Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang18/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   36

LĂNG CỒN TỰ


Lăng Cồn Tự là ngôi đền thờ Cá Ông thuộc đội 6, xóm Cồn, thôn Tây xã Lý Vĩnh. Di tích nằm trong khu dân cư, nhìn ra biển Đông mênh mông sóng vỗ.Lăng Cồn Tự xây dựng thời Minh Mạng, do dân làng góp tiền thuê thợ lập nên. Miếu thờ quay về hướng Bắc phía Hòn Bé. Ngôi miếu này được tu bổ tôn tạo lại vào năm 1956. Tuy nhiên vẫn giữ nguyên bản kiến trúc cổ xưa.

Tổng quan Lăng Cồn Tự bố cục đăng đối. Sân trước đền có bình phong trụ biểu. Đền thờ Cá Ông gồm 2 gian nhà: Nhà chính diện gồm có 16 cột chia làm 3 gian, gian giữa có ngai thờ hai bên là tả ban, hữu ban tùng tự.

Lăng Cồn Tự bên trong nội thất thờ phụng một bộ xương cá voi rất lớn, đồng thời bên trong Nhà Hậu cung còn có 5 quách trong dựng xương cá voi Lăng Cồn Tự có mặt tiền khá lộng lẫy với lối chạm nổi hình cá, hình lưỡng long tranh châu.

Bên trong nội thất, vách xây bằng tam hợp. Kiến trúc Lăng Cồn Tự theo kiểu tiền đường hậu tẩm. Bộ khung nhà gồm có 8 bộ vì kèo với trụ chồng đầu choãi cánh dơi, phần đế trụ trang trí rất đẹp.

Di tích đền thờ Cá Ông. Phản ánh phong tục tín ngưỡng biển của cư dân đánh cá. Đây là nét đặc trưng văn hoá hết sức đặc sắc cần được bảo lưu. Đền thờ Cá Ông được dân chúng tôn tạo tu sửa hàng năm nên luôn luôn mới. Mỗi năm vào mồng một rạng ngày mồng hai tháng 2 (âm lịch) và tháng 8 (âm lịch) ngư dân tập trung tổ chức lễ cúng.

Di tích đền thờ Cá Ông là loại hình tín ngưỡng văn hoá dân tộc đặc sắc của cư dân làm nghề biển. Hàng năm nên tổ chức lễ hội quay phim, chụp ảnh để làm tư liệu giới thiệu trong du lịch văn hoá dân tộc. Đồng thời nên có sự tôn tạo xây vòng thành bảo vệ di tích



LĂNG CỒN TỰ


Lăng Cồn Tự là đền thờ Cá Ông nằm ở đội 14, thôn Đông, xã Lý Hải, huyện Lý Sơn. Đền thờ nằm sát bờ biển, mặt quay về hướng Đông ra biển.

Lăng Cồn Tự là một trong những di tích phản ảnh tín ngưỡng đặc trưng của cư dân biển. Ở biển khơi, những con thuyền bị giông tố, ngẫu nhiên may mắn được cá voi, cá heo tiếp cứu đưa vào bờ.

Do vậy, loài cá voi, cá heo được thần thánh hoá thành Cá Ông và được tôn thờ, trở thành tín ngưỡng đặc trưng của cư dân làm nghề đi biển. Khi Cá voi bị mắc cạn, chết hoặc cá heo đánh nhau với cá kiếm, chết, xác chúng sẽ được ngư dân đưa vào bờ chôn cất, từ đó đến sau đúng 3 năm, ngư dân hốt cốt đem xương về đền thờ, xương vụn, bỏ vào quách, xương lớn chất ở bên cạnh ngai thờ. Hàng năm vào tháng 2 và tháng 8 (âm lịch) các ngư dân đi biển trở về tụ họp và cúng tế.

Thời Nguyễn kể từ triều Minh Mạng trở về sau, Cá Ông được sắc phong Nam Hải Đại Tướng Quân, cho lập đền thờ cúng. Đền thờ Cá Ông nơi xã Lý hải, xây dựng vào thời Minh mạng đến nay còn giữ nguyên vẹn. Riêng nhà hành lễ ở phía bắc bị đổ mái chưa tu sửa lại.

Đền thờ Cá Ông xã Lý Hải có chiều rộng 15m, chiều dài 30m, diện tích 450m2 bao gồm khuôn viên: Bình phong, trụ biểu và nhà.

Bình phong đắp nổi hình phụng (mặt trước đã bị phai mờ, mặt sau đắp con ly. Hai bên bình phong là trụ biểu có hình búp sen ở đỉnh. Qua khoảng sân rộng thì đến đền thờ. Đền xây dựng hình chữ đinh. Nhà phụ ở phía bắc để nấu nướng sửa soạn hành lễ. Nhà chính để cúng tế. Mặt trước có 3 cửa vòm thấp, bằng gỗ đi ra vào.

Trong nhà chính chia làm hai phần: tiền đường và hậu cung. Bộ khung ở tiền đường là vì kèo cổ xưa còn nguyên vẹn theo lối trụ chồng đầu choãi cánh dơi. Bước qua hai cửa phụ nhỏ là đến hậu cung. Hậu cung cũng tồn tại bộ vì kèo chồng cổ xưa trang trí khá đẹp. Nội thất hậu cung gồm 16 cột chia làm một gian hai chái. 4 cột giữa được nâng lên bởi các trụ đỡ tạo thành gian thờ chính.

Nơi gian thờ chính có viết chữ “Thần” bằng chữ nho.

Phía bên trái gian thờ chính là 5 quách đựng xương cá voi, cá heo (loại xương nhỏ, vụn), phía bên phải là nơi đặt các xương cá voi (loại xương to) xếp lớn cao 2m.

Đền thờ Cá Ông ở Lăng Cồn Tự là di tích lịch sử văn hoá hết sức có giá trị. Đây là di tích kiến trúc cổ xưa còn lại nguyên bản, cũng là nơi diễn ra lễ hội tín ngưỡng mang đặc trưng tính chất văn hoá biển của cư dân biển.


ĐÌNH LÀNG VÀ NHÀ THỜ TIỀN HIỀN XÃ LÝ HẢI


Đình làng và nhà thờ Tiền hiền xã Lý Hải hiện nay thuộc thôn Đông xã Lý Hải, Cụm di tích kiến trúc cổ này nằm gần bên bờ biển phía đông của đảo. Mặc trước của Đình là nhà thờ Tiền hiền nhìn ra phía biển, phía sau là trường học, xung quanh được bao bọc bởi rừng dừa xanh. Địa điểm phân bố của di tíùch nằm trong một không gian với cảnh quan đẹp và thơ mộng, ở đây có bờ biển với bãi cát dài, trắng phau xa tít tắp, có bến thuyền ghe chài đậu mỗi buổi chiều về. Cảnh quan này hấp dẫn lôi cuốn du khách, đã khiến cho họ vừa được chiêm ngưỡng nét cổ kính của di tích vừa được hòa vào khung cảnh thiên nhiên thanh bình với vẻ đẹp hoang sơ hiếm có.

Đình làng và nhà thờ Tiền hiền xã Lý hải xây dựng vào năm Minh Mạng nguyên niên 1820. Thời gian xây dựng lại được ghi vào bề mặt của thượng lương bên trong đình trung (chánh điện). Đây là công trình kiến trúc cổ đặc sắc mang tính nghệ thuật chạm trỗ điêu khắc hết sức có giá trị, nó phục vụ cho việc sinh hoạt ý thức tâm linh của các thành viên trong cộng động làng Lý hải từ xưa đến nay.

Đình làng Lý Hải mặt chính diện quay về hướng Đông, được kiến trúc theo hình chữ Tam ( ) gồm tiền đường, chánh điện và hậu cung mà dân gian quen gọi là đình hạ, đình trung và đình thượng. Tất cả các bộ phận kiến trúc này của Đình làng Lý Hải đều được bố trí trên trục Đông Tây.

a- Đình hạ (tiền đường):


Gồm 18 cột chia làm 3 gian 2 chái. Cấu kết bộ khung gỗ của nhà tiền đường gồm 4 vì kèo trụ chống cánh dơi, các kèo xuôi qua các dầu cột dỡ hệ thống đòn tay mái và thượng lương. Điểm tiếp giáp của sự liên kết kèo cột, những người thợ thực hiện theo phương pháp, đầu kèo dưới chồng lên đuôi kèo trên, cùng xuyên qua rãnh ở đầu cột, được giữ cố định do lỗi ngoan sít chốt mộng và được đòn tay trên lèn chặt. Các trính, xiên (hoành) liên kết nhau qua đầu cột bằng phương pháp xuyên, chốt mộng nhằm để giữ sự cố định chắc chắn của lòng nhà.

Mặt trính đỡ trụ chồng, đế và trụ chồng tạo tác theo mô típ hình “chày cối” đầu trên choãi cánh dơi. Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian, cánh dơi nhằm đỡ 2 kéo mái ở hai bên, đồng thời giúp cho đầu trụ chồng không đụng vào ở đỉnh kèo (mặt dưới của thượng lương) để tránh sự xui rủi. Cánh dơi và đế trụ chồng được chạm những đường cong uốn lượn, đối xứng, cân phân, thanh thoát. Bề mặt của đầu kèo và đuôi kèo được trang trí bằng các đường gờ chồng xếp và các mô típ dây leo thực vật tạo nên vẻ đẹp riêng và sự nhẹ nhàng của tổng thể công trình.

Các kèo mái hiên nối tiếp với kèo giữa, xuyên qua đầu cột vách và gác qua đầu cột hiên nhằm đỡ phần mái hiên. Bề mặt của đầu kèo hiên cũng được trang trí mô típ dây leo hết sức công phu, tỉ mỉ. Phần vách hiên trước. Đình làng và nhà thờ Tiền Hiền xã Lý Hải được xây dựng năm 1820 đến nay trải qua 4 lần trùng tu.

- Lần 1 vào năm 1926 – niên hiệu Bảo Đại năm thứ nhất.

- Lần 2 vào năm 1938 – niên hiệu Bảo Đại năm thứ 13

- Lần 3 vào năm 1943 – trùng tu Đình Trung và Đình hạ

- Lần 4 vào năm 1974 – trùng tu sửa sang toàn bộ ngôi đình.

Hai lần trùng tu vào năm 1926 và năm 1938 chỉ tu bổ và sửa chữa các bộ phận hư hại của Đình làng và nhà thờ Tiền Hiền. Trong các lần trùng tu tiếp theo thì lần trung tu năm 1943 là được trùng tu lớn nhất. Lần trùng tu nàu đã trùng tu và tôn tạo hoành tráng qui mô đình trung và đình hạ, đem lại cho ngôi đình làng có dáng vẻ bề thế to lớn như hiện nay.

Đình làng Lý Hải được kiến trúc theo hình chữ Tam ( ) gồm đình thượng, đình trung và đình hạ. Đình thượng được xây dựng kiên cố vách bằng chất liệu vôi và vữa, mái lợp ngói âm dương, phần đỉnh mái có cắt cổ diêm có đắp nổi trang trí. Đình trung và đình hạ kết cấu vách bằng vôi vữa, khung nhà bê trong với các hàng cột to lớn đỡ trính xuyên kèo có chạm khắc hết sức đẹp.

Tóm lại Đình làng và nhà thờ Tiền Hiền xã Lý hải là công trình kiến trúc cổ có niên đại xây dựng sớm duy nhất còn sót lại của tỉnh Quảng Ngãi nên rất có giá trị. Trong nội thất của Đình làng, hậu cung (đình thượng) thờ Thiên Y A Na, chánh điện (đình trung) thờ Tam hoàng, ngủ đế, chúa Ngu Man nương (người Chàm), thờ ngũ vị tiên nương (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Tiền Hiền, hậu hiền. Tiền đường (đình hạ) thờ thập loại cô hồn, Tiền vãn.

Tại nhà thờ Tiền Hiền, thờ các vị tiền hiền khai khẩn cùng làng Lý Hải đó là các thủy tổ họ Nguyễn, Dương, Trương, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn Trần, Võ và các hậu hiền khai cư.

Ngoài ra tại phía Bắc nhà thờ Tiền hiền có ngôi miếu nhỏ Thành hoàng Bùi Tá Hán (nguyên là Bắc quân đô đốc Trấn Quận Công thời Vua Lê Trang Tông, làm nhiệm vụ trấn thủ Thừa Tuyên Quảng Nam) và Nguyễn Tú Tài người có công lờn trong việc lập sổ bộ đạc điền ở Lý Sơn thời Gia Long. Đồng thời ở phía Nam Đình làng Lý Hải còn có Nghĩa tự thờ thập loại cô hồn.

Đình làng và nhà thờ tiền hiền xã Lý Hải được xây dựng vào năm Minh mạng nguyên niên (1820) do 8 tộc họ tiền hiền là Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Lê và dân làng cùng góp công của để tạo dựng. Sau này họ Lê không còn được tôn là tiền hiền nữa và không thờ trong nhà thờ tiền hiền vì vi phạm điều cấm kỵ trong khi tế đình do đó Đình làng và nhà thờ Tiền hiền chỉ thờ 7 vị tiên công là Nguyễn, Dương, Trương, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Trần, Võ. Tất cả các vị Tiền hiền này là những người có công đầu tiên khai phá mở mang vùng đất xã Lý Hải, gồm các thôn: thôn Đông, thôn Tây, Trung Yên, Trung Hòa, Đồng Hộ, thành làng mạc trù phú sầm uất.

Đình àng và nhà thờ Tiền hiền xã Lý Hải do những thợ mộc nề ở Lý Sơn và thợ chạm khắc gỗ ở xã Phổ Thuận (huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi) thi công xây dụng. Các tài liệu còn lại không ghi rõ. Tuy nhiên để xây dựng ngôi Đình làng này, các nhóm thợ thường dăm bảy người tập hợp dưới quyền điều hành của người thợ cả để nhận xây dựng từng phần của công trình. Trong tài liệu gốc không ghi chép ai đứng ra chỉ huy xây dựng Đình, mà những tài liệu này chỉ ghi chép đến những người đốc công để trùng tu đình làng và nhà thờ Tiền hiền.

Chẳng hạn lần trùng tu Đình làng và nhà thờ Tiền hiền (năm Bảo Đại nhất niên - 1926) theo bản chữ Hán trong đình) có ghi cựu Lý Trưởng Nguyễn Hưng được giao làm đốc công để trùng tu. Đồng thời làng đã biết ở bảo trí, cùng đồng ký thỏa thuận, mọi việc thất thoát hư hỏng thì đốc công phải chịu trách nhiệm chiếu theo hương ước, lệ làng.

Sau này, công cuộc trùng tu năm Bảo Đại thứ 13 (1998), theo bản chữ Hán ở Đình, làng cũng đã làm giấy tư trí bảo từ cho ông Nguyễn Hào để ông làm đốc công tu sửa, nhằm tăng thêm trọng trách với người trực tiếp làm công tác trùng tu của nhà tiền đường được thay thế bằng toán bộ hệ thống cửa bàn khoa thấp (ở phần chính điện) và hai cửa phụ tả hữu hai bên. Tại phần trên của đỉnh cửa được trang trí các mắt cửa gồm 6 cái. Mắt cửa có 2 tác dụng là phần bên trong nhà là chốt tra, phía bên ngoài vách được trang trí theo mô típ hoa cúc. Trang trí mắt cửa ở đây thể hiện quan niệm tín ngưỡng về việc xua tan âm khí trừ tà cầu mong sự bình yên trong cộng đồng.

Hàng cột hiên ở mặt tiền của nhà tiền đường được xây dựng bằng gạch, gồm có 6 cột, mô típ xây dựng các cột giống nhau theo cặp đối xứng.

- Hai cột đối xứng tiếp theo cũng xây bằng gạch, trụ tròn có khắc 2 câu đối, song các câu đối này đã bị mưa nắng xóa mòn lở lói nên không đọc được nội dung.

- Hai cột ở hai đầu hiên chái, kiểu dáng trụ vuông, phần đế cột đặt trên lưng hai con nghê quay đầu vào nhau. Thân cột ghi hàng chữ nho đã mờ nét. Mô thức đôi nghê đỡ trun đình chầu nhau thể hiện theo cặp âm hương là kiểu mô thức ít thấy xuất hiện trong kiến trúc đình chùa Việt Nam. Đôi nghê được tạo dáng với các mảng khối sinh động. Thân nghê ghép sành sứ, phần đầu nghê mắt, mũi và răng đều lộ, tai vểnh, bờm tóc dựng đứng trông rất dữ tợn.

Phần mái của nhà tiền đường lợp ngói đất, đỉnh bờ mái trang trí mặt trời (ở giữa) và hai rồng chầu 2 bên theo kiểu lưỡng long triều nhật. Hai đầu của đầu hồi nhà tiền đường đắp nổi mặt long phù. Bờ mái của đầu hồi trang trí rồng phượng kiểu mô típ long phụng triều qui. Đầu góc bờ mái trang trí cá chép hóa rồng.

Mặt bằng của nhà tiền đường (đình hạ) có chiều ngang là 9,4m, chiều dài là 12,7m, diện tích 119,38m2.

Trong nội thất của nhà tiền đường thờ thập loại cô hồn và là nơi đặt long đình dùng rước thần và các thuyền đua Long, lân, qui, phụng dùng trong ngày hội đua thuyền.




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương