Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang21/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   36

2.2 Lễ cúng thần nông:


Xưa ở Lý Sơn có 2 miếu thờ thần nông và thường xuyên tổ chức cúng tế và thực hiện các nghi lễ cầu cho mùa màng tươi tốt. Hiện nay chỉ còn một miếu thờ tại chân núi Thới Lới thuộc xã Lý Hải. Hằng năm nhân dân trong xã thường tổ chức cúng tế vào tháng 10 âm lịch. Tùy theo năm được hay mất mùa mà họ có thể cúng Trâu, bò, heo (tam sanh thượng) hoặc trầu, trà,rượu hoa quả (Tam sanh hạ)

2.3 Lễ cúng chúa đất ( Chúa Ngu Man Nương ).


Chúa Ngu Man Nương là một vị thần của người Chăm Pa theo cách gọi của từ Ngu Man Nương có thể bắt nguồn từ U MA là một vị Nữ thần trong tín ngưỡng Aán Độ giáo của Chăm Pa. Nữ thần U MA là vợ của thần Shiva, vị nữ thần này có quyền lực vô hạn cai quản đất đai, người Việt đã gọi vị Nữ thần này là Chúa đất và thờ phụng tế tự để cầu mong sự bình an. Tục thờ cúng Chúa đất Ngu Man Nương ở Lý Sơn là biểu hiện của sự giao thoa hội nhập của Văn hóa Việt – Chăm, mà hiện nay ở vùng đất miền Trung Việt Nam tục thờ cúng này đã mất dần. Thần Ngu Man Nương (U MA) ngự trị ở chánh điện của đình làng Lý Hải và xưa kia ở các hộ gia đình có thờ Ngu Man Nương ở một góc của gian thờ gia tiên. Hàng năm vào tháng 3 al, dân làng sắm lễ vật gồm 1 gà, 1 con cá nướng, và 3 chum rượu. Lễ cúng này diễn ra ở đình làng do ông Cả làng cúng và ở từng hộ gia đình do thầy phù thủy cúng.

2.4 Lễ cầu mùa: (Lễ kỳ phước)


Lễ cầu mùa thường được diễn ra khi mùa màng có sâu bọ phá họai, có nguy cơ mất mùa. Với mong muốn cho mùa màng tươi tốt, không sâu bọ được mùa, hằøng năm làng thường tổ chức lễ cầu mùa. Bắt đầu lễ từ miếu thần nông người ta tổ chức lễ và dùng 1 khóm thờ có 4 người khiêng và 1 thầy phù thủy để tiến hành tổ chức buổi lễ cầu mùa. Sau khi tế lễ xong. Thầy phù thủy đi đầu theo sau là 4 người khiêng khóm thờ và một số người có chức sắc trong làng. Thầy phù thủy dẫn đoàn người đi khắp đồøng núi, vừa đi vừa đọc lời khấn và làm phép để mời tất cả các “ Ôn thần “ sâu bọ, côn trùng phá hoại mùa màng vào khóm thờ để rước về miếu thần nông. Tại miếu thần nông, tiếp tục làm lễ để mời” Ôn thần “ rời khỏi đảo bằng những chiếc thuyền làm bằng thân cây chuối thả ra biển, để mùa màng của dân không bị “Ôn thần” sâu bọ phá hoại. Đến khi thu họach mùa màng xong. Họ lại làm lễ tế bằng bò, heo và tổ chức đua thuyền để tạ ơn “ Ôn thần” khi được mùa.

2.5. Lễ Hạ Điền:


Lễ hạ điền diễn ra vào tháng 2 âl, ông Cả làng đứng cúng tế ở đình làng. Lễ vật gồm gà hoặc heo. trước khi cúng có chọn ngày tốt để hành lễ nhằm cầu mong sự tốt lành.

2.6. Lễ Thượng Điền:


Diễn ra vào tháng 8 sau khi mùa màng đã thu hoạch. Lễ tế này còn gọi là lễ thượng điền diễn ra ở đình làng do ông Cả làng đứng làm chủ tế, Lý trưởng và Hương bộ làm bồi tế. Lễ vật cúng gồm heo, xôi, bánh tét để tạ hiến thần linh. Mỗi gia đình đội một mâm xôi trên có bánh tét và hoa quả đem đến cúng ở đình làng. Sau khi ông Cả làng cúng xong, người ta chia phân thịt cho mỗi gia đình đặt trong mâm lễ và mang về, phần thịt này tuy ít nhưng rất có ý nghĩa đối với mỡi gia đình, gọi là “Một miếng thịt làng hơn sàng thịt chợ”. Ý nghiã của lễ tế nhằm cầu an sau khi muà màng thu hoạch xong.

2.6 Lễ tống ôn:


Lễ “Tống ôn “ diễn ra khi trong làng xuất hiện dịch bệnh,nhằm cầu mong sự bình an cho dân làng. Lễ tế diễn ra tại đình làng do ông Cả làng đứng tế cúng.. Lễ vật tế ngoài vật phẩm 1 con gà nấu chín, trầu câu, rượu, gạo, muối,... người ta còn làm 1 chiếc ghe lớn bằng thân cây chuối, trên ghe để các lễ vật gồm: 2 ống gạo, 2 ống nước, 2 ống muối, bánh khô, hoa quả và cắt dán những hình nộm giả người. Khi lễ xong, ông Cả làng dẫn đầu đòan người đi “tống ôn”, ông Cả đi đầu, tiếp theo là 4 người khiêng chiếc tàu, theo sau nữa là các chức sắc trong làng, tiếp theo sau là đoàn người cầm cờ ngũ hành, trống chiêng đi khắp làng để mời các “ôn thần” dịch bệnh ra khỏi làng. Sau đó đem ghe cùng lễ vật mang ra biển để thả .

3. Phong tục gắn với nghề khai thác biển:

3.1. Lễ “ra mắt”cuả Vạn


Là nghi lễ liên quan đến nghề đánh bắt hải sản của dân vạn chài ở Lý Sơn. Trong 3 ngày tết các chủ lái thuyền sắm lễ vật gồm: Trầu câu, rượu hoa quả và một con gà trống nấu chín mang đến dinh vạn của xóm để nhờ chủ lăng tế lễ thần linh, vừa tạ ơn vừa cầu mong năm mới đánh bắt được nhiều hải sản cá tôm. Đặc biệt, lễ ra mắt còn nhằm để đoán xem sự may mắn hay rủi ro thông qua giò của con gà được làm vật tế trong mùa đánh bắt mới.

Ngoài ra, trong những ngày tết, ở các dinh vạn của làng, đặc biệt là các lăng thờ cá ông. Các dân vạn chài trong làng ( chủ lái) đều phải đến các lăng miếu trong làng để”hầu” lễ và tạ ơn trên phù trợ cho ghe thuyền năm qua bình an và cầu cho năm mới làm ăn được mùa.


3.2. Lễ xuống nghề của Vạn:


Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong năm của ngư dân Lý Sơn. Bởi lẽ nó là nghi lễ mở đầu cho một năm đánh bắt hải sản và sự may mắn hay rủi ro cũng được ngư dân Lý Sơn quan niệm ở những biểu hiện cụ thể trong quá trình diễn ra nghi lễ.

Lễ xuống nghề thường được diễn ra vào ngày 1-2 tháng 2 al sau khi lễ tế xuân ở lăng chánh. Truớc khi bước vào lễ tế chính, vào ngày mùng 1 ông Chủ Vạn và Trùm Vạn đi cáo lễ ở các lăng sau đó về tại lăng chánh làm lễ cúng lớn. Sau lễ cúng này các tàu thuyền được ra khơi. Vạn chài trong làng chọn ra trong số các ghe thuyền của làng một thuyền tiêu biểu mà trong năm đó đánh bắt được nhiều hải sản và chủ ghe là người lớn tuổi, đức độ có uy tín trong nghề đi biển, cho ghe mình giong buồm chạy ra biển đầu tiên. Tiếp theo, lần lượt các ghe khác sẽ theo thứ tự sắp xếp trước nhổ neo, giong buồm đi theo sau. Đoàn thuyền nối đuôi nhau tiến ra biển, sau đó quay trở lại địa điểm xuất phát, kể từ đó các ghe thuyền trong làng mới bắt đầu đi đánh bắt hải sản. Trong lễ xuống nghề các chủ ghe thường mời thầy phù thủy cúng tầy uế cho ghe sạch sẽ để trong năm làm ăn được mùa. Đồng thời chủ ghe mang theo lễ vật gà và hoa quả ra tận ngoài khơi nơi thường đánh cá, tại đó làm lễ cúng thần biển để cầu mong trong năm đánh bắt được nhiều cá. Thường thường theo quan niệm của ngư dân ghe đánh cá ra khơi phải chọn ngày chẵn (trừ ngày mùng 8), họ kiêng kỵ ngày lẻ.


3.3. Lễ lên nghề:


Sau khi thu hoạch xong mùa cá đến ngày 26/ 8 al, Vạn tổ chức lễ tế cúng lên nghề. Trước khi tiến hành lễ tế chính thức ông Chủ Vạn cùng Trùm Vạn đi cao lễ ở các lăng rồi quay về lăng chánh làm lễ tế chính thức. Trong lễ tế Chủ Vạn làm chủ tế, Trùm Vạn làm bồi tế; đây là lễ tế cúng rất linh đình, lễ vật để dâng tạ thần gồm 7 gà và 2 heo. Sau lễ tế thường tổ chức hát bội định kỳ cứ 3 năm một lần (vào các năm dần, ngọ, tuất).

3.4. Kiêng cử:


Những ngư dân, cát lái trong khai thác đánh bắt thủy sản rất kiêng cử nhằm cầu mong sự yên bình, được muà. Trong cách gọi tên một số đồ vật, họ kiêng và gọi tránh. Chẳng hạn, chén ăn cơm gọi là đọi; diã - điã; mỏ neo - móc neo; buồm gọi là cờ; ngủ - giấc; cá voi chết gọi là Ông đi tu; trước khi ra biển không được gần gũi vợ; không cho phụ nữ dưới 60 tuổi bước lên ghe; đầu năm ra khơi đánh cá phải mời thầy phù thủy cúng tẩy uế; khi khởi đầu nghề biển vào tháng 2 và kết thúc nghề biển vào tháng 8 ,các chủ ghe phải đến các lăng thờ cá ông và một số dinh miếu để làm lễ cáo và tạ thần.


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương