VIỆn nghiên cứu quản lý biển và HẢI ĐẢo báo cáo tóm tắT ĐỀ TÀi khoa họC



tải về 0.53 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu07.10.2016
Kích0.53 Mb.
#32618
  1   2   3

TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG BIỂN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT (KỂ CẢ PHẦN MỞ RỘNG), ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC HẠI MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Vũ Thanh Ca

HÀ NỘI, 7-2013



UBND TỈNH QUẢNG NGÃI



SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM



VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ

BIỂN VÀ HẢI ĐẢO


BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG BIỂN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT (KỂ CẢ PHẦN MỞ RỘNG), ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC HẠI MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Vũ Thanh Ca

HÀ NỘI, 7-2013

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH


TT

Họ và tên

Học hàm, học vị,

chức danh

Đơn vị công tác

1

Thanh Ca

PGS. TS

Chủ nhiệm đề tài



Viện NCQLBHĐ

2

Phạm Văn Hiếu

ThS

Thư ký đề tài



Viện NCQLBHĐ

3

Nguyễn Lê Tuấn

TS

Chủ trì đề mục



Viện NCQLBHĐ

4

Đàm Đức Tiến

TS

Chủ trì đề mục



Viện TN và MT Biển

5

Nguyễn Văn Quân

TS

Chủ trì đề mục



Viện TN và MT Biển

6

Phạm Văn Lượng

ThS

Chủ trì đề mục



Viện TN và MT Biển

7

Mai Kiên Định

ThS

Chủ trì đề mục



Viện NCQLBHĐ

8

Nguyễn Thế Thịnh

KS

Chủ trì đề mục



Viện NCQLBHĐ

9

Trần Thế Anh

ThS

Chủ trì đề mục



Viện NCQLBHĐ

MỤC LỤC

MỤC LỤC BẢNG


MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN TẠI VIỆT NAM 1

CHƯƠNG 2: LUẬN CỨ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU KINH TẾ DUNG QUẤT 3

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KKT DUNG QUẤT 27

TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 33

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36




MỤC LỤC HÌNH

MỞ ĐẦU


Khu kinh tế (KKT) Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành - đa lĩnh vực theo các Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005, Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 16/6/2006 và Quyết định điều chỉnh số 124/QĐ-TTg ngày 20/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ô-tô...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản... với tổng diện tích lên đến 45.332 ha. Đi đôi với sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế - xã hội, môi trường nước mặt và nước biển ven bờ KKT Dung Quất đang dần bị ô nhiễm do các hoạt động của con người như: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và đặc biệt là các chất thải của các khu công nghiệp, dân sinh trong KKT Dung Quất. Việc quản lý, kiểm soát chất thải đã được tính đến và đặt ra trong quy hoạch tổng thể của KKT. Tuy nhiên, việc đánh giá tác động của nó đối với môi trường sinh thái nói chung và hệ sinh thái biển (HSTB) nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu và quan tâm đúng mức. Quảng Ngãi là một tỉnh miền Trung có ĐDSH tương đối lớn với vị trí địa lý, địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ động - thực vật rất phong phú. Theo các kết quả điều tra của đề tài, vùng biển KKT Dung Quất - Quảng Ngãi có mức độ ĐDSH không cao với 172 loài thực vật phù du; 53 loài động vật phù du; 15 loài trứng cá và cá bột, 17 loài, giống giáp xác tôm, cua; 48 loài thân mềm; 18 loài giáp xác; 37 loài da gai; 28 loài giun nhiều tơ; 49 loài san hô, 110 loài rong biển; 74 loài cá. Việc phát triển mạnh mẽ của KKT Dung Quất đã và đang tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới HSTB nơi đây, vì vậy, việc nghiên cứu các tác động của môi trường ảnh hưởng tới HSTB nói chung và đa dạng sinh học (ĐDSH) nói riêng là một vấn đề cấp thiết đặt ra. Đề tài: “Điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học vùng biển Khu kinh tế Dung Quất (kể cả phần mở rộng), đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác hại môi trường đến đa dạng sinh học” được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN TẠI VIỆT NAM


1.1. Tổng quan KKT Dung Quất

Khu kinh tế (KKT) Dung Quất nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan. KKT Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành – đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ô-tô ...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản... Hệ thống cơ sở hạ tầng và các tiện ích xã hội bên trong KKT Dung Quất đã được hoàn thành về cơ bản và đang được tiếp tục đầu tư, mở rộng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Mới đây theo quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Chính phủ về việc thành lập KKT Dung Quất thì Lý Sơn là một bộ phận phía Đông của KKT này, do vậy vùng biển KKT Dung Quất và vùng mở rộng Lý Sơn gắn với các ngành kinh tế biển như khai thác dầu khí, phát triển ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng thủy - hải sản, phát triển các nhành dịch vụ trên biển…).

Do chưa có được một kế hoạch quản lí tổng hợp cho toàn vùng nên việc sử dụng nguồn tài nguyên của khu vực còn tỏ ra mất cân đối một cách nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân đe doạ, dẫn đến sự suy giảm tính đa dạng cao của khu vực.

1.2. Đa dạng sinh học biển ở Việt Nam

Biển Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng nên HSTB cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Các kết quả nghiên cứu được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu thể hiện qua bảng 1.1 sau.

Bảng 1.1. Thành phần loài sinh vật biển đã biết


TT

Nhóm sinh vật

Số loài đã xác định được

1

Thực vật nổi biển

537

2

Động vật nổi

657

3

Rong, tảo biển

653

4

Cỏ biển

15

5

Thực vật ngập mặn

94

6

Đông vật đáy

6.300

7

Tuyến trùng biển

300

8

Giun sán ký sinh biển

190

9

Giáp xác

1.500

10

Thân mềm

2.500

11

Da gai

350

12

Giun nhiều tơ

700

13

Tôm biển

225

14

Cá biển

2.458

15

Rắn biển

15

16

Rùa biển

5

17

Chim nước

43

18

Thú biển

25

(Nguồn: Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, 2012 )

1.3. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học biển của Việt Nam

Khoảng 1/5 dân số Việt Nam sống dựa vào đánh bắt thủy sản để sinh sống và các hoạt động này cũng đóng góp một phần rất lớn cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân và xuất khẩu. Phương thức đánh bắt hủy diệt, phát triển kinh tế và các ngành nghề một cách bất hợp lý… cộng với ý thức kém của con người đã làm suy giảm tính ĐDSH biển. Để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn đa dạng sinh học khá sớm. Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation).
CHƯƠNG 2: LUẬN CỨ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU KINH TẾ DUNG QUẤT

2.1. Đa dạng sinh học biển KKT Dung Quất



2.1.1. Chỉ số đa dạng sinh học và hiện trạng bảo tồn tại KKT Dung Quất

2.1.1.1. Chỉ số đa dạng sinh học KKT Dung Quất

Để đánh giá mức độ ĐDSH tại KKT Dung Quất, chúng tôi tiến hành tính toán chỉ số Shannon (H’) về ĐDSH và chỉ số (đồng đều) cân bằng sinh thái của các nhóm loài. Các tính toán được thể hiện qua bảng 2.1 sau.



Bảng 2.1. Tính toán tổng chỉ số ĐDSH Shannon tại KKT Dung Quất

STT

Nhóm loài

Ni

Pi

lnPi

-(Pi*lnPi)

1

Thực vật phù du

172

0.27

-1.29

0.35

2

Thân mềm

48

0.077

-2.57

0.2

3

San hô

49

0.079

-2.54

0.19979515

4

Rong biển

110

0.176282051

-1.735670003

0.305967468

5

Nguồn giống

32

0.051282051

-2.970414466

0.152328947

6

Giun nhiều tơ

28

0.044871795

-3.103945858

0.139279622

7

Giáp xác

18

0.028846154

-3.54577861

0.102282075

8

Động vật phù du

53

0.084935897

-2.465858455

0.209439901

9

Da gai

37

0.059294872

-2.825232456

0.167521796

10

Cá biển

74

0.118589744

-2.132085275

0.252843446




 Tổng

621







2.081968634


tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương