Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN


/ TÍN NGƯỠNG 2.1 Tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên



tải về 1.22 Mb.
trang23/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   36

2/ TÍN NGƯỠNG

2.1 Tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên:


Tổ tiên luôn ở trong tâm thức của người Lý Sơn, dù làm gì, ở đâu họ vẫn quan niệm tổ tiên ông bà đã quá cố luôn ở bên mình để phù trợ cho mình. Vì vậy, việc thờ cúng tổ tiên được người dân Lý Sơn coi trọng và tổ chức cúng tế nhiều lần trong năm.

Lý Sơn là vùng đất được khẩn hoang đầu thế kỷ thứ XVII ( 1604) do 15 người đầu tiên từ vùng ba làng an ra khai phá đầu tiên và sau này có nhiều người ra định cư. Họ là những người “ Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cư” được nhân dân Lý Sơn ngày sau tôn thờ và lập ra 2 ngôi đình thờ tiền hiền “ Thất tộc “ ( Lý Hải) và “Lục tộc “ ở Lý Vĩnh. Hằng năm được nhân dân tổ chức tế lễ hết sức long trọng trong các dịp “ xuân thu, nhị kỳï”. Đặc biệt là dịp đầu năm mới người ta tổ chức tế lễ thường xuyên từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 7 tết và tổ chức đua thuyền vui xuân (mùng 4-8) nhằm tri ân các bậc tiền hiền vừa phục vụ nhu cầu vui chơi của nhân dân trên đảo trong dịp đầu xuân .

Trong mỗi dòng họ đều có nhà thờ riêng gọi là nhà thờ tộc, là nơi thờ phụng ông tổ của dòng tộc. Nếu dòng họ lớn có nhiều chi phái thì ngoài nhà thờ chính thờ thủy tổ còn có nhà thờ riêng từng chi phái. Nhà thờ tộc ở Lý Sơn, có tộc là nơi thờ cúng riêng, có tộc là nhà lưu truyền nhiều đời của ông trưởng tộc. Dù hình thức nào thờ cúng nào, thì nhà thờ tộc cũng được con cháu trong tộc gìn giữ, tu bổ và tổ chức thờ cúng hết sức trang trọng. Người cai quản nhà thờ tộc là ông trưởng tộc hoặc trưởng chi phái đó lo hương đèn hằng ngày và cúng giỗ hằng năm. Đặc biệt mỗi năm các nhà thờ tộc ở Lý Sơn đều tổ chức “ Cúng việc lễ” để tất cả con cháu trong tộc tập trung về nhà thờ chính để cúng bái. Đây là dịp gặp mặt bà con và thắt chặt mối quan hệ dòng tộc.

Mỗi gia đình đều có bàn thờ cúng ông bà tổ tiên từ ông cố, ông nội đến cha mẹ.

Bàn thờ tổ tiên trong các nhà thờ và gia đình thường được dùng là tủ thờ (nhà giàu có tủ khảm xà cừ). Bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà (giữa nhà), trước nơi đặt bàn thờ phụ nữ không được ngồi hoặc nằm. Trên bàn thờ có bộ tam thờ (loại làm bằng đồng), lư hương, bình hoa, bình phong; hai bên bàn thờ có đôi liễng khảm xã cừ (hoặc liễn vải) ca ngợi công đức tổ tiên. Trên bàn thờ còn có “ Phủ quí” (họp đựng gia phả) thờ (đối với nhà thờ tộc, chi phái). Gia phả ghi chép theo thứ tự tên gọi, ngày sinh, ngày chết các tổ tiên từ trên xuống, từ ông tổ cho đến con cháu hiện tại.

Ngày trước, mỗi dòng họ chi phái điều có ruộng “hương hỏa” dành riêng cho trưởng tộc sử dụng canh tác để lấy lợi tức cúng tế hằng năm. Hiện nay, không còn ruộng ” hương hỏa” nên đến dịp cúng tế con cháu phải đóng góp tiền gạo.

Lễ vật cúng tế trong các dịp tế tự tổ tiên tùy theo khả năng kinh tế của dòng họ, nhưng bao giờ cũng phải có đĩa muối, bát gạo, ly nước lã, trầu cau, rượu... thức cúng con cháu không được nếm thử hoặc ăn trước khi dâng cúng tổ tiên, nếu ăn trước là vô phép và sẽ bị ông bà quở mắng.

Mỗi năm có một ngày “ Giỗ họ “ hoặc “ Chạp mã”, con cháu tập hợp lại, đi dẫy mả ( sửa sang mồ mả ) sau đó về lo cúng tế. Đây là dịp con cháu kính cáo với ông bà, tổ tiên đã khuất mặt và cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì. Đây còn là dịp nhận mặt bà con cùng họ, để kết chặt truyền huyết thống, tránh những sai trái trong hôn nhân, những bất đồng đáng tiếc giữa những ngươi trong dòng tộc..



Giỗ họ ( cúng việc lề )

Tín ngưỡng” Cúng việc lề” là một tâm thức hướng về cội nguồn tổ tiên dòng họ đặc sắc của người dân ở Lý Sơn. Nghi thức “Cúng việc lề” ở Lý Sơn khá phức tạp, có nhiều nội dung được đan xen vào nhau như quan niệm của họ: “Trước là công việc lề, sau là cúng đất, cô hồn, tế lính trườøng Sa và cầu an cho dòng họ” .

Trước hết “cúng việc lề”ã là cúng các vị thủy tổ dòng họ di cư, khẩn hoang, lập nên cuộc sống mới ở vùng đất mới. Đặc điểm trong nghi thức “Cúng việc lề” là ngoài thức cúng thịt, cá, trầu, rượu, người ta còn dùng một con cá nướng để nguyên con như một sự nhắc nhở con cháu trong việc hình dung phần nào cuôïc sống khó nhọc của tổ tiên trong buổi đầu khẩn hoang tại vùng đất mới.

Ở Lý Sơn có nhiều tộc lớn: “Thất tộc” (Họ Nguyễn, Trương, Dương, Nguyễn, Nguyễn ,Trần, Võ) ở Lý Hải, “Lục tộc” (họ Phạm Văn, Phạm Quang, Võ Xuân, Võ Văn, Lê, Nguyễn ) ở Lý Vĩnh Đây là những tộc tiền hiền và một số tộc lớn khác như: Đặng, Phan,... hằng năm cứ đến “ Lệ xuân” ( tháng 2 âm lịch) đều tổ chức “ cúng việc lề “.

Đến ngày “ cúng việc lề” con cháu trong dòng họ tập trung về nhà thờ tộc để dự lễ cúng. Sau khi sửa soạn lễ vật xong, ông trưởng tộc đứng ra khấn vái tổ tiên ở bên trong nhà thờ. Bên ngoài sân, ngoài thức cúng thịt cá, bánh khô, gạo, muối, nếp nổ... người ta còn làm một chiếc thuyền bằng thân cây chuối và làm các hình nộm giả người đặt lên tàu để thầy phù thủy cúng âm hồn, binh phu - dân gọi là “ Tế lính Trường Sa “. Tục này chỉ có đối với các dòng tộc có người đi lính Trường Sa thời chúa Nguyễn.

Cúng việc lề là một dạng “Giỗ hội” là ngày “ Hiệp kỵ” Tổ tiên của một dòng họ. Vì vậy nó mang tính chất riêng tư của từng dòng họ nên mỗi họ quy ước với nhau về ngày cúng, thức cúng.

Ngoài tín ngưỡng chính là thờ cúng tổ tiên, “cúng viêc lề” còn nhằm cầu an cho dòng họ, khấn vái ông bà tổ tiên quá vãng phù hộ con cháu tránh mọi điều rủi ro, dịch bệnh. Do đó trong dịp cúng việc lề người ta kết hợp cúng cầu an và đôi khi còn thực hiện nghi thức “ tống ôn”.

Trong “cúng việc lề”, một nghi thức luôn được thực hiện là khi cúng xong, người ta xếp lên chiếc thuyền (thuyền dùng trong lễ cúng) các lễ vật đã cúng mỗi thứ một ít, sau đó đem thuyền ra biển thả.

Cúng việc lề là một tín ngưỡng đặc thù của nhân dân Lý Sơn, được hình thành từ thời khẩn hoang, lập làng trên đảo. Hiện nay tất cả các dòng họ lớn ở Lý Sơn đều còn lưu giữ tín ngưõng “ Cúng việc lề” và các nghi thức cúng khá đậm nét, biểu hiện tính cố kết tình thân tộc, dòng họ và lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên họ

2.2 Tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông.


Trong các truyền thuyết của người Chăm, Cá Voi được xem là một vị thần có khả năng cứu người bị nạn trên biển. Trong truyền thuyết của người Việt Cá Voi có nguồn gốc từ mảnh áo cà sa của Phật Bà Quan Âm xé ra ném xuống biển khi thấy ngư dân bị nạn đắm ghe thuyền trên biển. Phật Bà Quan Âm sau khi hóa phép mảnh áo cà sa thành Cá Ông, liền lấy bộ xương Voi tặng cho Cá Ông để có thân hình to lớn và cho Cá Ông có phép thâu đường để bơi nhanh. Như vậy trong truyền thuyết của người Việt và người Chăm có sự giống nhau trong yếu tố bái Vật Giáo xem Cá Voi là một vị thần và lập đền thờ để thờ cúng. Thời Minh Mạng Cá Ông được gọi là Nhân Ngư và Vua Minh Mạng đã ban tặng sắc phong thần. Tại đảo Lý Sơn có 6 lăng thờ Cá Ông, hầu như trong các lăng thờ đều có rất nhiều bộ xương Cá Ông, đặc biệt ở lăng Cồn thôn Đông - Lý Hải có một bộ xương Cá Ông rất lớn trọng lượng khoảng vài tấn.

Trong quan niệm tín ngưỡng của cư dân biển, họ xem Cá Ông là vị thần bảo hộ cho sự bình yên ghe thuyền trên biển. Do vậy trong Vạn có quy định mà hầu như mọi ngư dân đều tự giác tuân theo đó là khi thấy Cá Ông chết (gọi là đi tu) thì bằng mọi giá phải đưa vào bờ và xem đó là điềm may mắn phước lộc. Người phát hiện Cá Ông chết đầu tiên được gọi là trưởng tử. Trưởng tử phải để tang trong 24 tháng, khi tế cúng chủ Vạn làm chủ tế, trưởng tử bịt khăn đỏ cùng trùm Vạn làm bồi tế. Cá Ông được chôn từ 3 đến 7 năm tùy theo cá to hay nhỏ, sau đó được cải táng lấy xương đưa vào quan quách đem thờ trong lăng. Diễn trình lễ tế cúng Cá Ông từ khi chết đến khi cải táng giống như nghi lễ tế cúng của một con người, tuy nhiên lễ tế Cá Ông có khác ở điểm là có sự giản lược trong họ mai gia lễ. Các ngày kỵ của các lăng Cá Ông được lấy vào ngày khi thấy Cá Ông đi tu.

Hiện nay ở Lý Sơn có 6 lăng thờ của các vạn chài, bao gồm:

- Lăng chánh: Là lăng có vị trí đứng đầu thờ “ Nam hải cự tộc thượng đẵng thần” và phối thờ chư ông vào “tu“ trên đảo. Lăng này có hai lệ cúng tổ chức long trọng hằng năm là lệ xuân (mùng 1 mùng 2 tháng hai âm lịch - thời điểm mở đầu vụ đánh cá chuồn) và lệ thu (ngày 28 tháng 8 âm lịch - thời điểm kết thúc vụ mùa đánh bắt cá chuồn). Vật hiến tế trong lễ cúng là một con lợn .

- Lăng thứ: thờ “ ông trưởng” tức là ông vào “ tu” đầu tiên trên đảo, ông “lụy”

lăng thứ có 2 lệ cúng: lệ xuân (20 tháng 4 âm lịch) và lệ thu ( 19 tháng 9 âm lịch). Thức cúng thường là trầu, rượu, xôi và một con gà trống.

- Lăng ông: thờ “Nam hải đại tướng dãõ xa” và phối thờ 2 ông vào “tu” sau đó, các ngày kỵ.

* Ngày 3 tháng 2 âm lịch

* Ngày 24 tháng 5 âm lịch

* Ngày 19 tháng 9 âm lịch



- Lăng tân: Thờ 3 ông “ Đức ngư nam hải”, có các ngày kỵ ;

* Ngày 8 tháng giêng âm lịch

* Ngày 3 tháng 5 âm lịch

* Ngày 19 tháng chạp âm lịch



+ Trình tự một buổi tế lễ cá ông.

Sau khi các vị chấp sự với sự giúp đỡ của một số ngưới phụ việc hoàn thành bàn soạn phẩm vật, ông chủ vạn kiểm tra lại lần cuối và ra hiệu cho mọi người tham dự và vị chấp lễ cho phép bắt đầu lễ cúng.

Lễ cúng được tiến hành theo trình tự nhu sau (các trình tự đều có nhạc đệm theo):

Chấp lễ (xướng): Khởi chinh cổ!

Nổi lên ba hồi chiêâng, ba hồi trống và kết thúc bằng ba hồi chiêng.



Chấp lễ (xướng): khởi nhạc!

-Ban nhạc lễ khởi nhạc.



Chấp lễ (xướng): Bồi tế phân hiến các tửu vị!

-Hai bồi tế (trùm vạn) bước vào đứng hàng giữa.

-Hai phân hiến(cựu chủ vạn, cựu trùm vạn) đứng vào hai bên .

Chấp lễ (xướng): chánh tế tựu vị

-Chủ vạn bước vào đứng trước hai bồi tế.



Chấp lễ (xướng): Củ soát lễ vật

Chánh tế bước lên kiểm tra lễ vật một lần cuối(có tính tượng trưng) rồi trở về chỗ đứng cũ (trước hai bối tế)



Chấp lễ (xướng): Quán tẩy

-Chánh tế bước chậu nước làm nghi thức rửa tay.



Chấp lễ (xướng): phủ phục

-Chánh tế, bồi tế, phân hiến quì xuống



Chấp lễ (xướng): thượng hương

-Chấp sự thắp ba cây hương trao cho chánh tế

-Chánh tế đốt ba cây hương bái ba bái, rồi trao cho chấp sự

-Chấp sự mang ba cây hương cắm vào bình hương.



Chấp lễ (xướng): Bái

-Chánh tế, bồi tế, phân hiến cùng bái



Chấp lễ (xướng): bình thân

-Cả ba đứng dậy. (Quì đứng,đứng quì như thế cả thảy ba lần)



Chấp lễ (xướng): Cử văn tế.

Chấp lễ (xướng): Chiết tửu

- Chấp sự rót rượu lần hai.

- Chấp lễ tiếp tục điều khiển quỳ đứng ba lần và rót lần rượu tuần rượu thứ ba.

Tuần rượu thứ ba vừa xong, nhạc và trống đồng lọat nổi lên.

Sau ba hồi trống, lai ba tiếng chiêng, Chấp sự điều khiển đứng quì lần nữa.

Chấp lễ (xướng):

- Chấp sự rót trà.



Chấp lễ (xướng): Dâng lễ !

- Chấp sự đưa vàng mã cho chánh te.á Chánh tế kiểm tra lại có tính tượng trưng, bái ba bái rồi trao cho chấp sự. Chấp sự hóa vàng (đốt).



Chấp lễ (xướng): lễ thành - chiêng trống đổ hồi.

Các vị chánh tế, bồi tế, phân hiến bước lùi rồi né sang bên. Các chủ lái (chủ thuyền) lần lượt vào lạy ông theo sự điều khiển của người chấp sự



+Một bài văn tế cá ông.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tuế thứ kỷ mão niên, ngũ ngọat kiên Canh ngọ, nhị thập lục nhật nhâm tuất Quảng Ngãi tỉnh, Lý Sơn huyện, Lý Vĩnh xã, Tây an ấp.

Chánh tế (họ tên)

Bồi tế (họ tên )

Buổn ấp hương chức kỳ cựu, chức dịch nông, ngư, công, thương, nhân dân, đạt tiểu đẵng cẩn di phù lang, kim ngân hương đăng thanh chước thứ phẩm chi nghi.

Cẩn chiêu cáo vu.

Đăng nhựt cung phùng cẩn tiến long nghi cung thù hoàng lễ. Long Hải Đã Xa đại tướng quân tôn thần uông nhuận dựt đảo trung hưng trung đẳng thần gia phong hoằng hiệp thượng đẳng thần.

Cung thỉnh

Linh bà Thiên- Y-a-na dịêp ngọc phi tôn thần, sắc phong linh cảm dịu thông mặt tướng trang uy dực bảo trung höng thöôïng ñaúng thaàn. Kim tri tứ tuần đại khánh tiết chuẩn y cựu phụng sự thượng đẳng thần, cùng cập bộ hạ thụy cùng binh tưóng liệt vị.

Tiềân hiền khai khẩn hậu hiền khai cưu đồng lai chứng giám

Tôn thần tam quan dục tú, hà hải chung linh.

Thần chi cách tư vô thinh vô xứ

Tối linh tối tú hộ quất tỷ dân

Chấn quai phong hiển hách phò tài

Dương diệu võ oai linh bảo bộ

Công tế độ công, cao thiên cổ

Đức phò trì đức tế vạn niên

Tư ấp trung lễ bái kỳ uyên

Vong linh giám chứng minh chi lễ

Phò ấp trung lảo tẩu hoài đồng, nông ngư đảnh

thạnh, hộ lý nội dân đắc an khương, lợi lộc.

Ngưỡng lai

Tôn thần bảo phò ấp trung chi, gia khánh giã




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương