Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN


Phong tục liên quan đến chu kỳ đời người



tải về 1.22 Mb.
trang22/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   36

4. Phong tục liên quan đến chu kỳ đời người:

4.1 Sinh đẻ.


Khi mang thai người phụ nữ phải kiêng cử, mục đích để sinh nở dễ dàng: không ăn cua sợ để ngang, không ăn quả dính đôi sợ đẻ sinh đôi... Đến ngày sinh nhưng chưa sinh, người chồng lén tìm một chuồng bò, hoặc chuồng trâu, tháo cổng chuồng và thả trâu, bò trong chuồng, quan niệm vợ (sản phụ) sẽ đẻ nhanh. Khi sinh người ta nhờ một bà mụ trong làng để đẻ và dùng một miếng sành để cắt nhau đứa trẻ, chôn nhau ở nơi kín, nhất là tránh chôn nơi giọt nước mái nhà đổû xuống vì sợ đầu đứa trẻ sẽ bị ghẻ chốc.

Người phụ nữ sau khi sinh sẽ được nằm ở phòng kín và phải nằm lửa than. Trong thời gian “ở cử” ( 7-9 ngày) người lạ không được vào buồng sản phụ vì sợ “Bà túm” (một biểu hiện mê tín) bắt một đứa bé đi. Sau thời gian “ở cử“ người ngoài mới được vào thăm và sau một tháng người phụ nữ mới được ra ngoài.

Đứa trẻ sinh được người ta huơ lửa thường xuyên, đến lúc đầy tháng (gái tụt hai, trai tụt một) người ta làm lễ cúng và đặt tên cho đứa bé. Lễ cúng được tổ chức đơn giản gồm: chè, xôi, rượu, trà. Trong lễ cúng ông nội đọc tên đứa bé (Tên đứa bé không được trùng với tên tổ tiên). Bên cạnh tên chính người ta thường gọi đứa bé một tên xấu xí, khó nghe để quỉ thần không chú ý đến đứa trẻ để cha mẹ dễ nuôi.

Tròn một năm, cha mẹ đứa bé tổ chức cúng “Thôi nôi”. Sau khi cúng xong người ta đặt các lọai bút, vỡ, gương, lược, bánh ... để đứa bé chọn. Đứa bé chọn vật nào thì người ta sẽ đoán định tương lai của nó.

Những đứa trẻ khó nuôi, người ta thường làm lễ để “ bán khoán” cho thần phật. Đếùn khi trưởng thành lại làm lễ chuộc về.

Người phụ nữ khi sinh con đầu lòng hay con thứ đều sinh ở nhà chồng hoặc nhà riêng của vợ chồng, không có tục “Con so nhà mạ, con rạ nhà chồng”.


4.2 Hôn nhân:


Hôn nhân là chuyện quan trong của đời người, khi trai gái đến tuổi 16 -17, cha mẹ nhà trai nhờ người “mai mối” tìm vợ cho con. Thường những gia đình quen biết nhau họ thườøng hẹn ước thông gia lúc con nhỏ, đến tuổi trai gái trưởng thành 2 gia đình thống nhất tổ chức lễ cưới dựng vợ giả chồng cho con.

Trong hôn nhân truyền thống ở Lý Sơn vai trò của người “làm mối“ rất quan trọng. Nhà trai chọn người “làm mối” đến thưa chuyện với nhà gái, và nếu được nhà gái đồng ý, nhà trai đến tiến hành tổ chức các lễ: Lễ thăm nhà (nhà trai được phép đem lễ vật đến thăm hỏi nhà gái, để làm quen nhau) và lễ “Sơ vấn“, gọi là lễ dạm hỏi, (hỏi tuổi tác tên họ) để sau đó nhờ thầy xem xét sự “Tương sinh, tương khắc “ở mức nào để có thể tổû chức xây dựng gia đình cho đôi trai gái, và chọn giờ, ngày, năm thích hợp để tổ chức lễ cưới. Tiếp đến là lễ ăn hỏi. Trong lễ này có cha mẹ chàng rể, chàng rể, bà con nội ngoại. Lễ vật gồm trầu cau, rượu trà, bánh, (thường không có tiền vàng). Tất cả lễ vật được đặt trong một đôi xiểng, mang đến nhà gái làm lễ ra mắt ông bà bên nhà gái, xin cô gái cho chàng trai và chính thức nhận chàng trai “làm rể”. Sau đó chàng rể tương lai có thời gian lui tới nhà gái, giúp đỡ gia đình nhà gái, gọi là “ làm rể”. Đặc biệt trong năm đầu tiên khi làm lễ ăn hỏi xong mà chưa tổ chức cưới được. Thì khi tết đến (tết Nguyên đán) nhà trai phải có “lễ tết” lễ vật gồm: 1 con heo sống (hoặc đầu heo), trầu, rượu. Nếu gia đình kinh tế khó khăn thì phải có một con cá to, loại ngon, trầu, rượu, đi lễ cho nhà gái. Đến những năm tiếp theo nếu vẫn chưa tổ chức được lễ cưới thì chỉ thăm hỏi bình thường cho đến ngày tổ chức lễ cưới chính thức.

Một thời gian sau hai bên gia đình thỏa thuận lễ vật định ngày giờ lành. tháng tốùt để làm lễ cưới và rước dâu.

Một ngày trước khi tổ chức lễ cưới chính thức, mỗi bên gia đình tổû chức ngày “họp họ”. Cũng trong ngày này, họ nhà trai tổ chức mang lễ vật đến cho nhà gái. Nhà trai gồm cha chú rể, chú rể, chủ hôn. Lễ vật gồm: trầu, rượu, và một con heo sống. Heo cưới được nhốt trong cũi và được 2 thanh niên khỏe mạnh khiêng (không chở). Khi khiêng heo trên đường đi không được nghỉ dọc đường, dù đường đi có xa đến mấy, vì quan niệm nếu để nghỉ dọc đường thì cuộc hôn nhân của đôi trai gái sẽ không suôn sẽ, dễ ”gãy gánh” giữa đường. Đến đêm, khi mổ heo để cúng ông bà bên gái, bắt buột phải có chú rể chứng kiến và lạy tạ ông bà nhà gái khi dâng lễ vật.

Đến ngày hôm sau, hai bên gia đình tổû chức lễ cưới, đón đưa dâu. Trong lễ cưới họ nhà trai gồm cha mẹ, bà con nội, ngoại, chú rể (khoảng 10 -14 người). Mang lễ vật đến nhà gái rước dâu. Lễ vật được đặt trong một đôi xiêng có người gánh gồm: Trầu, rượu, bánh, đôi hoa tai, vàng, bạc và một tờ “ sính lễ”.Tờ “sính lễ” ghi chép đầy đủ số vàng, bạc, đất đai, ... nhà trai cho đôi tân hôn “ làm vốn” để sinh sống tự lập sau này. Tờ “ Sính lễ” có giá trị như một tờ đăng ký kết hôn, nhưng tờ “Sính lễ” này được cha mẹ nhà gái, hoặc cô dâu giữ như một sự đảm bảo về quyền lợi khi vợ chồng ly hôn. Đến nhà gái, được nhà gái đón tiếp vào nhà, lấy lễ vật đặt lên bàn thờ tổ tiên trước sự chứng kiến của hai họ. Cô dâu, chú rể lạy trước bàn thờ ông bà. Sau lễ nhà gái dọn tiệc tiếp đãi nhà trai. Khi đứng làm lễ ông bà chú rể thường được cha mẹ dặn dò là tránh để bóng của mình bị cô dâu dẩm phải, vì như vậy sau này trong đời sống vợ chồng sẽ bị cô dâu lấn lướt.

Đúng giờ quy định nhà trai xin rước dâu và họ nhà gái đưa dâu về nhà chồng. Đến nhà trai cũng tổ chức lễ khấn vái ông bà tổ tiên như ở nhà gái. Kết thúc lễ nhà trai cũng tổ chức tiệc chiêu đãi nhà gái và sau đó đưa họ nhà gái (kể cả cô dâu) ra về.

Trong 3 ngày đầu sau khi cưới, hằng ngày chú rể phải đến nhà cô dâu để “ hầu” ông bà bên nhà gái. Đến ngày thứ 3, mẹ chú rể, hoặc gì, chị gái lớn sẽ đến nhà gái rước cô dâu về. cô dâu về nhà chồng gánh theo đôi xiêng khi lễ cưới nhà trai để lại. Trong xiểng có một ít bánh khô và 3 miếng trầu têm sẳn. “ba miếng trầu làm dâu nhà người “. Đến lúc này đôi trai gái mới chính thức sống đời vợ chồng.

Ngày nay không còn tục khiêng heo, gánh xiểng trong lễ cưới nữa, nhưng những nghi lễ trong lễ cưới ở Lý Sơn vẫn còn giữ được nhiều nét truyền thống của người Việt và giản lượt đi nhiều nghi thức phù hợp với đời sống mới hiện nay.


4.3 Tang ma.


Người chết được tắm rửa bằng rượu, thay quần áo sạch, đắp giấy “vàng bạc” lên mặt, người trong gia đình đi báo cho gia quyến gần xa biết, và đến làm lễ kính báo tổ tiên tại nhà thờ tộc. Sau đó nhờ thầy chọn đất để chuẩn bị mai táng và tiến hành tổ chức khâm liệm người chết.

Khâm liệm người chết thì tùy giàu nghèo mà dùng tơ lụa, hoặc vải trắng để may vải liệm. Đồ liệm gồm: quần áo người chết (không có cúc áo hoặc đồ kim loại) chỉ dùng giây cột bằng vải, tấm chăn lớn bọc ngoài có một đai buộc dọc và 5 đai buộc ngang. Ngoài ra còn có gối đầu, bao bàn tay, bàn chân để giữ xương cốt không bị rơi vãi khi da thịt tan rửa.

Khâm liệm xong người ta đặt thi hài vào quan tài đem để một bên nhà, đầu quan tài hướng ra ngoài sân. Trên quan tài đặt 7 ngọn nến, lư hương và một chén cơm và trứng vịt luột chín bóc võ để thờ. Trước linh cữu có đặt bàn thờ, gồm bài vị, ảnh, cặp đèn cầy, bình hoa. Sau khi làm lễ phát tang (lễ thành phục) thân quyến người chết đến bàn thờ bái tạ và bịt khăn tang, mặc đồ tang. Trong thời gian linh cữu được quãng tại nhà, con cháu người chết thay phiên nhau túc trực bên linh cữu để tạ ơn khách đến viếng.

Đúng giờ lành. Tổ chức mai táng người chết. Trong ngày chôn cất, thân quyến họ hàng. làng xóm đến đưa tang. Con trai trưởng bưng linh tọa đi lui, mặt nhìn quan tài. Con trai, gái, bà con thân thuộc đi 2 bên linh cữu khóc than để hộ tang.

Nghi trương đưa tang gồm có lá phướng được gắn vào một cây tre dài có người cầm ghi hiệu người chết, cờ ngũ hành, hương án bày đồ thờ, giá hương, ảnh người chết, bài vị. Tham gia đoàn đưa tang còn có đội “phương tướng” gồm 5 người được vẽ mặt. hóa trang như các vị tướng, cầm gươm dáo đi đầu đám tang, vừa đi vừa múa những động tác tượng trưng để dẹp đường xua đuổi ” ma quỉ” cản đường đám tang, đưa linh cửu người chết đến nơi mai táng an toàn. Ngoài ra trong nghi thức đưa tang còn có người hò đưa tang, tự xướng những câu hò kể lễ thương tiếc người quá cố và đội khiêng tang vừa khiêng vừa phụ họa hò theo.

Khi linh cửu đưa đến huyệt mộ, đúng giờ lành (được thầy xem trước) hạ huyệt. Quan tài hạ xuống, con cháu họ hàng thân thích mỗi người một nắm đất tiễn đưa. Mai táng xong về nhà lập bàn thờ và tổ chức cúng hàng ngày.

Đến ngày thứ 3. Thì làm lễ mở cửa mả; đến 49 ngày làm tuần chung thất; tuần 100 ngày; tuần một năm và sau 3 năm làm tuần mãn tang, đốt bỏ đồ tang chế, xếp cất bàn thờ riêng để thờ chung với bàn thờ trong gia đình; dỡ bỏ nhà mát, dắp mộ cho người chết. Sau đó hàng năm cúng gỗ vào ngày trước của người chết, không có tục cải táng.



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương