Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN


Phong tục trong những ngày Tết Nguyên Đán



tải về 1.22 Mb.
trang20/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   36

1. Phong tục trong những ngày Tết Nguyên Đán:


Cũng như các vùng khác trên đất nước, đối với Lý Sơn, Nguyên Đán là tết quan trọng nhất trong chu kỳ một năm, thể hiện ở chỗ tất cả mọi người đều háo hức đón tết với một sự hy vọng về một tương lai tốt đẹp. Mặc khác “ Tết còn là dịp để con người tái xác lập quan hệ của mình với tổ tiên, với thần linh. Người Việt xưa và nay tin rằng; ngoài thế giới trần tục, còn một thế giới khác các linh hồn, thần linh, vì thế, họ ứng xử với tổ tiên, thần linh, ma qủi theo qui tắc ứng xử của xã hội họ đang sống”.(1)

1.1.Dựng nêu:


Người dân Lý Sơn có phong tục cổ truyền là sắp đến tết Nguyên Đán là các đình, miếu, nhà tộc họ và mỗi gia đình đều dựng môït cây nêu trước sân. Thời gian dựng nêu đối với Đình, miếu, nhà tộc họ vào ngày 24 tháng Chạp còn gia đình vào ngày 30 tháng Chạp. Đến ngày 7 tháng Giêng (lễ khai hạ) tất cả nêu gia đình đều được hạ. Riêng ở một số lăng, miếu, đình, chùa, có khi kéo dài đến rằm tháng Giêng (15.1 âm lịch).

Cây nêu được làm bằng một cây tre thẳng chặt ngọn, dài chừng 4 -5 mét, trên ngọn nêu thường được gắn rồng, phụng, cá hoặc chỉ là một lá cờ. Ngoài ra người dân Lý Sơn còn dựng nêu với một cây tre để ngọn, giữa cây nêu có treo một giỏ tre, trong giỏ tre người ta đựng trầu, cau, bánh khô để cúng thần tiên trên trời hạ xuống trong ngày tết và một “lá bùa” được đan bằng nan tre để trừ ma quỉ, giữ sự bình an cho gia đình vui tết. Ngoài nêu chính trong sân còn có nêu nhỏ hơn được dựng ở ngoài ngõ của mỗi gia đình trong dịp tết, hoặc có gia đình lại dùng lá “đủng đỉnh” cắm ngoài ngõ để trừ ma quỉ.

Khi dựng nêu người ta kiêng cử không cho bất cứ người nào đến ôm cây nêu, hoặc trèo lên cây nêu. Vì họ cho rằng nếu có người ôm, trèo cây nêu thì sau này con trai, con gái trong gia đình khó dựng vợ gả chồng..

1.2. Cúng gia tiên:


Bắt đầu từ ngày 30 tết, mọi nhà đều chuẩn bị đầy đủ lễ vật và quét dọn, trang trí bàn thờ gia tiên để cúng, mời ông bà về ăn tết cùng con cháu. Khi đón giao thừa năm mới con cháu thường tập trung về nhà thờ tộc để hầu đón ông bà tổ tiên về ăn tết. Sau đó mới về đón giao thừa tại nhà riêng của mình, và trong suốt 3 ngày tết, ngày 2 buổi đều cúng cơm,bánh ông bà. Đến ngày 4 tết thì “Đốt vàng bạc” (hóa vàng) để tiển đưa ông bà đi.

1.3. Tổ chức lễ tế đình, lăng:


Trong những ngày tết tất các lăng của xóm và đình làng liên tục được tế lễ để tạ ơn thần linh phò trợï xóm làng và cầu mong sự thịnh vượng trong năm mới cho dân làng và bản thân. Trong các ngày lễ tết tại các lăng, đình nhân dân tự sắm lễ vật để đến xin ra mắt thần linh và cầu mong thần linh che chở trong cuộc sống mưu sinh và đặc biệt là xin ngày giờ xuất hành đầu năm. Trong các cuộc tế lễ đầu năm tại các đình, lăng miếu trong làng chỉ được dùng các loại trống chiêng nhỏ ( không được dùng trống chầu ). Đến khi làng làm lễ “ Động thổ” mới được dùng trống chầu để đánh trong khi tế lễ.

1.4. Rước Sắc Thần:


Sắc thần được thờ tại đình làng, nhưng theo qui định Cả làng là người cai quản làng xóm nên trông coi cả Sắc thần. Vì vậy đến ngày 3 tết người ta tổ chức rước Sắc thần từ nhà ông cả làng về đình để thần ngự trị tại đình chứng kiến hội đua thuyền. Đoàn rước sắc gồm có 4 người khiêng Long án đựng Săc thần có lọng che đi đầu, đi sau Long án là cả làng, chức sắc trong làng và 2 hàng người cầm cờ đi 2 bên, sau cùng là dân làng, có chiêng trống. Đến ngày mùng 8 tháng Giêng lại tổ chức rước Sắc thần về lại nhà cả làng theo cách thức như trước về đình và tổ chức lễ trấn an sắc thần tại nhà ông cả làng.

1.5. Xông nhà:


Là một nghi thức cầu may. Sau giao thừa, chọn một người nào đó từ ngoài bước vào nhà mình đầu tiên sao cho tuổi người ấy phải tương sinh tương hợp với con giáp mà năm mới được định danh. Để cho năm mới chủ gia đình được mạnh khỏe và làm ăn gặp nhiều may mắn. Ngày nay nhiều gia đình chỉ chọn trong số bè bạn, gia đình đang làm ăn phát đạt,hạnh phúc đến xông nha. Khi đến xông nhà, người xông nhà thường chúc gia đình những điều tốt đẹp nhất.

1.6. Kiêng cử:


Người Lý Sơn tin rằng, vào những ngày đầu năm, nếu để xảy ra một đều gì đó không hay (đập vở chén bát, đồ dùng, to tiếng ...) thì người đó sẽ gặp điều không may suốt năm đó. Vì thế “người ta tránh đi tất cả những cái gì có thể là một đềm gở đem lại sự không may mắn quanh năm“. Người ta kiêng:

- Kiêng quét nhà (sợ bị mất của)

- Kiêng chửi mắng, đánh đập, ( mong hòa thuận, êm ấm trong gia đình)

- Kiêng đập vỡ chén, bát, đĩa ... ( tránh đổ vỡ trong năm).

- Kiêng nói lời có từ “ chết chóc” ( tránh chết chóc).

- Kiêng rên rĩ, khóc lóc ( tránh buồn rầu)...


1.7. Thăm tết:


Ngày tết người ta thường đi thăm hỏi nhau từ những người thân trong gia tộc nội, ngoại và bè bạn, láng giềng đến thầy học và người có quan hệ đến công việc làm ăn để chúc tụng nhau trong năm mới và củng cố mối quan hệ thân tộc, xóm làng. Ngoài ra trong những ngày tết người dân Lý Sơn còn đi đến các chùa chiền, lăng miếu để thăm viếng và lễ tết xem như là việc tri ân với thánh thần, cầu mong bản thân, gia đình, gia tộc, một năm mới an khang, hạnh phúc

2 - Phong tục gắn liền với sản xuất nông nghiệp:

2.1 Lễ động thổ:


Trong thời gian từ mùng 1 đến mùng 3 tết Nguyên Đán nếu chọn được ngày giờ tốt là tổ chức làm lễ động thổ. Buổi lễ được tổ chức bắt đầu tại đình làng. Tại đình làng người ta tổ chức lễ tế thần linh bằng các nghi thức cúng tế hết sức long trọng với sự có mặt của tất cả các chức sắc trong làng. Sau buổi tế, ông cả làng sẽ gióng 3 hồi trống (loại trống chầu) đầu năm, tiếp đến các lăng miếu trong xóm tiếp tục làm lễ động thổ giống như ở đình làng và gióng trống cho dân làng biết.

Sau khi làng làm lễ động thổ xong, kể từ giờ, ngày đó dân làng mới được ra đồng sản xuất hoặc cuốc xới đất đai. Nếu làng chưa làm lễ động thổ mà người nào trong làng tự ý không tuân theo qui định sẽ bị làng phạt vì quan niêm sẽ bị thần quở phạt, chuyện làm ăn trong năm đó của tất cả người dân trong làng gặp khó khăn, mất mùa.




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương