Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang19/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   36

b. Đình trung (chánh điện):


Đình trung hay còn gọi là chánh điện lên kết với đình hạ (tiền đường) bằng một máng xối dài. Về mặt kết cấu, ở đây là hai nhà tách rời, không có sự liên kết bằng hệ thống kèo như ta thường thấy ở các đình chùa có kiến trúc hình chữ tam khác. Mặt bằng của đình trung (chánh điện0 gồm có 16 cột làm thành 4 hàng: 2 hàng cột lớn (chính) ở giữa để dỡ bộ vì kèo cửa khung nhà, hai hàng cột phụ ở hai bên mái có chức năng là cột hiên.

Kết cấu kiến trúc của đình trung chia thành một gian hai chái. Khung gỗ gồm ba bộ vì kèo với kiểu trụ chồng “chày cối đầu choãi cánh dơi”. Cánh dơi và đáy trụ chồng được tạo dáng đẹp, cân đối, nhẹ nhàng. Các liên kết trính, xiên (hoành), kèo vớiđầu cột chính đều được người thợ thực hiện theo phương pháp xuyên chốt mộng, tạo thành bộ khung nhà hết sức chắn chắc.

Tại hai đầu hồi của đình trung, hai bên có hai kỳ lân chầu tượng trưng cho sự vững bền. Tại phần đỉnh bờ mái được trang trí theo mô típ lưỡng long triều nhật. Kết cấu phần mái trên lợp ngói đất, phần mái dưới vẫn giữ nguyên ngói âm dương.

Phần vách đình trung xây dựng bằng gạch và vôi vữa, ở đầu hàng vách có 2 cửa vòm nhỏ được thiết kế để ra vào.

Nội thất đình trung (nhà chánh điện) thờ: Tam hoàng ngũ đế, Ngũ hành tiên nương, chúa Ngu Man nương, tiền hiền, hậu hiền. Tục thờ Tam hoàng ngũ đế (bà chúa ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) được biện lễ theo kiểu Tàu. Tục thờ chúa Ngu Man nương có nguồn gốc gắn với sự hình thành đảo Lý Sơn, trong dân gian có lưu truyền chuyện kể khi chúa Ngu Man nương (người Chàm) giao đất Lý Sơn cho người Việt đã qui ước việc thờ tự trong đình làng và cúng tế hàng năm đối với chúa Ngu Man nương.

c- Đình thượng (hậu cung):


Đình thượng tức là nhà hậu cung liên kết với đình trung (nhà chánh điện) bằng một máng xối. Về kiến trúc thi đình thượng không còn kiến trúc gỗ mà được xây dựng hoàn toàn bằng hợp chất vôi vữa trộn cát mật. Phần vách của đình thượng được trổ 2 cửa hông nhỏ để ra vào.

Phần mái của đình thượng (nhà hậu cung) kiến trúc theo mô típ cắt mái chồng cổ diêm. Mái trên và mái dưới được lợp ngói âm dương. Phần được chia làm 4 mặt, mỗi mặt được trang trí đắp nổi theo nhiều đề tài khác nhau. Mặt phía Tây trang trí đề tài Mai Điểu, mặt phía đông trang trí đề tài hoa và thứ lạ, mặt phía Bắc trang trí đề tài Ngư Điểu.

Đỉnh bờ mái của đình thượng (nhà hậu cung) được trang trí lưỡng long chầu vào bình hồ lô, bốn góc mái trên trang trí phượng hoàng, 4 góc mái dưới trang trí rồng tất cả được đắp nổiNội thất đình thượng thờ Thiên Ý A na.

Tóm lại, kiến trúc của Đình làng Lý Hải được thiết kế theo kiểu hình chữ Tam, chia làm 3 nhà; đình hạ, đình trung và đình thượng mà sự liên kết giữa chúng được nối với nhau bằng mái xối chớ không kiên kết chặt chẽ thống nhất bằng hệ thống kèo cầu như thường thấy ở các kiến trúc hình chữ tam của đình chùa khác.

Các bộ vì kèo của đình giống như các bộ vì kèo của nhà rường miền trung. mô típ cánh dơi đế trụ chồng thể hiện phong cách kiến trúc gỗ đặc sắc của kiểu nhà rường biến thể ở Quảng Ngãi.

Mô thức trang trí của đình làng, Lý Hải cũng không vượt ra khỏi quan niệm về sự quân bình âm dương, thể hiện mong muốn về sự trường tồn vĩnh cửu. Chúng ta có thể tìm thấy sự tư duy này trong mô típ trang trí lưỡng ong triều nhật, long phụng triều qui, ngũ phúc… Đặc biệt mô típ tượng đôi Nghê gắn với cột đình chầu vào nhau theo thế âm dương là mô thức ít thấy trong các kiến trúc của đình chùa Việt Nam.

Nội thất của đình làng Lý Hải thờ phụng các thần linh, tiền hiền và cô hồn. Vấn đề đáng chú ý trong nghi thức thờ phượng của đình phản ảnh về lịch sử hình thành vùng đất Lý Sơn, đặc biệt là tục thờ Thiên Y A Na và chúa Ngu Man nương. Đây chính là sự dung hòa các mảnh vỡ của văn hóa Chàm trong văn hóa Đại Việt.

d- Nhà Tiền hiền:


Nhà Tiền hiền được nối với đình làng bằng nhà cầu nhằm tránh mưa nắng khi qua lại. Nhà Tiền hiền có mặt bằng dài 6,5m, rộng 5,4m, diện tích 35,1m2. Mặt bằng có 4 hàng cột với tổng số 12 cột, chia làm một gian 2 chái. Kiến trúc bộ khung nhà tiền hiền với hệ thống kèo, cột, trính, xiên giống như nhà chánh điện (đình trung) của đình làng. Có thể nói kiến trúc nhà Tiền hiền hoàn toàn giống kiến trúc của nhà chánh điện (đình trung) của đình làng Lý Hải. Vách nhà tiền hiền xây gạch và đá chẻ, phần mái của nhà tiền hiền lợp ngói đất, đỉnh mái trang trí lưỡng long triều nhật. Nội thất nhà tiền hiền chia làm 3 gian: gian chính giữa thờ tiền hiền, hai bên tả ban, hữu ban thờ hậu hiền. Nội thất nhà thờ tiền hiền trang trí nhiều bức liễu đối cẩn xà cừ gắn trên các cột, các bức tranh cẩn cừ, hoành phi được gắn trên vách và trong mặt sau bàn thờ.

e- Miếu thờ thành hoàng:


Ở về phía Bắc của đình làng và nhà thờ Tiền hiền, trong khu vực di tích. Đây là ngôi miếu nhỏ, mái lợp ngói âm dương cổ kính, bên trong thờ thành hoàng Trấn quận công Bùi Tá Hán đời Lê và Nguyễn Tú Tài thời Nguyễn.

d- Nghĩa Từ:


Ở về phía Nam của đình làng và nhà thờ Tiền hiền. Nghĩa từ được xây dựng với nhiều am thờ, kiến trúc nhỏ nhưng đẹp, là nơi thờ thập loại cô hồn, được cúng tế vào tiết thanh minh. Ở Quảng Ngãi đặc điểm làng nào cũng có nghĩa từ, song nghĩa từ của Lý Hải được bố trí trong không gian chung của kiến trúc đình làng tạo nên sự phong phú hòa hợp về cảnh quan

II/ PHONG TỤC, TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN


Phong tục là thế ứng xử thích hợp của một cộng đồng người trải qua thời gian đúc kết thành những qui ước nhất định trong cuộc sống.

Người Việt ở Lý Sơn là dân gốc vùng Thanh - Nghệ di cư vào Quảng Ngãi và tiến ra Lý Sơn trong thế kỷ XVII với 15 vị tiền hiền là tổ của 15 dòng họ hiện nay trên đảo Lý Sơn. Tiếp thu chiếm lĩnh vùng đất mới của đảo Lý Sơn, người Việt khai cư lập làng cư trú theo dòng họ. Các dòng họ cùng cư trú trong một làng xã, mỗi làng xã là một công xã láng giềng với sự cộng cư của nhiều dòng họ cùng gắn bó nương tựa vào nhau để sinh tồn. Sự cấu kết này dựa trên nền tảng hương ước và bảo vệ cho nó là bọ máy làng xã truyền thống. Đây cũng chính là cơ sở để bảo tồn các giá trị thuần phong mỹ tục, tín ngưỡng, lễ hội mà chúng tôi sẽ lần lượt trình bày dưới đây




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương