họ đã bới tung các di cổ khảo cổ học thời tiền sử, hàng ngàn di vật của văn hóa Sa Huỳnh nằm trong lòng đất bị đào lên hủy hoại và bán đi khắp nơi. Riêng di tích khảo cổ học, Xóm Ốc khoảng 10.000m2 hoàn toàn bị xóa sổ, di tích khảo cổ học Suối Chình và một vài điểm khác đang có nguy cơ đe dọa bởi việc đào sâu trong lòng đất để lấy cát.

Sự tàn hại môi trường sinh thái ở trên đảo Lý Sơn diễn ra với tốc độ quá nhanh chóng. Có thể nói trước đây đảo trên các núi của hai xã Lý Vĩnh và Lý Hải, đồng thời ở bờ biển phía Nam có những bãi cát bồi tạo nên những “Đầm ốc” điều này được phản ánh qua 2 câu ca còn lưu lại của Hương Ước lệ làng: “Thượng Sơn lâm cấm, hạ hải đầm ốc dữ dân đồng chi” có nghĩa cấm phá rừng cây trên núi, các đầm ốc dưới biển dân chúng cùng chia nhau quyền lợi. Thực tế những rừng cây trên núi bị chặt phá từ những thập niên 50 - 60 trở về sau khi mà Hương Ước không còn có tác dụng nữa và vai trò Ông Cả làng bị lu mờ. Đến nay trên các núi ở Lý Sơn chỉ còn đồi trọc và vài cụm rừng trồng. Riêng bờ biển đảo Lý Sơn bị phá đào lấy cát vào những thập niên 70 khi mà nghề trồng hành, tỏi trở nên thành đạt. Lượng cát ở bờ biển không đủ cung cấp dài lâu cho những vụ trồng hành tỏi. Việc dân chúng đào đất ở sân vườn để lấy lớp cát trắng nguyên sinh đã đem lại hệ quả về sự tàn phá môi sinh đó là sự ô nhiễm các nguồn nước ngầm trong tầm cát ttrắng nguyên sinh, đồng thời nếu lượng cát trắng này không còn thì nguồn nước ngầm không còn tích tụ được, có thể bị nhiễm mặn. Bờ biển phía Nam vốn xưa kia là bãi cát bồi hàng năm từ tháng 9 - 11 hàng đàn cá trích tụ về các trên bãi đầm ốc đây là nguồn lợi kinh tế quan trọng nuôi sống dân cư trên đảo. Nhưng đến nay bờ biển phía Nam đảo chỉ còn lại đá hầu như không thấy dấu hiệu cát biển. Nguy hại hơn bờ biển dọc từ đình Lý Hải đến hòn Mù Cu có hiện tượng sạt lở gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các di tích ven theo bờ biển.

Ngoài ra việc dùng mìn để đánh cá ở xung quanh đảo chưa được ngăn chặn triệt để, hậu quả của việc đánh mìn đã hủy diệt môi sinh tiêu diệt các loài cá, san hô, các loại ốc biển khác sống ở xung quanh đảo.




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương