Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang17/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   36

VĂN TẾ THIÊN YANA:


"… Thiên Yana Diễn Ngọc phi tôn thần, kinh mông sắc phong Hoằng huệ phổ tế linh cảm diệu thông mặt tướng trang uy dực bảo trung hưng thượng đẳng thần. Tiết mông ban cấp sắc phong kim tự tứ tuần đại khánh tiết đặt chuẩn y cựu phong sự thượng đấng thần. Tả linh hồn châu thái tử, hữu linh hồn bửu thái tử. Hồng nương chúa động phi ba tôn thần, gia phong diệu hiển anh linh trung đẳng thần, thủy long thánh phi tôn thần, sắc tặng diệu linh chiêu ứng trung đẳng thần. Thị tùng binh chúng liệt vị bổn xứ chung linh thần kỳ thổ địa đẳng chư tôn thần, thị tùng binh chúng liệt vị.

Cung thỉnh: Thành hoàng bổn xứ tôn thần, nguyên tặng bảo an chánh trực hữu thiên đông ngưng dực bảo trung hưng trung đẳng thần, gia phong tinh hậu thượng đẳng thần; nam hải đồng đình đại vương cập âm hồn tôn thần, nguyên tặng uông nhuận dực bảo trung hưng trung đẳng thần gia phong Hoằng hiệp thường đẳng thần. Thị tùng bộ hạ liệt vị; tiền hiền khai khẩn hậu hiền khai cư. Tiền quan chức hậu quan chức. Tiền nhân công đức, hậu dã sùng tu. Tiền vãng hậu vãng trùng tu liệt vị đẳng chư chôn linh, đồng lai phối hưởng.

Viết cung di: Tôn thần. Đảnh sung hữu dị đáng thế phi thường tiên chủng thưởng tầm qua chủng thiên hương y phát kỳ hương.

Nhất chi nhi vạn lý ba đào, phiên kế lương duyên vu Bắc hải, trổ tài nhi nhất đàng tang tử, ngập thành bảo tháp vu nam phương uy quang chi da lôi hành, nhất đóai phi binh trường chiếu diệu, tiến đảo chi thời vũ thí, vạn gia cam lô bái phân phương, tư nhơn lệ chí phỉ lễ kiên tượng phục nguyện, chất tai bàng lâm tại thượng giáng giám đơn thành.

Ngưỡn kỳ, thánh lưu phúc, thần lưu ân, tứ dĩ giã hữu bảo tôn trung hạ mục thượng hào, tỷ ấp nội phong thuần mỹ tục, nhơn vật an khương. Ngưỡn lại, tôn thần chi gia huệ giã.

Phục di cẩn cáo".

Sau khi kết thúc buổi lễ từng người tham gia tế lễ đến từng bàn thờ làm lễ bái và tập trung lại chuyện trò bàn bạc với nhau những vấn đề liên quan đến xóm làng cũng như việc giữ gìn, tôn tạo dinh miếu, chuẩn bị cho các kỳ tế lễ tiếp theo tại dinh Bà.

Cùng với dinh bà, các dinh khác có thờ Bà Thiên Yana trên đảo Lý Sơn trong các dịp xuân, thu nhị kỳ và ngày "vía bà" đều có tế lễ trang trọng tương tự như ở dinh Bà (xóm Trung Yên - xã Lý Hải). Với sự hiện diện nhiều dinh miếu thờ Bà Thiên Yana và thời gian diễn ra các lễ tế trong năm cũng như sự tin tưởng, đặt niềm tin tuyệt đối của người dân vào sự hiển linh của thần Thiên Yana, có thể thấy tín ngưỡng thờ mẫu ở Lý Sơn là hết sức đặc biệt, biểu hiện sự tiếp hợp, giao thoa giữa 2 nền văn hóa Chăm pa và văn hóa Việt trên đảo Lý Sơn hết sức nhuần nhuyễn. Trong tâm linh người dân Lý Sơn (ngư dân và nông dân) đều tâm niệm ông Nam Hải (tín ngưỡng thờ cá Ông - một hình thức tín ngưỡng của người Chăm pa) và tín ngưỡng thờ thần Thiên Yana là những vị thần mang lại điều bình an cho cuộc sống của họ và luôn hiện diện trong đời sống sinh hoạt sản xuất, nên họ sùng bái, ngưỡng vọng thờ cúng như là điều tri ân của họ đối với các vị thần.

Việc giữ gìn các lăng miếu thờ Thiên Yana cũng như các nghi thức tế lễ trong các ngày tế lễ trong các ngày lễ là điều cần thiết đối với đời sống tâm linh của người Lý Sơn, bởi lẽ nó là chỗ dựa, là nơi đặt niềm tin vào những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên không nên sùng tín quá mức để có những hành động biểu hiện của sự mê tín di đoan như gọi đồng, cúng tế heo gà linh đình liên tục, gây lãng phí tiền của.

ÂM LINH TỰ


Âm Linh Tự thuộc đội 5, thôn Tây, xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Vị trí của Âm Linh Tự nằm sát cạnh đường đi trong làng. Du khách đến Âm Linh Tự theo đường bộ và đường thủy đến đảo Lý Sơn, Từø bến thuyền rẽ về phía tây 600m2 là đến di tích.

Âm Linh Tự là nơi thờ chiến sỹ trận vọng, đi lính thú Hoàng Sa bị chết. Âm Linh Tự xây dựng ở giữa thế kỷ 17. Vào thời các Chúa Nguyễn trị vì. Đến sau năm 1975, do nhà thờ Tiền hiền lục tộc Lý Vĩnh thay đổi vị trí.. Âm Linh Tự làm thêm nhiệm vụ thờ 6 vị tiên công khai phá vùng đất Bình Vĩnh, Từùc Lý Vĩnh ngày nay. Đó là các họ: Võ Văn, Nguyễn, Phạm Khắc, Phạm Quang, Lê.

Âm Linh Tự xây dựng theo hình chữ công hoàn chỉnh. Chính giữa là nhà thờ chính, phía đông là nơi nhà hội và nơi nấu ăn khi cúng tế, phía tây là nơi thờ thần. Mặt trước sân Âm Linh Tự là tháp thờ ghi 4 chữ nho: “Chiến sĩ trận vong”. Tháp thờ này nhằm tưởng nhớ những người lính thú đã hy sinh khi bảo vệ đảo Hoàng Sa.

Kiến trúc hình chữ “công” của Âm Linh Tự khá cân đối hài hòa được bố cục theo nguyên tắc đối xứng. Từ cổng vào sẽ tiếp xúc với bình phong chạm nổi hình beo. Hai bên bình phong là hai con lân và hai trụ biểu đối xứng qua lại, qua bình phong là đến tháp thờ Chiến sĩ trận vong tạo dựng theo hình trụ tứ giác đều, trên đỉnh đặt bồn hương. Qua tháp thờ đến nơi thờ tự và hành lễ. Mặc tiền của ngôi nhà này đề 3 chữ: ”Âm Linh Tự”, trên đỉnh mái tạo dựng hình lưỡng long tranh châu khá sắc sảo.

Nội thất của Âm Linh Tự bao gồm nhà tiền đường, nhà chánh điện, nhà tiền đường là nơi tiếp đón khách và là nơi chờ đợi để tiến hành lễ ở đây không có sự trang trí đáng kể.

Bước vào nhà chánh điện phải đi qua 3 cửa vòm trang trí tinh xảo. Trên đỉnh trụ cửa áp tường trang trí lưỡng long trang châu theo kỹ thuật đắp nổi vô cùng sống động.

Nhà tiền đường chia làm 3 gian: Gian giữa thờ các bài vị lục vị tiên công, hai bên thờ tiền hiền và hậu hiền.

Nhà chánh điện chỉ tồn tại một vì kèo trụ đỡ cánh dơi, nhà chánh điện có cột giữa chắc chắn, các kèo xuôi về các hàng cột vách.

Khoảng năm 1960 do bị hư hại Âm Linh Tự được tu sửa ở một số hạng mục chẳng hạn như thay đổi ngói âm dương bằng ngói bản thay đổi bộ khung nhà. Sự tu sửa này nhằm mở rộng lòng nhà để thờ thêm 6 vị tiền hiền của 6 họ ở Lý Vĩnh, đó là: Võ Xương, Võ Văn, Nguyễn, Phạm Khắc, Phạm Quang, Phan lẽ đang tu sửa bờ ta li trước sân Âm Linh Tự.

Khi vào Âm Linh Tự đọc hai câu đối trước án thờ được cẩn xà cừ, khiến lòng người ngùi cảm những người lính thú, Cù Lao Ré ngày xưa đã dùng thuyền buồm mong manh để vượt biển đến quần đảo Hoàng Sa gìn giữ hải đảo, đồng thời tìm kiếm sản vật về cho triều đình Chúa Nguyễn. Nội dung hai câu đối như sau:

“Địa nhựt tịch. Dân nhựt phiên, bạt hải lư vong vòng lợi lạc sơn như lệ. Hà như đới. Thiên thu miếu mộ dũng thần côn”

Từ đó chúng ta còn thêm biết ơn những con người đã ngã xuống, biết ơn những bậc đã dày công khai phá mảnh đất Lý Sơn, xây dựng làng xóm trù phú. Tuy có sự tu bổ nhưng nét xưa kiến trúc của Âm Linh Tự vẫn còn giá trị. Âm Linh Tự hiển nhiên chứng minh trong lịch sử trước đây quần đảo Hoàng Sa là của Quốc gia Việt Nam.

Di tích Âm Linh Tự cần đưa vào hệ thống du lịch, tham quan nhằm phát huy giá trị kiến trúc và giá trị lịch sử của di tích.



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương