Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN


Một số kiến trúc tiêu biểu ở huyện đảo Lý Sơn



tải về 1.22 Mb.
trang15/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   36

Một số kiến trúc tiêu biểu ở huyện đảo Lý Sơn:

CHÙA HANG


Chùa hang (còn gọi là Thiên Khổng Thạch Tự) ngôi chùa nằm ở phía đông bắc đảo Lý Sơn, dưới chân núi Thái Lới, địa thế trên bờ biển đẹp và có nhiều hang động như Hang Dơi, Hang câu, giếng tiền, cổng tò vò chùa hang thuộc địa phận xã Lý Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Chùa Hang được người xưa xây dựng trong hang động đá tự nhiên sâu trong lòng núi đá, để lập ra chùa. Trong hang động có nhiều ngóc ngách, lên xuống nhau, theo sự tưởng tượng của nhân dân địa phương thì đó là những đường lên trời, đường xuống âm phủ địa ngục. Xung quanh 3 mặt Chùa Hang là vách đá tự nhiên ngăn che, mặt trước của Chùa Hang được che chắn bởi tường xây bằng đá sa thạch. Đường ra vào Chùa Hang duy nhất chỉ có một ở vào phía bên phải của động, được xây dựng các bậc tam cấp lên xuống.

Chùa Hang bố trí các bàn thờ bằng đá sa thạch đục đẽo công phu, giống như các gường đá, kỷ đá, bàn đá như trong Đại Nam nhất thống chí đã đề cập. Sự bố trí thứ tự như sau:

- Chính giữa hang có bệ thờ lớn thờ Phật Tam Thế, Di Đà, Như Lai và Di Lặc tọa trên tòa sen bằng đá,

- Bàn thờ các vị tổ tiền hiền người họ Trần trên đảo, có công khai sáng Chùa Hang, Đó là các ông Trần Công Quận, Trần Công Thành, Trần Công Tăng, Trần Châu, Trần Tiềm…

- Bàn thờ tiền hiền thất tộc (7 người có công lao trong việc xây dựng, lập làng An Hải xưa, nay là xã Lý Hải).

- Bàn thờ thần thánh, 12 vị Diêm vương, âm binh, cô hồn,…

- Ngoài ra bên trong Chùa Hang còn thờ phụng những người có công xây dựng Chùa Hang cùng các bổn đạo thiện nam, tín nữ.

Hàng năm đến ngày lễ, Tết Nguyên Đán, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, nhân dân địa phương thường tới làm lễ, tụng kinh niệm Phật, thắp nhang cúng quải thường xuyên, riêng tộc họ Trần trên đảo Lý Sơn làm lễ cúng bái tại Chùa Hang vào các ngày 10-3 và ngày 8-4 âm lịch hàng năm rất long trọng và đều đặn. Theo anh Trần Dự, năm nay 44 tuổi tộc trưởng họ Trần cho biết trước đây họ Trần của anh có gia phả mới bị hủy hoại vào năm 1957, anh cho biết theo gia phả truyền lại cách đây 300 năm không rõ thời vua nào có ông tổ họ Trần là ông Trần Công Quận, làm quan lớn được nhà vua sai ra canh giữ đảo Lý Sơn – Cù Lao Ré, tại đây ông khai phá và lập ra Chùa Hang. Sau đó khoảng 100 năm, con cháu của ông tức các ông Trần Châu, Trần Tiềm tiếp tục tu tạo cho khang trang như ngày hôm nay. Gốc của họ Trần là ở làng An hải trong đất liền (tức xã Bình Châu, huyện Bình Sơn ngày nay) và họ Trần cũng là một trong 7 họ tiền hiền lập ra làng An Hải xưa.

Hiện nay anh Trần Dự còn giữ được 2 tài liệu (tờ đơn) được viết trước năm 1945 nói rõ hơn về vấn đề trên, xin trích dẫn một vài đoạn:

+ Trong một tờ đơn đề ngày 11 tháng 7 năm Bảo Đại thứ 12 (Từùc năm 1937), do ông Trần Thiếu (25 tuổi) gửi quan Bang tá đồn Lý Sơn có nói:

“Nguyên trong làng Hải Yến này có một cảnh Chùa Hang đá ở bên phía sau nuí, chùa ấy hiệu là Thiên Khổng Thạch Tự, nhưng thuở xưa trước ông cha của con có ở tu tập tụng niệm lưu truyền từ ấy đến nay, hiện còn có đủ bàn ghế thờ Phật và tượng Phật…”

+ Trong một tờ đơn khác đề ngày 16 tháng 2 năm Bảo Đại thức 17 (1942) do thầy chùa Ngô Như Sử, chủ tự là Trần Thiếu gửi quan Bang tá đồn Lý Sơn ghi rất rõ:

“Nguyên ngôi chùa Thiên Khổng Thạch Tự là một cảnh thiên tạo rất đẹp, anh linh hiển hách, ngôi chùa này từ xưa thờ phụng Phật-Thánh, đến nay đã trên 300 năm là một ngôi chùa cổ tích, các tượng Phật trong chùa lâu đời…”

Chùa Hang là tác phẩm tuyệt vời mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con người vùng đất này. Ở đây núi và biển liền kề dựa vào nhau, tôn nhau lên tạo thành một bức tranh tuyệt tác. Thiên nhiên cảnh vật ở đây có một dáng vẻ riêng với những dải cù lao, những cồn cát đỏ trãi dài một màu nham thạch, lại được phủ màu xanh của cách đồng hành, tỏi, bắp và đậu phụng như những chiếc lá xanh biếc khổng lồ đặt lên trên không gian mênh mông biển nước và hai hàng dừa xanh trĩu quả 4 mùa, trải dài một bên là núi cao và một bên là bờ biển với các vách đá dựng đứng, với các hang động đá nguyên sơ gắn với các truyền thuyết về sự ra đời của đảo Lý Sơn và lịch sử chinh phục thiên nhiên của con người từøø thuở xa xưa, tạo cho cảnh vật ở đây vừa hiện thực lẫn trong huyền thoại.

Chùa Hang Lý Sơn nằm ở phía đông bắc của núi Thái Lới, một ngọn núi cao nhất đảo (181m), nơi thấp nhất gần bờ biển cũng cao 100m. Vị trí Chùa Hang được người xưa sử dụng hang động đá sâu trong lòng núi, bên bờ biển, đứng từ xa quan sát chúng ta không thể biết được Chùa Hang, mà cỉ nhìn thấy một vài cây dừa cao chót vót và vô số cây bàng phễu (tức cây phong ba - một loại cây được trồng nhiều ở hải đảo). Đường lên Chùa Hang dốc đá cheo leo, qua nhiều bậc tam cấp kể từ mép bờ biển đi lên. Chùa Hang có một vách đá dựng đứng cao khoảng 20m, người ta đục khắc 4 chữ Hán, sơn màu vàng “Thiên Khổng Thạch Tự”.

Đường vào ra của Chùa Hang duy nhất chỉ có một ở phía bên phải động đá, ở trước cửa ra vào chùa, có hai trụ biển hai bên, trên đó ghi hai câu đối bằng chữ Hán như sau:

Nhất Trần bát bảo bồ đề địa



Vạn thiện đồng qui thiềm khổ môn”

Bên trong Chùa Hang chiều sâu 24m, bề rộng 20m, chiều cao hang động 3,2 m, diện tích 480 m2, ngoài ra còn có nhiều ngóc ngách. Nội thất Chùa Hang được bố trí như sau:

- Chính giữa có 3 bàn thờ, ở chính giữa bàn thờ có 3 vị Phật tổ là Di Đà, Như Lai và Di Lặc, sơn son thiếp vàng tọa trên tòa sen bằng đá, đằng sau tường có xây tường chắn với vách đá trong hang, trên bàn thờ này hiện nay mới bổ sung 3 tượng Phật nữa ở nơi khác đem đến, không rõ gốc tích, lý lịch phía bên phải là bàn thờ 3 vị Quan thánh, mỗi tường cao khoảng 0,3m, mới đem về thờ vào tháng 4-1993, phía bên trái là bàn thờ Sư Tổ Đạt Ma với bài vị bằng gỗ sơn son thiếp vàng, trên đó ghi: “Phụng từ Tây phương Đông Độ lịch dợi tổ sư linh vị”. Đằng trước 3 bàn thờ là 3 Từợng Phật mới được đưa về thờ phụng tháng 4-1993 do bà con đảo Lý Sơn làm ăn sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh cúng cho chùa, đó là tượng Chuẩn Đề cao 0,6m, tượng Quan âm cao 0.8m, tượng Địa tạng cao 1m.

- Phía bên phải có 3 bàn thờ, thứ tự tính từ trong ra là: Bàn thờ 12 vị Diêm vương (Thập nhị Diêm Vương)

- Bàn thờ các vị tộc họ Trần với bài vị ghi danh 3 người là:

+ Phục từ khai sáng Trần Tổ Công Thành Từ Đạo Châu, hiệu Huyền Huyên Linh Vị.

+ Phục từ Trần Tổ Công Tiềm, Từ Ấn Long, hiệu Huyền Kính, cao lão Hòa thượng Linh Vị.

+ Và bàn thờ thức 3 là thờ 7 người tiền hiền khai phá lập ra làng An Hải, với bài vị ghi rõ là: “Phụng tự tiền hiền thất tổ tiên sanh từ vị chư thần vị”, mỗi bàn thờ cách nhau khoảng 1,4m,

- Phía bên trái trong nội thất chùa cũng có 3 bàn thờ, mỗi bàn thờ cách nhau 1,4m, tính từø trong ra là bàn thờ Giám Trai, tiếp đến là bàn thờ Ngũ Lội và bàn thờ Tiền Vãng (thờ những người có đóng góp sức lao động xây dựng tôn tạo Chùa Hang trước đây).

- Ở bên trong cổng ra vào, phía bên phải có bàn thờ bổn đạo hiện nam tín nữ và 3 bàn thờ những người có công của xây dựng tu bổ Chùa Hang, trên vách tường xây có 2 câu đối chữ Hán:

Tịnh độ năng nhơn tiếp dẫn chúng sanh an dưỡng.

Quắc cư sĩ tấn hoá bảo hộ hoàn lạc Tây Phương”

Và phía bên trái sát mép động đá có bàn thờ những âm binh, cô hồn và một tượng Hộ pháp cao 0,8m mới đưa về thờ vào đầu tháng 4-1993 do bà con dân đảo Lý Sơn làm ăn sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh cúng Chùa Hang.

Xung quanh Chùa Hang ba bề bốn bên là các vách đá tự nhiên ngăn che, đứng ở trong Chùa Hang này ta có cảm giác như đi vào thế giới huyền ảo, thuần khiết, thoát tục. Những cảnh vật ở đây, hang động đá, vách đá dựng đứng, bờ biển đẹp này nằm ở tại bãi biển Mỹ Khê hay một nơi nào đó trong đất liền thì tuyệt vời biết mấy, ai cũng có thể thưởng ngoạn.

Chùa Hang có lẽ là một chùa rất đặc biệt, tất cả bàn thờ, đồ thờ từ đầu làm bằng đá, được đục đẽo rất công phu, trông rất độc đáo, có giá trị cao.

Theo thống kê bước đầu của chúng tôi, trong chùa có các loại hiện vật như sau:

- Tượng Phật tổ ở chính diện có từø lâu đời với 3 tượng Di Đà, Như Lai và Di Lặc (hiện nay lại có thêm 3 tượng Phật nữa, nhưng dáng dấp thô hơn).

- Có 9 bộ bàn thờ làm bằng đá được đục đẽo công phu, chạm khắc tương đối đẹp.

- Có 4 bài vị làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng.

- Vào đầu tháng 4-1993 mới bổ sung thêm 7 tượng bằng thạch cao, đó là1 tượng Quan Âm , 1 tượng Địa tạng, 1 tượng Đức hộ pháp, một tượng Đức chuẩn đề (Phật mẫu 18 tay) và 3 tượng Quan thánh.

Chùa Hang là một di tích thắng cảnh do nhân-thiên tạo tác nên,đây là một di tích lịch sử, là một bằng chứng cụ thể về quá trình khai phá và xây dựng đảo Lý Sơn của cư dân Đại việt cách đây gần 400 năm, mặc khác di tích này lại nằm ở một vị trí có cảc quan thiên nhiên rất đẹp, nên thơ và hùng vĩ, là chỗ cho du khách nghỉ ngơi, giải trí rất thú vị.




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương