Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN


Đôi nét về thể loại và vài đặc điểm



tải về 1.22 Mb.
trang28/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   36

2. Đôi nét về thể loại và vài đặc điểm:


Có thể tạm thời chia văn học dân gian ra làm 2 loại: Văn vần dân gian và truyện kể dân gian, như một số nhà nghiên cứu phân chia những sáng tác văn học dân gian của người Việt, dù cách phân chia này có chổ chưa hợp lý.

Về văn vần dân gian, Lý Sơn hầu như có gần đầy đủ các thể loại ca dao, tục ngữ, vè, hát đối, truyện thơ ... Nói chung, nhưng bài ca, câu hát, những lời nói có vần này, cũng như ở những vùng đất khác, chúng đều nhằm để phô diễn tâm tình của người dân đất đảo đối với quê hương, đất nước, là bảy tỏ tình cảm trai gái, vợ chồng hoặc đồng tình hay phẫn nộ trước những biến đổi xã hội, hay đúc kết những kinh nghiệm trong đời sống, lao động, sản xuất, những cái nhìn về con người, về cuộc đời ...

Chỉ riêng nói về quê hương đất nước, ở Lý Sơn có nhiều câu ca dao ca ngợi những danh lam thắng cảnh trên đất đảo, sự cô đơn mà hùng vĩ của một dại Cù Lao, sự tươi tốt của mùa màng, sự giàu có của hải vật sản vật, lẫn những sót thương trước cảnh binh đao khỏi lửa tràn qua mảnh đất vốn có lúc cùng lắm hiu hắt này:

- Lý Sơn cảnh đẹp chùa Hang

Có đường xuống đất, có thang lên trời

- Lý Sơn dại đất Cù Lao

Đồng rừng, Đồng Hộ đồng nào cũng xinh.

- Đứng trên hòn đất Hội An

Nhìn về Lao Ré muôn vàn thân thương

Lý Sơn cực khổ trăm đường

Từ ngày Pháp chiếm hết đường tự do.

- Trời mưa trong Quảng mưa ra

Mưa quanh hòn Bé mưa qua lạnh lung ...

Ca Dao Lý Sơn còn phản ánh những nét sinh hoạt, những mối quan hệ trong cộng đồng làng xóm, những dấu tích lịch sử trên đất đảo. Nói về lễ hội vào Tết Nguyên Đán hàng năm người dân ở đây ai cũng thuộc lòng câu ca :”Mùng 4 có hội đua ghe/cho đến mùng 7 bắt phe dồi bòng”. Để nói lên mối bất hòa giữa hai làng nhưng cũng là để giải thích sự cách biệt về địa giới người Lý Sơn lại nói :”Vĩnh Long, Hải Yến không xa/Cách một cái dốc sinh ra hai làng” Vào đầu nhà Nguyễn hàng năm triều đình chọn 70 trai tráng ở Cù Lao Ré (tức Lý Sơn). Lập đội Hoàng Sa và Bắc Hải, dùng thuyền buồm, mang theo 6 tháng lương thực lênh đênh ra biển Đông vừa tuần phòng canh gác cửa Nam, vừa tìm kiếm phẩm vật, hải vật để về nộp ở cửa Tư Hiền (Huế). Nói về những nỗi cay cực, khó nhọc không kể xiết của số trai tráng của đất Cù Lao đó, người dân ở đây lại có những câu ca sầu thảm:

- Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn

Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây

- Hoàng sa trời bể mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa

Trong số hàng trăm bài mà chúng tôi sưu tập được, nhiều nhất và háy nhất vẫn là những bài, những câu ca, về tình yêu đôi lứa. Có lẽ ở đâu cũng vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Thương yêu, hờn giận, nhớ nhung, thủy chung, chia lìa, ghét thói bội bạc lừa phỉnh, than thở và phẩn uất trước những đè nén của lễ giáo phong kiến là những chủ đề lặp đi lặp lại trong nhiều bài ca, nhiều câu ca. Nhưng quả là cũng giống như các chàng trai, cô gái trong ca dao ở nẻo đất ven biển Nam Trung bộ, người Lý Sơn thổ lộ tình cảm của mình qua những câu hát hết sức mộc mạc, chân chất, song cũng không kèm phần bi lụy:

- Anh thương em chẳng dám tới nhà

Chiều chiều ngoăi đứng vođ ra ngó chừng

Hai hàng nước mắt rưng rưng

Khóc không dám khóc xoay lưng mà chùi

- Sớm mai em ngồi bờ cỏ chỉ

Em suy em nghĩ hột lụy nhỏ tuôn

Không hiếm chi nơi tiền vạn lúa muôn

Em thấy anh nghèo có ngãi em thương luôn cho vẹn tình !

Ở Lý Sơn cũng có những câu thể hiện trí thức gian đối với thiên nhiên:

- Nước ngời, trời động

- Đời ông cho chí đời cha

Mây ráng Sơn Tra không gió thì mưa ...

Hát đối đáp, mà người Lý Sơn vận quen gọi là hát hò hát hố - Thịnh hành ở Lý Sơn ngay từ thuở mới lập làng dựng xóm và nó luôn là máu thịt của không biết bao nhiêu thế hệ người dân đất đảo. Hát hò hát hố xuất hiện trong những buổi sinh hoạt của thanh niên ở Bãi Sau, Bãi Trước, Bến Đình, bến Ván ... trong những buổi giã gạo, đầm nền, đan lưới, trồng tỏi ... Những buổi sinh hoạt này cũng thường cho trình tự hát dạo, hát chao, hát hỏi, hát than, hát trách, hát nguyền, hát kết, hát tiễn đưa. Lời qua đáp lại có khi thâu đêm suốt sáng. Xin trích ra đây một vài câu hát:

- Ngẫm nghĩ đến đâu buồn rầu đến đó

Ngẫm nghĩ chung tình buồn có vui không

Bữa rày anh cùng em như con cá xa sông

Càng gánh chung tình lịu địu càng tiếc cái công thậm dày.

- Em hát một câu anh bỏ bầu đậy nắp

Đem vô đất liền đổi bắp ra rang

- Không đi tới đó thời thôi

Đã đi tới đó đó khuyên mời vô đây

Vô đây gá nghĩa mà gầy nợ duyên

- Em đây thiệt gái thuyền quyên

Em đâu có dám tự nhiên đâu nà

Ham chi mộ điệu xướng ca

Chứ chị em họ không biết họ nói con nhà dư công

Hai đưa mình giờ chưa rảnh tay không

Loan ôm lấy phụng, phụng bồng lấy loan ...

Những lời ca trên thật chân thành, nhưng cũng không kém phần liều lĩnh táo bạo.

Trong bài viết này chúng tôi có điều kiện giới thiệu đầy đủ từng thể loại văn học dân gian ở Lý Sơn, nhưng có thể nói tóm lại, những bài ca, câu ca dân gian ở Lý Sơn được truyền miệng từ đời này sang đời khác đã phản ánh tấm lòng mộc mạc, trung thực, nhân dân và cũng rất thông minh, hóm hỉnh của người dân ở vùng đất này.

Ngoài vốn văn vần dân gian như đã nói ở trên, Lý Sơn còn lưu truyền nhiều truyện kể nhân dân khá độc đáo, ly kỳ, đó là các truyện kể về các hiện tượng thiên nhiên, về con người và lịch sử hình thành đất đảo.

Để giải thích một hiện tượng thiên nhiên về nơi có hòn đá phẳng lì ở núi Giếng Tiền (một trong 5 ngọn nói ở Lý Sơn), người ta gắn vào đó khá nhiều câu chuyện về các vị tiên, có cả Nam Tào, Bắc Đẩu xuống đánh cờ, đánh đu, hát muùa trong những đêm trăng sáng. Về Hòn Mù Cu, hòn Bàn Than cũng có những chuyện hoang đường tương tự.

Lý Sơn còn có nhiều truyện kể liên quan đến lịch sử khai phá và xây dựng đảo này.

Có câu chuyện kể về cuộc đọ trí của vị tiền hiền từ An Vĩnh, An Hải (ở Tịnh Kỳ, Sơn Tịnh và Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi ngày nay) dùng thuyền buồm ra đảo và đấu tranh giành đất với người Chiêm Thành. Đó là một cuộc đọ trí cần đến một trí tuệ tập thể và sự đoàn kết nhất trí cao. Một đêm nọ, các vị tiền hiền đã tranh tài xây thành với người Chiêm Thành, bên nào xoing trước vùng đất ấy sẽ thuộc về họ. Lá cây Ré, tre nứa và sự chập choạng của bóng đêm về thắng lợi cho các ông nông dân người Việt mưu trí.

Cũng vì các ông tiền hiền, ngày nay nhân dân Lý Sơn còn kể với nhau nghe nhiều câu chuyện giải thích vì sao ở Lý Vĩnh có 7 ông Tiền Hiền, nay chỉ còn 6 họ gọi là Lục tộc (Phạm Văn, Phạm Quang, Võ Văn, Lê, Nguyễn, Võ Xuân); Ở Lý Hải có 8 ông nay chỉ còn lại 7 ông, gọi là Thất tộc (Nguyễn, Trương, Dương, Nguyễn Văn, Nguyễn Đình, Trần, Võ) Việc mỗi làng phế truất một ông, trong thực tế vì lý do gì chưa được rõ, nhưng chuyện kể dân gian lại nói rằng, vì 2 mụ vợ của 2 ông bị phế truất ấy thèo lẻo, đanh đá, ví như chuyện quay mông vào trong điện thờ mà bảo cái bánh ít lá gai giống như cứt trâu ngay tại hôm tế ở đình làng !

Lý Sơn có một cảnh đẹp nối tiếng, đó là chùa Hang “có đường xuống đất, có thang lên trời”. Đây là di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận cấp quốc gia. Lai lịch ngôi chùa này cũng nhuốm đầy huyền thoại. Người Lý Hải còn kể về ba ông họ Trần người Lý Hải tu tiên ở đây 300 năm trước với sự kính cẩn, ngưỡng mộ và đầy tự hào. Trong câu truyện kể, ba ông họ Trần đã có phép màu biến ảo khôn lường, nào là dùng đậu lúa rấm binh, nào là đi vào đất liền chỉ bằng chiến nón bầu, nào là chuyện bay về trời trong lúc bị triều đình xử án ... (Thật ra, những chi tiết đó là những mô tiếp phổ biến trong các truyện kể dân gian của người Việt và cũng có rất nhiều ở các địa phương trong Tỉnh Quảng Ngãi, nhưng các chuyện về thầy Lánh ở vùng cửa biển Sa Cần, chuyện về ông Xá ở huyện Sơn Tịnh ...).

Nhân dân Lý Sơn còn nhiều chuyện kể về việc giặc Tàu Ô đổ bộ cướp phá đảo vào những năm nửa đầu thế kỷ 19 đến nay Lý Sơn chưa có một cuốn sách hay một tài liệu nào ghi chép kỹ lưỡng về sự kiện này, cũng như lịch sử của vùng đất đảo, ngoài một số gia phả của các dòng họ, những bài văn tế ở đình làng (Lý Hải tế đình vào ngày 20 tháng 2 ÂL, Lý Vĩnh tế đình vào ngày 17 tháng 6 ÂL) những bài thơ vịnh vủa các bậc túc nho. Vì vậy, chuyện đánh giặc Tàu Ô ở Lý Sơn chủ yếu cũng chỉ được lâu giữ bằng miệng. Theo các lời kể của các dân tộc thì, vì thiếu giác mác nên vũ khí thời đó của người Cù Lao Ré dùng để đánh giặc, chủ yếu chỉ là cộng lá dừa nhúng vào nước vôi hoặc nước ớt ngâm lâu. Họ dùng cộng lá dừa quất vào đầu giặc để chúng cay mắt, cay mũi. Và để cho quân Tàu Ô trượt ngã người ta còn hát trái mù u mà rãi ra đường ... Trong những năm người lãnh đạo dân chúng Lý Sơn chống giặc nổi lên có các ông Dương Minh Trung, Cù Hiệp Thắng, nhưng đặc biệt là ông Nguyễn Văn Tuất. Người dân Lý Sơn kể rằng, vì giặc Tàu Ô quá đông mà đội quân của ông Tuất chỉ có 40 người nên dù ông đã lập nhiều kế nghi binh hết sức ma quái, như Không Minh nghi binh mà cướp lúa nhà Ngụy thời Tam Quốc vẫn không chống trả được giặc. Trong một cuộc giao chiến ông Tuất vấp phải hàng còng quỵ chân nên bị giặc bắt giết ở bãi Xóm Ngoài. Vì có công ông được vua Minh Mạng truy tặng sắc phong, nhưng ông Nguyễn Nên - một kẻ có thế lực ở địa phương dã giành lấy sắc phong và cất giấu ở nhà mình. Nhưng sau đó bà vợ ông Nên vì điện loạn đã đốt nhà làm cháy cả những hiện vật sắc phong mà vua ban thưởng cho ông Tuất.

Về chuyện đánh giặc Tàu Ô lại còn có chuyện nàng Roi, nàng Roi vốn họ Phạm, người làng An Vĩnh. 15 tuổi nàng xinh đẹp và nết na nổi tiếng. Khi phát hiện giặc Tàu Ô vào đảo cướp phá nàng chạy tìm cha đang câu cần ngoài biển để báo cho cha và làng xóm biết. Chẳng may nàng bị giặc Tàu Ô phát hiện và truy đuổi, nàng chạy đến vũng Thầy Tun thì cùng đường. Để khỏi bị giặc làm nhục nàng đã nhảy xuống đó mà chết. Người ta nói nàng chết trong tư thế xếp bằng như Phật bà và sau đó còn hiển Thành. Nàng cũng thường xuyên về phù hộ đô trì cho dân đất đảo. Ngày nay ở Hòn Tây - Lý Vĩnh còn miếu thờ nàng Roi, với tên gọi là Trinh Tịnh Đường.

Lý Sơn còn nhiều câu chuyện dân gian khác, như chuyện Nguyễn Ánh lúc lánh nạn đã đào 2 giếng nước ngọt ở sát biển; chuyện về trụ bồ trên hòn Thới Lới dùng để báo động khi có giặc Tàu Ô mà nay còn câu ca :”Tàu Ô ăn cắp ghe bầu/Cha con Thủ Ngữ ra hầu Lãnh Binh” Những chuyện huyền bì về các ông Lộng, ông Khơi, ông Nam Hải còn được thờ cúng linh đình ở 5 lăm ven bờ biển Lý Sơn; những giai thoại về “Cá trích còn ở biển Đông/Mà ông Cả bảo hái lá bông cho nhiều”, về ông Tư Huấn bán cái máy may cho ông Dương Tư ... Mỗi câu chuyện một dáng vẹ khác nhau., nhưng đều sinh động, hấp dẫn, phản ánh sự thông minh, giàu trí tưởng tượng của người dân Lý Sơn.

Qua các truyện kể được giới thiệu sơ lược ở trên, cũng đã thấy rằng, dù chỉ là một ốc đảo nhỏ, người Việt đến định cư chỉ gần 400 năm, mà nơi đây đã sản sinh ra khá nhiều truyện kể lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó mới chỉ là những câu chuyện kể gắn với đất và người huyện đảo. Hẵn nhiên cùng còn nhiều truyện kể khác lưu truyền ở đây qua con đường giao lưu văn hóa, nhưng chúng tôi không giới thiệu trong bài viết này.

Nhìn một cách tổng quát, có thể nói, văn học dân gian Lý Sơn có những điểm tương đồng với văn học dân gian của người Việt, riêng hơn của người Việt ở Nam Trung Bộ, từng hình thức biểu hiện đến nội dung thể loại. Có khác chăng là ở nội dung phản ánh của từng đơn vị tác phẩm. Dĩ nhiên văn học dân gian Lý Sơn phải đậm nét tính cách con người Lý Sơn, đậm nét lịch sử văn hóa Lý Sơn, bởi người Lý Sơn cũng có quyền tự hào về đất nước, con người trên vùng đất đảo. Từ niềm tự hào này mà ta có thể giải thích vì sao trong các truyện keơ dân gian Lý Sơn người ta phải thiêng hóa, lịch sử hóa từng con người, từng ngọn núi, từng di tích, thắng cảnh ... có trên quê hương Cù Lao Ré.

Mặt khác, cũng cần thấy rằng, do môi trường, điều kiện địa lyù mà người Lý Sơn mới lưu giữ được vốn văn học dân gian hết sức phong phú như hiện nay. Lý thuyết ngoại biên đã minh chứng cho điều đó. Nơi nào càng xa trung tâm văn hóa, văn minh bao nhiều thì nơi đó càng lưu giữ được nhiều vốn văn hóa truyền thuyết của cộng đồng mình, dân tộc mình. Và cũng vì vậy mà người Lý Sơn lại thiếu những thông tin cập nhật, mà chính chúng cũng là đề tài cho những sáng tác văn học, trong đó có văn học truyền khẩu.



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương